Các Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Quản Lý Nhà Nước Đối Với Phát Triển Du Lịch


Ba là, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và chiến lược phát triển của du lịch Việt Nam.

Câu hỏi nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu trên, các câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu gồm:

(1) Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch bao gồm những nội dung gì? Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch có đặc điểm gì khác với quản lý nhà nước về du lịch?

(2) Nguyên tắc, công cụ, nội dung và tiêu chí đánh giá QLNN đối với PTDL của địa phương cấp tỉnh là gì?

(3) Có các yếu tố nào ảnh hưởng đến QLNN đối với PTDL của địa phương cấp tỉnh và những bài học kinh nghiệm nào có thể được rút ra cho tỉnh Hòa Bình trong QLNN của tỉnh đối với PTDL?

(4) Thực trạng QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình hiện nay như thế nào? Có những thành công, hạn chế nào trong QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình? Nguyên nhân của thành công, hạn chế đó là gì?

(5) Cần có giải pháp, kiến nghị gì để tăng cường QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình giai đoạn đến năm 2030?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 165 trang tài liệu này.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về QLNN đối với PTDL của một địa phương cấp tỉnh.

Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình - 3

Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung

Quản lý nhà nước đối với PTDL trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố theo phân cấp quản lý gồm QLNN trung ương và QLNN của CQĐP cấp tỉnh, thành phố. Trong đó, quá trình phát triển KT-XH nói chung và PTDL nói riêng của mỗi địa phương cấp tỉnh luôn xuất hiện các mâu thuẫn và chính nó là nguồn gốc cho sự vận động và phát triển. Để du lịch của địa phương cấp tỉnh phát triển đạt được mục tiêu đặt ra đồng thời phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chiến lược phát triển của du lịch Việt Nam cũng như chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh thì vai trò định hướng, tổ chức và phối hợp, điều tiết, giám sát các hoạt động trong PTDL của tỉnh là rất lớn. Chính vì vậy, luận án sẽ tập trung nghiên cứu những


nội dung và các tiêu chí đánh giá QLNN của CQĐP cấp tỉnh đối với PTDL trên địa bàn tỉnh. Các vấn đề được nghiên cứu tiếp sau đây sẽ tập trung vào đối tượng quản lý là CQĐP cấp tỉnh.

Trên cơ sở các nội dung QLNN về du lịch nói chung, luận án sẽ tập trung nghiên cứu về QLNN của CQĐP cấp tỉnh đối với PTDL trên địa bàn tỉnh. Cụ thể: Tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách PTDL; xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về QLNN đối với PTDL của địa phương; tổ chức bộ máy QLNN về du lịch; quản lý thu hút đầu tư PTDL; quản lý xúc tiến phát triển thị trường du lịch; quản lý công nhận khu, điểm du lịch và cấp phép hoạt động du lịch; quản lý bảo tồn, khai thác TNDL và bảo vệ môi trường; quản lý phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học và công nghệ trong PTDL; tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong PTDL,…

Về không gian

Luận án nghiên cứu thực trạng QLNN đối với PTDL trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Về thời gian

Luận án nghiên cứu dựa trên các dữ liệu thứ cấp thu thập trong giai đoạn 2015

– 2020, trong đó tập trung vào việc phân tích các dữ liệu trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2019. Dữ liệu năm 2020 được sử dụng để nghiên cứu bối cảnh hiện tại do hoạt động du lịch năm 2020 bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh Covid-19, không thể hiện được tính quy luật. Các dữ liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 06/2020 đến tháng 11/2020. Các giải pháp đề xuất cho QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình đến năm 2030 và các năm tiếp theo.

4. Những đóng góp mới của đề tài luận án

Về lý luận

Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận về PTDL và QLNN về du lịch để vận dụng vào xác lập cơ sở lý luận của QLNN đối với PTDL của một địa phương cấp tỉnh, đồng thời nghiên cứu xây dựng được hệ thống tiêu chí đánh giá QLNN đối với PTDL của một địa phương cấp tỉnh và sử dụng để khảo sát, làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng QLNN của CQĐP cấp tỉnh đối với PTDL của tỉnh.

Về thực tiễn

Luận án nghiên cứu kinh nghiệm QLNN của CQĐP cấp tỉnh đối với PTDL của một số địa phương cấp tỉnh trong và ngoài nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình.


Phân tích, đánh giá được thực trạng QLNN của CQĐP cấp tỉnh đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình, chủ yếu tập trung vào nghiên cứu nội dung QLNN đối với PTDL của tỉnh, nhằm tìm ra những nguyên nhân của các hạn chế trong QLNN của CQĐP cấp tỉnh đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình thông qua các tiêu chí đánh giá.

Đề xuất được một số giải pháp và kiến nghị khả thi nhằm tăng cường QLNN của CQĐP cấp tỉnh đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình giai đoạn đến năm 2030 và các năm tiếp theo.

5. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương:

Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án và phương pháp nghiên cứu của luận án

Chương 2. Một số cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của địa phương cấp tỉnh

Chương 3. Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình

Chương 4. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình.


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN


1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch

Phát triển du lịch là một vấn đề được quan tâm nghiên cứu nhiều trong những năm gần đây bởi các nhà nghiên cứu cả trong và ngoài nước. Trong các công trình nghiên cứu đã công bố, phần lớn các nghiên cứu đề cập đến PTDL dựa trên quan điểm phát triển bền vững. Các nghiên cứu này đều đã khái quát hóa một số cơ sở lý luận về PTDL và PTDL bền vững như khái niệm, đặc điểm, nội dung, nguyên tắc PTDL và PTDL bền vững,… Có thể kể đến các tác giả với các công trình nghiên cứu như: Đề tài NCKH cấp Nhà nước “Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” của tác giả Phạm Trung Lương (2002); Martin Mowforth và Ian Munt (2001) với “Tourism and Sustainability”; Antonio Machado (2003) với “Tourism and Sustainable Development”; Daniela Drumbrăveanu (2004) với “Principles and practice of sustainable tourism planning, in: Nationala pentru Turism”; Richard W. Butler, Douglas G. Pearce (2004) với “Tourism Development”; “Making Tourism More Sustainable - A Guide for Policy Makers” của UNEP & UNWTO (2005); hay bài viết “Tourism development and the environment: beyond sustainability?” của Richard Sharpley (2009). Cụ thể:

Tác giả Phạm Trung Lương (2002) đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về PTDL bền vững; xác định những vấn đề cơ bản đặt ra đối với PTDL bền vững thông qua phân tích thực trạng PTDL tại Việt Nam từ năm 1992 đến năm 2000 dưới góc độ khai thác tài nguyên và thực trạng môi trường du lịch; tham khảo một số kinh nghiệm quốc tế về PTDL bền vững; đề xuất các giải pháp đảm bảo PTDL bền vững trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam.

Đề cập đến du lịch với vai trò là ngành kinh tế quan trọng, cần đầu tư phát triển, nhất là đối với các quốc gia được thiên nhiên ưu đãi về mặt cảnh quan hoặc có nền văn hóa đặc sắc, Martin Mowforth và Ian Munt (2001) cho rằng, để du lịch thực sự mang lại nguồn thu nhập lớn cho đất nước cũng như cho địa phương, vấn đề quyết định là ngay từ đầu phải chú ý phát triển ngành này theo các tiêu chuẩn bền vững. Phát triển bền vững ở đây được hiểu là thu nhập từ ngành du lịch ngày càng gia tăng; hoạt động du lịch ngày càng thu hút và giải quyết được nhiều việc làm với thu nhập cao cho


người dân; văn hóa bản địa, lối sống cư dân địa phương được bảo tồn và phát huy; cảnh quan môi trường phục vụ du lịch luôn được giữ gìn, tôn tạo ngày càng đẹp hơn.

Antonio Machado (2003), Daniela Drumbrăveanu (2004) và Richard Sharpley (2009) trong các nghiên cứu của mình đã đưa ra một số nội dung lý thuyết chung về du lịch và PTDL bền vững; các vấn đề về yếu tố cấu thành, những ưu, nhược điểm, các tác động mà PTDL đem lại; phân biệt giữa du lịch bền vững và du lịch đại chúng; hệ thống và đề xuất 6 nhóm nguyên tắc của du lịch bền vững, bao gồm: (1) Giảm thiểu tác động đến môi trường để đảm bảo sự bền vững về sinh thái; (2) Giảm thiểu tác động tiêu cực đến cộng đồng địa phương để bảo đảm tính bền vững về xã hội; (3) Giảm thiểu tác động tiêu cực đến văn hóa, truyền thống của các địa phương để bảo đảm sự bền vững về văn hóa; (4) Tối đa hóa lợi ích kinh tế của các địa phương để có được sự bền vững về kinh tế; (5) Thông tin, giáo dục nhận thức đến doanh nghiệp, du khách, chính quyền và người dân địa phương để cải thiện thái độ của các chủ thể đối với môi trường và giảm thiểu tác động tiêu cực từ hành vi của chủ thể đến môi trường, xã hội; (6) Phát huy vai trò tham gia, kiểm soát của cộng đồng địa phương đối với các hoạt động du lịch (HĐDL) ở điểm đến.

Công trình nghiên cứu của các tác giả Richard W. Butler, Douglas G. Pearce (2004) nghiên cứu về các vấn đề đương đại trong PTDL với sự kết hợp nhiều phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu. Công trình được tiến hành nghiên cứu tại Ghana, Samoa, Việt Nam và Thung lũng Bhyundar của Ấn Độ, tập trung vào các vấn đề như sự cần thiết phải PTDL; phát triển du lịch như một chiến lược tái tạo đô thị; liên kết du lịch với bảo tồn di sản và phát triển vùng; tính bền vững và tác động của sự phát triển; cân nhắc về văn hóa và sự tham gia của cộng đồng; tầm quan trọng của bối cảnh cho các dự án du lịch cá nhân.

Hay trong cuốn sách hướng dẫn “Making Tourism More Sustainable - A Guide for Policy Makers” của UNEP & UNWTO (2005), các tác giả đã đưa ra những hướng dẫn và khuyến nghị về PTDL bền vững đối với các chính phủ, các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý; một số quan điểm lý luận chung về PTDL bền vững của UNEP và UNWTO đã được hệ thống và thể hiện như các phân tích về mối quan hệ giữa du lịch và tính bền vững; giới thiệu một số nguyên tắc cơ bản và các khuyến nghị chính sách cho một chương trình PTDL bền vững.

Cũng liên quan đến các vấn đề về PTDL nhưng đi sâu nghiên cứu hơn về một nội dung cụ thể, tác giả Nguyễn Thăng Long (2004) trong đề tài NCKH cấp Bộ “Nghiên cứu xây dựng tiêu chí các khu, tuyến, điểm du lịch ở Việt Nam” đã nghiên


cứu xây dựng tiêu chí trên cơ sở đánh giá hiện trạng phát triển, khai thác các khu, tuyến, điểm du lịch ở Việt Nam và kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về lĩnh vực này. Với bài viết “Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế” trong Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Quản lý hoạt động du lịch tâm linh trong bối cảnh hiện nay”, trên cơ sở nghiên cứu khung lý thuyết, tác giả Nguyễn Văn Lưu (2015) đã nêu lên thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam và những thách thức trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đồng thời nêu lên một số giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch đáp ứng nhu cầu xã hội trong thời đại mới.

Trên cơ sở nghiên cứu khung lý thuyết chung về PTDL và PTDL bền vững, các công trình sau đây lại áp dụng nghiên cứu những vấn đề này gắn với một địa phương cụ thể nhằm tìm ra các giải pháp hữu ích cho các địa phương trong PTDL, có thể kể đến các công trình nghiên cứu như: Các đề tài luận án tiến sĩ “Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha – Kẻ Bàng” của Trần Tiến Dũng (2007), “Phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững” của La Nữ Ánh Vân (2012), “Phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu” của Vũ Văn Đông (2014); “Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên” của Nguyễn Đức Tuy (2014), “Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ” của Dương Hoàng Hương (2017) và “Phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng theo hướng bền vững” của Lê Đức Viên (2017), “Phát triển bền vững du lịch Ninh Bình trong điều kiện hiện nay” của Nguyễn Anh Dũng (2018), “Phát triển du lịch bền vững thành phố Cần Thơ đến năm 2020” của Nguyễn Quý Phước Sang (2018). Trong các công trình nghiên cứu này, các tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về PTDL bền vững; những kinh nghiệm trong và ngoài nước về PTDL bền vững, xây dựng các nhân tố ảnh hưởng đến PTDL bền vững ở các địa phương và phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên thực tế; xây dựng tiêu chí đánh giá PTDL bền vững để đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm giúp du lịch của các địa phương phát triển một cách bền vững.

Đề cập đến hiệu quả KT-XH của PTDL, gắn với vấn đề xóa đói giảm nghèo, Phạm Ngọc Thắng (2010) với đề tài luận án tiến sĩ “Phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo ở Lào Cai” đã xác định được mô hình PTDL dựa vào cộng đồng trên quan điểm PTDL bền vững thông qua loại hình du lịch sinh thái - mô hình phù hợp và có hiệu quả nhất để góp phần xóa đói giảm nghèo tại Lào Cai. Luận án đã chứng minh hiệu quả của một số mô hình PTDL dựa vào cộng đồng trong và ngoài nước đối với công tác bảo tồn các nguồn lợi tự nhiên và lợi ích của cộng đồng do PTDL tại địa


phương mang lại; tầm quan trọng của cơ chế phân chia lợi ích; lựa chọn mô hình PTDL và sự tham gia của cộng đồng dân cư sở tại trong việc PTDL gắn với xóa đói giảm nghèo trên quan điểm PTDL bền vững.

Nghiên cứu về chiến lược PTDL bền vững, trong luận án tiến sĩ “Chiến lược phát triển du lịch bền vững tỉnh Nghệ An đến năm 2020”, Nguyễn Tư Lương (2016) đã nghiên cứu cụ thể tại tỉnh Nghệ An trên cơ sở tổng hợp, phân tích các quan điểm tiếp cận về PTDL bền vững và chiến lược PTDL bền vững, làm rõ hơn vai trò của chiến lược PTDL bền vững đối với sự phát triển KT-XH và môi trường của một địa phương. Luận án đã phân tích nội dung cơ bản của chiến lược PTDL bền vững đối với một địa phương; phân tích, đánh giá thực trạng triển khai chiến lược PTDL quốc gia vào việc xây dựng mục tiêu, quy hoạch, kế hoạch, tổ chức thực hiện chiến lược PTDL bền vững của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010-2016, chỉ ra các thành công, hạn chế và nguyên nhân; từ đó đề xuất được một số giải pháp nhằm góp phần xây dựng và thực thi chiến lược PTDL bền vững của tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Ở một khía cạnh khác, tác giả Nguyễn Thị Tú (2014) trong đề tài NCKH cấp Bộ “Phát triển Hạ Long trở thành điểm đến đạt tầm cỡ quốc tế” đã làm rõ được các tiêu chí, điều kiện và nội dung phát triển điểm du lịch thành điểm đến đạt tầm cỡ quốc tế; đánh giá được thực trạng điểm đến du lịch Hạ Long trên phương diện các tiêu chí và nội dung đó, tìm ra những ưu điểm và hạn chế đồng thời xác định các nguyên nhân; đề xuất được các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển Hạ Long trở thành điểm đến du lịch đạt tầm cỡ quốc tế, góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển các trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế của ngành du lịch Việt Nam, đồng thời khẳng định thương hiệu, tạo lợi thế cạnh tranh, thu hút khách quốc tế đến với Hạ Long, Việt Nam.

Việc tổng quan nhóm các công trình nghiên cứu về PTDL và PTDL bền vững nêu trên giúp nghiên cứu sinh có được cái nhìn đa chiều hơn về PTDL và quan điểm về PTDL bền vững, từ đó hình thành cơ sở lý luận về PTDL vận dụng trong nghiên cứu của mình.

1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch

Phát triển du lịch không thể tiến hành một cách tự phát, nó đòi hỏi phải có sự định hướng, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển và kiểm soát mức độ phát triển từ các cơ quan quản lý các cấp. Chính vì vậy, vai trò của QLNN trong PTDL có ý nghĩa rất lớn và vấn đề QLNN trong PTDL cũng được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu.


Trong bài viết “Quản lý nhà nước về du lịch” trên Báo điện tử Đà Nẵng của tác giả Trương Điện Thắng (2010) hay “Managing Tourism” của S.Medlik (1995), các tác giả cho rằng QLNN về du lịch là phải tạo ra một môi trường cho công nghiệp du lịch phát triển và tạo được nhận thức chung về ích lợi của nền công nghiệp này trong cộng đồng; vấn đề quan trọng của QLNN về du lịch là xây dựng môi trường an ninh chính trị, an toàn xã hội, cùng với đó là yếu tố kinh tế, thành quả của các ngành kinh tế khác và đường lối PTDL. Trong QLNN về du lịch, các chính sách phải dựa trên sự kết hợp chặt chẽ của kinh tế, chính trị, xã hội và các đối tượng về không gian và thời gian. Những đối tượng này phải được đặt vào một khuôn khổ mang tính quyết định mà chức năng chính của nó là việc đạt được mục tiêu với những ý nghĩa cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định.

Nghiên cứu về một nội dung cụ thể của QLNN về du lịch, “Quy hoạch du lịch” của Bùi Hải Yến (2009) đã làm rõ cơ sở khoa học của quy hoạch du lịch, tác giả đưa ra những khuyến nghị về quy hoạch du lịch vùng nông thôn và ven đô ở Việt Nam, chỉ rõ PTDL cần gắn với việc bảo vệ, tôn tạo tài nguyên môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững; Jenkins C. L. (1980) với bài viết “Tourism policies in developing countries: A critique, International Journal of Tourism Management” cho rằng PTDL là một sự lựa chọn hấp dẫn của các nước để phát triển, giúp phân phối lại thu nhập và việc làm cho các quốc gia. Tuy nhiên, chính phủ các nước đang phát triển phải can thiệp và các chính sách của họ nên dựa trên nghiên cứu liên ngành để đảm bảo đem lại hiệu quả. Cũng trong nhóm này, luận án tiến sĩ “Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch Việt Nam” của Hồ Đức Phước (2010) gắn QLNN với vấn đề cơ sở hạ tầng đô thị du lịch. Tác giả đã luận giải một số cơ sở khoa học của QLNN trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng đô thị du lịch; phân tích và đánh giá thực trạng QLNN trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng và sự phát triển CSHT tại các đô thị du lịch Việt Nam; đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng cho các đô thị Việt Nam. Hay Hoàng Văn Hoan (2002) với luận án tiến sĩ “Hoàn thiện quản lý nhà nước về lao động trong kinh doanh du lịch ở Việt Nam” tập trung phân tích các đặc trưng của kinh doanh du lịch (KDDL), lao động trong KDDL, qua đó đưa ra cơ sở lý luận xác định những nội dung cơ bản, phương pháp QLNN đối với lao động trong lĩnh vực KDDL. Cụ thể, nghiên cứu đã bám sát các nội dung về chính sách tuyển dụng lao động trong KDDL, chính sách đào tạo và bồi dưỡng lao động trong KDDL ở Việt Nam, chính sách về tiền lương trong lĩnh vực KDDL. Tuy nhiên, QLNN về lao động trong KDDL chỉ là một trong các nội dung QLNN về du

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2023