Thực Hiện Trình Tự Thủ Tục Bảo Vệ


- Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương nếu xét thấy cần áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ trong vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý, giải quyết, điều tra thì báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có văn bản đề nghị với Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra hình sự, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.

Như vậy theo quy định của BLTTHS thì chỉ có Cơ quan điều tra của Công an nhân dân và Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân mới có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ; còn Cơ quan điều tra VKSND tối cao chỉ có quyền đề nghị ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ tức trong quá trình giải quyết nguồn tin về tội phạm và điều tra vụ án hình sự nếu xét thấy cần áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ trong vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý, giải quyết, điều tra thì Cơ quan điều tra VKSND tối cao báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có văn bản đề nghị với Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.

2.2.3. Thực hiện các biện pháp bảo vệ

Khi có căn cứ xác định tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại do việc cung cấp chứng cứ, tài liệu, thông tin liên quan đến tội phạm thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng quyết định áp dụng những biện pháp để bảo vệ họ, gồm:

- Bố trí lực lượng, phương tiện, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện giao thông, thông tin liên lạc để canh gác, bảo vệ tại phiên tòa, nơi ở, nơi làm việc, học tập, trên các phương tiện giao thông và các nơi cần thiết khác mà người được bảo vệ có mặt.

- Hạn chế việc đi lại, tiếp xúc của người được bảo vệ để bảo đảm an toàn cho họ. Đây là biện pháp được áp dụng trong một thời gian nhất định khi xét thấy mức độ xâm hại của tội phạm đối với người được bảo vệ ở mức nguy hiểm cao.


- Giữ bí mật và yêu cầu người khác giữ bí mật các thông tin liên quan đến người được bảo vệ. Đây là biện pháp được áp dụng khi người được bảo vệ yêu cầu hoặc xét thấy họ có thể bị nguy hiểm do việc cung cấp chứng cứ, vật chứng, tài liệu đó. Thông qua việc tố giác, khai báo của các đối tượng được bảo vệ, cơ quan tiến hành tố tụng biết được các thông tin, tài liệu, chứng cứ để giải quyết vụ. Điều này có thể dẫn đến việc người bị tố giác, bị can, bị cáo có hành vi trả thù, trù dập người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại, người thân thích của người tố giác tội phạm. Do đó, cơ quan tố tụng khi tiến hành giải quyết vụ án cần phải đảm bảo giữ bí mật những thông tin cần thiết để bảo vệ, tạo cho người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại, người thân thích tó của người tố giác tội phạm sự yên tâm khi cung cấp thông tin, chứng cứ. Cơ quan trong tố tụng phải có trách nhiệm bảo đảm bí mật cho đối tượng được bảo vệ tất cả các khâu từ tiếp nhận, xử lý tin báo; xác minh, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thậm chí, ngay cả khi công khai các thông tin trong hoạt động giải quyết vụ án. Cơ quan tiến hành tố tụng phải nghiên cứu, xác định nội dung vụ việc, những thông tin nếu tiết lộ sẽ gây bất lợi cho các đối tượng được bảo vệ để áp dụng biện pháp phù hợp nhằm giữ bí mật thông tin. Trường hợp cần thiết có thể lược bỏ họ tên, địa chỉ, bút tích, các thông tin cá nhân khác ra khỏi các văn bản tố tụng và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, đồng thời lưu trữ và quản lý thông tin về các đối tượng này theo chế độ thông tin mật.

Bên cạnh đó, tùy từng vụ án cụ thể, trước khi đưa vụ án ra xét xử, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa cần trao đổi thống nhất với cơ quan có trách nhiệm bảo vệ về việc áp dụng các hình thức để bảo đảm việc giữ bí mật cho người được bảo vệ như cấm ghi hình, ghi âm, chụp ảnh tại phiên tòa; không công bố họ tên, lai lịch của người được bảo vệ; cách ly người được bảo vệ và thực hiện việc hỏi kín đối với người được bảo vệ... Đối với người bảo chữa, khi được tiếp xúc, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến việc tố giác tội phạm, lời khai hoặc các tài liệu khác trong hồ sơ vụ án có liên quan đến người đang được áp dụng các

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.


biện pháp bảo vệ phải cam kết giữ bí mật bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết đó.

Luật hiến pháp và luật hành chính Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp - Từ thực tiễn của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao - 9

- Di chuyển, giữ bí mật chỗ ở, nơi làm việc, học tập

Trong trường hợp cần thiết, cơ quan áp dụng biện pháp bảo vệ có thể di chuyển người được bảo vệ ra khỏi chỗ ở, nơi làm việc, học tập và tuyệt đối giữ bí mật chỗ ở, nơi làm việc, học tập mới của họ. Thời hạn di chuyển có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn. Phạm vi di chuyển có thể là trong cùng một đĩa phương hoặc đến địa phương khác hoặc ra nước ngoài tùy từng trường hợp cụ thể và điều kiện, khả năng cho phép. Trong trường hợp cấp bách có thể tạm thời di chuyển người được bảo vệ đến trụ sở cơ quan Công an, cơ quan Quân đội hoặc địa điểm khác thuộc phạm vi quản lý, bảo vệ của cơ quan Công an, cơ quan Quân đội.

Thay đổi tung tích, lý lịch, đặc điểm nhân dạng của người được bảo vệ,

- nếu được họ đồng ý;

- Răn đe, cảnh cáo, vô hiệu hóa các hành vi xâm hại người được bảo vệ: áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật để ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi xâm hại người được bảo vệ. Người giải quyết tố cáo phải áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc yêu cầu người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ được quy định. Thực hiện biện pháp này, cơ quan tiến hành tố tụng cần có động thái khẩn trương, quyết liệt, đề nghị và yêu cầu cơ quan có chức năng vô hiệu hóa các hành vi xâm hại người được bảo vệ như đình chỉ, tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý kỷ luật hoặc quyết định khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của được bảo vệ, xử lý kịp thời người có hành vi trả thù, trù dập, đe dọa làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ…

- Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật như yêu cầu người có hành vi xâm hại chấm dứt hành vi vi phạm và buộc xin lỗi, cải chính công khai; xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền xử lý đối


với người có hành vi vi phạm; đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan khôi phục danh dự, uy tín, nhân phẩm và các quyền nhân thân khác của người được bảo vệ bị xâm hại.

Việc áp dụng, thay đổi các biện pháp bảo vệ trên không được làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ.

2.2.4. Thực hiện trình tự thủ tục bảo vệ

Xuất phát từ nguyên tắc giải quyết vụ án hình sự phải bảo đảm an toàn cho người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại, người thân thích của người tố giác tội phạm. Các hành vi tác động tiêu cực đối với người cho người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại, người thân thích của người tố giác tội phạm như gây khó khăn, phiền hà; tiết lộ các thông tin có thể làm lộ danh tính của họ; đe dọa trả thù, trù dập, xúc phạm người các đối tượng này... đều là những hành vi bị nghiêm cấm. Vì vậy, để đảm bảo cơ chế bảo vệ cho người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại, người thân thích của người tố giác tội phạm BLTTHS quy định trình tự, thủ tục để áp dụng các biện pháp bảo vệ. Trong đó, người được bảo vệ có quyền làm văn bản đề nghị, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ. Văn bản đề nghị, yêu cầu có các nội dung chính: Ngày, tháng, năm; Tên, địa chỉ của người đề nghị; Lý do và nội dung đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ. Người đề nghị cần đưa ra các căn cứ chứng minh mình bị xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản hoặc các quyền, lợi ích hợp pháp khác. Bên cạnh đó, cho người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại, người thân thích của người tố giác tội phạm được quyền đề xuất các biện pháp bảo vệ phù hợp với hoàn cảnh điều kiện cũng như tính chất mức độ của sự cần thiết và khả năng đáp ứng của các cơ quan chức năng để có phương án áp dụng trong thực tế. Trên thực tế, các phương án mà người đề nghị bảo vệ đưa ra thường tập trung vào các đề xuất để bảo vệ tại nơi cư trú, công tác, làm việc, học tập, nơi có tài sản, hoặc


nơi người được bảo vệ yêu cầu, trong một khoảng thời gian không giới hạn tùy vào tình hình thực tế và mức độ hành vi xâm phạm đối với người được bảo vệ.

Chữ ký hoặc điểm chỉ của người đề nghị. Trường hợp đề nghị của cơ tổ chức thì người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó ký tên quan, và đóng dấu.

Trong trường hợp khẩn cấp, người được bảo vệ trực tiếp đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ hoặc thông qua phương tiện thông tin liên lạc nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản đề nghị. Cơ quan, người có thẩm quyền nhận được đề nghị, yêu cầu phải lập biên bản và đưa vào hồ sơ bảo vệ.

Khi tiến hành tố tụng đối với vụ án, Cơ quan điều tra VKSND tối cao nhận được đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ có trách nhiệm xem xét, báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có văn bản đề nghị với Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.

Ngoài ra, đối với các trường hợp khi tiến hành tố tụng đối với vụ án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án nhận được đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ có trách nhiệm xem xét, đề nghị Cơ quan điều tra cùng cấp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ. Căn cứ vào những yêu cầu hợp lý mà người đề nghị đưa ra, hoặc xem xét tình hình thực tế cho thấy cần tiến hành bảo vệ, các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của BLTTHS có trách nhiệm chỉ đạo hoặc phối hợp thực hiện các biện pháp bảo vệ. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp cao nhận được đề nghị, yêu cầu bảo vệ thì đề nghị Cơ quan điều tra Bộ Công an xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.

Trước khi quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ,ơ quan Cảnh sát điều tra, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an phải kiểm tra căn cứ, tính xác thực của đề nghị, yêu cầu bảo vệ. Trường hợp xét thấy không cần thiết áp dụng biện


pháp bảo vệ thì phải giải thích rò lý do cho người đã yêu cầu, đề nghị biết. Các biện pháp kiểm tra tính xác thực của đề nghị, yêu cầu bảo vệ phải được thực hiện một cách nhanh chóng, kịp thời nhằm hạn chế tới mức thấp nhất các vấn đề bất lợi có thể xảy ra đối với người đề nghị nêu đề nghị đó là có căn cứ. Tuy nhiên trong trường hợp nếu xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ, tức là căn cứ đề nghị còn chưa vững chắc, các khả năng xâm hại đối với người đề nghị là chưa hiện hữu hoặc chưa có nguy cơ hiện hữu vệ thì Cơ quan điều tra VKSND tối cao không đề nghị ra quyết định áp dụng và phải giải thích rò lý do cho người đã yêu cầu, đề nghị biết.

2.2.5. Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ

Khi nhận được văn bản đề nghị, sau khi kiểm tra thấy đầy đủ căn cứ, tính xác thực của đề nghị, yêu cầu bảo vệ, xét cần thiết phải áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại, người thân thích của người tố giác tội phạm thì Cơ quan điều tra ra Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.

Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ gồm các nội dung chính như:

- Số, ngày, tháng, năm; địa điểm ra quyết định;

- Chức vụ của người ra quyết định;

- Căn cứ ra quyết định. Cơ quan có thẩm quyền phải căn cứ và các quy định của BLTTHS, căn cứ đơn đề nghị được bảo vệ của người đề nghị và căn cứ vào kết quả xác minh căn cứ đề nghị bảo vệ cũng như điều kiện thi hành trên thực tế của các cơ quan hữu quan.

- Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được bảo vệ:

- Biện pháp bảo vệ và thời gian bắt đầu thực hiện biện pháp bảo vệ. Sau khi ra Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ, Quyết định đó được gửi cho người yêu cầu bảo vệ, người được bảo vệ, Viện kiểm sát, Tòa án đã để nghị áp dụng biện pháp bảo vệ và cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan đến việc bảo vệ. Trong trường hợp cấp bách cần ngăn chặn ngay các hành vi đe dọa đến tính mạng, sức


khỏe và tài sản của người được bảo vệ thì cơ quan có trách nhiệm bảo vệ phải áp dụng ngay các biện pháp bảo vệ cần thiết như cử ngày lực lượng bảo vệ đến nơi ở, nơi làm việc, học tập của người được bảo vệ hoặc tạm thời đưa người được bảo vệ đến nơi an toàn.

Sau khi ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ, Cơ quan điều tra có thẩm quyền áp dụng phải tổ chức thực hiện ngay biện pháp bảo vệ. Trường hợp cần thiết có thể phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân để thực hiện việc bảo vệ, đặc biệt là các vụ việc phức tạp, tính chất xâm hại, đe dọa xâm hại là nghiêm trọng, có thể gây hậu quả lớn hoặc liên quan đến các hoạt động quản lý về cư trú, công tác tổ chức cán bộ trong đơn vị người được bảo vệ, hoạt động gửi giữ, bảo quản tài sản của người được bảo vệ…Thời gian bảo vệ được tỉnh từ khi áp dụng biện pháp bảo vệ cho đến khi có quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp bảo vệ.

Trường hợp các biện pháp bảo vệ không còn cần thiết, nguy cơ đe dọa hoặc xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của người bảo vệ không còn hiện hữu hoặc trường hợp việc áp dụng các biện pháp trước đó không còn phù hợp hoặc nảy sinh các yêu cầu bảo vệ mới phải huy động thêm phương tiện, lực lượng bảo vệ... thì Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng có thể thay đổi, bổ sung biện pháp bảo vệ trong quá trình bảo vệ nếu xét thấy cần thiết.

Khi xét thấy nguy cơ xâm hại hoặc đe dọa xâm hại tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ không còn thì thủ trưởng Cơ quan điều tra đã quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ phải ra quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp bảo vệ. Căn cứ để xét thấy các nguy cơ trên không còn thường là thông qua các biểu hiện như sự ổn định tình trạng bình thường trong một thời gian tương đối dài, mọi hoạt động, sinh hoạt, công việc của người được bảo vệ vẫn ở trạng thái an toàn. Không thấy xuất hiện và nguy cơ xuất hiện hành vi trả thù, trù dập, đe dọa làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích


hợp pháp của người được bảo vệ, hoặc các hành vi xâm hại đã được ngăn chặn, xử lý kịp thời ... Quyết định chấm dứt áp dụng các biện pháp bảo vệ phải được gửi cho người được bảo vệ, cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ và cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan đến việc bảo vệ.

2.2.6. Về hồ sơ bảo vệ

Hồ sơ bảo vệ do Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ lập. Hồ sơ bảo vệ bao gồm:

- Văn bản đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ biên bản về việc đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ. Văn bản đề nghị cần trình bày các căn cứ liên quan đến tính chất, mức độ và khả năng xảy ra trên thực tế của hành vi xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, tài sản, quyền lợi ích hợp pháp của người đề nghị hoặc người cần bảo vệ. Khi tiếp nhận đề nghị, yêu cầu bảo vệ, cơ quan tiến hành tố tụng cần lập biên bản về việc đề nghị, có chữ ký của người đề nghị.

- Kết quả xác minh về hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người đề nghị được bảo vệ. Thông thường các kết quả này được tồn tại dưới dạng báo cáo. Trong kết quả xác minh cần khẳng định có căn cứ thực tế đe dọa hoặc xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, tài sản, quyền lợi ích hợp pháp của người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại, người thân thích của người tố giác tội phạm và cần thiết phải áp dụng các biện pháp bảo vệ.

- Tài liệu về hậu quả thiệt hại đã xảy ra (nếu có) và việc xử lý của cơ quan có thẩm quyền. Đây là các thông tin ở dạng văn bản, ảnh lưu trữ, âm thanh, biên bản... các tài liệu này chỉ có khi thiệt hại đã xảy ra. Hậu quả thiệt hại thường được đo lường bằng thiệt hại về tính mạng, tỷ lệ thương tật về sức khỏe, sự hiểu lầm, suy giảm uy tín, suy sụp tinh thần, các biểu hiện tâm thần, lo lắng, các hư hỏng, mất mát về tài sản, các khó khăn cản trở trong quá trình công tác, sinh hoạt v.v...

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí