Hiệu Quả Và Các Yếu Tố Bảo Đảm Hiệu Quả Áp Dụng Pháp Luật Của Tand Trong Giải Quyết Án Hn&gđ

khai của đương sự, thẩm định tại chỗ, định giá tài sản hoặc có các biện pháp khác để thu thập chứng cứ. Trong những trường hợp cần thiết pháp luật quy định cho áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ chứng cứ, tránh gây những thiệt hại không thể khắc phục được hoặc đảm bảo cho việc thi hành án sau này.

Trên cơ sở kết quả thu thập chứng cứ, xác minh vụ án thẩm phán phải phân tích những tình tiết khách quan của vụ án HN&GĐ, làm rò các đặc trưng pháp lý của vụ án để tiến hành các bước tiếp theo giải quyết vụ án đó.

- Đình chỉ và tạm đình chỉ vụ án:

Trong những trường hợp được pháp luật quy định như: Nguyên đơn hoặc bị đơn chết mà quyền và nghĩa vụ của họ không ai thừa kế; người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được tòa án chấp nhận hoặc người khởi kiện không có quyền khởi kiện; các đương sự thỏa thuận không yêu cầu tòa án giải quyết tiếp vụ án; nguyên đơn triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai vẫn vắng mặt...thì thẩm phán tiến hành phân tích, đánh giá, làm rò các tình tiết trong vụ án, đồng thời đối chiếu với pháp luật hiện hành, lựa chọn QPPL tố tụng dân sự tương ứng để áp dụng ra quyết định đình chỉ đối với vụ án đó.

Trong một số trường hợp khác như một bên đương sự mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định người đại diện theo pháp luật; nguyên đơn đề nghị tạm đình chỉ có lý do chính đáng; cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc chờ kết quả ủy thác điều tra, chờ kết quả giám định...thì tòa án sẽ lựa chọn QPPL tương ứng để áp dụng ra quyết định tạm đình chỉ đối với vụ án đó.

Thứ hai, hoạt động áp dụng pháp luật trong trường hợp hòa giải thành

Đối với các vụ án về HN&GĐ, hòa giải là thủ tục bắt buộc mà tòa án cần phải tiến hành. Mục đích của hòa giải là để giúp các bên đi đến thỏa thuận với nhau về các vấn đề đang tranh chấp. Việc hòa giải phải tuân theo những

trình tự, thủ tục nhất định. Trước khi tiến hành hòa giải, thẩm phán phải nắm vững các tình tiết, nội dung của vụ án, cần chủ động chuẩn bị nội dung hòa giải. Đồng thời phải thông báo cho các đương sự có liên quan, người đại diện của các bên đương sự biết về địa điểm, thời gian, nội dung các vấn đề cần hòa giải. Khi tiến hành hòa giải, thẩm phán phải phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền lợi và nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý nếu vụ án phải xét xử, để họ tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Bên cạnh đó, thẩm phán phải nắm được tâm tư, nguyện vọng của các bên đương sự, nắm vững kiến thức pháp luật, có sự hiểu biết sâu rộng và có kinh nghiệm, cần phải kiên trì phân tích, động viên các bên hướng đến giải quyết tranh chấp thì việc hòa giải mới đạt được kết quả tốt.

Khi các bên đương sự đã thỏa thuận được với nhau về các vấn đề tranh chấp, nội dung hòa giải phải được ghi lại thành biên bản và có chữ ký của các bên đương sự, của thư ký và chủ tọa phiên tòa. Sau đó tòa án đối chiếu với pháp luật hiện hành lựa chọn QPPL áp dụng, việc ra quyết định công nhận hòa giải thành phải tuân theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, hoạt động áp dụng pháp luật trong trường hợp thuận tình ly hôn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Đối với trường hợp này, tòa án cũng phải tiến hành những bước như trên nhưng cần phải điều tra thêm về con cái như là độ tuổi các con, nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên cần tìm hiểu nguyện vọng các con khi bố mẹ ly hôn, về tài sản, nợ chung, riêng cũng phải được điều tra đầy đủ, rò ràng. Nếu xét thấy hai bên đương sự thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì tòa án lập biên bản ghi lại toàn bộ nội dung của sự thỏa thuận đó, đồng thời đối chiếu với pháp luật hiện hành để lựa chọn QPPL và ADPL ra quyết định công nhận việc thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các bên đương sự. Quyết định này có

hiệu lực pháp luật ngay sau khi ban hành như Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên đương sự.

Áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân trong giải quyết án hôn nhân và gia đình qua thực tiễn tỉnh Thái Nguyên - 4

Thứ tư, hoạt động ADPL trong trường hợp ban hành bản án để giải quyết vụ án HN&GĐ

Những vụ án phải đưa ra xét xử thì tính chất của vụ việc thường phức tạp, các đương sự không có thiện chí hướng đến việc giải quyết các tranh chấp bằng con đường thương lượng, hòa giải. Sau khi tòa án tiến hành thụ lý vụ án HN&GĐ, điều tra, xác minh, thu thập các tài liệu chứng cứ có liên quan đến vụ án sẽ tiến hành hòa giải, phân tích để các đương sự tự thỏa thuận với nhau. Nếu việc hòa giải không đi đến kết quả thì thẩm phán phải phân tích, đánh giá các tình tiết của nội dung vụ án, đồng thời đối chiếu với pháp luật hiện hành, lựa chọn QPPL để ADPL ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

- Hoạt động ADPL theo trình tự sơ thẩm của TAND cấp huyện.

Xét xử án HN&GĐ của TAND cấp huyện có số lượng vụ án nhiều, chiếm đa số trong toàn tỉnh và là cấp xét xử từ khâu chuẩn bị xét xử đến khi xét xử tại phiên tòa. Nếu việc ADPL được chính xác thì kết quả vụ án không bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm và giám đốc thẩm hoặc vụ án không bị dây dưa, kéo dài, hạn chế tình trạng quá tải cho tòa án cấp trên cũng như việc khiếu kiện vượt cấp.

Trong các bước của quá trình ADPL giải quyết vụ án HN&GĐ thì ADPL tại phiên tòa sơ thẩm là nơi để HĐXX tập trung đánh giá chứng cứ một cách toàn diện, khách quan và công khai [18, tr.22]. Nội dung vụ án cần được HĐXX chuẩn bị chu đáo, HĐXX vừa nghe các đương sự trình bày, vừa hỏi những vấn đề đương sự trình bày chưa rò hoặc có mâu thuẫn. Đồng thời, HĐXX phải xem xét, đánh giá công khai các chứng cứ đã được thu thập ở giai đoạn chuẩn bị xét xử để kiểm tra tính khách quan, chính xác của những chứng cứ trong vụ án, tính có căn cứ hay không có căn cứ của yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố.

Như vậy, ở trình tự phiên tòa sơ thẩm cấp huyện, vụ án được xét xử lần đầu tiên, do đó, trước khi đưa vụ án ra xét xử cần phải điều tra, làm rò tất cả các tình tiết liên quan đến vụ án. Riêng đối với những phiên tòa xét xử các vụ án ly hôn, khi hỏi về nội dung vụ án thì HĐXX phải xác định rò nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng, mức độ trầm trọng của mâu thuẫn, việc xác định tài sản riêng, chung, việc xác định người trực tiếp nuôi con sau ly hôn, vấn đề cấp dưỡng... Trong quá trình hỏi tại phiên tòa phải đảm bảo tính khách quan, đồng thời phải tuân theo đúng trật tự pháp luật quy định về thủ tục hỏi tại phiên tòa, tranh luận tại phiên tòa, nghị án và tuyên án.

- Hoạt động ADPL theo trình tự sơ thẩm của TAND cấp tỉnh.

Một số vụ án HN&GĐ không thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện mà thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp tỉnh. Những trường hợp này được pháp luật quy định đó là những tranh chấp, yêu cầu...mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho tòa án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện và TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện theo quy định của pháp luật mà TAND cấp tỉnh lấy lên để giải quyết.

Những loại vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết sơ thẩm của TAND cấp tỉnh thường không nhiều và chỉ tập trung ở một số thành phố lớn, những tỉnh giáp biên giới với các nước láng giềng. Khi giải quyết vụ án theo trình tự sơ thẩm của TAND cấp tỉnh cũng phải tuân thủ chặt chẽ các bước theo quy định của pháp luật từ khi thụ lý vụ án, đến việc điều tra, đưa vụ án ra xét xử và kết thúc bằng việc ra quyết định bằng bản án có hiệu lực pháp luật.

- Hoạt động ADPL theo trình tự phúc thẩm của TAND cấp tỉnh.

Phúc thẩm là một thủ tục ADPL để xét xử do TAND cấp tỉnh trực tiếp

tiến hành để xem xét lại tính hợp pháp và tính có căn cứ của quyết định, bản án HN&GĐ của TAND cấp huyện chưa có hiệu lực pháp luật vì có kháng cáo, kháng nghị. Đây là lần xét xử thứ hai đối với vụ án, do vậy TAND cấp tỉnh phải xem xét bản án một cách thận trọng, tỉ mỉ, phải tuyệt đối tuân theo bốn giai đoạn như hoạt động ADPL cấp sơ thẩm, phải kiểm tra lại việc ADPL của TAND cấp huyện có chuẩn xác không, kết quả bản án đã thấu tình đạt lý chưa...Quyết định của bản án phúc thẩm phải có tính thuyết phục cao không chỉ đối với TAND cấp huyện mà quan trọng là các đương sự cảm thấy thỏa mãn, hài lòng.

Theo quy định của pháp luật thì HĐXX phúc thẩm có thẩm quyền:

+ Giữ nguyên bản án sơ thẩm;

+ Sửa bản án sơ thẩm;

+ Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án;

+ Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.

Như vậy, khi xét xử theo trình tự phúc thẩm, TAND cấp phúc thẩm không chỉ đơn thuần ADPL để giải quyết vụ án, mà còn kiểm tra lại việc ADPL của TAND cấp huyện, do đó cấp phúc thẩm khi ADPL cần phải xem xét kỹ lưỡng, thận trọng. Vì vai trò quan trọng của việc xét xử phúc thẩm mà HĐXX cấp phúc thẩm gồm 3 thẩm phán chứ không phải chỉ có một thẩm phán như xét xử sơ thẩm và quyết định của phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.

- Hoạt động ADPL theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

+ Hoạt động ADPL theo thủ tục giám đốc thẩm

Hoạt động ADPL theo thủ tục giám đốc thẩm đối với những quyết định, bản án HN&GĐ đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án khi có những căn cứ sau đây:

* Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án.

* Có vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng.

* Có sai lầm nghiêm trọng trong việc ADPL.

Khi xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm các vụ án HN&GĐ, HĐXX giám đốc thẩm có thẩm quyền sau:

* Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định về HN&GĐ đã có hiệu lực pháp luật.

* Giữ nguyên bản án, quyết định về HN&GĐ đúng pháp luật của tòa án cấp dưới.

* Hủy bản án, quyết định về HN&GĐ có hiệu lực pháp luật để điều tra xét xử lại từ giai đoạn đầu.

* Hủy bản án, quyết định về HN&GĐ của tòa án đã xét xử vụ án và đình chỉ vụ án.

Như vậy, ta thấy hoạt động ADPL theo thủ tục giám đốc thẩm đối với án HN&GĐ có vai trò đặc biệt quan trọng. Qua hoạt động này có thể tháo gỡ, giải quyết những sai lầm của những bản án, những quyết định về HN&GĐ của tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhằm góp phần bảo vệ những quyền và lợi ích chính đáng của công dân, lợi ích hợp pháp của nhà nước và xã hội. Đồng thời, hoạt động áp dụng pháp luật này giúp cho tòa án cấp dưới có thể thấy được những sơ suất, sai phạm của mình qua đó tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm để quá trình xét xử những vụ án tiếp theo được diễn ra tốt hơn, chuẩn xác hơn, đúng pháp luật và hợp lòng dân.

+ Hoạt động áp dụng pháp luật theo thủ tục tái thẩm.

Đây là hoạt động xét lại quyết định, bản án về HN&GĐ đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của quyết định, bản án mà tòa án và các đương sự không biết được khi ra bản án, quyết định đó.

Những bản án, quyết định về HN&GĐ của tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:

* Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án HN&GĐ.

* Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ.

* Thẩm phán, HTND, kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật.

* Bản án, quyết định của tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án HN&GĐ đã bị hủy bỏ.

Hội đồng tái thẩm trong hoạt động của mình có quyền áp dụng các QPPL liên quan để đưa ra quyết định cuối cùng về vụ án. Theo quy định của pháp luật thì Hội đồng tái thẩm có những quyền sau đây:

* Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

* Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục do BLTTDS quy định.

* Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án.

Toàn bộ quy trình ADPL theo thủ tục tái thẩm trong giải quyết án HN&GĐ phải tuyệt đối tuân theo những quy định của pháp luật. Qua hoạt động này giúp cho tòa án sửa chữa được những sai lầm, thiếu sót trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án HN&GĐ.

1.3. Hiệu quả và các yếu tố bảo đảm hiệu quả áp dụng pháp luật của TAND trong giải quyết án HN&GĐ

Hiệu quả ADPL của TAND trong giải quyết án HN&GĐ được hiểu là

kết quả thực tế đạt được do sự điều chỉnh, tác động của pháp luật mang lại trong những phạm vi và điều kiện nhất định, biểu hiện thông qua chất lượng các bản án, quyết định của Tòa án cũng như tính dân chủ của phiên tòa, uy tín của người Thẩm phán và sự tín nhiệm của nhân dân đối với Tòa án.

Là sản phẩm của cả quá trình ADPL, bản án, quyết định của Tòa án trong lĩnh vực HN&GĐ cần phải được ban hành một cách hợp pháp, đúng trình tự, thủ tục, đúng thẩm quyền, có căn cứ pháp lý, phù hợp với thực tiễn cụ thể của sự việc và có khả năng thi hành trên thực tế.

Nội dung lý lẽ và mọi nhận định của bản án và quyết định của Tòa án xuất phát từ các tranh tụng công khai tại phiên tòa và từ nhận xét, đánh giá khách quan sự việc, không thiên lệch vì bất cứ lý do gì nhằm đưa ra những phán quyết công bằng, các đương sự tâm phục khẩu phục và có sức thuyết phục lòng người. Mỗi bản án, quyết định của tòa án có chính xác, khách quan, công tâm, đúng pháp luật, thấu tình đạt lý thì sẽ được xã hội đánh giá tốt, được nhân dân nhiệt tình ủng hộ và tạo được niềm tin trong nhân dân.

Bên cạnh đó, tính dân chủ của phiên tòa thông qua các quy định của pháp luật tố tụng được tôn trọng và phát huy có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của việc ADPL trong giải quyết án HN&GĐ. Bản án và quyết định của Tòa án, của một nhà nước pháp quyền Việt Nam phải là sản phẩm của cả một quá trình ADPL dân chủ, công khai tại phiên tòa với việc bảo đảm các quyền của những người tham gia tố tụng.

Chất lượng, hiệu quả của việc ADPL trong giải quyết các loại án nói chung và án HN&GĐ nói riêng còn phụ thuộc vào cả yếu tố cách bài trí nơi xét xử trang nghiêm, phong cách làm việc khoa học, đĩnh đạc của những người tiến hành tố tụng, thái độ nghiêm túc của những người tham gia tố tụng và không khí trang trọng của phiên tòa... Các yếu tố hình thức đôi khi rất nhỏ, nhưng cũng có thể ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả ADPL của ngành TAND.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2022