Nghiên cứu so sánh thơ Thiền Lý - Trần với thơ thiền Đường - Tống Trung Quốc - 5


nội dung tứ niệm xứ, niệm hơi thở của kinh tạng Pali, và sau đó là tàng ẩn trong triết lý Phật giáo Đại thừa, triết lý Thiền Phật giáo của Trung Quốc. Theo đó, ta cần phân biệt:

- Thiền như một phương pháp luyện tâm

- Thiền như một cái nhìn về hiện hữu từ thực tiễn tu chứng

- Thiền như một tông phái có hệ tôn chỉ và triết học riêng

Quan điểm nghiên cứu được trình bày trong luận án là xác định thơ thiền từ góc độ thơ chịu ảnh hưởng của một tông phái có hệ tôn chỉ và triết học riêng (nghĩa là có tính thời đại và đặc thù thể loại), chứ không phải thơ có màu sắc Phật giáo nói chung.

Việc “nói kệ” trong sinh hoạt nhà chùa nói chung trước thời Bồ Đề Đạt Ma dừng lại ở phạm vi thơ Phật giáo (nếu có thể gọi là thơ). Biểu hiện đặc thù của Thiền tông với tinh thần “kiến tính thành Phật” chưa gắn sâu vào cấu trúc tư tưởng các bài thơ. Trên thực tế, chỉ khi thông qua các thành tựu tác phẩm tác gia cụ thể, xuất hiện trong một thời điểm lịch sử cụ thể, những cụm từ như thơ thiền

Đường Tống, thơ thiền Lý Trần, thơ thiền Nhật Bản, … mới có giá trị tương đương

những thuật ngữ văn học và hàm chứa yếu tố lịch sử của thể loại.

Xác định kệ là cội nguồn thơ thiền, luận án chú trọng hứng thú của các thiền sư trong khi phát biểu sự thành tựu tâm linh thông qua ngôn từ ngắn gọn, dễ nhớ, dựa trên nguyên tắc nhịp điệu sơ giản. Kệ là thao tác gắn bó tôn giáo và ngôn ngữ (hay thơ ca) một cách tự nhiên. So sánh với các bài thơ có màu sắc tôn giáo và tâm linh thuộc truyền thống văn học cổ Ấn Độ, có thể thấy thơ trong kinh Phật vẫn chảy ra chung một nguồn tâm linh sâu xa và tha thiết được nuôi dưỡng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 285 trang tài liệu này.

bởi xứ sở sông Hằng. Thơ triết luận xuất hiện tràn ngập trong các công trình văn học cổ sơ của Ấn Độ. Đoạn thơ triết luận sau đây nằm trong hệ kinh Veda, xuất hiện cách đây hơn 3000 năm, nằm trong tập Rig Veda:


Nghiên cứu so sánh thơ Thiền Lý - Trần với thơ thiền Đường - Tống Trung Quốc - 5

Thuở ấy chưa có Hữu, cũng không có Vô Chưa có khí, chưa có bầu trời

Có gì bao phủ, có gì chở che

Phải chăng là nước, nước sâu khôn dò Thuở ấy chưa có chết, cũng chưa có bất tử Chưa có gì phân biệt ngày và đêm

Nhất thể ấy không hơi thở, chỉ hô hấp bằng nội lực Ngoài cái đó ra, chẳng có gì…

[36; 119]

Và đây là phần mở đầu kinh Pháp Cú, thuộc hệ kinh tạng nguyên thủy Phật giáo:

Ý dẫn đầu các pháp Ý làm chủ ý tạo Nếu với ý ô nhiễm

Nói lên hay hành động Khổ não bước theo sau Như xe chân vật kéo

Cuốn Thơ của các nhà sư Phật giáo nguyên thủy do Oxford ấn hành năm 1997 cho biết Theragatha (Trưởng lão kệ) được xem là một thể loại trong văn học Phật giáo, trong đó, xu hướng thi hóa lời kinh trong Kinh tạng Pali là phổ biến… Các nhà nghiên cứu Phật học còn xem Thích Ca như một “thi nhân kiệt xuất” qua những bài kệ đặc biệt giản dị và sâu sắc trong Pháp cú Kinh – một bộ kinh đầu tiên của Phật giáo nguyên thủy. Mầm mống “thi hóa” trong kinh điển Phật giáo phải được xem là truyền thống văn học Phật giáo, hay nói đúng hơn, có nguồn gốc sâu xa từ truyền thống văn học tăng lữ Ấn Độ… Ngay cuốn Jataka


(Truyện tiền thân đức Phật) do các tì kheo sống sau thời Phật tạ thế biên soạn, hiện tượng nói kệ cũng khá phổ biến, ví dụ như bài kệ sau:

Cái thấy, y không ham Lại muốn điều không thấy Y sẽ còn lang thang Không được điều y muốn


Cái được, y không thỏa Được rồi, y xem thường Đáng trọng người ly dục Không như lòng ai tham

[36; 128]

Đây là bài kệ trích trong pháp thoại 244, kể về một tu sĩ ưa tranh luận nước sông Hằng mà bỏ quên chính sự sống con sông Hằng, bỏ quên chính thực tại.

Nhiều nghiên cứu cho thấy đệ tử của Đức Phật đa phần đều biết làm thơ. Kinh Tăng A Hàm 3 (Đại 2, 557 ghi): “ Vị tỳ kheo bậc nhất trong hàng thanh văn của ta (….) có tài làm kệ tụng để khen ngợi công đức Như Lai, đó chính là tỳ kheo Bàng-kỳ-xá (Vangisa)”. Theo Thích Nguyên Hiền, ngay cả Mã Minh, tác giả Đại thừa khởi tín luận, cũng được xem là một trong số những thi nhân tao nhã và tài hoa vào bậc nhất từ sau thời Phật tạ thế7.

Mầm mống thi hóa này vào các văn bản kinh điển Đại thừa lại được thể hiện qua việc mô tả các tầng trời, các chư vị Bồ Tát, các cảnh giới có màu sắc lộng lẫy mộng huyễn… Sự vận động yếu tố “thi hóa” trong kinh điển Phật giáo là



7Xem bài Các loại hình nghệ thuật trong nền văn hoá Đạo Phật ngày nay.

văn Phật Giáo, Thích Nguyên Hiền trong trang web


tấm phông rộng lớn cho sự hình thành thơ thiền về sau. Thơ thiền không chỉ là thơ Phật giáo; nó là thơ nói lẽ thiền, thơ của thiền sư, thơ mang phong vị thiền. Như vậy, thơ thiền với tư cách là “chủng loại” văn học Phật giáo có đặc thù riêng về chức năng và tư duy nghệ thuật phải chăng được tính từ thời điểm Thiền tông xuất hiện (nghĩa là tính từ lúc Bồ Đề Đạt Ma truyền đạo ở Trung Quốc thế kỷ thứ 6, và cụ thể hơn nữa là sự xuất hiện của Lục Tổ Huệ Năng cùng sự hình thành Thiền Tổ sư, khác với Thiền Minh sát thời Phật giáo nguyên thủy), chứ không phải là thể loại cấy ghép đơn giản từ kho tàng văn học Phật giáo. Thơ thiền có liên hệ với kệ, với thơ Phật giáo thời cổ xưa, nhưng mối liên hệ sâu bền ấy thuộc về chiều sâu tâm linh Phật giáo nói chung, chứ khơng tiêu biểu cho đặc điểm loại hình thơ thiền.

Trên thực tế, thơ thiền với tư cách là thơ của một tông phái tôn giáo rất gần với kiểu thơ thiền thuộc một thể loại thơ ca có màu sắc Phật giáo và yếu tố huyền ngôn (huyền ngôn được hiểu là có gắn bó với các quan điểm triết học Lão Trang). Bài viết Thơ thiền Trung Hoa của Nguyễn Phạm Hùng và Trần Kim Đỉnh (NCPH số 2-1997) cho biết thơ thiền Trung Hoa có mầm mống từ thơ huyền ngôn Lan Đình có từ thời Đông Tấn. Hai tác giả đã gọi Chi Độn đời Tấn là nhà thơ thiền nổi tiếng “thông hiểu Bát Nhã rất gần gũi với huyền học đã làm những bài thơ Thiền và huyền lý” nhằm “phác họa tư tưởng huyền học và Phật học hòa

quyện với cảnh sơn thủy” [91; 31]. Sau Chi Độn là Tuệ Viễn, Vương Tề Chi, Tạ Linh Vận… Danh sách này có thể còn rất nhiều. Quan điểm thơ thiền như loại thơ nói giáo lý nhà Phật và pha trộn tính chất huyền học là một định nghĩa khá rộng mở đối với hiện tượng thơ thiền. Các nhà biên soạn thơ thiền ở Mỹ cũng chia sẻ quan niệm định danh thơ thiền như vậy. Một tuyển tập thơ thiền nho nhỏ có mặt ở khắp các thư viện nước Mỹ là The poetry of Zen (Thơ thiền) do Sam Hamill và

J.P. Seaton dịch và biên tập đã cho cả thơ của Lão Tử vào ngay trang đầu tiên.


Như vậy, thơ có chứa yếu tố huyền ngôn và tâm linh cộng với khuynh hướng Bát Nhã học thế kỷ thứ IV, V cũng được một số nhà nghiên cứu xem là một kiểu thơ thiền.

Chúng tôi cho rằng thơ thiền, với tư cách là một thể loại riêng xuất hiện

thành một dòng mạch ở Trung Quốc, là thể loại có quan hệ mật thiết với sự hình thành Thiền tông ở Trung Quốc thế kỷ VI (được ghi nhận bằng sự kiện lịch sử Bồ Đề Đạt Ma đến truyền giáo tại nước của vua Lương Vò Đế). Thơ thiền gắn với nội dung triết học và tôn chỉ của tông phái như vậy dễ cho chúng ta hình dung và

khảo sát hơn là loại thơ thiền bao hàm tất cả mọi yếu tố Phật giáo và tâm linh huyền học từ thế kỷ IV trở về trước8tại Trung Hoa.

Hiện tượng thi kệ gắn liền với các công án và lối thực hành tham thoại đầu (tức là thi kệ trong các ngữ lục hoặc vấn đáp thiền học) sau Lục Tổ Huệ Năng cũng đem đến cho thơ thiền một đặc trưng riêng biệt, đó là công năng ngộ

hay tính ngộ đạo – giải thoát. Tinh thần thiền thi cũng được thể hiện sắc nét hơn

qua Bích Nham lục (tức Tuyết Đậu ngữ lục), tác phẩm mà ảnh hưởng của nó đã băng qua biên cương rộng lớn của Trung Hoa để đến những vùng đất viễn Đông khác. Soi chiếu lại tinh thần thơ thiền trong giai đoạn từ khi Lục Tổ Huệ Năng xuất hiện cho đến hết thời Tống, ta thấy sự trộn lẫn vô cùng phức tạp và hoàn hảo các hệ tư tưởng truyền thống của Trung Quốc với Phật giáo Ấn Độ nguyên thủy. Chúng tôi muốn lưu ý trào lưu Bát Nhã học ở Trung Quốc vào thế kỷ thứ IV và huyền học ở thời Nam Bắc Triều. Sự trỗi dậy của Dịch học- Lão Trang (Huyền học) đã thổi vào văn học Phật giáo Trung Quốc, trong đó có thơ thiền, một thứ sinh khí riêng, khó lẫn với các nền văn chương có màu sắc tôn giáo của các quốc


8Quan điểm thể loại của chúng tôi cũng tìm được sự đồng thuận của nhà nghiên cứu Đỗ Tùng Bách trong công trình tìm hiểu thơ thiền Đường Tống. Tác giả đã chọn hai nhân vật Huệ Năng và Thần Tú là hai tác giả thơ thiền đầu tiên trong lịch sử thơ thiền. Sau này Kenneth Kraft cũng xác nhận nguồn gốc thơ thiền như vậy trong cuốn Zen – Tradition and Transition ( Thiền tông – Truyền thống và chuyển hóa).


gia khác. Nội dung cốt tủy là ngộ đạo giải thoát trong thơ thiền đã được tinh chế từ nhiều suối nguồn tư tưởng căn bản của Trung Quốc, làm nên hình khối và đường nét sắc cạnh của thể loại thơ thiền mà người Trung Quốc đến nay vẫn gìn giữ và tự hào.

Các học giả nước ngoài trong khi cố gắng định danh khái niệm thơ thiền cũng đã gắn thơ thiền với kệ, đồng thời nhấn mạnh sự xuất hiện thực sự của thơ thiền trong tiến trình thiền học Trung Hoa. Xuất phát từ tinh thần mỹ học thiền tông trong thơ thiền Nhật Bản, các tác giả Lucien Stryk và Takashi Ikemoto trong

Thơ thiền Trung Quốc và Nhật Bản9viết: “Thơ thiền là gì? Đó là một hình thức

thơ ca được dùng để thuyết giảng trong Kinh điển Phật giáo Ấn Độ. Trong văn học thiền, người ta cũng tìm thấy nhiều bài thơ còn lưu lại từ thể loại truyền thống này, ví dụ như Đạo ca ở Nhật, Tín tâm minh ở Trung Quốc … Hơn thế, có một chỉnh thể lớn của bài thơ, hoàn toàn độc lập với truyền thống kinh điển và khác biệt với văn học thiền; đó là lời luận giải công án có vần điệu, được phát hiện trong tuyển tập công án cũng như trong các ngữ lục của tổ sư thiền”[333; 12]. Tiếp tục dòng định danh khái niệm thơ thiền, tác giả cuốn sách viết: “Thơ chứng ngộ và thơ về cái chết là những diễn đạt thi ca của tính không (chân không) tại thời điểm khắc nghiệt nhất của cuộc sống, của chứng ngộ và của sự chết. Thơ trong những đề tài phổ biến như vậy cũng là sự sáng tạo thơ ca trong những tình huống khác nhau của Tính không …” [333; 16]. Định nghĩa này cho

thấy thiên hướng chọn một luận điểm mỹ học thiền (ở đây là ảnh hưởng tính

Không) để khu biệt tính chất thơ thiền nói chung. Trong khi đó, Lý Miễu, tác giả biên soạn hai cuốn Thiền thi nhất bách thủ Thiền thi tam bách thủ, cho rằng: “Thơ thiền là loại thơ ca biểu hiện “minh tâm kiến tính”, biểu hiện phẩm chất


9 Zen poems of China and Japan, The Crane’s Bill, Lucien Stryk and Takashi Ikemoto with the Assistance of Taigan Takayama, Zen Master, Grove Weidenfeld, New York, 1973.


cao thượng tuẫn đạo để phổ độ chúng sinh và tinh thần tự ngã hy sinh của các cao tăng đã mở ra trí huệ cho con người một cách sâu sắc, hun đúc tư tưởng tình cảm con người, tịnh hóa tâm tính con người”[338; 4]. Quan niệm của Đỗ Tùng Bách trong Thơ thiền Đường Tống có khuynh hướng xác định thơ thiền là một dòng thơ kỳ đặc, tồn tại song song các loại hình văn học khác thời trung đại Trung Hoa: “Thi nhân và thiền sư ngồi chung chiếu, mắt thấy cơ cảnh, tai nghe chuyển ngữ, khi ấy đem thiền vào thơ, thơ với thiền vốn chẳng cùng cành chung nhánh, tợ hồ băng tuyết với than hồng, không thể chung lò. Sau khi dung hợp thì trở thành một “thể khác” của thơ” [10; 11]. Cũng trong quan niệm về tính loại hình cá biệt của thơ thiền, Kenneth Kraft nhận định: “Khi thiền tông vận dụng thơ để diễn đạt ý tưởng hoặc phác họa súc tích một tinh thần chính yếu nào đó tức là nó chứa đựng một diễn đạt thơ ca ở mức độ rất cao; nó gợi nhớ đến bản thể, hơn là để lộ triết lý trần trụi về bản thể. Thơ thiền tránh những thuật ngữ triết học hay tôn giáo đặc thù mà thiên về cách nói thường ngày, tìm kiếm diễn đạt cái bên trong bằng những cụm từ giàu hình ảnh và những thể thơ thế tục”[….; 106]. Trong chuyên luận dài hơi của mình Zen – Tradition and Transition ( Thiền tông – Truyền thống

và chuyển hóa), Kenneth cũng nhìn nhận thơ thiền như một thể loại phức tạp, đa

dạng về chủng loại. Ông đưa ra một hệ thống phân loại có phần khác biệt với cách phân loại thường thấy ở các nhà nghiên cứu văn học Phật giáo, bao gồm: thơ chứng ngộ, thơ công án, thơ từ các nghi lễ, thơ bình các bức thiền họa và thơ từ sinh hoạt thiền viện10.

Cách tiếp cận, nhìn nhận và phân loại thơ thiền của các học giả Đông Tây có thể gặp gỡ nhau hoặc khác biệt nhau ít nhiều. Song, nhìn chung, vẫn có


10Các cách phân loại khác mà chúng tôi sưu tầm được gồm: thơ thiền thuần túy và thơ thiền thế tục, thơ giáo lý nội hàm, thơ giải thoát vị, thơ vô dục điềm đạm, thơ xuất thế gian, thơ nhàn tình, thơ tín ngưỡng, thơ thú vị, thiên thú thi và thiền thú thi, kỳ thú thi và thiền thú thi, lý thú thi và thiền thú thi, thị pháp thi, ngộ đạo thi, tụng cổ thi, sơn cư thi, vân du thi, … [92; 235], [338, 4], [10; 306-308].


thể đưa ra một vài nhận xét khái quát về loại thơ thiền như sau: Thơ thiền bắt nguồn từ lịch sử Thiền tông Trung Quốc, xuất phát từ chính thực tế sinh hoạt thiền môn Trung Quốc và chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hóa Trung Quốc. Xác định nguồn gốc thơ thiền như thế, chúng tôi quan niệm thơ thiền là một thể loại thơ ca có liên hệ mật thiết với kệ và bao gồm các đặc điểm sau:

1- Do các thiền sư, cư sĩ hoặc các nhà thơ chịu ảnh hưởng sâu sắc Thiền Phật giáo viết ra kể từ thời Thiền tông hình thành ở Trung Quốc. Sự xuất hiện kiểu tác giả nhà thơ – thiền sư đã làm phong phú thêm hệ thống tác giả cổ điển của Trung Hoa và các nước trung đại phương Đông, trong đó có Việt Nam.

2- Nội dung thơ thiền chủ yếu bàn về giáo lý thiền (rò nhất là quan niệm bản thể), về quan niệm tu chứng – giác ngộ – giải thoát đối với đời sống con người, cuối cùng là về vẻ đẹp của hiện hữu thông qua cảm quan thiền. Ba nội

dung này được mở rộng gần như không giới hạn từ chỗ triết lý chặt chẽ về giáo lý thiền tông đến chỗ nói chuyện thiên hà, vũ trụ, phong cảnh hay những ẩn dụ về nghịch lý nội tâm trong hành trình chứng ngộ.

3- Nghệ thuật thơ thiền là con đẻ của tư tưởng thiền. Chịu sự chi phối của thi luật đời Đường và kể cả thể loại từ đời Tống, thơ thiền không triển khai sự thay đổi về lớn về cấu trúc thơ, nhịp điệu hay âm luật. Nó “dửng dưng” với thi luật nhưng tha thiết với nguồn thi liệu mới, nó thực hiện cuộc chuyển hóa thiên tài các giá trị tư tưởng thiền tông thành nghệ thuật thiền tông. Nghệ thuật thơ thiền

thể hiện ở thể thức ngôn ngữ ẩn dụ của tôn giáo và thơ ca, ở phương thức tiếp nhận điển cố điển tích thuộc các hệ tư tưởng lỗi lạc nhất Trung Hoa và Ấn Độ (Lão –Trang, Nho giáo, Kinh luận Phật giáo). Ngoài ra, toàn bộ lịch sử thơ thiền còn làm toát lên kiểu thi pháp hết sức đặc biệt của nó, và gần như không lặp lại trong các thể loại thơ ca hiện đại như: Không gian thơ trở thành không gian triết

Xem tất cả 285 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí