Số Lượng Khách Sạn, Nhà Nghỉ, Phòng Ngủ (Năm 2014)


98

Bảng 3.2: Số lượng khách sạn, nhà nghỉ, phòng ngủ (năm 2014)



Tình

Khách sạn

Nhà nghỉ

Tổng cộng

Số lượng

Phòng ngủ

Giường

Số lượng

Phòng ngủ

Giường

Số lượng

Phòng ngủ

Giường

Phôngxali

7

174

274

47

379

415

54

571

662

HuaPhăn

7

269

447

87

1,080

1,449

94

1,349

1,896

XiêngKhoang

12

382

598

62

667

861

74

1,049

1,459

Luângnặmtha

17

689

1,058

72

909

1,267

89

1,598

2,325

Ouđômxay

8

135

244

53

556

1,021

61

691

1,265

Borkeo

11

358

563

82

1,047

1,437

93

1,405

2,000

Luângphabăng

58

2,891

2,732

254

2,743

2,953

312

5,634

6,685

Xayyabuli

4

144

211

102

1,240

1,372

106

1,384

1,583

Tình Viêngchăn

13

672

919

272

4,280

5,438

285

4,952

6,357

Thu đô Viêng chăn

199

7,615

9,654

231

4,308

4,330

430

11,923

13,984

Borlikhămxay

30

925

1,323

78

1,086

1,424

108

2,011

2,747

Xaysômbun

1

18

18

11

107

13

12

125

152

Khămmuân

19

679

893

92

1,047

1,281

111

1,726

2,174

Savănnạkhẹt

38

1,906

2,007

151

2,362

2,852

189

4,268

4,859

Chămpasắc

64

2,454

2,835

177

1,806

2,448

241

4,260

5,283

Salavăn

4

84

127

46

357

517

50

441

644

Sêkông

9

229

291

29

311

392

38

540

683

Áttapư

12

396

570

38

364

426

50

760

996

Tổng cộng

513

20,020

25,737

1,884

24,667

30,017

2,397

44,687

55,754

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 14

Nguồn: Báo cáo thống kê du lịch của Lào năm 2014, Vụ phát triển du lịch, Tổng cục Du lịch Lào [14].


Đến năm 2011, Tổng cục Du lịch Lào đã chuyển từ Văn phòng Thủ tướng thuộc về Bộ thông tin, văn hóa và du lịch. Dựa theo tình hình đổi mới ngày nay, nói chung pháp luật về du lịch của Lào, sau khi thực hiện được gần 10 năm, chúng ta thấy rằng pháp luật du lịch còn có một số điều khỏan chưa phù hợp với đường lối chính sách của Đảng và nhà nước Lào trong điều kiện đổi mới, để hội nhập với các khu vực và thế giới, mở rộng thương mại, đầu tư, du lịch gắn liền với công nghiệp du lịch, thực trạng phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội. Công tác tổ chức thực hiện pháp luật này trong thời gian qua còn phức tạp, không rõ ràng và thiếu sự đồng bộ. Ngoài ra, một số luật pháp có liên quan chưa hoàn toàn điều chỉnh như: Pháp luật khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài, luật doanh nghiệp… Sau khi Đại hội Đảng nhân dân cách mạng Lào lần thứ VIII, việc cải cách hành chính nhà nước, trong đó Bộ thông tin, văn hóa và du lịch mới xác lập. Vậy, phải có sửa đổi lại một số nội dung của pháp luật về du lịch năm 2005 như: về bộ máy hành chính của Tổng cục Du lịch Lào, điều khỏan về thành lập kinh doanh du lịch và lập kế hoạch phát triển điểm du lịch, giải thích một số thuật ngữ rõ ràng hơn. Do đó, Luật Du lịch năm 2005 đã bị thay đổi.

Từ một số lý do nêu trên, Luật Du lịch số 32/QH, ngày 24/7/2013 đã được Quốc hội thông qua ban hành thay thế cho Luật Du lịch năm 2005. Luật Du lịch năm 2013 là đạo luật quan trọng thể hiện đường lối tiếp tục đổi mới của Đảng và Nhà nước Lào, với trọng tâm đổi mới là Nhà nước khuyến khích hoạt động du lịch, mở cửa đất nước cho khách du lịch nước ngoài đến du lịch tại Lào. Chính vì vậy, du lịch phải phù hợp với chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược phát triển du lịch của đất nước, đảm bảo trật tự an toàn, bền vững, thuận lợi nhanh chóng, bình đẳng và có sự công bằng và nhân dân cùng có lợi, bảo vệ quyền lợi của du khách, đảm bảo phát triển du lịch cùng với việc bảo vệ tài nguyên môi trường, văn hóa và lịch sử truyền thống của đất nước, đảm bảo chất lượng du lịch bền vững và hội nhập quốc tế. Với những đổi mới đó, Luật Du lịch năm 2013 là một hệ thống pháp luật khá đầy đủ các quy định để điều chỉnh các quan hệ trong hoạt động du lịch cũng như trong kinh tế hàng hóa, tạo điều kiện cho khách du lịch có sự yên tâm khi đến du lịch tại nước Lào, nước hoa Chăm pa và nói chung từ năm 1990 đến năm


2012 tỷ số khách du lịch của Lào có bước tăng lên số trung bình 20,36% so với một năm, năm 2012 vừa qua khách du lịch đến Lào hơn 3,330,072 người, thu nhập được 513,576,784 USD, các công ty dịch vụ du lịch cũng có sự tăng lên năm 2013 có 290 công ty dịch vụ du lịch.

Báo New York Time đã đặt cho đất nước Lào là một trong những 53 nước có điểm du lịch đáng đến nhất thế giới, và tỉnh Luâng Pha Băng được huy chương vàng là tỉnh du lịch đáng đến nhất thế giới trong thời gian 6 năm (2006, 2007, 2008, 2010, 2011, 2012), là giải thưởng đứng thứ nhất của Tạp chí Vanderlath Vương quốc Anh [70, tr.3-4].

Bảng 3.3: Số lượng, cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Lào (thời kỳ 2004-2014)


Năm

Số lượng khách du lịch


Mức độ tăng lên %

Thời gian nghỉ đêm của khách du lịch quốc tế /ngày

Thời gian nghỉ đêm của khách du lịch trong khu vực /ngày


Thu nhập (USD)

2004

894,806

41

6.5

2.0

118,947,707

2005

1,095,315

22

7.0

2.0

146,770,074

2006

1,215,106

11

7.0

2.0

173,249,896

2007

1,623,943

34

7.0

2.0

233,304,695

2008

1,736,787

7

6.5

2.0

275,515,758

2009

2,008,263

16

7.0

2.0

267,700,224

2010

2,515,208

25

7.0

2.0

381,669,031

2011

2,723,564

8

7.0

2.0

406,184,338

2012

3,330,072

22

7.2

2.0

513,576,784

2013

3,779,490

13

8.4

2.0

595,909,127

2014

4,158,719

10

7.9

2.0

641,636,543

Nguồn: Báo cáo thống kê du lịch của Lào năm 2014, Vụ phát triển du lịch, Tổng cục Du lịch Lào [14].

3.2.2. Tổ chức thực hiện, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật

Trên cơ sở các quy định của pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động du lịch, công tác tổ chức thực hiện pháp luật trên thực tế quản lý nhà nước về du lịch đã được tăng cường, thể hiện ở những nội dung sau đây:


Thứ nhất, về củng cố bộ máy quản lý nhà nước về du lịch.

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/CP, ngày 30/6/2004, về tổ chức và hoạt động của Tổng cục Du lịch, có Bộ trưởng làm chủ tịch, có tự do ngân sách (ngân sách cấp 1), Nghị định này lần đầu tiên đã quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ và các cơ cấu tổ chức của Tổng cục Du lịch để chuẩn bị cho việc xây dựng và ban hành pháp luật du lịch bao gồm:

+ Các tổ chức giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Lào thực hiện chức năng quản lý nhà nước cấp trung ương:

- Văn phòng thuộc Tổng cục Du lịch.

- Vụ kế hoạch và đầu tư.

- Vụ quản lý kinh doanh du lịch và khách sạn.

- Vụ quảng cáo và khuyến kích du lịch.

- Trung tâm đào tạo chuyên ngành du lịch.

Ở cấp địa phương có văn phòng du lịch tỉnh, thành phố và khu đặc thù (theo Nghị định số 173/CP, ngày 11/11/ 1993); văn phòng du lịch địa phương dưới sự chỉ đạo của Tổng cục Du lịch Lào, ở cấp huyện nếu có du lịch phát triển cao thì có văn phòng du lịch riêng. Ở nước ngoài, trong trường hợp cần thiết thì phải có người đại diện Tổng cục thường trực tại Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự của đất nước nào đó, trên cơ sở có sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ.

Tổng cục Du lịch Lào tiếng Anh là: “LAO NATIONAL TOURISM ADMINISTRATION” là một tổ chức cơ quan của nhà nước, là bộ phận tổ chức bộ máy nhà nước thuộc về Văn phòng Thủ tướng và có nghĩa vụ quản lý nhà nước đối với ngành du lịch và khách sạn trên phạm vị toàn quốc” [87, tr.1].

Thứ hai, về công tác phổ biến giáo dục pháp luật.

Trong thời gian vừa qua, công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực du lịch ở Lào chưa được chú trọng quan tâm nhiều. Ở CHDCND Lào công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực du lịch đã được Tổng cục Du lịch biên soạn thảo và cung cấp các tài liệu phổ biến pháp luật tới các đối tượng hoạt động du lịch.

Đồng thời, với việc biên soạn thảo tài liệu liên quan đến lĩnh vực du lịch còn rất ít, đợt tập huấn về văn bản quy phạm pháp luật cho cán bộ, công chức trong toàn ngành chưa được thực hiện thường xuyên. Tổng cục Du lịch đã đưa chương trình


đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật vào các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý của ngành. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật đã được lãnh đạo Tổng cục Du lịch chỉ đạo, nhưng chưa được tiến hành thường xuyên, đều đặn, chủ yếu tập trung vào đối tượng là cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước mà chưa chủ ý đến tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, khách du lịch và đặc biệt là dân cư địa phương nơi diễn ra hoạt động du lịch. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở Lào nhiều khi còn mang tính hình thức, phong trào, ý thức pháp luật của các đối tượng hoạt động du lịch chưa được nâng cao.

Thứ ba, đối với việc chấp hành các quy định của pháp luật.

Về tổng thể các doanh nghiệp du lịch có ý thức chấp hành pháp luật tốt. Họ không còn chấp hành pháp luật một cách thụ động mà đã chủ động tìm hiểu các văn bản của pháp luật có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của họ. Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp du lịch lợi dụng sự chưa đầy đủ, đồng bộ của hệ thống pháp luật về du lịch để trục lợi cá nhân, gây ảnh hưởng rất nhiêm trọng cho sự phát triển của ngành du lịch Lào.

Tại nhiều khư vực, những quy định pháp luật trong lĩnh vực du lịch không được công dân chấp hành nghiêm chỉnh. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực du lịch chưa được quan tâm. Đa số người dân không quan tâm tìm hiểu các văn bản pháp luật mà chủ yếu nắm thông tin pháp lý thông qua báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng. Vì vậy, một bộ phận trong số họ không có ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật về quản lý khu, điểm du lịch, không tuân thủ những quy định về bảo vệ cảnh quan, vệ sinh, môi trường làm nhiều khu, điểm du lịch đang bị xuống cấp nghiêm trọng, giảm sự hấp dẫn đối với du khách.

Bên cạnh đó, tình trạng ép mua, ép giá đối với khách du lịch diễn ra phổ biến đối với hoạt động du lịch trên cả nước. Hiện tượng chèo kéo, ăn xin, bói toán, cò mồi còn tồn tại ở hầu hết các địa phương có sản phẩm du lịch. Đối tượng vi phạm là những người dân có hoàn cảnh khó khăn, ý thức pháp luật kém lợi dụng khách du lịch, lừa gạt trong mua bán kiếm lợi. Một số cố tình vi phạm pháp luật.


Tình hình an ninh tại các khu, điểm du lịch chưa được đảm bảo, nạn trộm cắp, cướp giặt đồ đạc, hành lý của khách du lịch ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh du lịch của Lào.

Thứ tư, hoạt động thanh tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp Luật Du lịch.

Thanh tra là việc xem xét một cách khách quan việc chấp hành quy định của pháp luật, bảo đảm cho các quy định được thực hiện và thực hiện đúng, đầy đủ. Trong các tài liệu quản lý nhà nước còn có khái niệm kiểm tra. Kiểm tra là việc xem xét lại những kết quả đã thực hiện theo quy định của pháp luật. Cả thanh tra và kiểm tra đều có mục đích xem xét việc chấp hành quy định của pháp luật. Tuy nhiên, giữa thanh tra và kiểm tra có sự khác nhau về mức độ và cách thức xem xét. Hoạt động kiểm tra lấy quy định, tiêu chuẩn pháp luật làm mốc. Hoạt động thanh tra không chỉ thực hiện như kiểm tra mà đòi hỏi tuân theo trình tự, thủ tục chặt chẽ hơn, tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục tồn tại. Trên thực tế, hoạt động thanh tra có lúc là như kiểm tra và ngược lại.

Thực tế cho thấy, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch còn chưa được quan tâm đúng mức. Các hành vi trốn thuế, bán tư cấp pháp nhân, bắt chẹt khách, sử dụng hướng dẫn viên không có thẻ… Diễn ra nhiều nhưng bị xử lý. Điều này, nguyên nhân chủ yếu là đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra vừa thiếu, vừa yếu về năng lực chuyên môn. Hơn nữa, việc phân định chức năng, thanh tra, kiểm tra cũng chưa rõ ràng. Nội dung kiểm tra không rõ ràng, phương tiện vật chất không có kinh phí riêng. Kết quả thanh tra chưa phản ánh đúng thực trạng yếu kém trong quản lý du lịch. Còn rất nhiều vụ việc vi phạm pháp luật mà cơ quan thanh tra chưa thanh tra, chưa tổng kết đầy đủ, từ đó chưa có sự phân loại hành vi vi phạm một cách thích hợp để có các chủ trương, giải pháp ngăn chặn, xử lý tốt.

Về xử lý các vụ hình sự liên quan đến trật tự an toàn của xã hội trong khu vực du lịch (theo Công an Nhân dân Lào, năm 2014 vừa qua):

Tổng số vụ án: 1067, số 1283 bị can, trong đó:


- Tội cướp tài sản: 303 vụ, 398 bị can

- Cướp giật tài sản: 232 vụ, 251 bị can


- Cưỡng đoạt tài sản: 90 vụ, 102 bị can

- Trộm cắp tài sản: 122 vụ, 165 bị can

- Mua bán ma túy, 235 vụ, 256 bị can

- Cố ý gây thường tích 52 vụ, 66 bị can

- Chứa mại dâm: 33 vụ, 45 bị can [3, tr.1-3]

Thứ năm, về giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý hành vi vi phạm pháp Luật Du lịch

Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động du lịch ở nước CHDCND Lào trong nhiều năm qua còn xuất hiện tồn tại, hạn chế tình trạng khiếu kiện vượt cấp còn diễn biến phức tạp, đặc biệt là ở tỉnh có du lịch phát triển nhanh hoặc có nhiều khách du lịch, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, làm giảm lòng tin của nhân dân về năng lực điều hành, chỉ đảo của hệ thống chính quyền. Nguyên nhân của thực trạng này có nhiều, song chủ yếu do lãnh đạo một số địa phương, đơn vị trong lĩnh vực du lịch chưa thực sự quan tâm chỉ đạo sâu sát một số giải quyết khiếu nại, tố cáo; chưa đi sâu nắm bắt, tìm hiểu nguyên nhân và nguồn gốc giải quyết vấn đề khi mới phát sinh, chưa thực sự làm tròn chức trách nhiệm vụ trong giải quyết khiếu nại, tố cáo; để nâng cao hiệu quả về giải quyết khiếu nại, tố cáo; đòi hỏi cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp cụ thể như: Một là, cần phát hut sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong tham gia giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. Đặc biệt là phát huy vai trò, trách nhiệm quản lý, điều hành của lãnh đạo cấp Trung ương đến chính quyền địa phương trong chỉ đạo giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, chính quyền các cấp phải có kế hoạch, chương trình cụ thể. Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong các tầng lớp nhân dân, nhất là các chính sách pháp luật liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân như pháp luật về du lịch và pháp luật khiếu nại, tố cáo… gắn với đẩy mạnh làm tốt công tác hòa giải ở cơ sở, trong đó đặc biệt chú trọng làm tốt công tác hòa giải tại chỗ khi có tranh chấp mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ nhân dân. Ba là, đẩy mạnh làm tốt công tác phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, coi trọng và phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên và các cá nhân có uy


tín trong cộng đồng dân cư cùng phối hợp tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo; kịp thời giải quyết các điểm nóng mới phát sinh ngay từ cơ sở nhằm ngăn ngừa có hiệu quả các mâu thuẫn phát sinh gây mất đoàn kết dẫn đến đơn thư khiếu kiện. Bốn là, tăng cường kiểm tra, đánh giá hiệu quả tiếp dân giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của đội ngũ cán bộ chuyên trách gắn với đánh giá trách nhiệm, hiệu quả trong công tác chỉ đạo giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của các cấp, nhất là những địa phương, đơn vị để xảy ra tình trạng khiếu kiện đông người, khiếu kiện vượt cấp để đánh giá nghiêm túc, đồng thời xem xét xử lý nghiêm minh đối với cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, không chấp hành nghiêm sự chỉ đạo của cấp trên về giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. Năm là, trong giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo cần tích cực thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, các địa phương, đơn vị cần bố trí cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất, kinh nghiệm làm công tác tiếp dân. Các vụ việc phức tạp, lãnh đạo, các địa phương, đơn vị cần trực tiếp làm công tác tiếp dân, lắng nghe ý kiến và chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo cho công dân cũng như khách du lịch. Trong qúa trình giải quyết khiếu nại, tố cáo cần tăng cường tiếp xúc với công dân cũng như khách du lịch nhằm tìm hiểu nguyên nhân, nguồn gốc phát sinh khiếu nại, tố cáo gắn với làm tốt việc thu thập chứng cứ, tài liệu làm căn cứ cho việc giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo. Sáu là, tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo gắn với thực hiện tốt các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng kịp thời với các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Thứ sáu, về việc xây dựng đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực du lịch

Ở CHDCND Lào hiện nay (năm 2014), Bộ Thông tin, văn hóa và Du lịch đã thành lập Trung tâm đào tạo ngành du lịch, do Bộ trưởng Bộ Thông tin, văn hóa và Du lịch chỉ đạo và Trung tâm này có nhiệm vụ lập kế hoạch giảng dạy cấp cao đẳng thời gian 3 năm gồm có các môn học như: môn dịch vụ lữ hành, dịch vụ điểm nghỉ ngơi, dịch vụ ăn uống, quản lý khách sạn… Để đáp ứng được nhu cầu của công tác đào tạo nhân viên du lịch, các bài học được thể hiện trên hành động thực tế và có

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/03/2023