Quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾVÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

-------***-------



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài Quản lý ngoại hối của Việt Nam trong bối 1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Đề tài:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Quản lý ngoại hối của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thảo

Quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập - 1

Lớp : Anh 11

Khoá : K 43

Giáo viên hướng dẫn :ThS Vũ Thị Hiền


Hà Nội, tháng 05/2008


LỜI NÓI ĐẦU‌


1. Tính cấp thiết của đề tài


Quản lý ngoại hối là một nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước trong việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ. Quản lý ngoại hối hiệu quả sẽ góp phần đáng kể trong việc cân bằng cán cân thanh toán, kiểm soát sức mua của đồng tiền, tận dụng nguồn vốn trong nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài… tạo điều kiện ổn định, phát triển kinh tế.

Trong giai đoạn hiện nay quản lý ngoại hối càng mang tính chiến lược và thời sự cao. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, vấn đề nợ nước ngoài của Argentina,...là những bài học quý giá cho các nhà quản lý kinh tế vĩ mô trong quản lý tiền tệ và kiểm soát ngoại hối. Việt Nam tuy không bị ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoản tài chính tiền tệ Châu Á như các quốc gia trong khu vực nhưng trong những năm qua chúng ta gặp không ít khó khăn trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, thương mại và đầu tư quốc tế. Cụ thể, cán cân thanh toán quốc tế chưa thực sự được cải thiện, giá trị VND không ổn định, nguồn vốn nước ngoài đang có nguy cơ giảm sút, thị trường ngoại tệ chợ đen còn phát triển mạnh, hiện tượng đô la hóa nền kinh tế, áp lực nợ nước ngoài gia tăng…Ngày nay vấn đề quản lý ngoại hối đã trở thành nỗi bức xúc không chỉ đối với những người trực tiếp kinh doanh tiền tệ mà đã lan ra nhiều chủ thể có hoạt động kinh doanh gắn liền với ngoại tệ

Quản lý ngoại hối là việc làm phức tạp do hoạt động quản lý ngoại hối luôn có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố khác của nền kinh tế vĩ mô. Các vấn đề vừa tác động lên nhau vừa ảnh hưởng lên mọi lĩnh vực, mọi ngành kinh tế: ổn định giá cả, hạn chế hay phát triển hiện tượng đô la hoá nền kinh tế, hiệu quả của công cuộc cải cách nền kinh tế, hoạt động ngoại thương, đầu tư quốc tế, vay mượn nước ngoài…Quản lý ngoại hối được xem là hữu hiệu khi nó phù hợp với nội dung của chính sách tiền tệ, và mục tiêu phát triển của nền kinh tế


Hơn nữa, việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và hội nhập sâu rộng cũng đồng nghĩa việc quản lý nhà nước về ngoại hối phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề mới mẻ và phức tạp. Các biến động trong khu vực và trên thế giới cũng như các cam kết song phương và đa phương trong lĩnh vực quản lý ngoại hối (thỏa thuận tăng trưởng và Giảm nghèo với IMF, cam kết trong Hiệp định thương mại Việt Mỹ, cam kết khi trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO…) đòi hỏi việc quản lý ngoại hối ngày càng linh hoạt, hợp lý và kịp thời.

Nhận thức được tầm quan trọng của yêu cầu trên, việc nghiên cứu quản lý ngọai hối nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện, phù hợp với những biến đổi trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam và thế giới là hết sức cần thiết và cấp bách. Xuất phát từ thực tế đó ―Quản lý ngoại hối của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập‖ được chọn làm đề tài nghiên cứu của khoá luận.

2. Mục đích nghiên cứu


Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận về quản lý ngoại hối, chính sách quản lý ngoại hối, khoá luận làm rõ chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam trong thời gian qua, và đánh giá hoạt động quản lý ngoại hối của chính phủ thông qua tác động của nó tới hoạt động của các ngân hàng thương mại, hoạt động xuất nhập khẩu, và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Từ đó đưa ra các định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới chính sách quản lý ngoại hối phù hợp với bối cảnh hội nhập của Việt nam

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là các quan điểm, các biện pháp Quản lý ngoại hối ở Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu: Quản lý ngoại hối chi phối đến tất cả các lĩnh vực, các hoạt động trong nền kinh tế. Những thay đổi trong quản lý ngoại hối không chỉ tác động đến chính sách tiền tệ mà còn ảnh hưởng đến chính sách kinh tế đối


ngoại, đến hoạt động sản xuất và chi phối lĩnh vực tiêu dùng, đến thương mại trong nước và quốc tế, đầu tư nội địa và vay mượn nước ngoài, thị trường chính thức và thị trường tự do, giá cả hàng hoá và giá trị tiền tệ..

Trong phạm vi giới hạn nhất định, khoá luận không nghiên cứu sâu tất cả các vấn đề trên mà chỉ tiếp cận hoạt động quản lý ngoại hối theo hướng quan sát, đánh giá tình hình quản lý ngoại hối của chính phủ qua các thời kỳ, đặc biệt trong giai đoạn từ năm 1989 đến nay, được thể hiện thông qua hoạt động của các NHTM, đến hoạt động ngoại thương, vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

4. Phương pháp nghiên cứu


Trong khi nghiên cứu khoá luận có sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê, dự báo, phân tích- tổng hợp, đối chiếu, so sánh. Các số liệu trong khoá luận tổng hợp từ các nghiên cứu đã được thực hiện các vấn đề có liên quan mà không qua kiểm sát và điều tra riêng. Trong khoá luận còn sử dụng các đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước để khái quát, hệ thống, khẳng định kết quả và đưa ra giải pháp.

5. Kết cấu của khoá luận


Khoá luận gồm 3 chương:


Chương I: Những lý luận cơ bản về quản lý ngoại hối

Chương II: Thực trạng quản lý ngoại hối ở Việt Nam những năm vừa qua Chương III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý

ngoại hối phù hợp với bối cảnh hội nhập


Em xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thạc sỹ Vũ Thị Hiền, người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho em trong thời gian qua. Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trường Đại học Ngoại thương đã cho em những kinh nghiệm bổ ích trong công tác nghiên cứu khoa học và trong quá trình hoàn thành luận văn.


CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI‌‌


1.1. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGOẠI HỐI


1.1.1 Khái niệm ngoại hối


Lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hoá gắn liền với việc không ngừng mở rộng quan hệ mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, lao động, công nghệ v.v…Các quan hệ này không chỉ bó hẹp trong phạm vi một lãnh, một quôc gia mà đã lan toả ra toàn cầu. Cùng với việc mở rộng phạm vi hoạt động, các nhà kinh doanh cũng không ngừng hoàn thiện phương tiện thanh toán, dự trữ. Bên cạnh công cụ chi trả cổ điển như vàng, bạc; ngày nay nhiều phương tiện thanh toán hiện đại đã được các quốc gia đưa vào sử dụng.Các phương tiện này gọi chung là ngoại hối.

Có nhiều quan điểm khác nhau về ngoại hối. Một số nhà kinh tế cho rằng ngoại hối là phương tiện thanh toán, dự trữ được thể hiện dưới dạng ngoại tệ bao gồm thương phiếu, chi phiếu, chứng từ có giá bằng ngoại tệ, số dư có trên tài khoản tiền gửi tại ngân hàng nước ngoài v.v.. Điểm đặc biệt của cách nhận định này là vàng, kim khí quý, đá quý không được xem là ngoại hối. Một số khác thừa nhận ngoại hối là toàn bộ tiền nước ngoài, phương tiện chi trả bằng ngoại tệ, chứng từ có giá bằng ngoại tệ, đá quý v..v Việc thừa nhận vàng bạc, đá qúy, có phải là ngoại hối hay không phụ thuộc rất nhiều vào khả năng chuyển đổi của đồng tiền. Đối với các đồng tiền có khả năng chuyển đổi thấp, vàng, bạc, đá qúy là một thành phần không thể thiếu trong ngoại hối. Với các đồng tiền mạnh có khả năng chuyển đổi cao vàng, bạc, đá quý thường được xem là hàng hoá có giá trị cao hơn là ngoại hối.

Theo Pháp lệnh ngoại hối của Việt Nam được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 30 tháng 12 năm 2005, Ngoại hối bao gồm:


- Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực;

- Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;

- Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;

- Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;

- Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.

Ngoại hối là một phần tài sản quốc gia; là phương tiện thanh toán quan trọng trong các giao dịch thương mại, đầu tư quốc tế; là yếu tố cực kỳ cần thiết, thường xuyên được chuyển đổi cho nhau nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh, đầu tư, chuyển tiền giữa các cá nhân, tổ chức, chính phủ của một quốc gia với các cá nhân, tổ chức chính phủ của các quốc gia khác hoặc với tổ chức quốc tế. Trong chuyển đổi, giá trị đồng tiền được tính toán, so sánh với nhau và được biểu hiện qua tỷ giá hối đoái.

1.1.2. Tỷ giá hối đoái


Tỷ giá là một trong những công cụ cơ bản của nhà nước trong quản lý và điều hành vĩ mô. Thông qua sự can thiệp vào tỷ giá trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, Nhà nước có thể điều chỉnh các hoạt động tài chính, tiền tệ nhằm đảm bảo các mục tiêu kinh tế nhất định trong từng thời kỳ. Nó là một bộ phận hữu cơ đặc biệt quan trọng của chính sách tiền tệ nói chung và chính sách quản lý ngoại hối nói riêng trong việc thực hiện hoạt động kinh tế quốc tế.


1.1.2.1 Khái niệm tỷ hối đoái


Theo quan điểm kinh tế học, tỷ giá hối đoái là phạm trù kinh tế quan trọng trong thương mại quốc tế, là công cụ đo lường giá trị tương đối giữa các đồng tiền và là phương tiện cạnh tranh hữu hiệu giữa các quốc gia trong thương mại, đầu tư quốc tế. Tỷ giá ảnh hưởng tới giá cả và tác động đến hoạt động kinh tế xã hội trong và ngoài nước.

Theo các nhà kinh doanh, tỷ giá hối đoái là sự so sánh mối tương quan giữa giá trị của hai đồng tiền phát sinh trong các hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu, đầu tư quốc tế, giao dịch tài chính quốc tế…Hoặc tỷ giá là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ của nước khác.

Trong khoá luận, tỷ giá được hiểu là giá cả của đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ nước khác.

1.1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá


Trong nền kinh tế thị trường, tỷ giá là một loại giá; nên nó được điều tiết bởi quan hệ cung cầu tiền tệ. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung cầu ngoại tệ là các yếu tố tác động đến tỷ gía hối đoái. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá bao gồm:

- Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ


Cầu ngoại tệ của một quốc gia bắt nguồn từ nhu cầu nhập khẩu và cung ngoại tệ xuất phát từ khả năng xuất khẩu của quốc gia đó. Nói cách khác cung cầu ngoại tệ của nền kinh tế được quyết định bởi kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ trong kỳ. Tỷ giá cân bằng khi cung cầu gặp nhau, tỷ giá sẽ biến đổi khi cung cầu ngoại tệ dao động. Nếu giá trị nhập khẩu tăng nhanh hơn mức giá trị xuất khẩu thì cầu ngoại tệ tăng nhanh hơn cung. Kết quả là tỷ giá lên giá. Và ngược lại khi cán cân thanh toán của quốc gia thặng dư, cung ngoại tệ trong nền kinh tế dồi dào sẽ tạo áp lực ép tỷ giá giảm.

- Chuyển tiền một chiều


Các giao dịch chuyển tiền một chiều bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, chuyển lợi nhuận, trả lãi, thanh toán tiền thuê, kiều hối … Các hoạt động này tạo nên các luồng tiền chuyển ra hoặc vào quốc gia, làm thay đổi cung cầu ngoại tệ và tác động đến tỷ giá hối đoái. Nếu một quốc gia có khoản chuyển tiền vào trong nước, cung ngoại tệ sẽ tăng. Kết quả là bản tệ lên giá. Ngược lại, các quốc gia có số khoản tiền ròng ra quốc tế cầu ngoại tệ của các nước này sẽ tăng và bản tệ giảm giá.

- Đầu tư quốc tế


Đầu tư nước ngoài gồm các khoản đầu tư trực tiếp và các khoản đầu tư gián tiếp quốc tế. Các giao dịch này tạo nên nguồn cung cầu ngoại tệ cho nền kinh tế thông qua hoạt động chuyển và thu hồi vốn đầu tư, chuyển tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận về nước sau một chu kỳ kinh doanh; tiền gửi tại ngân hàng nước ngoài hoặc tiền gửi ngoại tệ của người không cư trú…

Khi nhận được các khoản đầu tư nước ngoài, cung ngoại tệ của một nước sẽ tăng. Ngược lại, khi các nhà đầu tư trong nước chuyển vốn ra nước ngoài kinh doanh, cầu ngoại tệ của quốc gia chuyển vốn sẽ tăng. Vì vậy trong điều kiện các nhân tố khác không đổi giá trị bản tệ của một quốc gia sẽ tăng nếu quốc gia đó có luồng vốn đầu tư ròng vào trong nước; và bản tệ của một quốc gia sẽ giảm khi quốc gia này có khoản đầu tư ròng ra nước ngoài.

Bên cạnh tác động của lượng vốn đầu tư, tỷ giá hối đoái còn bị ảnh hưởng bởi tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư, cũng như độ rủi ro của các nước nhận vốn đầu tư.

-Lạm phát


Trong trờng hợp lạm phát xảy ra ở một nứơc thì đồng tiền nước này sẽ giảm giá đối ngoại với tỷ lệ tương đương với tỷ lệ lạm phát. Trong trường hợp lạm phát xảy ra ở hai nước thì đồng tiền của một nước sẽ giảm giá nếu tỷ lệ lạm

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 08/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí