Khởi Đầu Của Đổi Mới Và Hội Nhập Là Nhận Thức Lại Mĩ Học Mác-Lênin. 3.tiếp Thu Có Chọn Lọc Lý Luận Văn Học Nước Ngoài.

các phần nội dung trong VB trong các ví dụ trên, cụ thể là ví dụ (82), phát ngôn chứa từ nối như vậy có phạm vi liên kết với 20 phát ngôn trước đó (tương ứng với 9 đoạn văn); trong ví dụ (83), từ nối như vậy là cũng có phạm vi liên kết với 20 phát ngôn trước đó (tương ứng với 6 đoạn văn). Còn ở phạm vi liên kết với toàn bộ VB, chẳng hạn như ở ví dụ (79) từ nối quả vậy có phạm vi liên kết với toàn bộ VB, cụ thể là 88 phát ngôn (tương ứng với 19 đoạn văn). Hoặc trong tiếng Anh, ở ví dụ (86) từ nối in general liên kết với 4 đoạn văn trước, khép lại tiểu chủ đề: problem-solving competence in cognitive-learning - context of understanding (năng lực giải quyết vấn đề trong nhận thức - bối cảnh nhận thức).

(iii) Chủ ngôn và kết ngôn theo quan hệ 1 : n (n ≥ 2)

Kiểu liên kết này chiếm tỷ lệ thấp nhất trong cả hai ngôn ngữ. Mối quan hệ liên kết này trong tiếng Việt chỉ là 2,7%; còn ở tiếng Anh, tỷ lệ này cũng chỉ là 5,2% trong tổng số các mối liên kết của từ ngữ nối này trong VB được khảo sát. Do vậy, đây không phải là mô hình phổ biến. Đi vào chi tiết, mô hình liên kết của mối quan hệ này như sau:

(5) Mô hình 1: A1 → r B1 r B2

Các thành tố của mô hình liên kết này gồm:

(1 chủ ngôn + từ ngữ nối + kết ngôn 1+ từ ngữ nối + kết ngôn 2)

Trong mô hình này, chỉ có một phát ngôn giữ vai trò là chủ ngôn, là tiền đề, xuất phát điểm cho sự liên kết. Nhưng ở kết ngôn có 2 phát ngôn đóng vai trò duy trì mối liên kết và đó là 2 kết luận: một kết luận bộ phận và một kết luận chung.

(87) Đối với Trung Quốc, nguyên nhân gây ra nợ xấu của Trung Quốc chính là cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, khi hoạt động của các Ngân hàng thương mại Nhà nước chỉ như những cơ quan hành chính, có nhiệm vụ cho vay theo chỉ định cho các công ty và dự án Nhà nước vốn làm ăn kém hiệu quả, thậm chí thua lỗ (1). Vì thế, quá trình xử lý nợ xấu ở Trung Quốc gắn trực tiếp với các biện pháp cải cách được thực hiện bởi Chính phủ nhằm chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường (2). Chính vì vậy, nước này áp dụng phương pháp định giá nợ xấu theo giá trị sổ sách (3). [V29: tr.68]

(88) Trước kia người Dao Đỏ thường quan niệm con người có hai phần không thể tách rời, đó là phần hồn và phần xác, nếu hồn lìa khỏi xác lâu ngày sẽ làm cho cơ thể bị ốm, trường hợp hồn đi không về thì người bị chết, khi chết hồn sẽ biến thành ma. Bởi vậy,

họ suy xét rằng, trong thế giới ma quỷ cũng tồn tại tổ tiên, thần linh và ma ác. Vì thế, con người phải biết thờ cúng tổ tiên và các thần linh, đồng thời chú trọng những nghi lễ như: làm phép để cầu hồn, xin những ma lành phù hộ, phòng trừ các ma ác làm hại. [V45: tr.755]

(89) Etymologically, both terms evoke the original meaning of the root meaning “apt, adequate, able, meaningful”. Thus, summarily, competency is a subjectively represented competence. Competence is therefore a predominantly subjective and personality-oriented characteristic of human activities, while competency is preeminently subjective and social. [E48: p.72] (Về mặt từ nguyên học, cả hai thuật ngữ đều gợi lên ý nghĩa ban đầu của từ gốc có nghĩa là có khả năng, đầy đủ, có thể, có ý nghĩa. Vì vậy, cuối cùng, năng lực là một khả năng được thể hiện một cách chủ quan. Do đó, năng lực là một đặc tính nổi bật mang tính khách quan và định hướng tính cách của các hoạt động của con người, trong khi năng lực mang tính xã hội và chủ quan.)

(iv) Chủ ngôn - kết ngôn theo quan hệ n : n (n ≥ 2)

Trong tổng số các mối liên kết của từ ngữ nối loại này trong VB, kiểu liên kết kết này chiếm 8,5% (trong tiếng Việt) và 9,7% (trong tiếng Anh). Mặc dù chiếm ty lệ không nhiều nhưng mối quan hệ giữa chủ ngôn và kết ngôn theo quan hệ n : n có các mô hình liên kết khá đa dạng. Cụ thể, chúng gồm có 3 mô hình liên kết sau:

(6) Mô hình 1: A1 A2 → r B1 r B

Các thành tố của mô hình liên kết này gồm:

(2 chủ ngôn + từ ngữ nối + kết ngôn 1+ từ ngữ nối + kết ngôn 2)


(7) Mô hình 2: A1 A2 A3 → r B1 r B

Số lượng thành tố của mô hình liên kết này gồm:

(3 chủ ngôn + từ ngữ nối + kết ngôn 1 + từ ngữ nối + kết ngôn 2)


(8) Mô hình 3: A1 A2 A3... → r B1 r B

Số lượng thành tố của mô hình liên kết này gồm:

(n chủ ngôn + từ ngữ nối + kết ngôn 1+ từ ngữ nối + kết ngôn 2)

Như vậy, 3 mô hình trên chỉ khác nhau về số lượng phát ngôn đóng vai trò là chủ ngôn, còn số lượng phát ngôn đóng vai trò kết ngôn đều là 2.

Mặc dù đây không phải là các mô hình phổ biến nhưng lại là những mô hình khá đặc trưng của từ ngữ nối này trong cả tiếng Việt và tiếng Anh bởi chúng thể hiện khả năng và phạm vi liên kết rất lớn của từ ngữ nối này: không chỉ liên kết giữa hai phát ngôn mà còn có khả năng liên kết trải dài với các phần, các đoạn của VB. Cụ

thể, trong mô hình này sẽ có từ 2, 3 hoặc rất nhiều phát ngôn giữ vai trò là chủ ngôn, là tiền đề, xuất phát điểm cho sự liên kết. Nhưng tương ứng ở kết ngôn không chỉ là sự hiện diện của 1 phát ngôn mà là 2 phát ngôn đóng vai trò duy trì mối liên kết. Nói cách khác, ở kết ngôn bao gồm 2 kết luận: một kết luận bộ phận và một kết luận chung. Ví dụ:

(90) Với sự vận dụng đó, để bảo vệ an ninh quốc gia hiện nay, chúng ta phải thường xuyên đấu tranh với các loại đối tượng sau đây:

Thứ nhất....Thứ hai...Thứ ba..... Thứ tư....

Tóm lại, vấn đề xác định “đối tượng”, “đối tác”trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia là một vấn đề rất hệ trọng và nhạy cảm. Vì vậy, cần phải có một cái nhìn khách quan, toàn diện, khoa học. [V50: tr.42]

(91) Importantly, the concept of competence is associated pre-eminently with “untapped potential abilities” leading to the carrying out of effective activities; they relate to the “emotional aspect of the actions of the individual” and “give meaning to those actions”. The concept of competency on the other hand is more pragmatically oriented; this is what makes possible the practical implementation of one‟s competence. It can be described by being able to tell “how to relate knowledge and situations” rather than being able to tell that knowledge and situations are related. Etymologically, both terms evoke the original meaning of the root meaning “apt, adequate, able, meaningful.” Thus, summarily, competency is a subjectively represented competence. Competence is therefore a predominantly subjective and personality-oriented characteristic of human activities, while competency is preeminently subjective and social. [E1: p.72] (Điều quan trọng là, khái niệm về năng lực được liên kết trước với các khả năng tiềm năng chưa được khai thác, dẫn đến việc thực hiện các hoạt động hiệu quả; chúng liên quan đến khía cạnh cảm xúc của những hành động của các hành động của từng cá nhân và phạm vi có ý nghĩa đối với những hành động đó. Mặt khác, năng lực khái niệm được định hướng thực tế hơn; đây là những gì có thể thực hiện thực tế của một năng lực. Nó có thể được mô tả bằng cách có thể nói với cách thức liên quan đến kiến thức và tình huống, thay vì có thể nói rằng sự hiểu biết và các tình huống có liên quan. Về mặt từ nguyên học, cả hai thuật ngữ đều gợi lên ý nghĩa ban đầu của từ gốc có nghĩa là "có năng lực, đầy đủ, có thể, có ý nghĩa. Vì vậy, cuối cùng, năng lực là một khả năng được thể hiện một cách chủ quan. Do đó, năng lực là một đặc tính chủ yếu phụ thuộc và định hướng tính cách của các hoạt động của con người, trong khi năng lực là chủ quan và xã hội.)

Trong hai ví dụ trên, từ nối tóm lại (trong ví dụ 90) và thus, summarily (trong ví dụ 91) có tác dụng nối kết với các phát ngôn trước bằng sự tổng kết lại toàn bộ nội dung đã trình bày trong nhiều đoạn văn, nhiều phát ngôn trước đó. Nhưng sự tổng kết này, xét trong quan hệ với phát ngôn tiếp theo, thì lại là luận cứ cho kết quả rút ra từ chính luận cứ của câu trước đó. Trong đó, các từ nối tóm lại thus, summarily lại đóng vai trò là những kết tố lập luận.

(92) Trước sự tác động của những nhân tố trên đây, đổi mới và hội nhập là quy luật tất yếu của văn học nghệ thuật Việt Nam trong thời đại ngày nay.

2. Khởi đầu của đổi mới và hội nhập là nhận thức lại Mĩ học Mác-Lênin.... 3.Tiếp thu có chọn lọc lý luận văn học nước ngoài...

4. Đổi mới phương pháp nghiên cứu phê bình văn học...

Quả vậy, tiến trình lý luận văn học nhân loại đã đi qua những chặng đường dài, văn học đã được xem xét trong nhiều mối quan hệ để tìm ra bản chất. [V24: tr.79]

Hoặc trong tiếng Anh:

(93) [...] In conclusion, the verification of the empirical distribution of the results of the group formation test shows that the empirical data in both the experimental and control groups are normally distributed. Consequently, there is a requirement for further testing using parametric methods. [E1: p.77] (Để kết luận lại, việc xác minh phân loại theo kinh nghiệm về kết quả của thử nghiệm thành lập nhóm cho thấy dữ liệu thực nghiệm trong cả hai nhóm thử nghiệm và nhóm kiểm soát thường được phân loại. Do đó, buộc phải thử nghiệm thêm bằng các phương pháp tham số.)

Như vậy, ở mô hình liên kết này, vai trò chức năng của từ ngữ nối có sự thay đổi cả ở trong tiếng Việt và tiếng Anh: chúng vừa đóng vai trò là kết ngôn của mối quan hệ này nhưng xét trong mối quan hệ với các câu đi sau chúng lại đóng vai trò là chủ ngôn, là tiền đề cho một mối liên kết khác.

3.1.4. Một số nhận xét chung về các mối quan hệ liên kết của từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết

Dưới đây là bảng tổng hợp các mối quan hệ liên kết giữa chủ ngôn (CN) và kết ngôn (KN) của từ ngữ nối này trong các VBKHXHTV và VBKHXHTA đã trình bày.

Bảng 3.1: Từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết trong mối quan hệ giữa chủ ngôn và kết ngôn ở các VBKHXHTV và VBKHXHTA


STT

Mối quan hệ

giữa chủ ngôn và kết ngôn

TNN tiếng Việt

TNN tiếng Anh

Số lượng

Tỉ lệ %

Số lượng

Tỉ lệ %

1.

CN: KN theo quan hệ 1:1

154

35,2%

193

35,9%

2.

CN: KN theo quan hệ 1:n

12

2,7%

28

5,2%

3.

CN: KN theo quan hệ n:1

234

53,6%

265

49,2%

4.

CN: KN theo quan hệ n:n

37

8,5%

52

9,7%

Tổng


437

100%

538

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Đối chiếu từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết tiếng Việt và tiếng Anh Trên cơ sở các văn bản khoa học xã hội - 17

Bảng kết quả cho thấy hầu hết mối quan hệ liên kết của từ ngữ nối này trong cả hai ngôn ngữ đều thuộc mối quan hệ n:1 và 1:1 là chủ yếu. Trong đó, tần suất xuất hiện của mối liên kết theo quan hệ n:1 chiếm tỉ lệ lớn nhất (tiếng Việt: 53,6% và tiếng Anh: 49,2%), tiếp đến là quan hệ 1:1 (tiếng Việt: 35,2% và tiếng Anh: 35,9%).

Còn tần suất xuất hiện của mối liên kết theo quan hệ n:n khá ít (chỉ là 8,5%, trong tiếng Việt và 9,7% trong tiếng Anh), quan hệ 1: n chiếm tỉ lệ thấp nhất trong cả hai ngôn ngữ (tiếng Việt: 2,7% và tiếng Anh: 5,2%). Điều này phản ánh đặc trưng của các VBKH, cụ thể là các nghiên cứu khoa học: những kết quả, kết luận hay những nhận định thường được rút ra trên cơ sở của rất nhiều chứng cứ, luận cứ. Điều này có tác dụng tạo ra tính chặt chẽ, logic của VBKH. Và chính điều này đã góp phần tạo nên sự liên tục, liền mạch, đặc biệt là tính chính xác của VB.

Tuy nhiên, sự phân chia các mối quan hệ liên kết này chỉ mang tính tương đối và ở trạng thái tĩnh để chúng ta xem xét. Trong thực tế, có những kết luận, nhận định là sự khái quát của toàn VB, trên cơ sở của toàn VB mới rút ra kết luận cuối cùng. Do đó, trong trường hợp này, cả VB mới tương ứng một mối quan hệ.

Kết quả trên còn cho thấy các mô hình liên kết của từ ngữ nối này khá đa dạng. Qua khảo sát, chúng tôi đã nhận diện được tổng số 8 mô hình liên kết của từ ngữ nối này trong các VB. Mặc dù đi sâu vào chi tiết trong các VB cụ thể có thể còn có những mô hình liên kết khác của 4 mối quan hệ trên, nhưng đây là những mô hình cơ bản thể hiện sự liên kết của nhóm từ ngữ nối này. Các mô hình liên kết này cho thấy rò mối quan hệ đối ứng giữa chủ ngôn và kết ngôn là rất linh hoạt, bởi vì số lượng các phát ngôn tham gia vào từng bên là không đều nhau và điều này sẽ phụ thuộc vào

từng mối quan hệ liên kết cụ thể của chúng ở trong VB.

126

Là nhóm từ ngữ nối có độ liên kết mạnh nên từ ngữ nối theo phạm trù này có khả năng liên kết với những phát ngôn ở rất xa, không chỉ là liên kết giữa 2 phát ngôn (phát ngôn chứa nó với phát ngôn trước nó) mà còn có khả năng liên kết giữa các đoạn văn và thậm chí với toàn bộ VB. Chẳng hạn, nó liên kết giữa các mục, các phần xuyên suốt giữa các đoạn văn với nhau trong VB với khoảng cách hàng chục trang với vô số các phát ngôn khác nhau và tạo thành một chỉnh thể thống nhất trong toàn bộ VB.

Sự có mặt của các từ ngữ nối này có tác dụng làm sáng rò hơn mối quan hệ giữa các phát ngôn với nhau và khiến mối quan hệ giữa chúng càng chặt chẽ hơn. Điều này quan trọng đặc biệt đối với VBKH - loại VB đòi hỏi sự chặt chẽ về mặt logic, nghĩa là phản ánh đúng sự tồn tại, vận động của hiện thực như nó vốn có; giữa các phát ngôn phải có sự thống nhất về các ý, phải có sự nối tiếp, quan hệ chặt chẽ với nhau và diễn ra theo đúng quy luật nhận thức và tư duy của con người. Vì vậy, việc sử dụng từ ngữ nối này trong VBKH là rất cần thiết và quan trọng.

Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu giá trị liên kết về mặt ngữ dụng của những từ ngữ nối này thông qua giá trị lập luận mà chúng thể hiện.

3.2. ĐỐI CHIÊU ĐẶC ĐIỂM LẬP LUẬN CỦA TỪ NGỮ NỐI BIỂU THỊ Ý NGHĨA KẾT QUẢ, TỔNG KẾT TRONG CÁC VBKHXHTV VÀ VBKHXHTA

3.2.1. Giá trị liên kết của từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết trong VBKH có tác dụng tạo ra quan hệ lập luận cho văn bản

Chúng ta đều biết bản thân mỗi từ ngữ nối nói chung đã mang sẵn ý nghĩa chỉ quan hệ trong VB. Chẳng hạn, từ ngữ nối thể hiện sự tương phản, trái ngược: nhưng, tuy, mặc dù, trái ngược với...; từ ngữ nối thể hiện sự giải thích, minh hoạ cho điều vừa trình bày: ngoài ra, bên cạnh đó, nghĩa là, chẳng hạn... Từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết cũng vậy. Đó là những từ ngữ nối thể hiện kết quả hoặc chỉ ra sự đánh giá chung có ý nghĩa tổng kết, khái quát: vì vậy, cho nên, như vậy, tóm lại, nhìn chung.... Xét về bản chất, trong hai thành phần của mối liên kết mà từ ngữ nối này thể hiện (tức là giữa chủ ngôn và kết ngôn), chúng luôn liên kết với nhau theo những quy tắc, trật tự nhất định, trong đó các phát ngôn giữ vai trò là chủ ngôn có thể là điều kiện, giả thiết, nguyên nhân, tiền đề, làm căn cứ rút ra kết luận hoặc đánh giá mang tính tổng kết, khái quát. Còn phát ngôn chứa từ ngữ nối mang nghĩa kết quả, tổng kết giữ vai trò là kết ngôn, là kết luận hoặc đánh giá mang tính tổng

kết, khái quát, và nó chính là hệ quả tất yếu được suy ra từ các luận cứ nói trên, đây cũng chính là cái luận cứ hướng tới. Có thể nói, điều này cũng cho thấy rò đặc trưng liên kết hồi quy của nhóm từ ngữ nối này (liên kết với phần trước của VB).

Từ việc xác định các mô hình liên kết trên, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng các từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết có tác dụng tạo ra giá trị lập luận cho văn bản. Theo Diệp Quang Ban, trong các VBKH, cụ thể là trong việc trình bày các ý kiến, ―người ta có thể từ ý kiến này rút ra ý kiến khác bằng những suy lý. Việc đưa ra những luận cứ (căn cứ để lập luận) nhằm đạt đến một kết luận nào đó (mang tính thuyết phục) được gọi là lập luận‖ [3: 321-322]. Cũng theo Diệp Quang Ban [3: 359], quan hệ lập luận thường sử dụng các phương tiện từ ngữ như kiểu nguyên nhân, kiểu điều kiện, kiểu nghịch đối, mà đã có nguyên nhân thì phải có kết quả (hoặc hệ quả) đi kèm. Nguyên nhân - kết quả luôn song hành với nhau. Vì vậy, trong VBKH, các từ ngữ nối chỉ kết quả, tổng kết đóng vai trò như là ―kết tố‖ định hướng lập luận hay chỉ dẫn lập luận, trong khi lập luận giữ vai trò hết sức quan trọng đối với các VBKH. Mặc dù nhóm từ ngữ nối này không thực hiện chức năng định danh, nghĩa là chúng không giúp chúng ta hình dung tới một sự vật, đối tượng, hoạt động hay đặc điểm, tính chất... cụ thể nào đó trong hiện thực khách quan, nhưng chúng lại có vai trò rất quan trọng để người nói thực hiện hành vi ngôn ngữ của mình, trong đó có lập luận. Trên cơ sở những lý lẽ, những luận cứ cho phép đưa ra hoặc chấp nhận những kết luận, tổng kết nào đấy mà người nói muốn đạt tới bởi vì một trong những phương thức của suy luận là từ nguyên nhân, tiền đề suy ra kết quả. Điều này diễn tả mạch lập luận theo góc nhìn tư duy logic của người nói. Chẳng hạn, so sánh 2 ví dụ sau:

(94) Cơ cấu du lịch lao động du lịch của thành phố phân theo từng lĩnh vực được tăng lên theo các năm (từ 2011-2017). [V41: tr.16]

(95) Như vậy, cơ cấu du lịch lao động du lịch của thành phố phân theo từng lĩnh vực được tăng lên theo các năm (từ 2011-2017). [V41: tr.16]

Ở 2 ví dụ trên, mặc dù cùng đề cập đến một sự việc, nhưng sự khác nhau giữa hai phát ngôn ở chỗ: ở ví dụ (94), người nói chỉ miêu tả sự việc theo những gì mà mình quan sát được, nhưng ở ví dụ (95), người nói ngoài việc miêu tả sự việc, còn thể hiện sự đánh giá của mình về sự việc và nêu mối quan hệ giữa các sự việc đó. Mối quan hệ này được thể hiện thông qua từ ngữ nối như vậy. Nghĩa là ở đây, tác giả sử dụng từ ngữ nối như vậy để ngầm diễn đạt rằng nội dung mệnh đề đó là kết luận

được rút ra từ những kiểm nghiệm, chứng cứ rò ràng nên có tính chắc chắn, giá trị cam kết cao. Như vậy, rò ràng từ ngữ nối loại này có chức năng như là ―kết tố‖ hay

―tác tử‖ trong việc định hướng lập luận và thể hiện mối liên hệ của lập luận.

Dưới đây, luận án sẽ làm rò hơn giá trị và chức năng của loại từ ngữ nối này thông qua giá trị lập luận mà chúng thể hiện.

3.2.2. Đặc điểm lập luận của từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết

Như phần trên đã chỉ ra, chức năng nổi bật của từ ngữ nối mang nghĩa kết quả, tổng kết là chức năng liên kết, là tạo ra giá trị về mặt liên kết. Điều này thể hiện ở việc chúng liên kết những điều ở phía trước đã được nói ra (chủ ngôn). Nếu như không có chủ ngôn thì cũng không có kết ngôn, trong đó các luận cứ trong chủ ngôn quyết định cách sử dụng từ nối này. Đây là ý nghĩa logic hình thức của mối quan hệ giữa chủ ngôn và kết ngôn và đó là đặc tính khách quan. Về mạch logic VB, các từ ngữ nối này có vai trò rất quan trọng: báo hiệu rằng phát ngôn sau là hệ quả của một nguyên nhân, tiền đề nào đó của phát ngôn trước trong VB; nghĩa là báo hiệu mối quan hệ giữa các phát ngôn và những cái bên ngoài phát ngôn: báo hiệu sự việc xảy ra ở phát ngôn sau bắt nguồn từ một nguyên cớ đã được đề cập đến, hoặc sự việc xảy ra là lý do giải thích cho hệ quả. Trong khi đó, ý nghĩa lập luận của toàn phát ngôn thông qua từ ngữ nối này lại giúp người tiếp nhận hiểu được đích giao tiếp của phát ngôn. Có thể nói, nghĩa liên kết của từ ngữ nối này là nghĩa logic hình thức kèm theo nghĩa tình thái, tức là nghĩa lập luận do chính người viết lựa chọn.

Trong các VBKHXHTV cũng như VBKHXHTA, khi muốn trình bày, miêu tả một nội dung, một sự kiện hay một vấn đề nào đó, người viết thường không chỉ dừng lại đơn thuần ở việc miêu tả mà thông qua đó luôn luôn nhằm hướng tới một điều gì đó nằm ngoài những nội dung được miêu tả. Điều bên ngoài ấy có thể là thái độ, sự đánh giá hay hành động nào đó cần thực hiện. Nói cách khác, điều mà tác giả hướng tới là một kết luận, một nhận định được đúc rút ra thông qua sự miêu tả đó. Như vậy, để đi đến một kết luận, hình thành nên kết luận rò ràng phải có các thông tin đóng vai trò là các lý lẽ và luận cứ. Và đây chính là một quy trình của lập luận. Lập luận càng chặt chẽ, logic thì VB càng có sức thuyết phục người đọc.

3.2.2.1. Từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết là kết tử của lập luận (phương tiện chỉ dẫn lập luận)

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí