13. Trần Ngọc Hiên (2007), Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Cộng sản, số 6 /2007.
14. Nguyễn Hưng, Quản trị công ty - Tiến tới lành mạnh hóa môi trường hoạt động và phát triển doanh nghiệp, Tạp chí chứng khoán, số 5,6/2006.
15. Nguyễn Thị Lan Hương, Một số so sánh về công ty cổ phần theo Luật Công ty Nhật Bản và Luật Doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, số 25/2009, tr.87-93.
16. Cao Đình Lành, Minh bạch và công khai hóa thông tin trong công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, Tạp chí Khoa học, số 2 (36)/2007, tr.115.
17. Cao Đình Lành, Xung đột các nhóm lợi ích trong công ty cổ phần, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 3/2007, tr.22.
18. Hoàng Thế Liên (chủ biên) (2001), Luật Doanh nghiệp – Những điểm mới và một số vấn đề đặt ra trong cơ chế thi hành, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19. Luật Nhật Bản, Tập II: 1997-1998 (2000), Nxb Thanh Niên.
20. Ngân hàng phát triển Châu Á, Bộ hướng dẫn thông lệ tốt nhất về quản trị công ty ở Việt Nam, Bản trình lên Chính phủ Việt Nam ngày 19 tháng 10 năm 2001, Dự án TA 3353-VIE.
21. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo về Luật Kinh tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
Có thể bạn quan tâm!
- Nhìn Lại Chế Độ Quản Lý Nội Bộ Của Dnnn Và Ảnh Hưởng Của Nó Tới Thực Trạng Quản Lý Các Công Ty Cổ Phần Hóa Từ Dnnn.
- Nhận Xét Chung Về Thực Trạng Quản Lý Ctcp Tại Việt Nam Hiện Nay
- Quản lý Công ty cổ phần theo quy định của pháp luật Việt Nam: Thực trạng và giải pháp - 12
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
22. Phạm Duy Nghĩa (chủ biên), So sánh pháp luật về quản trị doanh nghiệp của một số nước trên thế giới – Bài học kinh nghiệm và kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật công ty ở Việt Nam, Đề tài đặc biệt cấp Quốc gia, Mã số: QG 04.23.
23. Ngô Viễn Phú (2004), Nghiên cứu so sánh quản lý công ty cổ phần theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Luận án tiến sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
24. Mai Thận Thực (2001), Luận về sự vận hành của cơ cấu quản lý công ty hiện đại, Nxb Pháp Chế, Trung Quốc.
25. Đậu Anh Tuấn (2004), Quản lý, điều hành trong công ty cổ phần ở Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ luật học, Hà Nội.
26. Nguyễn Viết Tý, Luật so sánh và thực tiễn xây dựng Luật Doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 4/2007, tr.66.
TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI
27. Henry Hansmann and Reinier Kraakman (1999), The Essential Role of Organization Law, Berkeley Program in Law and Economics.
28. Henry Hansmann, Reinier Kraakman (2001), The End of History for Corporate Law, Georgetown Law Journal.
29. OECD (2004), OECD Principles of corporate governance.
30. George Shenoy and Pearlie Koh (2001), Corporate Governance in Asia: Some Developments, Asia Business Law Review, No.31, January 2001.
CÁC TRANG WEB
31. Trang Web của tạp chí Cộng sản
http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=4&news_ID=3435467
32. Trang Web của Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam http://dddn.com.vn/7330cat86/phuong-an-tang-von-cua-vipco-nha-dau-tu-can- rong.htm
33. Trang web của Tạp chí nghiên cứu lập pháp điện tử
http://www.nclp.org.vn/nha_nuoc_va_phap_luat_/cong_ty_co_phan_mot_co_dong.
PHỤ LỤC
Vụ: Huỳnh Văn Quảng kiện CTCP Sản xuất Dịch vụ Xuất Nhập Khẩu Từ Liêm. (Án kinh tế số 39 ngày 04/03/2005. Tòa Phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội) về việc triệu tập họp ĐHĐCĐ không đúng trình tự theo quy định của pháp luật.
Theo bản án sơ thẩm, nội dung vụ án như sau:
Ngày 25/03/2004, Ông Huỳnh Văn Quảng và ông Nguyễn Huy Mạnh là hai cổ đông CTCP Sản xuất Dịch vụ Xuất Nhập khẩu Từ Liêm (CTCP Từ Liêm) có đơn khởi kiện đề nghị Tòa án hủy biên bản và nội dung cuộc họp ĐHĐCĐ công ty vào ngày 30/12/2003 vì tiến hành họp không đúng trình tự, thủ tục luật định. Nội dung cuộc họp có nhiều điểm vi phạm pháp luật.
Các nguyên đơn trình bày căn cứ đề nghị Tòa án giải quyết đơn khởi kiện như sau:
- Về thủ tục triệu tập đại hội: (i) Không có cuộc họp của HĐQT về việc triệu tập họp ĐHĐCĐ ngày 30/12/2003. Việc triệu tập đại hội không dựa trên bất cứ một cơ sở pháp lý nào mà vẫn được tiến hành; (ii) Giấy mời họp gửi không đúng thời gian theo quy định của pháp luật. Như ông Quảng và ông Mạnh nhận được giấy vào ngày 27/12/2003, chỉ trước ba ngày diễn ra họp đại hội; (iii) Các tài liệu gửi kèm theo giấy mời họp, như dự kiến các chỉ tiêu kinh tế và tài chính năm 2003, không đúng với quy định. Nếu là báo cáo tài chính, phải gồm ba tài liệu kèm theo là Báo cáo tài chính, Bảng cân đối tài khoản, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Tại trang 10 bản dự thảo báo cáo có nhiều lời lẽ vu khống cổ đông công ty là ông Huỳnh Văn Quảng. Đề nghị Tòa làm rõ hành vi vu khống này. Một số người không phải là cổ đông công ty nhưng vẫn đến dự họp như bà Trần Thị Thu, trú tại 158 Trấn Vũ, Hà Nội; Ông Huỳnh Văn Thắng, trú tại 24 Chùa Vua, Hà Nội.
- Về quá trình đại hội: Nội dung cuộc họp có đưa ra nghị quyết công nhận Nghị quyết cuộc họp ngày 08/09/2003 của Đại hội cổ đông là đúng pháp luật, trong khi đó Đại hội này đang được Tòa án xem xét theo đơn khởi kiện của một số cổ
đông. Trong thông báo số 05/TB-HĐQT ngày 07/01/2004 có nêu rằng, về dự Đại hội còn có: đại diện ban đổi mới doanh nghiệp thành phố, đại diện Chi cục tài chính doanh nghiệp,…những đại diện này đến dự là sai. Còn nếu không có đại biểu mà lại ghi trong thông báo thì cũng sai. Một số vấn đề về biểu quyết, bỏ phiếu HĐQT, BKS không theo quy định của pháp luật. Ví dụ, trong thông báo có ghi ông Kim Ngọc Luân đạt tỷ lệ 78,26% vốn điều lệ là sai, mà phải ghi số người biểu quyết tương ứng với số % vốn điều lệ. Đại hội tạm chia cổ tức năm 2003 không đúng với quy định. Luật không cho phép được tạm chia cổ tức. Đại hội biểu quyết thông qua từng chương, điều của Điều lệ Công ty không đúng với quy định của pháp luật. Trình tự, chương trình Đại hội bị đảo lộn, không đúng với trình tự trong giấy mời họp đã gửi cho các cổ đông.
Phía bị đơn có ý kiến về lời trình bày của nguyên đơn như sau:
- Về thủ tục triệu tập đại hội: Ngày 18/12/2003, HĐQT công ty đã họp và quyết định triệu tập ĐHĐCĐ vào ngày 30/12/2003. Đại hội có đầy đủ năm thành viên của HĐQT tham dự. Ông Huỳnh Văn Quảng là thành viên của HĐQT nhưng đã bị Đại hội cổ đông ngày 08/09/2003 bãi miễn. Do vậy ông Quảng không còn là thành viên trong HĐQT nữa. Về giấy mời họp, công ty gửi cho ông Nguyễn Huy Mạnh theo địa chỉ đã đăng ký tại công ty. Còn địa chỉ của ông Huỳnh Văn Quảng ở 58 Trấn Vũ do ông Quảng có điện thoại cho cán bộ phòng hành chính công ty (bà Thu) nói rằng giao dịch tại địa chỉ này cho tiện. Giấy mời được gửi vào ngày 22/12/2003 bằng chuyển phát nhanh qua bưu điện. Do không có người nhận, bưu điện đã hoàn lại vào ngày 22/12/2003. Sau đó công ty đã trực tiếp chuyển cho ông Thắng (được ông Quảng đồng ý) nhận ngày 26/12/2003. Tài liệu kèm theo giấy mời có dự kiến báo cáo các chỉ tiêu kinh tế và tài chính 2003. Đây mới chỉ là dự kiến vì năm 2003 chưa kết thúc niên độ nên chưa được duyệt quyết toán của cơ quan thuế. Việc công ty nêu trong báo cáo tại trang 10 là hoàn toàn đúng sự thật vì hiện nay ông Quảng còn nợ công ty hơn 500 triệu đồng. Trước khi họp Đại hội, bà Trần Thị Thu (vợ ông Quảng) có xuất trình hợp đồng chuyển nhượng cổ phiếu của ông Hoài Nam. Còn ông Huỳnh Văn Thắng (em
ruột ông Quảng) có xuất trình giấy ủy quyền của bà Diệu Phương. Do vậy, công ty chấp nhận để bà Thu, ông Thắng vào dự Đại hội.
- Về nội dung Đại hội: Trong Đại hội ngày 30/12/2003 có đưa lại nội dung cuộc họp cổ đông ngày 08/09/2003, do có một số cổ đông khiếu kiện nên Đại hội lần này đã biểu quyết lại để khẳng định nội dung cuộc họp ngày 08/09/2003 là ý chí của Đại hội đồng cổ đông. Đại hội ngày 30/12/2003 là Đại hội hết nhiệm kỳ nên việc mời các cơ quan ban ngành là cần thiết và không trái với các quy định của pháp luật. Việc thay đổi chương trình cuộc họp đã được ĐHĐCĐ biểu quyết thông qua với đa số phiếu tán thành. Đại hội tiến hành công việc bầu HĐQT và BKS là hoàn toàn đúng với các quy định của LDN. Về vấn đề chia cổ tức, theo báo cáo tài chính thì công ty kinh doanh có lãi, nên đã thông qua Đại hội để biểu quyết chia cổ tức cho các cổ đông. Như vậy, CTCP Từ Liêm tiến hành ĐHĐCĐ là hoàn toàn hợp pháp. Tại bản án kinh tế số 45.KTST ngày 06/09/2004 của Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã căn cứ Điều 53, 67, 70, 71, 72, 74, 75, 76, 79, 93 LDN, Nghị định 03/2000/NĐ-CP, Điều 12, 49 khoản 2 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Nghị định 70/CP ngày 12/06/1997 của Chính phủ về án phí, quyết định:
Chấp nhận một phần đơn kiện của ông Huỳnh Văn Quảng và ông Nguyễn Huy Mạnh do ông Phạm Đăng Cao đại diện;
Xác nhận trình tự, thủ tục triệu tập họp Đại hội cổ đông ngày 30/12/2003 của CTCP Từ Liêm, Hà Nội là hợp pháp.
Hủy một phần nội dung Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông ngày 30/12/2003 của CTCP Từ Liêm về việc tạm chia cổ tức năm 2003. HĐQT của Công ty phải thông báo vấn đề trả cổ tức trong Đại hội cổ đông gần nhất để Đại hội quyết định.
Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn quyết định xử lý án phí và tuyên quyền kháng cáo đối với các đương sự.
………
Sau khi nghe các bên đương sự trình bày và tranh luận tại phiên tòa.
………
NHẬN ĐỊNH
Về nội dung kháng cáo của các bên đương sự, Hội đồng xét xử xét thấy: ngày 30/12/2003, CTCP Từ Liêm có tiến hành họp ĐHĐCĐ nhiệm kỳ 2 (2004 – 2007). Nhưng ngay sau Đại hội, một số cổ đông của công ty đã làm đơn khởi kiện yêu cầu hủy nghị quyết của Đại hội, với lý do cuộc họp đại hội này đã vi phạm về trình tự thủ tục tiến hành Đại hội, với lý do cuộc Đại hội này đã vi phạm về trình tự thủ tục tiến hành đại hội như không có cuộc họp HĐQT ngày 18/12/2003 để quyết định họp ĐHĐCĐ vào ngày 30/12/2003 và một số vấn đề vi phạm khác.
Tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện hợp pháp của CTCP Từ Liêm, là bị đơn của vụ án, cho rằng HĐQT của công ty họp ngày 18/12/2003 để quyết định triệu tập ĐHĐCĐ ngày 30/12/2003 không triệu tập ông Huỳnh Văn Quảng bởi vì tại Đại hội cổ đông bất thường ngày 08/09/2003 của công ty đã có Nghị quyết bãi miễn chức danh HĐQT đối với ông Huỳnh Văn Quảng khỏi thành viên HĐQT. Nhưng thực tế ngay sau khi có Nghị quyết ngày 08/09/2003 của công ty, ông Huỳnh Văn Quảng và một số cổ đông của công ty đã có đơn khởi kiện đến Tòa án đề nghị hủy bỏ biên bản và nội dung nghị quyết cuộc họp Đại hội cổ đông bất thường ngày 08/09/2003 này; đơn kiện của ông Quảng và một số cổ đông đã được Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đang xem xét, giải quyết. Vì vậy đương nhiên ông Huỳnh Văn Quảng vẫn là một thành viên trong HĐQT của công ty, nên ông Quảng lẽ ra phải được tham dự cuộc họp HĐQT vào ngày 18/12/2003 để quyết định triệu tập ĐHĐCĐ vào ngày 30/12/2003 của công ty. Nhưng HĐQT nhiệm kỳ 1 lại không triệu tập ông Quảng để tham dự họp HĐQT vào ngày 18/12/2003. để quyết định ĐHĐCĐ vào ngày 30/12/2003 là làm mất quyền lợi của ông Quảng và vi phạm điểm a khoản 2 Điều 71 LDN, dẫn đến việc triệu tập ĐHĐCĐ của công ty cũng bị vi phạm LDN. Việc Tòa án cấp sơ thẩm nhận định rằng: cuộc họp HĐQT ngày 18/12/2003 có 5 thành viên HĐQT tham gia và 5 thành viên đã biểu quyết 100% thông qua nên việc ĐHĐCĐ ngày 30/12/2003 của công ty được làm theo đúng trình tự, thủ tục triệu tập họp theo pháp luật là không chính xác. Vì vậy Tòa án cấp phúc thẩm thấy rằng cần căn cứ vào Điều 276 Bộ luật tố tụng dân sự để sửa toàn bộ bản án sơ thẩm, hủy biên bản họp ngày 18/12/2003 của HĐQT của công ty và Nghị
quyết ĐHĐCĐ ngày 30/12/2003 để CTCP Từ Liêm triệu tập họp ĐHĐCĐ theo đúng quy định của pháp luật và Luật Doanh Nghiệp. Trong trường hợp Đại hội được triệu tập theo yêu cầu của HĐQT thì ông Huỳnh Văn Quảng phải được tham dự họp theo quy định tại khoản 2 Điều 82 LDN và theo tinh thần của Điều 26 Điều lệ của công ty.
Từ những phân tích và nhận định trên, Quyết định: Căn cứ vào Điều 276 Bộ Luật tố tụng dân sự:
Chấp nhận một phần kháng cáo của các nguyên đơn; không chấp nhận kháng cáo của bị đơn.
Tuyên bố: Sửa bản án kinh tế sơ thẩm.
Hủy Nghị quyết cuộc họp HĐQT ngày 18/12/2003 và Nghị quyết ĐHĐCĐ ngày 30/12/2003 của CTCP Từ Liêm để công ty tiến hành lại ĐHĐCĐ theo đúng quy định của LDN
Bản án này là chung thẩm.