Đặc Điểm Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Huyện


Quản lý ngân sách Nhà nước: Quản lý NSNN là quá trình chủ thể quản lý NSNN, thông qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và các công cụ quản lý, để tác động và điều khiển hoạt động của NSNN nhằm đạt được mục tiêu đã định trong từng thời kỳ nhất định.

Mỗi cấp ngân sách có hoạt động quản lý NSNN tương ứng. Do vậy quản lý NSNN có thể được xem xét trên các cấp độ khác nhau: quản lý NSNN cấp Trung ương và quản lý NSNN cấp địa phương. Quản lý NSNN địa phương bao gồm: quản lý NSNN cấp tỉnh, quản lý NSNN cấp huyện và quản lý NSNN cấp xã. Quản lý NSNN mỗi cấp của địa phương có thể xét ở các phương diện khác nhau.

Quản lý NSNN cấp huyện: Là quá trình chính quyền địa phương vận dụng các quy luật khách quan, sử dụng hệ thống các công cụ chính sách, pháp luật, phương pháp quản lý để tác động, điều chỉnh các hoạt động thu, chi NSNN của chính quyền huyện nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện và bảo đảm hoạt động bộ máy chính quyền huyện.

1.2.2. Đặc điểm quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện

Một là, chủ thể quản lý NSNN huyện là chính quyền huyện. Đó là HĐND, UBND huyện. Trong đó các phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục thuế, Kho bạc Nhà nước là các đơn vị chức năng thực hiện chức năng quản lý thu, chi NSNN huyện.

Hai là, đối tượng quản lý là các doanh nghiệp, cá nhân, các tổ chức kinh tế, các đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn huyện theo phân cấp quản lý.

Ba là, công cụ quản lý NSNN là thuế, phí, các hoạt động chi từ NSNN, các phương pháp quản lý kinh tế.

Bốn là, mục tiêu quản lý NSNN là bảo đảm việc hoạt động, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Năm là, quản lý NSNN huyện có thể được xem xét ở các phạm vi khác nhau. Quản lý NSNN huyện chỉ bao gồm các hoạt động quản lý NSNN huyện theo phân cấp,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.


không bao gồm quản lý các hoạt động ngân sách ở các xã thuộc huyện. Như vậy, có thể hiểu quản lý NSNN cấp huyện bao gồm các hoạt động quản lý đối với các hoạt động ngân sách thuộc các cơ quan, đơn vị cấp huyện và các hoạt động ngân sách tại tất cả các xã trên địa bàn huyện.

Quản lý Ngân sách Nhà Nước tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk - 4

Sáu là, quản lý NSNN cấp huyện bao gồm quản lý thu NSNN và quản lý chi NSNN:

Quản lý thu NSNN địa phương là quá trình chính quyền Nhà nước địa phương sử dụng hệ thống các công cụ chính sách, pháp luật để tiến hành quản lý thu thuế và các khoản thu ngoài thuế vào NSNN nhằm đảm bảo tính công bằng, khuyến khích sản xuất

- kinh doanh phát triển. Đây là khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp ngân sách. Phần lớn các khoản thu NSNN đều mang tính chất bắt buộc mọi người dân, mọi thành phần kinh tế phải tuân thủ thực hiện.

Thu NSNN ở địa phương được thực hiện bằng các hình thức: thuế, phí, lệ phí, các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, các khoản đóng góp của các tổ chức, cá nhân, các khoản viện trợ, các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Trong quản lý thu NSNN, địa phương vừa thực hiện quản lý thu ngân sách đối với nguồn thu trung ương phát sinh trên địa bàn vừa quản lý thu đối với các nguồn thu địa phương. Do vậy, trong quá trình quản lý thu NSNN phải gắn kết lợi ích kinh tế xã hội của địa phương mình với lợi ích quốc gia.

Quản lý chi NSNN huyện là việc chính quyền Nhà nước địa phương sử dụng quyền lực công để tổ chức và điều chỉnh quá trình chi NSNN nhằm đảm bảo các khoản chi NSNN được thực hiện theo đúng chế độ chính sách do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định, phục vụ tốt nhất cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của chính quyền Nhà nước huyện trong từng thời kỳ.

Chi ngân sách mới thể hiện ở khâu phân bổ ngân sách còn hiệu quả sử dụng ngân sách như thế nào thì phải thông qua các biện pháp quản lý. Rõ ràng quản lý chi ngân


sách sẽ quyết định hiệu quả sử dụng vốn ngân sách. Việc quản lý chi NSNN được quản lý bằng pháp luật dựa trên dự toán NSNN đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Quản lý chi NSNN dùng các biện pháp hành chính để tác động vào đối tượng quản lý theo hai hướng: Chủ thể quản lý ban hành các cơ chế chính sách quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, quy mô hoạt động, tổ chức bộ máy, mối quan hệ và nghĩa vụ của tổ chức đối với chủ thể quản lý và chủ thể quản lý đưa ra quyết định đòi hỏi đối tượng quản lý phải thực hiện nghiêm túc. Quản lý chi NSNN được thực hiện xuyên suốt từ khâu lập và chấp hành dự toán đến khâu kế toán và quyết toán chi NSNN.

Huyện là một cấp hành chính rất quan trọng trong hệ thống hành chính ở Việt Nam hiện nay. Chính quyền huyện có chức năng nhiệm vụ được quy định trong luật tổ chức HĐND và UBND các cấp. Bên cạnh những đặc điểm tương tự như ở các cấp khác, quản lý NSNN ở cấp huyện có một số đặc điểm riêng sau:

Thứ nhất, quản lý NSNN huyện có tính độc lập tương đối, chịu sự quản lý toàn diện của cấp tỉnh. Theo luật NSNN hiện hành, ngân sách cấp huyện là một cấp ngân sách hoàn chỉnh với nguồn thu và nhiệm vụ chi được quy định cụ thể để đảm bảo hoàn thành chức năng nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên do luật ngân sách cũng đã quy định đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách thì Quốc hội quyết định tỷ lệ điều tiết ngân sách giữa Trung ương và địa phương, còn HĐND tỉnh thì quyết định tỷ lệ điều tiết giữa ngân sách tỉnh, ngân sách huyện (thị xã, thành phố, quận) và ngân sách xã.

Thứ hai, do huyện không phải là cấp có thể hình thành các chính sách, chế độ về thu, chi ngân sách nên nội dung thu, chi do HĐND & UBND tỉnh quyết định. Do đó, trong thực tiễn hay phát sinh mâu thuẫn giữa yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương cũng như những nhiệm vụ chi được giao thêm với cân đối ngân sách đã được ổn định (với thời gian từ 3-5 năm theo quy định của Luật ngân sách).


1.2.3. Vai trò của ngân sách nhà nước cấp huyện

Thứ nhất, Ngân sách nhà nước đảm bảo nguồn tài chính để chính quyền huyện thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình nhằm mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển, đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Thứ hai, ngân sách huyện là công cụ tài chính quan trọng để chính quyền nhà nước cấp huyện điều chỉnh các hoạt động đi đúng hướng. Cũng như chính quyền các cấp khác, chính quyền huyện sử dụng các công cụ luật pháp, kế hoạch, hành chính và tài chính để điều chỉnh các hoạt động hướng tới mục tiêu ổn định và phát triển của huyện. Thông qua thu ngân sách, chính quyền huyện có thể điều chỉnh, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, chống lại các hành vi kinh doanh trái pháp luật.

Mặt khác, thông qua chi ngân sách, trong những điều kiện cho phép thì nguồn kinh phí từ NSNN cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho các tổ chức, đơn vị, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn hoặc hỗ trợ các hoạt động vì mục đích phúc lợi xã hội như trợ cấp giá đối với các hoạt động thuộc chính sách dân số, chính sách việc làm, chính sách thu nhập, chính sách bảo trợ xã hội... vừa nhằm khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời thực hiện các chính sách xã hội.

Thứ ba, NSNN đảm bảo cung cấp kinh phí đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, qua đó góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển.

1.2.4. Nguyên tắc cơ bản về quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện

Về cơ bản, việc quản lý NSNN cấp huyện tuân thủ theo các nguyên tắc quản lý NSNN nói chung.

- Nguyên tắc đầy đủ, trọn vẹn:

+ Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của quản lý ngân sách nhà nước. Nội dung của nguyên tắc này là: Mọi khoản thu, chi phải được ghi đầy đủ vào kế hoạch ngân sách nhà nước, mọi khoản chi phải được vào sổ và quyết toán rành mạch.


Chỉ có kế hoạch ngân sách đầy đủ, trọn vẹn mới phản ánh đúng mục đích chính sách và đảm bảo tính minh bạch của các tài khoản thu, chi.

+ Nguyên tắc quản lý này nghiêm cấm các cấp, các tổ chức nhà nước lập và sử dụng quỹ đen. Điều này có ý nghĩa rằng mọi khoản thu chi của ngân sách nhà nước đều phải đưa vào kế hoạch ngân sách để Quốc hội phê chuẩn, nếu không việc phê chuẩn ngân sách của Quốc hội sẽ không có căn cứ đầy đủ, không có giá trị.

- Nguyên tắc thống nhất trong quản lý ngân sách nhà nước:

+ Nguyên tắc thống nhất trong quản lý ngân sách nhà nước bắt nguồn từ yêu cầu tăng cường sức mạnh vật chất của Nhà nước. Biểu hiện cụ thể sức mạnh vật chất của Nhà nước là thông qua hoạt động thu - chi của ngân sách Nhà nước. Nguyên tắc thống nhất trong quản lý ngân sách Nhà nước được thể hiện: Mọi khoản thu - chi của ngân sách Nhà nước phải tuân thủ theo những quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và phải được dự toán hàng năm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

+ Tất cả các khâu trong chu trình ngân sách Nhà nước khi triển khai thực hiện phải đặt dưới sự kiểm tra giám sát của cơ quan quyền lực, ở trung ương là Quốc hội, ở địa phương là Hội đồng Nhân dân.

+ Hoạt động ngân sách Nhà nước đòi hỏi phải có sự thống nhất với hoạt động kinh tế, xã hội của quốc gia. Hoạt động kinh tế - xã hội của quốc gia là nền tảng của hoạt động ngân sách Nhà nước. Hoạt động ngân sách Nhà nước phục vụ cho hoạt động kinh tế, xã hội, đồng thời là hoạt động mang tính chất kiểm chứng đối với hoạt động kinh tế, xã hội.

- Nguyên tắc cân đối ngân sách: Ngân sách Nhà nước được lập và thu chi ngân sách phải được cân đối. Nguyên tắc này đòi hỏi các khoản chi chỉ được phép thực hiện khi đã có đủ các nguồn thu bù đắp. Uỷ ban nhân dân và Hội đồng nhân dân luôn cố gắng để đảm bảo cân đối nguồn ngân sách nhà nước bằng cách đưa ra các quyết định liên quan tới các khoản chi để thảo luận và cắt giảm những khoản chi chưa thực sự cần


thiết, đồng thời nỗ lực khai thác mọi nguồn thu hợp lý mà nền kinh tế có khả năng đáp ứng.

- Nguyên tắc công khai hoá ngân sách Nhà nước: Về mặt chính sách, thu chi ngân sách Nhà nước là một chương trình hoạt động của Chính phủ được cụ thể hoá bằng số liệu. Ngân sách Nhà nước phải được quản lý rành mạch, công khai để mọi người dân có thể biết nếu họ quan tâm. Nguyên tắc công khai của ngân sách Nhà nước được thể hiện trong suốt chu trình ngân sách Nhà nước và phải được áp dụng cho tất cả các cơ quan tham gia vào chu trình ngân sách Nhà nước.

- Nguyên tắc rõ ràng, trung thực và chính xác: Nguyên tắc này là cơ sở, tạo tiền đề cho mỗi người dân có thể nhìn nhận được chương trình hoạt động của chính quyền địa phương và chương trình này phải được phản ánh ở việc thực hiện chính sách tài chính địa phương. Nguyên tắc này đòi hỏi: Ngân sách Nhà nước được xây dựng rành mạch, có hệ thống; các dự toán thu, chi phải được tính toán một cách chính xác và phải đưa vào kế hoạch ngân sách; không được che đậy và bào chữa đối với ất cả các khoản thu, chi ngân sách nhà nước; không được phép lập quỹ đen, ngân sách phụ.

1.2.5. Nội dung quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện

1.2.5.1. Thực hiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện

- Sự cần thiết và tác dụng của phân cấp NSNN cấp huyện

+ Ngân sách Nhà nước cấp huyện được phân cấp quản lý giữa huyện và các xã, thị trấn là một tất yếu khách quan khi tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước bao gồm hai cấp. Mỗi cấp chính quyền đều có nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng... nên cần phải có nguồn tài chính nhất định.

+ Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện là xác định phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền nhà nước các cấp trong việc quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ thu, chi của ngân sách. Phân cấp quản lý ngân sách là cách tốt nhất để gắn các hoạt động của NSNN với các hoạt động kinh tế - xã hội một cách cụ thể và thực sự nhằm tập trung đầy đủ, kịp thời, đúng chính sách chế độ các nguồn tài chính và


phân phối, sử dụng công bằng, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao phục vụ các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

+ Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện đúng đắn và hợp lý không chỉ đảm bảo phương tiện tài chính cho việc duy trì, phát triển hoạt động của các cấp chính quyền từ huyện đến các địa phương mà còn tạo điều kiện phát huy được các lợi thế nhiều mặt, từng địa phương. Nó cho phép quản lý và kế hoạch hoá ngân sách nhà nước cấp huyện được tốt hơn, điều chỉnh mối quan hệ giữa các cấp chính quyền cũng như mối quan hệ giữa các cấp ngân sách được tốt hơn. Đồng thời, phân cấp quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện còn có tác động thúc đẩy phân cấp quản lý kinh tế xã hội ngày càng hoàn thiện hơn.

- Nội dung phân cấp ngân sách nhà nước cấp huyện

+ Phân cấp NSNN cấp huyện chính là giải quyết mối quan hệ giữa các cấp chính quyền trong việc sử dụng NSNN. Trong quá trình quản lý và sử dụng NSNN cấp huyện giữa các cấp chính quyền thường nảy sinh các mối quan hệ quyền lực và quan hệ vật chất .… Giải quyết mối quan hệ đó được coi là nội dung của phân cấp ngân sách. Cụ thể phân cấp ngân sách bao gồm các nội dung:

+ Giải quyết mối quan hệ quyền lực giữa các cấp chính quyền trong việc ban hành các chính sách chế độ thu - chi, quản lý ngân sách. Đây là nội dung cốt yếu của phân cấp NSNN cấp huyện. Qua phân cấp phải xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm ban hành các chính sách, chế độ tiêu chuẩn thuộc về ai; phạm vi, mức độ quyền hạn của mỗi cấp trong việc ban hành chính sách chế độ. Có như vậy, việc quản lý và điều hành NSNN cấp huyện mới đảm bảo tính ổn định, tính pháp lý, tránh được tư tưởng cục bộ địa phương.

+ Giải quyết mối quan hệ vật chất trong quá trình giao nhiệm vụ thu, chi và cân đối ngân sách. Đây là mối quan hệ phức tạp trong phân cấp NSNN cấp huyện vì đây là mối quan hệ lợi ích. Để giải quyết mối quan hệ này trong phân cấp ngân sách cần phải xác định rõ ràng nhiệm vụ kinh tế, chính trị của mỗi cấp chính quyền địa phương; khả


năng tạo ra nguồn thu trên từng địa bàn mà chính quyền đó quản lý, đồng thời nghiên cứu các biện pháp có thể áp dụng để điều hòa được mối quan hệ này.

+ Giải quyết mối quan hệ trong quá trình thực hiện chu trình ngân sách, chu trình ngân sách chính là chu trình lập, chấp hành, quyết toán ngân sách. Phân cấp NSNN cấp huyện phải xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các cấp chính quyền trong việc lập, chấp hành và quyết toán ngân sách và kiểm tra ngân sách để vừa nâng cao được trách nhiệm của chính quyền huyện, vừa phát huy được tính năng động sáng tạo của chính quyền xã, thị trấn.

- Các nguyên tắc phân cấp ngân sách nhà nước cấp huyện

+ Luật ngân sách năm 2015 quy định chế độ phân cấp quản lý ngân sách rất cụ thể, giao quyền chủ động cho các cấp chính quyền địa phương. Trung ương chỉ thực hiện phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cho ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương, việc phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sách địa phương do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng phải đảm bảo nguyên tắc phân cấp quản lý ngân sách phải phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội của từng địa phương. Phân cấp quản lý ngân sách phải phù hợp với phân cấp kinh tế - xã hội, không tách rời phân cấp quản lý kinh tế - xã hội.

+ Như vậy phân cấp NSNN cấp huyện là một tất yếu khách quan, nó bắt nguồn từ sự phân cấp kinh tế và hệ thống tổ chức hành chính cấp huyện. Phân cấp ngân sách Nhà nước cấp huyện trước hết là xác định quyền lực của các cấp chính quyền cấp huyện trong việc ban hành các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức liên quan đến ngân sách. Phân cấp ngân sách Nhà nước cấp huyện còn là việc giải quyết mối quan hệ vật chất giữa các cấp chính quyền, đồng thời xác định quyền lợi và nghĩa vụ của các cấp chính quyền trong việc thực hiện chu trình ngân sách.

1.2.5.2. Lập dự toán ngân sách huyện

Là lập kế hoạch (dự toán) các khoản thu chi của ngân sách trong một năm ngân sách; Mục tiêu cơ bản của việc lập dự toán ngân sách là nhằm tính toán đúng đắn ngân

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 14/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí