Thực Trạng Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Huyện Đan Phượng, Thành Phố Hà Nội


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN ĐAN PHƯỢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Khái quát chung về huyện Đan Phượng

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế xã hội

Đặc điểm tự nhiên

Đan Phượng là huyện ngoại thành nằm ở phía Tây thủ đô Hà Nội; phía bắc giáp huyện Mê Linh, phía tây giáp huyện Phúc Thọ, phía đông giáp quận Bắc Từ Liêm, phía Nam giáp huyện Hoài Đức. Huyện được coi là “Cửa ngõ phía Tây kinh thành Thăng Long - Đông Đô – Hà Nội”. Huyện có 16 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 15 xã và 01 thị trấn, diện tích tự nhiên 78,038km2, với dân số 176.834 người (tính đến thời điểm 31/12/2019).

Đan Phượng là vùng đất cổ, theo sách Đại Nam nhất thống trí, tên huyện có từ thể kỷ XIII (thời vua Trần Thái Tông - 1246); đến thời thuộc Minh có tên là Đan Sơn, thuộc châu Từ Liêm, phủ Giao Châu. Sang thời Hậu Lê, Đan Phượng thuộc phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Đến năm 1888, huyện Đan Phựợng được thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Sau Cách mạng tháng 8 đến 1954, Đan Phượng có lúc thuộc tỉnh Hà Nội, có thời gian lại thuộc tỉnh Hà Đông. Sau hoà bình lập lại, Đan Phượng trải qua rất nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, khi thuộc về Hà Sơn Bình, lúc thuộc về tỉnh Hà Tây… đến ngày 1 tháng 8 năm 2008, theo Nghị quyết 15-NQ/QH của Quốc hội, huyện Đan Phượng thuộc thành phố Hà Nội.

Tình hình phát triển kinh tế:

Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Tốc độ phát triển kinh tế trên địa bàn huyện khá, tăng trưởng kinh tế bình quân 3 năm (2017 - 2019) đạt 9,17%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp – xây dựng, dịch vụ - thương mại; sản xuất nông nghiệp hàng hóa công nghệ cao được coi trọng. Cụ thể đến năm 2019: công nghiệp – xây dựng đạt 48,4%, thương mại dịch vụ đạt 43,54%, Nông nghiệp thủy sản đạt 8,06%, Tổng giá trị sản xuất năm 2019 đạt 11.636 tỷ đồng tăng 9,38% so với năm 2017.


Bảng 2.1: Tổng giá trị sản xuất, cơ cấu giá trị sản xuất qua các năm



Chỉ tiêu


Năm 2017

(tỷ.đ)


Năm 2018

(tỷ.đ)


Năm 2019

(tỷ.đ)

Tốc độ tăng trưởng (%)

2018/20

17

2019/20

18

Tổng giá trị sản xuất

10.638

11.636

12.779

9,4

9,8

Công nghiệp - xây dựng

4.997

5.440

5.984

8,9

10,0

Nông nghiệp - Thủy sản

932

946

954

1,5

0,8

Dịch vụ - Thương mại

4.709

5.250

5.841

11,5

11,3

Cơ cấu GTSX

100

100

100

0,0

0,0

Công nghiệp - xây dựng

47,0

46,8

46,8

-0,2

0,0

Nông nghiệp - Thủy sản

8,8

8,1

7,5

-0,7

-0,6

Dịch vụ - Thương mại

44,2

45,1

45,7

0,9

0,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Quản lý chi ngân sách Nhà nước tại huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội - 6

Nguồn: Báo cáo thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội của huyện Đan Phượng

Nhìn chung kinh tế của huyện phát triển đồng bộ cả về quy mô và chất lượng, giữ nhịp độ tăng trưởng khá, tăng trưởng bình quân đạt 9,8%, một số mặt tăng vững chắc, sản phẩm hàng hóa đa dạng, xây dựng được thương hiệu riêng cho một số hàng hóa nông sản. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Tỷ trọng các ngành trong tổng giá trị sản xuất được giữ vững và có xu hướng giảm dần nông nghiệp - thủy sản, tăng dần thương mại - dịch vụ và công nghiệp – xây dựng. Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt 53,8 triệu đồng/người/năm.

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiếp tục được đầu tư phát triển, công tác đầu tư xây dựng cơ bản được tiến hành đồng bộ, hiệu quả góp phần quan trọng để phát triển kinh tế xã hội. Toàn huyện có 1044 doanh nghiệp, 37 Hợp tác xã đang hoạt động và 1.771 hộ kinh doanh dịch vụ. Ngoài ra huyện có 05 cụm công nghiệp với tổng diện tích 85,9 ha. Gồm Cụm công nghiệp thị trấn Phùng, Cụm công nghiệp Liên Hà, Cụm công nghiệp Đan Phượng Đồng Tháp, Cụm công nghiệp Hồ Điền Xã Liên Trung. Có 07 làng nghề truyền thống liên quan đến đồ gỗ, chế biến lương thực thực phẩm tại các xã Liên Hà, Liên Trung, Song Phượng, Hạ Mỗ, Hồng Hà. Các cụm công nghiệp, làng nghề đã đi vào hoạt động ổn định, tỷ lệ lấp đầy trên 90%, thu gút gần 40


nghìn lao động. Thương mại – dịch vụ có mức tăng trưởng khá đáp ứng yêu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân.

Sản xuất nông nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực, cơ cấu cây trồng vật nuôi được chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp đơn thuần sang trồng hoa, rau, cây ăn quả; hình thành các vùng chuyên canh tập trung có giá trị kinh tế cao, ưu tiên phát triển hàng hóa công nghệ cao chú trọng vệ sinh an toàn thực phẩm, bước đầu xây dựng chỉ dẫn địa lý thương hiệu hàng hóa, tăng sức cạnh tranh trên thị trường nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật:

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, huyện đã tập trung đầu tư phát triển hoàn thiện các tiêu chí về hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn. Chiều dài các tuyến đường giao thông đô thị trên địa bàn huyện 545,45km, với mật độ 6,95km/km2, được phân cấp quản lý theo quy định của Thành phố theo 3 cấp: do Thành phố quản lý 49,9km, do huyện quản lý 30,63km, do xã, thị trấn quản lý 461,92km.

Hệ thống chiếu sáng về cơ bản được lắp đặt đầy đủ cho 498,41km đạt 91,4% tổng số đường giao thông trên địa bàn.

Các yếu tố hạ tầng kỹ thuật khác như nước sạch, cây xanh, ao hồ, hệ thống xử lý nước thải, vệ sinh môi trường, … những năm gần đây được quan tâm đầu tư cơ bản đầy đủ đáp ứng nhu cầu của nhân dân địa phương và từng bước đáp ứng các tiêu chuẩn để chuyển đổi thành quận trong giai đoạn tiếp theo.

Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội

Với sự tham gia của cả Nhà nước và doanh nghiệp, các công trình văn hóa, giáo dục, y tế, thương mại dịch vụ trên địa bàn đã được đầu tư cơ bản.

Trong lĩnh vực giáo dục: Do UBND huyện quản lý gồm có 52 trường học thuộc các cấp phổ thông (17 trường Mầm non, 19 trường Tiểu học, 16 trường THCS), 01 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên và 01 Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện. Các trường học được đầu tư xây dựng hệ thống trường lớp học mới mục tiêu đảm bảo 100% các trường đạt chuẩn quốc gia từ mức độ 1 trở lên về cơ sở vật chất.

Trong lĩnh vực văn hóa: 100% các thôn tổ dân phố đều có nhà văn hóa, huyện có 01 sân vận động, 01 Nhà hát, 01 nhà thi đấu đáp ứng đủ diện tích phục vụ các hoạt động văn hóa, thể thao của nhân dân địa phương.

Trong lĩnh vực y tế: hiện có 01 bệnh viện, 01 trung tâm y tế, 03 phòng khám đa khoa và 17 trạm y tế các xã thị trấn, đạt tỷ lệ 2,44 giường/1.000 dân.


Hệ thống chợ, siêu thị phân bổ cả trung tâm huyện và các xã thị trấn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.

2.1.2. Các chính sách có liên quan và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách tại địa phương

2.1.2.1. Các chính sách liên quan đến chi ngân sách

Chi ngân sách nhà nước tại huyện giai đoạn 2017 – 2019 thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015, Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước, Thông tư 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ và các quy định pháp luật hiện hành.

Đan Phượng là một trong 30 quận huyện thuộc thành phố Hà Nội do đó việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi được thực hiện theo Nghị quyết số 13/2016/NQ-HĐND ngày 05/12/2016 của HĐND thành phố Hà Nội về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách; tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách và định mức phân bổ chi ngân sách thành phố Hà Nội giai đoạn 2017 - 2020, được điều chỉnh bổ sung một số định mức phân bổ ngân sách tại Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐND ngày 05/7/2018.

Theo quy định trên, nhiệm vụ chi ngân sách huyện gồm có:

Chi đầu tư phát triển: Ngân sách huyện chi đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình, dự án, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội không có khả năng thu hồi vốn, không có khả năng xã hội hóa thuộc lĩnh vực phân cấp cho huyện quản lý trên địa bàn.

Chi thường xuyên: gồm chi các lĩnh vực các nhiệm vụ giao huyện quản lý: chi sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp giáo dục đào tạo, sự nghiệp môi trường, sự nghiệp y tế, sự nghiệp văn hóa thông tin, sự nghiệp phát thanh, sự nghiệp thể thao, sự nghiệp đảm bảo xã hội, sự nghiệp quản lý hành chính, chi quốc phòng, an ninh, chi mua sắm sửa chữa và chi khác ngân sách.

Ngoài ra còn có một số khoản chi khác như: Chi bổ sung cho ngân sách cấp xã; Chi chuyển nguồn ngân sách sang năm sau; Chi nộp trả ngân sách thành phố.

2.1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách

Tổ chức bộ máy chính quyền tại huyện thực hiện theo Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Tại đơn vị hành chính cấp huyện gồm có Hội đồng nhân dân (HĐND) huyện và Ủy ban nhân dân (UBND) huyện. Tại

35


16 đơn vị hành chính trực thuộc (15 xã và 01 thị trấn sau đây gọi chung là cấp xã), gồm có HĐND xã và UBND xã.

Thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách 2015, công tác quản lý ngân sách tại huyện gồm có sự tham gia của các cơ quan: HĐND, UBND huyện, Phòng Tài chính – Kế hoạch (TCKH) huyện, các đơn vị dự toán trực thuộc và UBND các xã thị trấn. Ngoài các cơ quan trực tiếp trong bộ máy quản lý, chi ngân sách cấp huyện còn chịu sự tác động, kiềm tra, giám sát trực tiếp của HĐND, UBND thành phố Hà Nội, các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội và Kho bạc Nhà nước huyện (cơ quan kiểm soát chi trực tiếp).

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách tại huyện như sau:



HĐND thành phố

UBND thành phố

UBND huyện

HĐND huyện

Phòng TCKH

KBNN

Sở TC Hà Nội

Sở KHĐT Hà

Nội


Xã, thị trấn, đơn vị dự toán

Hội đồng nhân dân huyện

HĐND huyện là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, gồm 40 đại biểu do nhân dân địa phương bầu ra. Trong công tác chi ngân sách cấp huyện, HĐND huyện quyết định các nội dung sau: Dự toán chi ngân sách cấp huyện, phân bổ dự toán chi ngân sách cấp huyện và chi bổ sung cho ngân


sách cấp xã; Điều chỉnh dự toán trong trường hợp cần thiết; Phê chuẩn quyết toán ngân sách; Quyết định các chủ trương, biện phám để triển khai thực hiện ngân sách địa phương và giám sát việc thực hiện ngân sách; Quyết định danh mục các chương trình, dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách nhà nước cấp huyện.

Ủy ban nhân dân huyện

UBND huyện do HĐND huyện bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính cấp huyện. Trong lĩnh vực tài chính ngân sách, UBND huyện thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn sau: Lập dự toán ngân sách cấp huyện, phương án phân bổ ngân sách cấp huyện; điều chỉnh dự toán trong trường hợp cần thiết; báo cáo quyết toán ngân sách; Quyết định các giải pháp và tổ chức thực hiện dự toán ngân sách huyện được HĐND quyết định; Công khai ngân sách huyện, ngân sách cấp huyện theo quy định; Chỉ đạo Phòng TCKH chủ trì phối hợp các cơ quan liên quan thực hiện các nhiệm vụ tài chính ngân sách.

Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện

Là một trong 13 phòng ban chuyên môn trực thuộc UBND huyện với 13 công chức chuyên môn, chịu trách nhiệm tham mưu giúp UBND huyện trong công tác quản lý tài chính, ngân sách tại địa phương; chịu sự giám sát về mặt chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài chính Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội. Hàng năm, Phòng TCKH huyện thực hiện việc dẫn các cơ quan, đơn vị, UBND các xã thị trấn xây dựng dự toán ngân sách hàng năm, tổng hợp dự toán của huyện trình Sở Tài chính; Kiểm tra việc quản lý tài chính, ngân sách đối vơi các đơn vị sử dụng ngân sách và ngân sách cấp xã; Thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư do huyện quản lý; thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách xã, các đơn vị dự toán, đơn vị được ngân sách huyện hỗ trợ; lập quyết toán thu, chi ngân sách huyện báo cáo Ủy ban nhân dân huyện để trình HĐND huyện phê chuẩn.

Kho bạc Nhà nước huyện

Kho bạc nhà nước huyện là cơ quan thuộc ngành dọc đóng trên địa bàn, trực thuộc Kho bạc nhà nước thành phố Hà Nội. Tổng số biên chế hiện có của đơn vị 11 biên chế. Trong công tác quản lý chi NSNN cấp huyện thì KBNN huyện có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ về kho bạc trên địa bàn huyện; kiểm soát các khoản chi NSNN theo quy định của Luật NSNN, kiểm tra đối chiếu xác nhận số liệu chi NSNN qua KBNN huyện.


Các đơn vị dự toán trực thuộc

Thuộc ngân sách huyện gồm có 16 xã thị trấn và 79 đơn vị dự toán trực thuộc thuộc các lĩnh vực: 19 phòng, ban chuyên môn cấp huyện thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước, 53 đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo, 02 đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực kinh tế; 01 đơn vị thuộc lĩnh vực văn hóa; 02 đơn vị thuộc lĩnh vực đảm bảo xã hội; 02 đơn vị thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng.

Mỗi đơn vị dự toán được bố trí 01 công chức, viên chức làm công tác tài chính ngân sách nên tổng số cán bộ làm công tác tài chính ngân sách của huyện hiện có 119 người.

Về tình hình bộ máy nhân sự quản lý chi ngân sách tại địa phương:

Bảng 2.2: Thống kê bộ máy nhân sự làm công tác quản lý chi ngân sách



Chỉ tiêu

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019


Số lượng (người)

Cơ cấu

%)


Số lượng (người)

Cơ cấu

%)


Số lượng (người)

Cơ cấu

%)

Tổng số biên chế

119


118


121


I. Theo trình độ học vấn

119

100

118

100

121

100

1. Thạc sĩ

5

4,2

5

4,2

7

5,8

2. Đại học

94

79,0

93

78,8

94

77,7

3. Cao đẳng

20

16,8

20

16,9

20

16,5

II. Có trình độ chuyên môn phù hợp

100

84,0

99

83,9

102

84,3

1. Thạc sĩ

5

5,0

5

5,1

7

6,9

2. Đại học

75

75,0

74

74,7

75

73,5

3. Cao đẳng

20

20,0

20

20,2

20

19,6

III. Theo độ tuổi

119

100

118

100

121

100

1. Từ 25 - 35 tuổi

34

28,6

34

28,8

38

31,4

2. Từ 36 - 49 tuổi

58

48,7

58

49,2

58

47,9

3. 50 tuổi trở lên

27

22,7

26

22,0

25

20,7

IV. Theo giới tính

119

100

118

100

121

100

1. Nam

22

18,5

22

18,6

25

20,7

2. Nữ

97

81,5

96

81,4

96

79,3

Nguồn: Báo cáo nhân sự của Phòng Tài chính – kế hoạch huyện Đan Phượng


Đội ngũ nhân sự làm công tác quản lý chi ngân sách tại huyện Đan Phượng về phần lớn đã đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn, năng lực làm việc, góp phần vào nâng cao hiệu quả của công tác quản lý ngân sách tại địa phương. Xét về tiêu chí độ tuổi, cơ cấu nhân sự có tuổi đời trung bình là chủ yếu. Đây là lực lượng vừa có trình độ cao vừa có kinh nghiệm công tác nên rất thuận lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ.

Bên cạnh những ưu điểm trên, về mặt nhân sự làm công tác quản lý ngân sách tại huyện còn tồn tại một số điểm hạn chế như sau:

Thứ nhất, tại các đơn vị phòng ban chuyên môn của huyện người được giao làm công tác kế toán ngân sách là các cán bộ kiêm nhiệm. Tuy có trình độ đại học nhưng chuyên ngành đào tạo không liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân sách. Vì vậy việc nắm vững và thực hiện đúng nghiệp vụ theo quy định còn hạn chế do không được đào tạo bài bản.

Thứ hai, cơ cấu nhân sự chủ yếu là nữ và tỷ lệ nhân sự trẻ trong độ tuổi từ 25 – 35 tuổi chiếm tỷ lệ không nhỏ. Đây là những người trong độ tuổi còn vướng bận nhiều điều trong cuộc sống, đôi khi chưa thể tập trung hoàn toàn cho công việc. Điều này mang lại một số khó khăn trong việc bố trí nhân sự thực hiện nhiệm vụ, làm ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác quản lý chi ngân sách tại các đơn vị nói riêng và trên phạm vi toàn huyện nói chung.

2.1.3. Thực trạng chi ngân sách tại huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội

Đan Phượng là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2015. Sau khi được công nhận, huyện đã chủ động triển khai chương trình xây đựng nông thôn mới nâng cao với phương châm “sản xuất phát triển, đường có hoa, nhà có số, hạ tầng kiên cố, cán bộ nâng tầm, nhân dân đồng thuận”.

Để thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND các cấp đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng sản xuất để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư phát triển hạ tầng văn hóa xã hội để nâng cao đời sống nhân dân với nguồn vốn đầu tư lớn.

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 02/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí