Nội Dung Và Tiêu Chí Đánh Giá Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Cấp Huyện


Thứ năm, nguyên tắc cân đối thu chi ngân sách

Trong quản lý chi ngân sách cấp huyện, cân đối thu và chi ngân sách là một trong những nguyên tắc quan trọng cần được quán triệt trong cả quá trình ngân sách đặc biệt là khâu chấp hành ngân sách. Các khoản chi được xây dựng trên cơ sở nguồn thu đã được xác định, không bố trí nhiệm vụ chi khi chưa có nguồn lực tài chính. Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, ngân sách cấp huyện có nguồn thu từ vay nợ (không được phép vay để bù đắp bội chi) mà chỉ có nguồn thu tại huyện và thu bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh. Do đó, đòi hỏi chính quyền cấp huyện phải thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình thực hiện dự toán thu NSNN cũng như dự báo khả năng thu để đưa ra các giải pháp huy động nguồn thu vào ngân sách cũng như các phương án giảm chi ngân sách tương ứng, không để xảy ra tình trạng mất cân đối ngân sách.

Thứ sáu, nguyên tắc đảm bảo trách nhiệm và phân công, phân cấp quản lý

Với tư cách là người được nhân dân “ủy thác” trong việc sử dụng nguồn lực, UBND huyện phải đảm bảo trách nhiệm trước nhân dân về toàn bộ quá trình quản lý chi ngân sách. Việc thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình quản lý chi ngân cách cấp huyện phải xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và cá nhân trong quá trình thực hiện. Trách nhiệm cần xác định rõ bao gồm: Trách nhiệm giải trình về các hoạt động ngân sách, trách nhiệm (hậu quả) về các quyết định ngân sách của mình và trách nhiệm đối với cấp trên, cấp dưới, đối với xã hội. Nguyên tắc này còn được thể hiện trong việc thực hiện quy định về phân cấp nhiệm vụ chi rõ ràng, cụ thể, nhiệm vụ chi của các cơ quan, đơn vị thuộc cấp chính quyền nào thì do ngân sách cấp đó đảm bảo. Trường hợp cơ quan cấp trên ủy quyền cho cơ quan cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của cấp mình thì phải chuyển kinh phí cho cấp dưới thực hiện.

1.1.4. Vai trò của quản lý chi NSNN cấp huyện

Một là, Quản lý chi NSNN góp phần cung cấp tài chính kịp thời cho chính quyền huyện thực hiện tốt chức năng của mình trong khuân khổ pháp luật cho phép. Trong điều kiện nguồn tài chính cấp huyện còn hạn hẹp, việc cung ứng tài chính đúng đối tượng, kịp thời, phù hợp là điều kiện cơ bản để việc sử dụng nguồn tài chính đó đạt được mục tiêu đã định. Quản lý chi NSNN góp phần để quá trình chi NSNN cấp huyện đáp ứng được các yêu cầu đó.


Hai là, Quản lý chi NSNN cấp huyện góp phần đảm bảo việc sử dụng ngân sách huyện được thực hiện một cách tiết kiệm, hiệu quả. Thông qua việc lập dự toán, quản lý chi NSNN cấp huyện làm cho quá trình chi NSNN trên địa bàn huyện mang tính kế hoạch hơn và chủ động hơn. Với việc quản lý trong quá trình chấp hành dự toán và quyết toán NSNN theo dự toán, quản lý chi NSNN cấp huyện đã tạo ra một hành lang pháp lý cho phép cơ quan sử dụng NSNN tự chủ trong hoạt động của mình trong giới hạn được phép. Đồng thời, từ dự toán, chính quyền cấp huyện cũng chủ động hơn trong việc lựa chọn các hoạt động được ưu tiên chi NSNN và chủ động hơn trong cân đối ngân sách.

Ba là, Quản lý chi NSNN cấp huyện hiệu quả góp phần hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh thông qua việc quản lý hiệu quả các khoản chi đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế trên địa bàn, như như giao thông, thuỷ lợi, điện, nước, … Quản lý tốt các khoản chi ngân sách tại địa phương, đặc biệt là các khoản chi đầu tư phát triển, còn cho phép chính quyền huyện hỗ trợ hình thành các ngành then chốt, các công trình thuộc ngành kinh tế mũi nhọn trên địa bàn, qua đó đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển, tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển, đảm bảo ổn định về mặt xã hội, chính trị….

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Bốn là, Quản lý chi ngân sách cấp huyện góp phần điều tiết thu nhập giữa các vùng dân cư trên địa bàn đảm bảo thực hiện công bằng xã hội. Trong tình hình phân hoá giàu nghèo ngày càng gia tăng, chính sách chi NSNN và quản lý chi NSNN đặc biệt là quản lý chi đầu tư phát triển cấp huyện được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, giữa đồng bằng và miền núi, giữa vùng phát triển và vùng sâu, vùng xa, từ đó giảm bớt khoảng cách phân hoá giàu nghèo, điều tiết thu nhập giữa các vùng, các khu vực, các tầng lớp dân cư.

Năm là, Quản lý chi NSNN cấp huyện có hiệu quả sẽ góp phần chống tham ô, tham nhũng, giảm nguy cơ suy thoái đạo đức của công chức, cán bộ quản lý nhà nước cấp huyện. Thông qua việc quản lý tốt công tác lập dự toán, giám sát chặt chẽ quá trình cấp phát và sử dụng, công tác quyết toán theo đúng quy định, quản lý chi NSNN cấp huyện sẽ làm hạn chế cơ hội tham ô, tham nhũng của cán bộ, công chức. Hơn nữa, với việc thực hiện nguyên tắc

Quản lý chi ngân sách Nhà nước tại huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội - 4

17


công khai, minh bạch trong quản lý chi NSNN sẽ làm cho quá trình chi NSNN cấp huyện trở nên minh bạch hơn, dễ kiểm tra, giám sát hơn, tạo điều kiện để nhân dân giám sát hoạt động chi NSNN của cơ quan chính quyền cấp huyện, qua đó tạo áp lực để cán bộ công chức công tâm trong việc thực hiện quản lý, sử dụng NSNN. Từ đó, góp phần tăng uy tín của cơ quan nhà nước, duy trì, củng cố niềm tin của người dân vào chính quyền.

1.2. Nội dung và tiêu chí đánh giá quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện

1.2.1.Nội dung quản lý chi NSNN cấp huyện

Ngân sách cấp huyện là một cấp ngân sách thuộc ngân sách địa phương trong hệ thống NSNN Việt Nam. Việc quản lý chi ngân sách cấp huyện bao gồm các nội dung như việc quản lý chi NSNN nói chung. Bao gồm các nội dung sau:

1.2.1.1 Công tác lập dự toán chi NSNN cấp huyện

Mục tiêu của lập dự toán chi NSNN cấp huyện

Lập dự toán chi NSNN là công việc khởi đầu có ý nghĩa quyết định đến các khâu của chu trình quản lý ngân sách. Dự toán chi NSNN cấp huyện được lập hàng năm, để phân bổ các nguồn lực tài chính cho việc thực hiện các chính sách của chính quyền địa phương. Kết quả của khâu này là dự toán được HĐND phê chuẩn, UBND huyện quyết định giao dự toán.

Quá trình lập dự toán NSNN nhằm đạt được các mục tiêu sau:

Thứ nhất: Trên cơ sở nguồn lực có hạn của địa phương, phân bổ dự toán đảm bảo đáp ứng được việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội trên địa bàn

Thứ hai: Phân bổ nguồn lực phù hợp với các chính sách ưu tiên của Nhà nước trong từng thời kỳ

Thứ ba: Dự toán được lập phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý chi NSNN trong khâu tổ chức thực hiện và quyết toán ngân sách được khả thi.

Căn cứ lập dự toán chi NSNN cấp huyện

Dự toán chi NSNN được lập dựa trên các căn cứ sau:

- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hàng năm và đảm bảo quốc phòng, an ninh nói chung và nhiệm vụ cụ thể của huyện

18


- Chính sách, chế độ chi ngân sách, định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi theo các quy đinh của pháp luật. Trong đó:

+ Đối với dự toán chi đầu tư phát triển: Dự toán chi đầu tư phát triển được lập trên cơ sở quy hoạch, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, kế hoạch đầu tư công trung hạn từ nguồn NSNN, khả năng cân đối nguồn lực trong năm, quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng và các lĩnh vực liên quan.

+ Đối với dự toán chi thường xuyên: Căn cứ chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi, định mức phân bổ ngân sách cho từng lĩnh vực theo quy định hiện hành.

- Việc lập dự toán còn căn cứ vào phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của cấp tỉnh cho cấp huyện thực hiện.

- Chỉ thị của UBND thành phố, hướng dẫn của các Sở: Tài chính – Kế hoạch và Đầu tư về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu chi ngân sách hàng năm.

- Tình hình thực hiện chi ngân sách của các năm trước năm dự toán.

Quy trình lập dự toán chi ngân sách cấp huyện

Quy trình lập dự toán chi ngân sách cấp huyện gồm các bước sau:

Bước 1: Hướng dẫn lập dự toán ngân sách cho các đơn vị dự toán trực thuộc và UBND các xã, thị trấn

Căn cứ Chỉ thị về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, dự toán ngân sách của UBND Thành phố, Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách hàng năm của các Sở chuyên ngành, UBND huyện ban hành Chỉ thị xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, Cơ quan tài chính cấp huyện hướng dẫn xây dựng dự toán gửi các đơn vị dự toán, UBND cấp xã để nghiên cứu, tổ chức thực hiện.

Bước 2: Lập và thảo luận dự toán chi NSNN

Các đơn vị dự toán thuộc ngân sách huyện, UBND cấp xã căn cứ hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp huyện tiến hành lập dự toán thu chi ngân sách trongn phạm vi nhiệm vụ được giao, báo cáo cơ quan tài chính cấp huyện kèm theo bản thuyết minh chi tiết căn cứ tính toán từng khoản thu, chi.

Cơ quan tài chính cấp huyện tổ chức thảo luận dự toán ngân sách với các cơ quan đơn vị, UBND cấp xã. Đối với các năm tiếp theo trong thời kỳ ổn

19


định ngân sách, cơ quan tài chính cấp huyện chỉ tổ chức thảo luận dự toán với UBND cấp xã khi cấp đó đề nghị.

Sau khi thảo luận dự toán, cơ quan tài chính cấp huyện căn cứ dự toán thu chi NSNN do UBND thành phố giao và dự toán các đơn vị lập: tổng hợp lập dự toán chi ngân sách cấp huyện, phương án phân bổ chi ngân sách cấp huyện cho các đơn vị dự toán, xác định số bổ sung cho ngân sách cấp xã trình UBND huyện họp thống nhất, các cơ quan có liên quan thẩm tra trình HĐND huyện phê chuẩn.

Bước 3: Quyết định phân bổ, giao dự toán NSNN

10 ngày kể từ ngày HĐND cấp trên quyết định dự toán, HĐND cấp dưới phải quyết định dự toán và phân bổ ngân sách cấp mình. Chậm nhất 5 ngày kể từ ngày HĐND quyết định dự toán, UBND cùng cấp phải giao tự toán cho các đơn vị trực thuộc và cấp dưới.

UBND các cấp phải hoàn thành việc giao dự toán ngân sách năm sau cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp dưới trước ngày 31/12 năm trước.

1.2.1.2. Công tác chấp hành dự toán chi ngân sách cấp huyện

Chấp hành dự toán chi NSNN là việc tổ chức thực hiện chi ngân sách theo dự toán được HĐND huyện quyết định, UBND huyện giao dự toán; là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu chi ngân sách trở thành hiện thực.

Mục tiêu và ý nghĩa của chấp hành dự toán chi ngân sách cấp huyện

Biến các chỉ tiêu chi trong dự toán ngân sách năm từ dự kiến thành hiện thực, từ đó góp phần thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Kiểm tra, đánh giá sự phù hợp với thực tiễn của các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về kinh tế, tài chính của Nhà nước.

Chấp hành ngân sách là khâu cốt yếu có ý nghĩa quyết định với một chu trình ngân sách. Nếu khâu lập dự toán thực hiện tốt thì cơ bản cũng mới chỉ dừng trên giấy, chúng có thực hiện được hay không là tùy thuộc vào khâu chấp hành ngân sách. Hơn nữa, chấp hành ngân sách thực hiện tốt sẽ có tác dụng tích cực trong việc thực hiện khâu tiếp theo là quyết toán NSNN.

Nội dung tổ chức chấp hành dự toán chi ngân sách cấp huyện

* Phân bổ và giao dự toán chi ngân sách


Sau khi được UBND huyện giao dự toán chi ngân sách, các đơn vị dự toán tiến hành phân bổ và giao dự toán chi ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc hoặc phân bổ dự toán được giao cho các nhiệm vụ chi nếu không có đơn vị dự toán trực thuộc. Đồng thời gửi Cơ quan tài chính cùng cấp, Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để thực hiện. Thời hạn để phân bổ và giao dự toán trước ngày 31/12 năm trước.

Trong phạm vi 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tài liệu thuyết minh căn cứ và báo cáo phân bổ của đơn vị dự toán cấp I, cơ quan tài chính cùng cấp phải thực hiện kiểm tra dự toán của đơn vị dự toán cấp I đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách về tính chính xác, khớp đúng cả về tổng mức và chi tiết theo lĩnh vực nhiệm vụ chi với dự toán được UBND huyện giao cho đơn vị dự toán cấp I.

Dự toán chi thường xuyên giao cho các đơn vị dự toán đơn vị dự toán được phân bổ theo 4 nhóm mục: Chi thanh toán cá nhân; chi nghiệp vụ chuyên môn; chi mua sắm, sửa chữa; các khoản chi khác

Dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản được phân bổ chi tiết theo từng loại của Mục lục NSNN và phân theo tiến độ thực hiện từng quý.

* Kiểm soát chi ngân sách

Các đơn vị dự toán ngân sách cấp huyện và các tổ chức được ngân sách cấp huyện hỗ trợ phải mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước huyện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính; chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính cấp huyện và kho bạc nhà nước trong quá trình thanh toán, sử dụng kinh phí.

Các khoản chi NSNN thực hiện theo nguyên tắc thanh toán trực tiếp từ Kho bạc Nhà nước cho các đối tượng thụ hưởng. Trường hợp một số khoản chi chưa có điều kiện thanh toán trực tiếp tại Kho bạc Nà nước, đơn vị sử dụng ngân sách được tạm ứng kinh phí để chủ động chi theo dự toán được giao sau đó đơn vị thanh toán với kho bạc theo đúng quy định của Bộ Tài chính.

Chi NSNN chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau:

+ Đã có trong dự toán chi ngân sách được giao

+ Đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền quyết định chi


+ Đối với chi thường xuyên phải đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định; trường hợp các cơ quan đơn vị đã được có thẩm quyền cho phép thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí thì thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ và phù hợp với dự toán được giao tự chủ.

+ Đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và xây dựng

+ Đối với những gói thầu thuộc các nhiệm vụ, chương trình, dự án cần phải đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu

+ Đối với các khoản chi cho công việc thực hiện theo phương thức nhà nước đặt hàng giao kế hoạch phải theo quy định về giá hoặc phí và lệ phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Quy trình chi, hồ sơ, thủ tục, hạch toán kế toán, kiểm soát chi tại Kho bạc Nhà nước thực hiện theo các quy đinh của Bộ Tài chính hiện hành.

* Điều chỉnh dự toán chi ngân sách cấp huyện

Trong quá trình chấp hành ngân sách, nếu có sự thay đổi về nguồn thu so với dự toán giao (tăng thu so với dự toán hoặc số thu giảm so với dự toán); UBND huyện trình Thường trực HĐND huyện quyết định phương án phân bổ số tăng thu, tiết kiệm chi, phương án điều chỉnh giảm dự toán đã giao (trường hợp thu không đạt dự toán) và báo cáo HĐND tại kỳ họp gần nhất.

Khi phát sinh các khoản chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói, nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ cần thiết khác thuộc nhiệm vụ chi ngân sách huyện mà chưa được dự toán; chi hỗ trợ ngân sách cấp xã thực hiện các nhiệm vụ trên sau khi ngân sách cấp xã đã sử dụng hết dự phòng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu thì được sử dụng dự phòng ngân sách để chi trả.

1.2.1.3. Công tác quyết toán chi ngân sách cấp huyện

Quyết toán chi ngân sách cấp huyện là khâu cuối cùng của một chu trình ngân sách. Mục đích của quyết toán chi ngân sách là tổng kết, đánh giá lại toàn bộ quá trình chi ngân sách trong một năm ngân sách đã qua, cung cấp đầy đủ thông tin về quản lý, điều hành chi ngân sách cho HĐND, UBND huyện và các cơ quan cấp trên.

22


Quyết toán ngân sách được thực hiện tốt có ý nghĩa quan trọng trong việc nhìn nhận, đánh giá lại quá trình chấp hành ngân sách qua một năm, rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực, bổ sung cho công tác lập dự toán cũng như chấp hành dự toán những năm tiếp theo.

* Yêu cầu đối với quyết toán chi ngân sách cấp huyện

- Về số liệu

Số liệu quyết toán chi ngân sách phải chính xác, trung thực, đầy đủ và là số chi đã thực thanh toán, phải được đối chiếu xác nhận với Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch.

- Về nội dung

Nội dung báo cáo quyết toán chi ngân sách phải theo đúng các nội dung chi ghi trong dự toán ngân sách nhà nước được giao và theo mục lục ngân sách; quyết toán chi ngân sách không được lớn hơn thu ngân sách. Báo cáo quyết toán ngân sách phải kèm theo thuyết minh đánh giá kết quả chi ngân sách gắn liền với kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, địa phương, lĩnh vực, chương trình, mục tiêu được giao phụ trách.

- Về trách nhiệm

Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của báo cáo quyết toán của đơn vị, chịu trách nhiệm về các khoản chi hạch toán sai chế độ

Kho bạc Nhà nước huyện có trách nhiệm tổng hợp số liệu quyết toán gửi cơ quan tài chính cùng cấp để cơ quan tài chính lập báo cáo quyết toán. Kho bạc Nhà nước xác nhận số liệu thu, chi ngân sách trên báo cáo quyết toán ngân sách các cấp, các đơn vị sử dụng ngân sách.

* Trình tự lập, xét duyệt, thẩm định và phê chuẩn quyết toán chi ngân sách cấp huyện

Lập quyết toán chi NSNN thường được thực hiện theo phương pháp lập từ cơ sở, tổng hợp từ dưới lên.

- Trình tự lập, xét duyệt thẩm định quyết toán năm của các đơn vị sử dụng ngân sách được tiến hành như sau:

Kết thúc năm ngân sách, các đơn vị dự toán cấp dưới thực hiện khóa sổ kế toán và lập báo cáo quyết toán năm theo chế độ quy định và gửi đơn vị dự

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 02/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí