Quản lý Ngân sách Nhà Nước tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk - 2


Từ thực trạng nêu trên, tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Ea Súptỉnh Đắk Lắkđể nghiên cứu. Qua đó, phân tích thực trạng và đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý ngân sách tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết được những vấn đề cần thiết của xã hội trên địa bàn.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Hiện nay, ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề quản lý ngân sách nhà nước. Mỗi công trình nghiên cứu đều có mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và cách tiếp cận riêng về ngân sách nhà nước. Có thể nêu một số công trình nghiên cứu tiêu biểu được công bố như sau:

Nguyễn Thế Anh (2012) “Quản lý ngân sách nhà nước cấp phường trên địa bàn Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội”, học viện Chính Trị - Hành Chính quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn tập trung hoàn thiện cơ sở lý luận về cơ chế quản lý và kinh nghiệm quản lý ngân sách phường luận văn cũng phản ánh thực trạng cơ chế quản lý ngân sách phường và đề ra các giải pháp để hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách phường của Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội.

Đoàn Công Tâm (2014) “Quản lý ngân sách nhà nước cấp phường ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính Trị - Hành Chính quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý ngân sách cấp phường trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Tô Thiện Hiền (2012) “Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh An Giang giai đoạn 2011- 2015 và tầm nhìn đến 2020”, trường Đại học Ngân hàng Thành Phố Hồ Chí Minh. Luận án góp phần lý giải trên phương diện khoa học những lý luận cơ bản về hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước và các hình thức quản lý ngân sách nhà nước tỉnh An Giang, trên cơ sở phân tích thực trạng về hiệu quả quản lý ngân sách của tỉnh, luận án nêu ra mục tiêu và quan điểm về quản lý thu – chi ngân sách ở An Giang và cơ sở cơ bản để đề ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý


ngân sách nhà nước trong thời gian tới góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang.

Nguyễn Thị Hoàng Oanh (2015) “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước tại Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng”, Đại học Đà Nẵng. Trong luận văn này, tác giả đã hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về lý luận quản lý thu, chi ngân sách; Đánh giá thực trạng công tác quản lý thu, chi ngân sách trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010 – 2013, từ đó đề xuất các giải pháp cũng như kiến nghị để hoàn thiện công tác này trong thời gian tới. Bên cạnh đó tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp thống kê, phương pháp thống kê tổng hợp, phương pháp so sánh và các phương pháp khác. Nhìn chung, luận văn này cũng có những điểm mới trong giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước so với các luận văn cùng đề tài trước đó ở tỉnh khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Mẫn Quý Yên (2012) “Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2008 – 2012”, Đại học Thái Nguyên. Luận văn nêu lên những tồn tại và hạn chế cụ thể trong các khâu: Lập dự toán thu, chi ngân sách, về kế toán và quyết toán ngân sách, về chế độ công khai tài chính đối với NSNN, về 6 chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách nhà nước; cho thấy công tác quản lý ngân sách huyện chưa thực sự đáp ứng được các quy định của Luật ngân sách nhà nước đồng thời chưa sử dụng ngân sách tiết kiệm, hiệu quả và chưa thực sự thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nâng cao đời sống nhân dân, những tồn tại hạn chế cần khắc phục từ đó đưa ra nhóm giải pháp quản lý NSNN trên địa bàn huyện.

Nguyễn Thị Chiện (2018) “Quản lý thu ngân sách nhà nước tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk” Học viện Hành chính Quốc gia. Luận văn tập trung hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý thu, chi ngân sách nhà nước và đề ra các giải pháp để hoàn thiện cơ chế quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk.

Quản lý Ngân sách Nhà Nước tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk - 2


Huỳnh Thị Đào (2018) “Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk”, Học viện Hành chính Quốc gia. Luận văn tập trung hoàn thiện cơ sở lý luận về cơ chế quản lý và kinh nghiệm quản lý ngân sách phường luận văn cũng phản ánh thực trạng cơ chế quản lý ngân sách phường và đề ra các giải pháp để hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách huyện Eah’Leo, tỉnh Đắk Lắk.

Đỗ Đăng Khoa (2018) “Quản lý chi ngân sách nhà nước huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông , Học viện Hành chính Quốc gia . Luận văn tập trung làm rõ những cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước, quản lý ngân sách huyện, thực trạng quản lý ngân sách huyện cho thấy công tác quản lý ngân sách huyện chưa thật sự đáp ứng các quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Luận văn cũng phản ảnh thực trạng công tác quản lý ngân sách nhà nước những mặt đạt được và hạn chế cần khắc phục từ đó đưa ra một số 5 giải pháp cơ bản để hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Cư Jút trong giai đoạn hiện nay.

Nguyễn Anh Tuấn (2020) “Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk ”, Học viện Hành chính Quốc gia. Luận án góp phần lý giải trên phương diện khoa học những lý luận cơ bản về hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước và các hình thức quản lý ngân sách nhà nước tỉnh Ea súp, trên cơ sở phân tích thực trạng về hiệu quả quản lý ngân sách của tỉnh, luận án nêu ra mục tiêu và quan điểm về quản lý thu – chi ngân sách ở Ea Súp và cơ sở cơ bản để đề ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước trong thời gian tới góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk.

Trong các công trình kể trên, các tác giả đã đề cập về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước nói chung và quản lý ngân sách tỉnh, huyện, xã nói riêng tại từng địa phương. Đặc thù của mỗi địa phương là khác nhau, do đó việc nghiên cứu quản lý ngân sách cấp xã, huyện có những đặc thù riêng biệt khác nhau với các địa phương khác. Mặt khác trong từng giai đoạn thì việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cũng khác nhau,


thực trạng về kinh tế - xã hội cũng khác nhau, do đó một số tài liệu nghiên cứu đã không còn phù hợp với thực tế hiện nay. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu của các tác giả trên là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị khi nghiên cứu đề tài này.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.1. Mục đích.

Vận dụng hệ thống lý luận về ngân sách nhà nước và quản lý thu ngân sách nhà nước để phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Ea Súp để đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế.

Từ đó đưa ra đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.

3.2. Nhiệm vụ

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về ngân sách nhà nước, thu ngân sách nhà nước.

Phân tích đánh giá thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk từ năm 2017 đến năm 2021.

Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu ngân sách nhà nước tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk .

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu : Tổ chức công tác quản lý ngân sách tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk gồm các Lãnh đạo ngành huyện như: Phòng Tài chính – kế hoạch, Kho bạc nhà nước, Chi cục Thuế; lãnh đạo các xã, thị trấn; Các cán bộ công chức đang thực hiện các quản lý thu, chi ngân sách nhà nước.

Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian: Nghiên cứu trong huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk

Về thời gian: Giai đoạn (2017 – 2021)và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện nhiệm kỳ (2017 – 2021).


Về nội dung: Quản lý NSNN trên địa bàn cấp huyện.

5. Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong luận văn tác giả đã sử dụng những phương pháp cụ thể như:

Phương pháp duy vật biện chứng: là phương pháp cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin được sử dụng đối với nhiều môn khoa học, khi xem xét các hiện tượng và quá trình kinh tế phải đặt trong mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, thường xuyên vận động, phát triển không ngừng, từ đó phát hiện ra những vấn đề mang tính quy luật phục vụ cho nghiên cứu.

Phương pháp duy vật lịch sử: là nghiên cứu các sự kiện về đối tượng nghiên cứu trong những bối cảnh và điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, giúp chúng ta xem xét và phân tích vấn đề trong mối quan hệ với thời gian, không gian một cách có hệ thống, từ đó tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết.

Phương pháp thống kê mô tả: là thu thập tài liệu, phân tích, tổng hợp, so sánh số liệu giữa các năm trong công tác quản lý ngân sách để đánh giá các nhận định, từ đó rút ra kết luận về đối tượng được nghiên cứu thông qua việc xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học trên Excel.

Phương pháp thu thập thông tin: là thu thập, tổng hợpthông tin thực tế trực tiếp từ các đơn vị nhằm đánh giá thực trạng, phân tích những hạn chế và đưa ra giải pháp hợp lý cho vấn đề nghiên cứu .

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Ý nghĩa khoa học: Đề tài hệ thống hóa cơ sở lý luận về NSNN, NSNN cấp địa phương, từ đó hoàn thiện lý luận về quản lý ngân sách trên địa bàn huyện.

Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn vận dụng lý luận về quản lý ngân sách nhà nước để phân tích, đánh giá thực trạng thực trạng quản lý ngân sách trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. Trên cơ sở các kết quả đã đạt được, đồng thời chỉ rõ những hạn chế và


nguyên nhân của những tồn tại đó. Với kết quả nghiên cứu này, đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan trong việc lãnh đạo, điều hành công tác quản lý ngân sách nhà nước tiết kiệm, hiệu quả góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk.

7. Kết cấu của luận văn

Chương 1: Cơ sở khoa học về ngân sách nhà nước và quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện.

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk.

Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk.


Chương 1:

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN‌

1.1. Lý luận về ngân sách nhà nước

1.1.1 Tổng quan về ngân sách nhà nước

1.1.1.1. Khái niệm Ngân sách nhà nước

Khái niệm: Ngân sách nhà nước là một bảng dự toán thu chi bằng tiền của Nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Chính phủ dự toán các nguồn thu vào quỹ ngân sách nhà nước, đồng thời dự toán các khoản chi cho các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng. Như vậy, đặc trưng chủ yếu của ngân sách nhà nước là tính dự toán các khoản thu chi bằng tiền của Nhà nước trong một thời gian nhất định, thường là một năm.

Trong thực tiễn hoạt động Ngân sách nhà nước là hoạt động thu (tạo thu) và chi tiêu (sử dụng) quỹ tiền tệ của Nhà nước, làm cho nguồn tài chính vận động giữa một bên là Nhà nước với một bên là các chủ thể kinh tế, xã hội trong quá trình phân phối tổng sản phẩm quốc dân dưới hình thức giá trị. Nói cách khác, ngân sách nhà nước phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế - xã hội và trong phân phối tổng sản phẩm xã hội. Thông qua việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước chuyển dịch một bộ phận thu nhập bằng tiền của các chủ thể thành thu nhập của Nhà nước và Nhà nước chuyển dịch thu nhập đó đến các chủ thể được thụ hưởng nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà Nước.

Thứ nhất, ngân sách Nhà nước là kế hoạch tài chính vĩ mô trong các kế hoạch tài chính của Nhà nước để quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội.

Thứ hai, xét về mặt thực thể, ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước.

Thứ ba, ngân sách nhà nước là khâu chủ đạo trong hệ thống các khâu tài chính. Các nguồn tài chính được tập trung vào ngân sách nhà nước nhờ vào việc nhà nước


tham gia vào quá trình phân phối và phân phối lại các nguồn tài chính quốc gia dưới hình thức thuế và các hình thức thu khác. Toàn bộ các nguồn tài chính trong ngân sách nhà nước của chính quyền nhà nước các cấp là nguồn tài chính mà Nhà Nước trực tiếp nắm giữ, chi phối. Nó là nguồn tài chính cơ bản để nhà nước thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Nguồn tài chính này giữ vị trí chủ đạo trong tổng nguồn tài chính của xã hội và là công cụ để Nhà Nước kiểm soát vĩ mô và cân đối vĩ mô. Từ sự phân tích biểu hiện bên ngoài và thực chất bên trong của ngân sách nhà nước, ta có thể đưa ra quan niệm chung về ngân sách nhà nước như sau:

Như vậy, xét theo hình thức biểu hiện bên ngoài và ở trạng thái tĩnh, ngân sách Nhà nước là một bảng dự toán thu chi bằng tiền của Nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Xét về thực chất và ở trạng thái động, ngân sách nhà nước là kế hoạch tài chính vĩ mô và là khâu tài chính chủ đạo của hệ thống tài chính nhà nước, được Nhà nước sử dụng để phân phối một bộ phận của cải xã hội dưới hình thức giá trị nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Ngân sách nhà nước phản ánh các quan hệ kinh tế giữa nhà nước và các chủ thể trong xã hội, phát sinh khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu.

Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 khẳng định: "Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước".

1.1.1.2. Đặc điểm của ngân sách nhà nước

Về mặt nội dung: Là toàn bộ các khoản thu – chi của Nhà nước. Khái niệm thu – chi đã được khái quát hoá, trong đó “thu” được hiểu là tất cả các nguồn tiền được huy động cho nhà nước; còn “chi” được hiểu là bao gồm tất cả các khoản chi và các khoản hoàn trả khác của Nhà nước. Các khoản thu chi được xác định bởi những con số cụ thể nhằm xác định rõ khả năng tạo nguồn kinh phí để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 14/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí