Kinh Nghiệm Và Bài Học Rút Ra Về Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Huyện Huyện Ea Súp, Tỉnh Đắk Lắk.


+ Việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong cuộc sống ngày nay đã và đang thực sự chứng tỏ vai trò không thể thiếu được của nó. Thực tế đã chứng minh với việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong công tác quản lý NSNN nói chung và quản lý chi NSNN ở cấp huyện nói riêng sẽ giúp tiết kiệm được thời gian xử lý công việc, đảm bảo được tính chính xác, nhanh chóng và thống nhất về mặt dữ liệu, tạo tiền đề để cải cách nghiệp vụ một cách hiệu quả.

- Nhân tố khách quan:


Nhóm nhân tố bên ngoài bao gồm: khả năng về nguồn lực NSNN, các cơ chế chính sách, các quy định về quản lý NSNN ở cấp huyện, môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội.

+ Nhân tố điều kiện tự nhiên: Điều kiện tự nhiên thể hiện phạm vi, tiềm lực kinh tế của huyện. Đó là cơ sở để phát triển KT-XH của huyện. Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố rất quan trọng để phát triển kinh tế, thu hút các nhà đầu tư về mở doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tăng sản phẩm xã hội, cung cấp nhu cầu thiết yếu ra thị trường, tăng doanh thu đồng thời làm tăng nghĩa vụ thuế cho Nhà nước. Vị trí địa lý cũng là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến thu NSNN. Khi thuận lợi về mặt địa lý, việc cung cấp sản phẩm hàng hóa ngày càng tăng nhanh thì dễ thu hút nhà đầu tư đến để phát triển sản xuất kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ với NSNN. Ngược lại, địa phương, vùng miền xa xôi hẻo lánh giao thông đi lại khó khăn thì việc ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách là rất lớn.

+ Nhân tố về thể chế tài chính. Thể chế tài chính quy định phạm vi, đối tượng thu, chi của các cấp chính quyền; quy định, chế định việc phân công, phân cấp nhiệm vụ chi, quản lý chi của các cấp chính quyền; quy định quy trình, nội dung lập, chấp hành và quyết toán ngân sách. Quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý thu,chi ngân sách, sử dụng quỹ ngân sách. Thể chế tài chính quy định, chế định những nguyên tắc, chế độ, định mức chi tiêu. Do vậy, nói đến


nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu, chi ngân sách trước hết phải nói đến thể chế tài chính.

+ Trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập. Việc quản lý thu, chi ngân sách luôn chịu ảnh hưởng của nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập của người dân trên địa bàn. Khi trình độ kinh tế phát triển và mức thu nhập bình quân của người dân tăng lên, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn ngân sách và sử dụng có hiệu quả, mà nó còn đòi hỏi các chính sách, chế độ, định mức kinh tế - tài chính, mức chi tiêu ngân sách phải thay đổi phù hợp với sự phát triển kinh tế và mức thu nhập, mức sống của người dân. Do đó, ở nước ta cũng như các nước trên thế giới, người ta luôn quan tâm chú trọng đến nhân tố này, trong qúa trình quản lý hoạch định của chính sách thu chi NSNN.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

+ Thực tế cho thấy, khi trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập bình quân trên địa bàn còn thấp cũng như ý thức về sử dụng các khoản chi chưa được đúng mức, còn có tư tưởng ỷ lại Nhà nước thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chi NSNN. Khi chúng ta thực hiện tốt những vấn đề thu ngân sách trong đó có nhiều nhân tố tác động nhưng trình độ mức sống của người dân ngày càng nâng cao thì việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước có thểrất dễ dàng. Trường hợp nếu trình độ và mức sống còn thấp thì việc thu thuế cũng còn gặp rất nhiều khó khăn.

1.3. Kinh nghiệm và bài học rút ra về quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk.

1.3.1. Kinh nghiệm về quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk.

- Quản lý ngân sách Nhà nước tại Thị xã Buôn Hồ.

Tại thị xã Buôn Hồ, khi UBND huyện giao dự toán, các cơ quan tham mưu xác định và quản lý nguồn thu là nhiệm vụ quan trọng giúp cho địa phương đảm bảo nguồn chi. Thành lập Hội đồng đấu giá đất ở, xây dựng lực lượng uỷ nhiệm thu thuế cho các


phường, thực hiện công khai quy trình thu tại trụ sở UBND thị xã, các hội trường phường, công khai trên đài phát thanh về số hộ kinh doanh, mức thuế để dân biết tham gia giám sát bảo đảm đóng góp công bằng, động viên, nhắc nhở các hộ nộp thuế, coi đó là tiêu chuẩn thi đua ghi nhận khen hưởng danh hiệu đơn vị và gia đình văn hoá. Nhờ đó nguồn thu hàng năm của thị xã Buôn hồ luôn đảm bảo. Trong điều hành chi ngân sách, cấp uỷ, chính quyền các cấp đã chỉ đạo sát sao, chặt chẽ và các cơ quan chuyên môn tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chi bám sát dự toán, bảo đảm cân đối tích cực.

Quản lý ngân sách Nhà nước tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.

Trong công tác điều hành thu ngân sách, huyện đã tích cực chỉ đạo và thực hiện các biện pháp thu ngân sách ngay từ đầu những năm ngân sách, đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ, tư vấn pháp luật về thuế để nâng cao sự hiểu biết và tự giác trong việc thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế và xử lý kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp. Đặt ra các biện pháp và lộ trình cụ thể, phấn đấu thu NSNN hằng năm vượt dự toán HĐND huyện giao. Chi cục thuế thực hiện việc phân cấp quản lý thu cho xã để chủ động chỉ đạo, đôn đốc thực hiện kịp thời, hiệu quả. Bên cạnh đó, tăng cường biện pháp thu nợ thuế, hạn chế các khoản nợ thuế mới phát sinh. Đẩy mạnh thu biện pháp tài chính, nhất là thực hiện việc bán đấu giá quyền sử dụng đất, thu tiền chuyển mục đích sử dụng đất, tăng cường các khoản thu xử phạt, kịp thời bán đấu giá tài sản tịch thu sung công quỹ Nhà nước. Trong công tác điều hành chi ngân sách: chỉ đạo các cơ quan, đơn vị dự toán, các xã thực hiện việc lập, xét duyệt và phân bổ dự toán ngân sách phải sát với tình hình thực tế và khả năng ngân sách. Từng cơ quan đơn vị phải thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên (trừ tiền lương và các khoản có tính chất lương), để thực hiện chế độ cải cách tiền lương. Thực hiện nghiêm túc Chương trình hành động phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tăng cường thực hiện cơ chế tự chủ tài chính quy định tại Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 và


Nghị định 43/2006/NĐ-CPngày 25/4/2006 của Chính phủ ở tất cả các cơ quan hành chính Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập.

1.3.2. Bài học rút ra về quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk.

Thứ nhất, việc phân cấp quản lý ngân sách của tỉnh đối với huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đã được nghiên cứu, điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và yêu cầu quản lý của từng giai đoạn của huyện. Từ đó, tạo điều kiện cho huyện và các xã, thị trấn chủ động khai thác, bồi dưỡng nguồn thu từ tiềm năng sẵn có để tăng thu cho ngân sách cấp mình cũng như cấp trên.

Thứ hai, công tác lập dự toán đã được quan tâm, xây dựng đảm bảo theo các quy định, hướng dẫn của cấp trên. Nhất là việc rà soát, đánh giá nguồn thu chủ yếu của ngân sách địa phương từ thuế để lập dự toán sát với thực tiễn, không bỏ sót, thiếu nguồn thu, chống thất thu, đồng thời tăng cường trách nhiệm của các xã, thị trấn trong công tác thu ngân sách.

Thứ ba, công tác chấp hành và quyết toán ngân sách đã được chú trọng, có những biện pháp quản lý, giám sát chặt chẽ, tổ chức thực hiện thu có hiệu quả đối với các nguồn thu trên địa bàn; chi ngân sách bảo đảm theo dự toán được giao hằng năm và được các cơ quan chức năng từ huyện tới cơ sở kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ đảm bảo chi đúng, đủ và hiệu quả.

Thứ tư, thực hiện công khai tài chính ngân sách của huyện và các xã, thị trấn thể hiện trách nhiệm trước nhân dân về huy động và sử dụng các nguồn thu ngân sách; từ đó tăng cường sự giám sát của nhân dân, cán bộ đối với công tác quản lý NSNN trên địa bàn.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:


Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở khoa học về các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến quản lý NSNN cấp huyện; nội dung quản lý NSNN cấp huyện thông qua các khâu: lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán, thanh tra, kiểm tra NSNN cấp huyện. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý NSNN được phân tích cụ thể trên hai khía cạnh khách quan và chủ quan. Đồng thời tổng kết kinh nghiệm của một số địa phương nhằm rút ra bài học kinh nghiệm có thể tham khảo, vận dụng vào cách quản lý NSNN tại huyện huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. Nói cách khác, chương một của luận văn chính là cơ sở lý luận, tiền đề cho việc phân tích thực trạng và đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý NSNN trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk trong những chương tiếp theo.


Chương 2:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN EA SÚP, TỈNH ĐẮK LẮK‌

2.1. Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội huyện Ea Súp

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Huyện Ea Súp, hay Ea Suop, là một huyện của tỉnh Đắk Lắk. Huyện cách thành phố Buôn Ma Thuột 85 km về phía Tây Bắc theo đường tỉnh lộ 1. Phía đông giáp các huyện Ea H’leo và Cư M’gar. Phía tây giáp Campuchia. Phía nam giáp huyện Buôn Đôn. Phía bắc giáp các huyện Chư Prông và Chư Pưh thuộc tỉnh Gia Lai. Huyện có dân cư thưa thớt thuộc vùng sâu,vùng xa của tỉnh, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn

Lịch sử hình thành: Sau năm 1975, quận Buôn Hồ được chuyển thành huyện Krông Búk. Ngày 30 tháng 8 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 230-CP. Theo đó, tách 6 xã: Ea Pốk, Quảng Phú, Ea H’đinh, Ea Súp, Krông Na, Cư Suê thuộc huyện Krông Búk để thành lập Huyện Ea Súp.

Tài nguyên thiên nhiên: Huyện Ea Súp còn là nơi có nguồn tài nguyên rừng tự nhiên khá phong phú, tổng diện tích đất rừng trên địa bàn là 124.664,93 ha, độ che phủ rừng đạt 73%. Trong đó, rừng tự nhiên sản xuất 103.843,76 ha, rừng tự nhiên phòng hộ 6.359,11 ha, rừng tự nhiên đặc dụng 14.462,06 ha.

Tài nguyên thực vật: Tổng trữ lượng gỗ ước tính trên 9 triệu m3, trên địa bàn có hai dạng rừng chính là: Rừng nhiệt đới bán thường xanh: là loại rừng có diện tích nhỏ, phân bố chủ yếu ở ven sông Ea H’leo với các loài ưu thế như: bằng lăng, căm xe, dầu rái… một số loài quí hiếm thuộc gỗ nhóm I như cẩm lai, hương, cà te. Rừng khộp chiếm phần lớn: đây là kiểu rừng thưa, cây lá rộng thường có một tầng duy nhất, cây ít cành và ít lá, tầng mặt cỏ vẫn phát triển được. Tài nguyên động vật: Địa bàn huyện Ea Súp hiện nay có thể được coi như thủ phủ của đàn voi rừng. Theo phán đoán của các ngành chức năng, hiện đàn voi khu vực này còn trên 30 con, chia ra nhiều nhóm nhỏ, lẻ


3-5 con. Chúng tập trung chủ yếu tại vùng rừng núi các xã Ia Lốp, Ia Lơi, Ia Rvê sát biên giới Việt Nam – Cam Pu Chia.

Khí hậu: Huyện Ea Súp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có tiểu vùng khí hậu cá biệt, chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu nhiệt đới lục địa cao nguyên, nhiệt độ cao, nắng nóng. Tổng tích ôn vào loại nhất tây nguyên, mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Lượng mưa trung bình: Tổng lượng mưa trung bình 1.420 mm/năm. Đây là vùng có lượng mưa trên năm nhỏ so với các vùng khác trong tỉnh. Mưa nhiều nhất từ tháng 8 đến tháng 10, lượng mưa tập trung đến 93,5% lượng mưa cả năm. Lượng mưa mùa khô không đáng kể và thường bị khô hạn vào cuối mùa, tháng 1; 2 và 3 hầu như không có mưa.

Độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm là 78,7%, độ ẩm trung bình cao nhất là 91,5%, độ ẩm trung bình thấp nhất là 46,4%.

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 240C, nhiệt độ trung bình cao nhất 33,30C, nhiệt độ trung bình thấp nhất 18,20C.

Thỗ nhưỡng: Nhìn chung, đất đai trên địa bàn Ea Súp được hình thành trên đá phiến sét, đá cát kết, phù sa cổ và phù sa mới hình thành. Thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ đến trung bình, độ phì đất thấp nên thường bị nén chặt khi khô hạn và lầy thụt khi ngập nước, khả năng ngậm nước và giữ nước kém. Bên cạnh đó tình trạng kết vón đá ong đáy và đá lộ đầu xuất hiện khá nhiều.


Nguồn https easup daklak gov vn web 2 1 2 Khái quát tình hình kinh tế xã hội huyện Ea 1

Nguồn: https://easup.daklak.gov.vn/web

2.1.2. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội huyện Ea Súp

2.1.2.1. Về kinh tế

- Ngành nông, lâm, thủy sản

+ Năm 2020, cơ cấu toàn ngành nông, lâm, thủy sản trong tổng GRDP toàn tỉnh chiếm 38,5 - 39,5% và 19 - 20% vào năm 2030. Tốc độ tăng trưởng đạt bình quân 4,5 - 5%/năm giai đoạn 2016 - 2020 và duy trì 4 - 4,5%/năm giai đoạn 2021 - 2030.

+ Chuyển dịch cơ cấu nông lâm thủy sản theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp (từ rừng trồng) và dịch vụ nông nghiệp, giảm tỷ trọng của ngành trồng trọt và khai thác rừng tự nhiên.

+ Hình thành và xây dựng các tiểu vùng nông nghiệp trên cơ sở phát huy tiềm năng thế mạnh về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của tỉnh và lợi thế về các sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên địa bàn gắn với công nghiệp chế biến.

+ Trồng trọt: Phát triển sản xuất gắn chế biến với quy mô hợp lý tập trung vào các loại nông sản hàng hóa có lợi thế, nâng cao chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/07/2023