Hệ Thống Ngân Sách Nhà Nước Và Phân Cấp Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước


nước, đồng thời tạo thế cân bằng trong thu chi, tạo sự chủ động trong hoạt động của ngân sách nhà nước.

Về mặt pháp lý: Các khoản thu – chi này phải nằm trong dự toán được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định. Ngân sách nhà nước hoạt động trong lĩnh vực phân phối các nguồn tài chính, vì vậy nó thể hiện các mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa nhà nước và xã hội. Quyền lực về ngân sách nhà nước thuộc về nhà nước, nên ngân sách nhà nước do Quốc hội với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở nước ta quyết định.

Về mặt thời gian: Các khoản thu – chi này chỉ được thực hiện trong một năm. Tính niên hạn của ngân sách nhà nước được thể hiện quá trình thực hiện nhiệm vụ thu

– chi của nhà nước; nó tồn tại trong vòng 12 tháng, có thể bao trùm năm dương lịch (từ ngày 01.01 đến 31.12 của năm) nhưng cũng có thể bắt đầu và kết thúc vào những khoảng thời gian khác nhau như: Ví dụ: có nước bắt đầu từ 01/04 của năm trước và kết thúc vào 31/03 của năm sau; có nước bắt đầu từ 01/10 của năm trước và kết thúc vào

30.9 của năm sau…

Về mục đích: Nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. Mọi khoản thu và chi tài chính của nhà nước đều do nhà nước quyết định và nhằm mục đích phục vụ yêu cầu thực hiện các chức năng nhà nước. Bất kỳ nhà nước nào cũng đều có quyền ban hành pháp luật. Do nhu cầu chi tiêu của mình, nhà nước đã sử dụng pháp luật để ban hành chính sách thuế khoá và bắt buộc các tổ chức, cá nhân phải nộp một phần thu nhập của mình cho nhà nước với tư cách là chủ thể thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Tính cưỡng bức của các khoản thu ngân sách không hề mang ý nghĩa tiêu cực; bởi vì đây là sự cần thiết. Mọi đối tượng nộp thuế đều ý thức được nghĩa vụ của mình trong việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nhà nước, của quốc gia. Đồng thời họ cũng ý thức được vai trò quan trọng của nhà nước trong quá trình sử dụng các nguồn tài chính nhằm thực hiện các chức năng về kinh tế – xã hội của mình.

1.1.1.3. Chức năng, vai trò của ngân sách Nhà nước


Ngân sách nhà nước có chức năng vô cùng quan trong trong nền kinh tế cũng như đời sống xã hội. Chức năng của ngân sách nhà nước thể hiện chủ yếu qua 04 mặt như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

+ Ngân sách nhà nước là một công cụ ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chống lạm phát và giảm thất nghiệp.

+ Ngân sách nhà nước có chức năng phân bổ nguồn lực trong xã hội

Quản lý Ngân sách Nhà Nước tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk - 3

Để tạo lập và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả, thông qua các biện pháp thu, chi và quản lý ngân sách nhà nước, nhà nước thực hiện phân bổ nguồn lực vào những lĩnh vực địa bàn then chốt, có nhiều rủi ro, cần khuyến khích hoặc hạn chế phát triển; đồng thời có thể thu hút, lôi kéo sự tham gia phân bổ nguồn lực của các thành phần kinh tế và khu vực tư nhân.

+ Ngân sách nhà nước có chức năng phân phối lại thu nhập trong xã hội: Nhà nước thực hiện quá trình phân phối và phân phối lại thu nhập dưới hình thức tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm hạn chế bớt sự phân hoá xã hội, sự bất bình đẳng về thu nhập đảm bảo sự công bằng hợp lý, làm cho nguồn thu nhập của xã hội được sử dụng một cách kịp thời hiệu quả.Thông qua công cụ thuế và công cụ chi tiêu Nhà nước sẽ thực hiện được các mục tiêu trên.

+ Ngân sách nhà nước có chức năng điều chỉnh kinh tế: Chính sách ngân sách nhà nước là một bộ phận không thể tách rời của chính sách kinh tế – xã hội. Khi nền kinh tế suy thoái người ta thường khuyến cáo dùng chính sách tài khoá kích cầu bằng cách giảm thuế hoặc tăng chi tiêu công, từ đó làm tăng khối lượng sản xuất xã hội. Khi nền kinh tế phát triển bình thường, trong điều kiện mở cửa thì chính sách tài khoá kích thích sẽ tạo nên phản ứng dây chuyền: chính sách tài khoá kích thích nới lỏng với mục đích tăng tổng cầu, mức lãi suất trong nước tăng, giá đồng nội tệ tăng, thuần xuất khẩu giảm, tổng cầu giảm. Như vậy, trước mắt chính sách tài khoá có thể kích thích tổng cầu có tác động đến tăng trưởng kinh tế, nhưng về lâu dài lại kìm hãm chính quá trình tăng trưởng. Đòi hỏi các nhà hoạch địch chính sách tài chính nói chung và chính sách tài


khoá nói riêng phải tính đến việc sử dụng công cụ ngân sách nhà nước một cách thích hợp trong quá trình điều chỉnh nền kinh tế.

Bốn chức năng nói trên có mối quan hệ rất gắn bó, phản ảnh được bản chất hoạt động của ngân sách nhà nước trong quá trình tạo lập, khai thác động viên, phân bổ, tổ chức huy động các nguồn vốn cũng như tham gia kiểm soát, điều chỉnh kinh tế vĩ mô

1.1.2 Hệ thống ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước

1.1.2.1. Hệ thống ngân sách nhà nước ở Việt Nam

Hệ thống ngân sách Nhà nước: Hệ thống các cấp ngân sách Nhà nước là tổng thể các cấp ngân sách gắn bó hữu cơ với nhau, có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu chi của từng cấp ngân sách.

Theo Điều 4, Luật NSNN 2015: "NSNN bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của các đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân (HĐND) và Uỷ ban nhân dân (UBND)" (xem sơ đồ 1.1).

Ngân sách Nhà nước

Ngân sách Trung ương

Ngân sách địa phương

NS tỉnh, TP trực thuộc TW

NS quận, huyện, thị xã, TP

NS xã, phường, thị trấn


Sơ đồ 1.1: Hệ thống NSNN ở Việt Nam

Nguồn: Luật NSNN 2015.

Tổ chức hệ thống ngân sách Nhà nước luôn gắn liền với việc tổ chức bộ máy nhà nước. Trên cơ sở Hiến pháp, mỗi cấp chính quyền có một cấp ngân sách riêng cung cấp phương tiện vật chất cho cấp chính quyền đó thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình


trên vùng lãnh thổ. Việc hình thành hệ thống chính quyền nhà nước các cấp là một tất yếu khách quan nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trên mọi vùng của đất nước. Sự ra đời của hệ thống chính quyền nhà nước là tiền đề để tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước nhiều cấp.

1.1.2.2. Phân cấp quản lý Ngân sách nhà nước Khái niệm:

Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là một nội dung quan trọng của quản lý ngân sách nhà nước. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước không chỉ liên quan đến công tác quản lý ngân sách mà còn liên quan đến tổ chức bộ máy nhà nước và các vấn đề kinh tế - xã hội. Bài viết đánh giá thực trạng hệ thống ngân sách và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam thời gian qua và đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước theo hướng bền vững.

Những kết quả đạt được:

Trong những năm qua, phân cấp quản lý NSNN nhằm đảm bảo các nguồn lực tài chính quốc gia được huy động và phân phối sử dụng một cách hiệu quả nhất và đạt được những kết quả quan trọng sau:

Thứ nhất: đảm bảo thực quyền của Quốc hội, tăng tính chủ động của Hội đồng nhân dân các cấp trong việc quyết định dự toán ngân sách, quyết định phân bổ ngân sách và phê chuẩn quyết toán ngân sách.

Thứ hai, phân cấp quản lý ngân sách theo Luật NSNN năm 2015 đã góp phần thúc đẩy nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý NSNN.

Thứ ba, phân cấp quản lý NSNN đã đảm bảo vai trò chủ đạo của NSTW.

Thứ tư, cơ chế phân cấp quản lý NSNN đã giao quyền chủ động cho các địa phương tăng thu, tiết kiệm chi NSNN để có nguồn lực phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.


1.1.3 Ngân sách Nhà nước huyện trong hệ thống ngân sách nhà nước

Ngân sách Nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân. Theo quy định của Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân hiện hành bao gồm:

Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sách tỉnh) bao gồm ngân sách cấp tỉnh và ngân sách của các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách huyện) bao gồm ngân sách cấp huyện và ngân sách các xã, thị trấn.

Ngân sách các xã, thị trấn (gọi chung là ngân sách xã).

Ngân sách Nhà nước cấp huyện: Là cấp ngân sách thứ 2 sau ngân sách cấp tỉnh, là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa chính quyền nhà nước cấp huyện với các chủ thể khác phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính nhằm tạo lập quỹ ngân sách huyện, trên cơ sở đó đáp ứng các nhu cầu chi tiêu gắn với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp huyện.

“Ngân sách huyện là toàn bộ các khoản thu, chi trong dự toán đã được HĐND huyện quyết định và được thực hiện trong một năm, nhằm đảm bảo nguồn tài chính cho chính quyền nhà nước cấp huyện trong quá trình thực hiện các chức năng nhiệm vụ về quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn” .

Hệ thống NSNN cấp huyện ngoài việc tuân thủ các quy định của Luật NSNN, các văn bản hướng dẫn Luật, còn phải tuân thủ các quy định cụ thể của chính quyền địa phương trong từng giai đoạn nhất định phù hợp với đặc thù của địa phương đó.

Nội dung thu, chi ngân sách cấp huyện theo Luật ngân sách:

Theo Luật Ngân sách 2015, phân định nội đung thu, nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện bao gồm:

Thứ nhất, nguồn thu ngân sách :


- Các khoản thu ngân sách địa phương được hưởng 100%:

+ Thuế nhà đất.

+ Thuế tài nguyên, không kể thuế tài nguyên thu từ hoạt động dầu khí.

+ Thuế muôn bài.

+ Thuế chuyển quyền sử dụng đất.

+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp.

+ Tiền sử dụng đất.

+ Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước không kể thuê mặt nước từ hoạt động dầu khí.

+ Tiền đền bù thiệt hại đất.

+ Tiền cho thuê và bán nhà thuộc sở hữu nhà nước.

+ Lệ phí trước bạ.

+ Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết.

+ Thu từ vốn góp của ngân sách địa phương, tiền thu hồi vốn của ngân sách địa phương tại cơ sở kinh tế, thu từ quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh theo quy định.

+ Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương theo quy định của pháp luật.

+ Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các khoản phí, lệ phí do các cơ quan, đơn vị thuộc địa phương tổ chức thu, không kể phí xăng, dầu và lệ phí trước bạ.

+ Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa ngân sách tỉnh và ngân sách huyện.

+ Thu bổ sung từ ngân sách tỉnh.

+ Thu từ huy động đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định. Thứ hai, nhiệm vụ chi ngân sách:

- Chi đầu tư phát triển:

+ Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi do địa phương quản lý.


+ Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước theo quy định của pháp luật.

+ Phần chi đầu tư phát triển trong các chương trình quốc gia do địa phương thực

hiện.


+ Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.

- Chi thường xuyên:

+ Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hoá,

thông tin, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường

+ Các sự nghiệp khác do địa phương quản lý: Giáo dục phổ thông, bổ túc văn hoá, nhà trẻ, mẫu giáo, phổ thông dân tộc nội trú

+ Các hoạt động giáo dục khác: Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, đào tạo nghề, đào tạo ngắn hạn.

+ Các hình thức đào tạo bồi dưỡng khác.

+ Phòng bệnh, chữa bệnh và các hoạt động y tế khác.

+ Các trại xã hội, cứu tế xã hội, cứu đói, phòng chống các tệ nạn xã hội và các hoạt động khác.

+ Bảo tồn, bảo tàng, thư viện, biểu diễn nghệ thuật, hoạt động văn hoá khác

+ Phát thanh truyền hình và các hoạt động thông tin khác.

+ Bồi dưỡng, huấn luyện, huấn luyện viên, vận động viên các đội tuyển cấp tỉnh, các giải thi đấu cấp tỉnh, quản lý các cơ sở thi đấu thể dục thể thao và các hoạt động thể dục thể thao khác

+ Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

- Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do địa phương quản lý:

+ Sự nghiệp giao thông: Duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa cầu đường và các công trình giao thông khác, lập biểu báo cáo và các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường.


+ Sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi, ngư nghiệp, diêm nghiệp, lâm nghiệp, duy tu, bảo dưỡng các tuyến đê, các công trình thuỷ lợi, các trạm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công tác khuyến lâm, khuyến nông, khuyến ngư, khoanh nuôi, bảo vệ phòng chống cháy rừng, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

+ Sự nghiệp thị chính: Duy tu bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng vỉa hè, hệ thống cấp thoát nước, giao thông nội thị, công viên và các sự nghiệp thị chính khác.

+ Đo đạc, lập bản đồ và lưu giữ hồ sơ địa chính và các hoạt động địa chính khác; điều tra cơ bản; các hoạt động về sự nghiệp môi trường; các sự nghiệp kinh tế khác.

+ Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội do ngân sách địa phương thực hiện theo quy định của Chính phủ.

+ Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam ở địa phương.

+ Hoạt động của các cơ quan địa phương của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Đoàn Thanh niên.

+ Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở địa phương theo quy định của pháp luật.

+ Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do địa phương quản lý.

+ Phần chi thường xuyên trong các chương trình quốc gia do các cơ quan địa phương thực hiện.

+ Trợ giá theo chính sách của Nhà nước.

+ Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của Pháp luật.

+ Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới.

+ Chi chuyển nguồn ngân sách địa phương năm trước sang ngân sách địa phương năm sau.

1.2. Quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện

1.2.1 Khái niệm quản lý ngân sách nhà nước

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 14/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí