Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Huy Động Vốn


+ Tốc độ phát triển định gốc (Ti)

Tốc độ phát triển định gốc được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở những khoảng thời gian tương đối dài.

Công thức tính:


Ti

=

Yi

; i = 2,3,.. n



Y1


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Quản lý huy động vốn tại các Chi nhánh phía Bắc Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng - 6

Trong đó: Yi: Mức độ tuyệt đối ở thời gian i Y1: Mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu

+ Tốc độ phát triển bình quân

Tốc độ phát triển bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn.

t

n t2 .t3.t4 ...tn

Công thức tính:

n1 Tn

n1 yn

y1

Hoặc:


t


Trong đó:

t2, t3, t4 …. tn: là tốc độ phát triển liên hoàn của thời kỳ i. Tn: là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n.

yn: là mức độ tuyệt đối ở thời kỳ n y1: là mức độ tuyệt đối ở thời đầu

* Tốc độ tăng (hoặc giảm)

+ Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc (A1)

Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc được dùng để phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) ở thời gian i so với thời gian đầu trong dãy số.

Công thức tính: Ai = Ti - 1 (nếu T1 tính bằng lần)

Hoặc: Ai = Ti - 100 (nếu T1 tính bằng %)


+ Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân (ā) tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn.

Công thức tính: = - 1 ( nếu tính bằng lần) hoặc: = % - 100 (nếu tính bằng %)

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các chỉ tiêu định lượng

2.3.1.1.Các chỉ tiêu phản ánh tình hình huy động vốn

- Tổng huy động vốn từ khách hàng cá nhân: Chỉ tiêu này giúp Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng các chi nhánh phía Bắc nhận rõ xu hướng gửi tiền của khách hàng khách hàng cá nhân để có những giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn từ khách hàng cá nhân cho ngân hàng.

- Quy mô huy động vốn khách hàng cá nhân:

+ Số dư huy động vốn.

+ Số dư bình quân huy động vốn.

+ Số lượng khách hàng.

+ Tốc độ tăng trưởng khách hàng và số lượng khách hàng phát triển mới hàng năm. Đánh giá nền khách hàng.

- Cơ cấu huy động vốn khách hàng cá nhân (số dư).

- Hiệu quả từ hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân (so sánh chi phí huy động vốn với thu nhập từ hoạt động điều chuyển vốn).

- Đánh giá chất lượng dịch vụ huy động vốn khách hàng cá nhân (thông qua điều tra xã hội học).

- Lãi suất huy động tiền gửi khách hàng cá nhân: Đây là chỉ tiêu rất nhạy cảm trong hoạt động ngân hàng. Phân tích chỉ tiêu này để thấy được lãi suất của sản phẩm đã hấp dẫn khách hàng hay chưa, có thể cạnh tranh được với các Ngân hàng khác không và lãi suất này có bị vi phạm trần của Ngân hàng Nhà nước hay không.


2.3.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn

- Quy mô nguồn vốn huy động: Quy mô là chỉ tiêu phản ánh số lượng nguồn vốn huy động của ngân hàng . Với quy mô nguồn huy động ngày càng tăng sẽ hỗ trợ vốn cho ngân hàng hoạt động, phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động của mình, quy mô cũng tạo điều kiện nâng cao tính thanh khoản, tính ổn định và tăng niềm tin của khách hàng

- Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động thể hiện khả năng mở rộng quy mô vốn huy động của ngân hàng qua các năm, cho thấy nguồn vốn biến đổi theo xu hướng như thế nào và khả năng kiểm soát của ngân hàng đến nguồn vốn huy động. Điều đó ảnh hưởng tới khả năng tăng cường và mở rộng thị trường hoạt động của mình. Về mặt lượng, chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động thường được đánh giá thông qua:Tốc độ tăng trưởng VHĐ= (Tổng VHĐ kỳ này-Tổng VHĐ kỳ trước)/(Tổng VHĐ kỳ trước)*100

Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về quy mô nguồn vốn huy động qua các thời kỳ. Nếu tỉ lệ này > 100% thì quy mô nguồn vốn huy động của ngân hàng đã được mở rộng.

- Cơ cấu nguồn vốn huy động: Cơ cấu nguồn vốn huy động ảnh hưởng tói cơ cấu tài sản và ảnh hưởng tới chi phí hoạt động bình quân của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng tới chi phí đầu ra tức lãi suất cho vay của ngân hàng.

+ Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng

Tỷ trọng VHĐ theo đối tượng = (Khối lượng VHĐ theo đối tượng)/(Tổng NVHĐ ) *100

+ Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn

Tỷ trọng VHĐ theo kỳ hạn= (Khối lượng VHĐ theo kỳ hạn)/(Tổng NVHĐ)*100

+ Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền

Tỷ trọng VHĐ theo loại tiền= (Khối lượng VHĐ theo loại tiền)/(Tổng NVHĐ)*100


- Chi phí huy động vốn

Chi phí huy động vốn là toàn bộ chi phí ngân hàng bỏ ra trong quá trình huy động vốn. Chi phí huy động vốn bao gồm 2 phần: chi phí trả lãi (trả lãi suất huy động) và chi phí phi lãi. Chi phí trả lãi bình quân= (Chi phí trả lãi)/(Tổng NVHĐ). Chỉ tiêu này phản ánh số tiền ngân hàng phải bỏ ra cho một đồng vốn huy động được. Chi phí trả lãi bình quân giảm qua các năm, kèm theo sự tăng trưởng về quy mô nguồn vốn, chứng tỏ công tác huy động vốn của ngân hàng đã được tổ chức một cách hiệu quả. Chi phí phi lãi bình quân= (Chi phí phi lãi)/(Tổng NVHĐ).

2.3.2. Các nhóm chỉ tiêu định tính

Căn cứ và việc điều tra khách hàng, tác giả đưa ra một số tiêu chí đánh giá mức độ chất lượng hoạt động huy động vốn của ngân hàng theo thang điểm quy ước như sau: 1 - Rất không hài lòng; 2 - Không hài lòng; 3 - Bình thường; 4 - Hài lòng; 5 - Rất không hài lòng, gồm:

- Các tiêu chí đánh giá mức độ tin cậy, bao gồm: Ngân hàng tạo được cảm giác an toàn trong giao dịch; Hình thức và cách thức tính lãi chính xác và minh bạch; Thông tin cá nhân và khoản tiền gửi được bảo mật; Kiểm soát được các giao dịch trong tài khoản tiền gửi; Ngân hàng thực hiện tốt các cam kết về thời gian.

- Các tiêu chí đánh giá mức độ đáp ứng của ngân hàng trong cung cấp sản phẩm huy động vốn, bao gồm các tiêu chí sau: Lãi suất tiền gửi được điều chỉnh kịp thời và có sức cạnh tranh; Quy trình thủ tục liên quan đến việc gửi tiền đơn giản, thuận tiện; Việc đáp ứng nhu cầu vốn trước hạn nhanh chóng, kịp thời cho khách hàng; Các hình thức huy động đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng; Thời gian giao dịch trong ngày thuận tiện

- Các tiêu chí đánh giá về năng lực phục vụ, bao gồm: Bảng thông báo lãi suất được thiết kế rõ ràng, đầy đủ thông tin; Không mất nhiều thời gian cho một giao dịch tiền gửi; Nhân viên ngân hàng sẵn sàng phục vụ; Nhân viên giao


dịch có kiến thức, kỹ năng và khả năng truyền đạt, giới thiệu sản phẩm dịch vụ tốt; Nhân viên giao dịch có phong cách giao dịch văn minh, lịch sự.

- Các tiêu chí đánh giá về thái độ phục vụ, bao gồm: Những khiếu nại được tiếp nhận và giải quyết kịp thời; Nhân viên tư vấn, hướng dẫn và giải thích rõ ràng; Nhân viên có ý thức tiếp thu, lăng nghe những ý kiến phản hồi từ khách hàng; Nhân viên không có thái độ phân biệt đối xử, quan tâm đến khách hàng; Nhân viên hiểu và thông cảm với những nhu câu đặc biệt của khách hàng.

- Các tiêu chí đánh giá về cơ sở vật chất, bao gồm: Ngân hàng có trang thiết bị, công nghệ hiện đại; Cơ sở vật chất đầy đủ, có chỗ ngồi trong thời gian chờ đợi; Tờ rơi, tài liệu quảng cáo đầy đủ thông tin và sẵn có; Trang phục của nhân viên đồng bộ, gọn gàng, lịch sự; Trang phục của nhân viên đồng bộ, gọn gàng, lịch sự.


Chương 3

THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÁC CHI NHÁNH PHÍA BẮC NH TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG

3.1. Khái quát về ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng các chi nhánh phía Bắc

3.1.1. Giới thiệu về các chi nhánh phía Bắc của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (tên giao dịch là VPBank), tiền thân là ngân hàng Thương mại Cổ phần Các Doanh nghiệp Ngoài Quốc Doanh Việt Nam được thành lập theo Giấy phép số 0042/NH- GP do Ngân hàng Nhà nước cấp ngày 12/08/1993 và giấy phép số 1535/QĐ- UB do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội cấp ngày 04/09/1993. Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 10/09/1993.

Những năm từ 1994 - 1996 là giai đoạn phát triển năng động của VPBank. Trong giai đoạn này VPBank đã đạt được những kết quả khả quan. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần đạt 36%/năm trong năm 1995 và 1996, chất lượng tín dụng đảm bảo và các hoạt động dịch vụ phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên VPBank đã gặp phải một số khó khăn nhất định, một phần do cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á, tình hình cạnh tranh với các ngân hàng trên cùng một địa bàn ngày càng gay gắt, một phần do những sai lầm chủ quan từ phía ngân hàng. Vì thế thời gian tiếp theo từ 1997 đến 2001 là giai đoạn củng cố và tạo tiền đề phát triển cho giai đoạn mới. Trong giai đoạn này VPBank đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan thuộc Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong việc khắc phục những khó khăn trong hoạt động kinh doanh, vì thế tình hình VPBank đã có nhiều biến chuyển thuận lợi và tạo đà phát triển bền vững.

Năm 2000 đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong quá trình phát triển của VP Bank, đó là việc Hội đồng quản trị quyết định lựa chọn mục


tiêu chiến lược của VP Bank trong vòng 10 năm tới là xây dựng VP Bank trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam và trong khu vực. Năm 2002, với định hướng đúng đắn của ban Tông giám đốc với tinh thần năng động, sáng tạo của cán bộ công nhân viên, kết hợp với các chính sách mở rộng đầu tư tín dụng và hàng loạt các biện pháp tích cực, hiệu quả để tháo gỡ khó khăn, VP Bank đã thực sự chuyển mình, khẳng định sự năng động và nhạy bén trong kinh doanh. Từ năm 2006 đến 2009 là thời kỳ phát triển thịnh vượng của VPBank.

Năm 2010, VPBank nhận được quyết định của Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho VPBank đổi tên từ Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng. Cùng với việc thay đổi tên gọi, VPBank cũng chính thức đưa vào sử dụng logo và hệ thống nhận diện thương hiệu mới. Với tên gọi và hình ảnh mới, VPBank chính thức bước sang giai đoạn phát triển mới với định hướng mới phù hợp hơn với tình hình kinh tế - xã hội hiện tại.

Tên Tiếng Việt: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng

Tên Tiếng Anh: Vietnam Prosperity Joint - Stock Commercial Bank

Tên viết tắt: VPB

Trụ sở chính: 72 Trần Hưng Đạo, thành phố Hà Nội

 Website: www.vpb.com.vn

Sau gần 23 năm hoạt động, VPBank đã phát triển mạng lưới lên 210 điểm giao dịch với đội ngũ trên 12.400 cán bộ nhân viên. Tính đến hết quý I/2016, vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên mức 9.181 tỷ đồng. Là thành viên của nhóm 12 ngân hàng hàng đầu Việt Nam ( G12), VPBank đang từng bước khẳng định uy tín của một ngân hàng năng động, có năng lực tài chính ổn định và có trách nhiệm với cộng đồng. Để đạt được tầm nhìn đầy tham vọng, VPBank đã triển khai chiến lược tăng trưởng quyết liệt trong giai đoạn 2012-2017 với sự hỗ trợ của công ty tư vấn hàng đầu thế giới McKinsey. Với chiến lược này, VPBank nỗ lực tăng trưởng hữu cơ trong các phân khúc khách hàng mục tiêu,


khẩn trương xây dựng các hệ thống nền tảng để phục vụ tăng trưởng, và luôn chủ động theo dõi các cơ hội trên thị trường.

Sự tăng trưởng vượt bậc của VPBank thể hiện sinh động ở mức độ mở rộng mạng lưới các chi nhánh, điểm giao dịch trên toàn quốc cùng sự phát triển đa dạng của các kênh bán hàng và phân phối. Bên cạnh đó theo định hướng "Tất cả vì khách hàng", các điểm giao dịch đã được thay đổi hoàn toàn về diện mạo, mô hình và tiện nghi phục vụ. Các sản phẩm của VPBank luôn được cải tiến và kết hợp thêm nhiều tiện ích nhằm gia tăng quyền lợi cho khách hàng... Tất cả góp phần làm hài lòng khách hàng hiện tại và thu hút thêm khách hàng mới, mở rộng cơ sở khách hàng của VPBank với tốc độ nhanh chóng.

Mạng lưới hoạt động của VPBank được trải khắp trên toàn quốc, với Trụ sở chính, Sở Giao dịch đóng tại Hà Nội; các chi nhánh tại Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ, Nha Trang - những đầu mối kinh tế quan trọng của cả nước. Ngân hàng đã thiết lập quan hệ đại lý với trên 200 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở nhiều nước trên thế giới, góp phần quan trọng thúc đẩy tốc độ của hoạt động thanh toán quốc tế.

Tại phía Bắc ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng có 20 chi nhánh đó là: Tại Hà Nội có 7 chi nhánh chính là Sở giao dịch Hà Nội, Chi nhánh Ngô Quyền, CN Hà Nội, CN Đông Đô, CN Kinh Đô, CN Thăng long, CN Trần Hưng Đạo và 56 phòng giao dịch trực thuộc. Tại Hải Phòng có chi nhánh là chi nhánh Hải Phòng cùng 8 phòng giao dịch trực thuộc. Có 12 chi nhánh tại các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Phú Thọ, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hóa.

3.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của các chi nhánh phía Bắc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

3.1.2.1. Hoạt động huy động vốn

Công tác huy động vốn luôn là một trong các mục tiêu quan trọng quyết định đến hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng. Phát huy lợi thế nền khách hàng có sẵn và tận dụng lợi thế địa bàn trụ sở các Chi nhánh cùng các điểm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/04/2024