Cơ Sở Thực Tiễn Về Quản Lý Huy Động Vốn Tại Nh Tmcp


huy động và sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại.

d. Môi trường cạnh tranh

Khi định ra chiến lược phát triển cho ngân hàng rõ ràng cần phải tính đến điều kiện về môi trường kinh doanh. Sự cạnh tranh của các ngân hàng khác trên địa bàn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng. Để có thể tồn tại và phát triển, ngân hàng cần phải định ra chiến lược kinh doanh phù hợp để có thể thắng trong cạnh tranh với ngân hàng khác. Trong quá trình cạnh tranh với đối thủ, ngân hàng buộc phải cải tiến và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, thực hiện mức lãi suất hợp lý, nghiên cứu kĩ thị trường và làm tốt công tác marketing. Ngân hàng phải bồi dưỡng đội ngũ cán bộ để có thể làm tốt công việc của mình. Như vậy, cạnh tranh vừa là thách thức vừa là một nhân tố thúc đẩy sự phát triển chất lượng các hoạt động ngân hàng trong đó có hoạt động huy động vốn [11].

1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý huy động vốn tại NH TMCP

1.2.1. Kinh nghiệm của ngân hàng AGRIBANK về quản lý huy động vốn

Trong giai đoạn 2014 - 2016 vừa qua, mặc dù gặp phải nhiều khó khăn và thác thức lớn của nền kinh tế với những biến động lớn, tuy nhiên AGRIBANK đã đạt được những kết quả khá thành công trong công tác huy động vốn, nguồn vốn không ngừng tăng trưởng qua các năm, cụ thể:

Tính đến 31/12/2014, tổng nguồn vốn đạt 434.331 tỷ đồng, tăng 71.330 tỷ đồng (tăng 19,7%) so với đầu năm, trong đó nguồn vốn nội tệ tăng 15,5%, nguồn vốn ngoại tệ tăng 57,7% so với đầu năm. Huy động từ khách hàng đạt 366.995 tỷ đồng, tăng 30.146 tỷ đồng (tăng 8,9%) so với đầu năm; huy động từ dân cư đạt 200.211 tỷ đồng, tăng 26.993 tỷ đồng (tăng 15,6%) so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 46% tổng nguồn vốn. Tổng nguồn vốn của AGRIBANK đến 31/12/2015 đạt 474.941 tỷ đồng, tăng 40.610 tỷ đồng so với đầu năm. Cơ cấu vốn được thay đổi về chất theo hướng phát triển ổn định nguồn vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế, trong đó riêng tiền gửi dân cư tăng gần 25.5%. Tổng vốn huy động (cả ngoại tệ quy đổi VND) đến 31/12/2016 đạt 505.792 tỷ đồng, tăng 30.851 tỷ đồng (+6,5%) so với cuối năm 2015, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Đến 31/12/2015 tổng vốn huy động đạt 557.028 tỷ đồng, tăng 50.712 tỷ


đồng (+10%) so với cuối năm 2016.

Với chiến lược đa dạng các sản phẩm, hình thức huy động, giảm nguồn vốn không ổn định, qua đó Agribank đã chủ động trong quản lý và đảm bảo an toàn thanh khoản trong bối cảnh thị trường vốn biến động.

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2014 - 2016 của AGRIBANK)

1.2.2. Kinh nghiệm quản lý huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội

Ngân hàng TMCP Sài Gòn -Hà Nội được thành lập và đi vào hoạt động từ đầu năm 1993. Đến nay, Ngân hàng đã tạo lập được một hệ thống tương đối rộng lớn với hơn 110 điểm giao dịch gồm trụ sở chính tại Hà Nội, 17 Chi nhánh, hơn 90 Phòng giao dịch. Tính đến cuối năm 2016, tổng nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội đạt 46.851 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 39,169 tỷ đồng.

Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn -Hà Nội, công tác huy động vốn được quản lý tập trung tại Trụ sở chính. Trụ sở chính đưa ra các hình thức huy động, cân đối nguồn vốn và có các chính sách phù hợp, đảm bảo hoạt động hài hòa toàn hệ thống. Với mô hình quản lý này, có những thời điểm gây bất lợi cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn -Hà Nội trong việc tăng trưởng nguồn vốn, do không có tính chủ động trong việc thực hiện chính sách lãi suất huy động để thu hút khách hàng. Một thực tế là hệ thống Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội thừa vốn nhưng có thể riêng lẻ từng Chi nhánh lại thiếu vốn, cụ thể Chi nhánh Cần Thơ nguồn vốn huy động không đủ đáp ứng cho tổng dư nợ của Chi nhánh, mà Chi nhánh còn phải vay vốn của Hội sở thông qua việc mua bán vốn nội bộ. Cụ thể, tính đến cuối năm 2014, số dư nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, Chi nhánh Cần Thơ đạt 2.102 tỷ đồng, Dư nợ của Chi nhánh đạt gần 2.900 tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội năm 2014). Mức chênh lệch này Chi nhánh Cần Thơ được Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội cung ứng thông qua mua bán vốn nội bộ trong hệ thống.

1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng


Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng là một Ngân hàng TMCP lớn và có nhiều uy tín trên toàn quốc. Sau nhiều năm phát triển, VPBank đã có đạt được những thành tựu đáng kể và là một trong top 5 Ngân hàng TMCP lớn. Từ những kinh nghiệm của các ngân hàng trên, cũng có thể rút ra bài học kinh nghiệm để VPBank áp dụng trong thời gian tới để tăng trưởng nguồn vốn hiệu quả và bền vững:

Thứ nhất, thông qua chính sách khách hàng hợp lý, luôn sát cánh bên khách hàng cùng vượt qua khó khăn và cùng thành công để từ đó tạo niềm tin nơi khách hàng. Hoạt động ngân hàng gắn liền với phạm trù “niềm tin” - niềm tin của người gửi tiền vào ngân hàng. Một khi niềm tin vào một ngân hàng bị một hành vi cạnh tranh không lành mạnh làm cho đổ vỡ thì hậu quả diễn ra rất nhanh chóng và phải mất nhiều thời gian mới phục hồi lại được.

Thứ hai, xây dựng một chính sách lãi suất linh hoạt, cạnh tranh, phải dung hòa được lợi ích của cả khách hàng và ngân hàng đồng thời khuyến khích được khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều.

Thứ ba, từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như chất lượng phục vụ mà yếu tố quyết định là hiện đại hoá trình độ công nghệ, đa dạng chủng loại sản phẩm, nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên, triển khai chương trình phần mềm ứng dụng….

Thứ tư, đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên có kiến thức nghề chuyên sâu, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, có lòng yêu nghề và thực sự có tâm. Đây là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên hiệu quả trong cạnh tranh làm cho khách hàng cảm thấy được tôn trọng, được phục vụ theo đúng ý nghĩa là khách hàng. Mặt khác cần thu hút được đông đảo khách hàng, tạo tâm lý thoải mái và giảm thời gian chờ đợi cho khách hàng.


Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu như đã đề cập phần trên. Luận văn sẽ


trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây:

- Thực trạng công tác quản lý huy động vốn tại các chi nhánh phía Bắc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng giai đoạn 2014 - 2016 như thế nào?

- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý huy động vốn tại các chi nhánh phía Bắc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng?

- Giải pháp nào cần thực thi nhằm tăng cường quản lý huy động vốn tại các chi nhánh phía Bắc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1.Thu thập thông tin thứ cấp

Thu thập thông tin thứ cấp tại các chi nhánh phía Bắc của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng bao gồm:

- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2014-2016 của Hội sở và các chi nhánh phía Bắc

- Báo cáo tổng kết năm của Hội sở và các chi nhánh phía Bắc

- Báo cáo kết quả về hoạt động tín dụng và công tác quản lý tại Hội sở và các chi nhánh phía Bắc

Một số thông tin thứ cấp khác được thu thập bao gồm:

- Các công trình nghiên cứu có liên quan đến công tác quản lý hoạt động tín dụng tại các NHTM được công bố trên các tạp chí khoa học

- Các báo cáo khoa học, tài liệu có liên quan đến công tác quản lý hoạt động tín dụng tại các NHTM

2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

- Mục tiêu khảo sát: Với mong muốn tìm hiểu ý kiến đánh giá của khách hàng đối với sản phẩm tín dụng của ngân hàng tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng các chi nhánh phía Bắc, từ đó rút kinh nghiệm phát huy mặt mạnh, cải thiện mặt hạn chế, nâng cao chất lượng dịch vụ để có thể phục vụ khách hàng tốt nhất.

- Phương pháp chọn mẫu điều tra:


+ Đối tượng bao gồm: Khách hàng sử dụng dịch vụ huy động vốn của ngân hàng VPBank các chi nhánh phía bác.

+ Địa bàn điều tra: Ngân hàng VPBank các chi nhánh phía Bắc hiện có 20 chi nhánh. Do khả năng tài chính và thời gian có hạn nên tác giả tiến hành chọn 05 chi nhánh bao gồm Hải Phòng, Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Ninh Bình để điều tra. Đối với ngân hàng, đây là những chi nhánh có vị thế đặc biệt, đại diện cho các vùng của toàn miền Bắc.

- Cỡ mẫu điều tra: Do số lượng khách hàng của 20 chi nhánh là rất lớn nên tác giả lựa chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên khả dụng. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên khả dụng (Convenience sampling) được xây dựng bởi Eleanor Wint, Ronald R. Powell và đồng nghiệp năm 1997, là phương pháp cực kỳ phù hợp để chọn một lượng mẫu đủ lớn trong khả năng có hạn mà vẫn đảm bảo về tính đại diện. Theo đó, nhà nghiên cứu sẽ lấy mẫu dựa trên sự thuận tiện tiếp cận mẫu nhất để nghiên cứu. Nghĩa là, một quần thể mẫu được lựa chọn bởi vì nó sẵn có, tiện lợi và số mẫu đại diện tối thiểu gấp 05 số câu hỏi [14] [15]. Với 23 câu hỏi, thì số mẫu tối thiểu để đảm bảo tính đại diện sẽ là 115 mẫu (tất nhiên, số mẫu càng lớn thì càng tốt).

Trong một khoảng giới hạn làm việc ở từng chi nhánh, tác giả đã cố gắng hết sức và đã điều tra được 30 khách hàng tại từng chi nhánh. Như vậy, tổng số mẫu tác giả đã thu thập được là 150 khách hàng (tại 05 chi nhánh), đảm bảo tính đại diện của điều tra chọn mẫu.

- Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra được thiết kế dựa trên tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Phiếu điều tra gồm có 2 phần:

+ Phần 1 thu thập thông tin cá nhân của đối tượng điều tra.

+ Phần 2 phiếu điều tra sẽ thu thập thông tin đánh giá chất lượng dịch vụ huy động vốn của ngân hàng VPBank các chi nhánh phía Bắc .

Cách quy ước điểm số cho bảng hỏi: Mỗi mục đều có các lựa chọn và được quy ước bằng các mức điểm khác nhau. Sau đó các câu hỏi sẽ được tổng


hợp điểm số, chia trung bình bình quân và quy đổi sẽ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng với 5 mức đánh giá theo thang điểm cụ thể như sau:

Mức đánh giá

câu hỏi

Ý nghĩa

Khoảng điểm

trung bình

Ý nghĩa

5

Rất đồng ý

4,21 - 5,0

Rất tốt

4

Đồng ý

3,41 - 4,20

Tốt

3

Bình thường

2,61 - 3,40

Khá

2

Không đồng ý

1,81 - 2,60

Trung bình

1

Rất không đồng ý

1,00 - 1,80

Kém

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Quản lý huy động vốn tại các Chi nhánh phía Bắc Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng - 5

2.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin

Nghiên cứu này sử dụng các phương pháp tổng hợp thống kê cần thiết như: phân tổ thống kê, bảng thống kê, đồ thị thống kê. Từ các số liệu thu thập được sẽ tiến hành phân tích, chọn lọc các yếu tố cần thiết để tổng hợp thành các số liệu hợp lý có cơ sở khoa học. Bao gồm:

- Phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống hóa và tổng hợp tài liệu theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu.

- Xử lý và tính toán các số liệu, các chỉ tiêu nghiên cứu được tiến hành trên máy tính bằng các phần mềm Excel và phần mềm ứng dụng liên quan.

- Phương pháp đồ thị: Sử dụng mô hình hóa thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong đề tài, sử dụng đồ thị từ các bảng số liệu cung cấp thông tin để người sử dụng dễ dàng hơn trong tiếp cận và phân tích thông tin.

- Bảng thống kê là một hình thức trình bày kết quả tổng hợp số liệu thống kê theo từng nội dung riêng biệt nhằm phục vụ cho yêu cầu của quá trình nghiên cứu thống kê.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này, được áp dụng nhằm mô tả các hoạt động và các chỉ tiêu phản ánh thực trạng tại địa bàn nghiên cứu, thông qua đó đánh giá được


mức độ của các hoạt động cần nghiên cứu, từ đó làm căn cứ để phát hiện được xu hướng và nguyên nhân các vấn đề phát sinh cần giải quyết để đạt được mục đích nghiên cứu.

Đề tài dùng phương pháp thống kê mô tả lại số liệu hoạt động của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng các chi nhánh phía Bắc như dư nợ, số dư nguồn vốn, số lượng khách hàng …trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016 để phục vụ nghiên cứu đề tài.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Là phương pháp xác định những thuộc tính, những mối liên hệ chung cũng như những quy luật tác động qua lại giữa các yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng. Sử dụng hai phương pháp là so sánh số tuyệt đối và số tương đối để tìm ra quy luật phát triển

+ Phương pháp so sánh số tuyệt đối: so sánh số liệu các kỳ năm sau so với kỳ năm trước và số liệu kỳ năm sau so với kỳ gốc.

+ Phương pháp so sánh sổ tương đối: được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%) bao gồm:

* Tỷ trọng: là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể.

* Tốc độ thay đổi: là tỷ lệ giữa mức thay đổi tuyệt đối giữa kỳ phân tích và kỳ gốc với kỳ gốc. Phương pháp chỉ ra tốc độ thay đổi của chỉ tiêu kinh tế so với kỳ gốc từ đó phản ảnh sự thay đổi giữa các kỳ.

* Tốc độ thay đổi bình quân: là tốc độ thay đổi bình quân giữa kỳ phân tích và kỳ gốc, liên tiếp trong giai đoạn phân tích. Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ thay đổi bình quân trong suốt thời gian nghiên cứu, loại trừ những ảnh hưởng bất thường trong một kỳ cụ thể, nhằm phát hiện những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả bình quân và đề ra phương án cho kỳ tiếp theo.

2.2.3.3.Phương pháp phân tích dãy số theo thời gian


Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoản cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1năm đến 3 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động về công tác thực hiện quản lý hoạt động huy động vốn của VPBank - các chi nhánh phía Bắc theo thời gian bao gồm:

* Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (∆i).

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.

Công thức tính: ∆i= yi - y1; i = 2,3, …

Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu

* Tốc độ phát triển

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc độ phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm (%).

Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sử dụng một số loại tốc độ phát triển sau:

+ Tốc độ phát triển liên hoàn (ti)

Tốc độ phát triển liên hoàn được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó:

Công thức tính:

yi

ti = ; i = 2,3,.. n

yi-1


Trong đó: yi: Mức độ tuyệt đối ở thời gian i

yi-1: Mức độ tuyệt đối ở thời gian liền trước đó

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 09/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí