Theo hình thức tài trợ này, thì người đi vay trả nợ cho ngân hàng (gồm cả gốc và lãi) theo nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định do ngân hàng quy định (tháng, quý...). Hình thức này áp dụng cho các khoản vay có giá trị lớn hoặc với những khách hàng mà thu nhập định kỳ của họ không đủ để thanh toán hết một lần số nợ vay. Đối với loại cho vay này ngân hàng cần chú ý đến những vấn đề cơ bản sau:
- Loại tài sản được tài trợ: thiện chí trả nợ của người vay sẽ tốt hơn khi tài sản hình thành từ tiền vay thỏa mãn nhu cầu lâu bền của họ trong tương lai. Với mỗi ngân hàng, họ rất quan tâm đến việc lựa chọn tài sản để tài trợ và thường họ chỉ muốn tài trợ cho những tài sản có thời gian sử dụng dài, có giá trị lớn; với những tài sản này, người vay có thể hưởng tiện ích của nó trong một khoảng thời gian dài.
- Số tiền phải trả trước: với hình thức này, ngân hàng sẽ yêu cầu người đi vay phải có vốn tự có trên tổng phương án xin vay, phần còn lại ngân hàng sẽ cho vay, thường chỉ cho vay từ 45% - 65% tổng giá trị tài sản tùy theo các yếu tố như: loại tài sản, thị trường tiêu thụ tài sản sau khi đã sử dụng, thực lực tài chính, trình độ và nhân thân, lai lịch của người vay. Quy định này của ngân hàng nhằm tránh trường hợp khách hàng dùng tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản thế chấp, khi phải phát mại tài sản không gây nhiều rủi ro cho ngân hàng.
- Điều khoản thanh toán.
Số tiền thanh toán mỗi kì hạn phải phù hợp với khả năng về thu nhập sau khi đã trừ đi các khoản chi tiêu khác.
Giá trị tài sản không được thấp hơn số tiền cho vay chưa được thu hồi.
Thời hạn cho vay không nên quá dài nhằm tránh cho việc tài sản tài trợ bị
giảm giá trị theo thời gian đi kèm với rủi ro tín dụng tăng lên.
Số tiền mà khách hàng phải thanh toán mỗi kì hạn trả nợ có thể được tính
Có thể bạn quan tâm!
- Tìm hiểu hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Diên Khánh Khánh Hòa - 1
- Tìm hiểu hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Diên Khánh Khánh Hòa - 2
- Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng Thương Mại:
- Những Chỉ Tiêu Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Nhtm:
- Cơ Cấu Tổ Chức Của Chi Nhánh Nhno&ptnt Huyện Diên Khánh Khánh Hòa:
- Tình Hình Huy Động Vốn Nội Tệ Phân Theo Khách Hàng Tại Chi
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
bằng các phương pháp như sau:
Phương pháp lãi đơn: theo đó, vốn gốc người đi vay phải trả từng kì hạn trả nợ được tính đều nhau, bằng cách lấy vốn gốc ban đầu chia
cho số kì hạn thanh toán hoặc có thể được thực hiện theo quý hay theo năm tài chính.
Phương pháp lãi gộp: đây là phương pháp thường được áp dụng trong cho vay tiêu dùng trả góp. Theo phương pháp này, trước hết lãi được tính bằng cách lấy vốn gốc nhân với lãi suất và thời hạn vay, sau đó cộng gộp với vốn gốc rồi chia cho số kì hạn phải thanh toán để tìm số tiền phải thanh toán ở mỗi kì hạn trả nợ.
- Vấn đề phân bổ lãi vay theo thời gian: Khi sử dụng phương pháp lãi gộp để tính lãi, các ngân hàng thường tiến hành phân bổ phần lãi cho vay đã được tính. Việc phân bổ có thể được thực hiện theo định kì gắn liền với các kì hạn thanh toán hoặc có thể được thực hiện theo quý hoặc theo năm tài chính.
- Vấn đề trả nợ trước hạn: Khi người đi vay trả nợ trước hạn xảy ra trường hợp: nếu tiền trả góp theo phương pháp lãi đơn thì vấn đề rất đơn giản, người đi vay chỉ phải thanh toán toàn bộ gốc còn thiếu và lãi vay của kì hạn hiện tại cho ngân hàng. Tuy nhiên nếu tiền lãi được tính bằng phương pháp lãi gộp thì vấn đề sẽ phức tạp hơn vì theo phương pháp này, lãi được giả định rằng tiền vay sẽ được khách hàng sử dụng cho đến lúc kết thúc hợp đồng, nếu khách hàng trả nợ trước hạn thì thời hạn nợ thực tế sẽ khác với thời hạn nợ ban đầu và như vậy số tiền lãi phải trả cũng có sự thay đổi. Khi đó, người ta sẽ sử dụng phương pháp phân bổ lãi cho vay theo thời gian để tính số lãi thực tế phải thu, dựa trên thời hạn nợ thực tế.
Cho vay tiêu dùng trả một lần:
Đây là hình thức tài trợ mà theo đó số tiền vay của khách hàng sẽ được thanh toán một lần khi hợp đồng tín dụng đến hạn. Đặc điểm của các khoản tín dụng này thường có quy mô nhỏ, thời hạn cho vay ngắn. Ngân hàng áp dụng hình thức này bởi đây là biện pháp sẽ giúp ngân hàng không mất nhiều thời gian như khi phải tiến hành thu nợ làm nhiều kỳ.
1.2.4.3 Căn cứ vào hình thức đảm bảo tiền vay:
Cho vay cầm cố:
Là hình thức cho vay của ngân hàng mà khách hàng vay tiền phải có tài sản giao cho ngân hàng để đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ của khách hàng.
Tài sản cầm cố là giấy tờ có giá:
Điều kiện của tài sản cầm cố: là các giấy tờ có giá trị mua bán, trao đổi thuộc sở hữu hợp pháp của bên vay hoặc phải có giấy ủy quyền hợp pháp của người chủ sở hữu cho khách hàng vay vốn mang đi cầm cố, ủy quyền cho ngân hàng xử lý tài sản khi bên vay vi phạm hợp đồng cầm cố.
Thời hạn và mức cho vay: đối với giấy tờ có giá, thời hạn cầm cố ngắn hơn thời gian lưu hành còn lại của giấy tờ có giá và tối đa không quá 12 tháng, mức cho vay tối đa ngân hàng thường được tính trên giá trị đáo hạn như sau:
MCV = GĐH x (1-TLH x LCV)
Trong đó: MCV: Mức cho vay tối đa.
GĐH: Giá trị đến hạn của giấy tờ có giá. TLH: Thời gian lưu hành của giấy tờ có giá. LCV: Lãi suất cho vay.
Với các loại tài sản khác, thời hạn cho vay cầm cố được căn cứ vào tính chất, chủng loại, điều kiện bảo quản của tài sản và thường tương đối ngắn (tối đa không quá 3 tháng). Mức cho vay dựa vào giá trị, khả năng tiêu thụ trên thị trường, khả năng bảo quản của tài sản, thường không quá 80% giá trị thị trường của tài sản cầm cố.
Cho vay cam kết trả nợ bằng tiền lương hay thu nhập:
Ngân hàng cho khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu chi tiêu trên cơ sở thế chấp tiền lương hay thu nhập. Nó được áp dụng cho khách hàng có việc làm ổn định, thu nhập ngoài việc chi cho các khoản thường xuyên hàng tháng thì còn tích luỹ được để còn trả nợ vay.
Khi xét duyệt cho vay, ngân hàng cần có một bảng kê khai thác các khoản thu nhập về lương và thu nhập khác (có xác nhận của đơn vị trả lương) cũng như những khoản chi tiêu thường xuyên của người đi vay. Số tiền được vay sẽ dựa trên
nhu cầu muốn vay của khách hàng (có mục đích sử dụng rõ ràng), thu nhập thường
xuyên của khách hàng đó và mức cho vay tối đa của ngân hàng.
Cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay:
Hình thức này thường được áp dụng đối với những khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng để mua các tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài như: Cho vay sửa chữa, mua nhà, mua quyền sử dụng đất, mua xe ô tô... Tuỳ thuộc vào khả năng tài chính và trả nợ của khách hàng, giá trị tài sản mua sắm và mức tối đa cho vay khoảng 50-60% giá trị tài sản mua sắm mà ngân hàng sẽ có mức cho vay thích hợp.
1.2.4.4 Căn cứ vào phương thức cho vay giữa ngân hàng và khách hàng vay vốn:
Cho vay tiêu dùng trực tiếp
CVTD trực tiếp là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó ngân hàng trực tiếp
tiếp xúc và cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ từ người vay.
Sơ đồ 1.1: Cho vay tiêu dùng trực tiếp
(5)
Ngân hàng
Người tiêu dùng
(2)
Công ty bán lẻ
(3)
(1) (4)
lẻ.
(1): Ngân hàng và người tiêu dùng ký kết hợp đồng vay.
(2): Người tiêu dùng trả trước một phần số tiền mua tài sản cho Công ty bán
(3): Ngân hàng thanh toán số tiền mua tài sản còn thiếu cho công ty
(4): Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng.
(5): Người tiêu dùng thanh toán tiền vay cho ngân hàng. CVTD trực tiếp được thực hiện theo các phương thức sau:
- Tín dụng trả theo định kỳ: đây là phương thức được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Theo phương thức này, khách hàng vay và trả trực tiếp cho ngân hàng với mức trả và thời hạn trả mỗi lần được quy định khi cho vay.
Nếu được cấp tiền vay, toàn bộ số tiền vay được ghi nợ tài khoản cho vay và ghi có tài khoản tiền gởi cá nhân hoặc giao tiền mặt cho khách.
- Thấu chi: đây là nghiệp vụ cấp tín dụng ứng trước đặc biệt trên cơ sở hạn mức tín dụng, được thực hiện bằng cách cho phép khách hàng được sử dụng dư nợ trong một giới hạn nhất định trên tài khoản vãng lai và mức dư nợ tối đa bằng với hạn mức tín dụng đã cam kết.
Nghiệp vụ này đòi hỏi khách hàng chỉ phải tả lãi số tiền mà họ sử dụng, theo mức lãi suất đã thoat thuận. Nó không quy định cho các đối tượng và các mặt hàng cụ thể nào và không đòi hỏi phải thanh toán nhiều lần bằng các phần bằng nhau.
- Thẻ tín dụng : là hình thức cấp tín dụng trong đó ngân hàng phát hành thẻ tín dụng cho những người có tài khoản ở ngân hàng đủ điều kiện cấp thẻ và ấn định mức giới hạn tín dụng tối đa mà người có thẻ được phép sử dụng.
Mỗi thẻ có một mức tín dụng nhất định, và mức này có thể thay đổi tùy theo nhu cầu của khách hàng và mức độ tín nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng.
Cho vay tiêu dùng gián tiếp:
Cho vay tiêu dùng gián tiếp là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa hay dịch vụ cho người tiêu dùng.
Sơ đồ 1.2: Cho vay tiêu dùng gián tiếp
Ngân hàng
(2)
Công ty bán lẻ
Người tiêu dùng
(1)
(4)
(5)
(6)
(3)
(1): Ngân hàng và Công ty bán lẻ ký kết hợp đồng mua bán nợ. Trong hợp đồng, ngân hàng thường đưa ra các điều kiện về đối tượng khách hàng được bán chịu, số tiền bán chịu tối đa và loại tài sản bán chịu.
(2): Công ty bán lẻ và người tiêu dùng ký kết hợp đồng mua bán chịu hàng hoá. Thông thường, người tiêu dùng phải trả trước một phần giá trị tài sản.
(3): Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng.
(4): Công ty bán lẻ bán toàn bộ chứng từ bán chịu hàng hoá cho ngân hàng. (5): Ngân hàng thanh toán tiền cho Công ty bán lẻ.
(6): Người tiêu dùng thanh toán tiền trả góp cho ngân hàng. CVTD gián tiếp được thực hiện thông qua các phương thức sau:
- Phương thức truy đòi hoàn toàn: khi bán cho ngân hàng các khoản nợ mà người tiêu dùng đã mua chịu, công ty bán lẻ sẽ cam kết thanh toán toàn bộ các khoản nợ cho ngân hàng nếu khi đến hạn người mà tiêu dùng không thanh toán được cho ngân hàng. Mặt khác nếu một số phiếu nợ trở thành quá hạn thanh toán các công ty bán lẻ buộc phải chi trả, thu xếp thời gian thực hiện chi trả. Do đó phương thức này mang lại ít rủi ro cho ngân hàng và như thế các công ty bán lẻ buộc phải quan tâm đến chất lượng các khoản bán chịu.
- Phương thức truy đòi hạn chế: theo phương thức này trách nhiệm của công ty bán lẻ đối với các khoản nợ mà người tiêu dùng không thanh toán chỉ giới hạn trong một chừng mực nhất định, nó phụ thuộc vào các khoản thoả thuận giữa ngân hàng và công ty bán lẻ.
- Phương thức không truy đòi: là phương thức không yêu cầu sự bồi thường của công ty bán lẻ do vậy các công ty này sẽ không có trách nhiệm về các phiếu nợ bán cho ngân hàng. Đây là phương thức luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn đối với ngân hàng nên chi phí tài trợ thường được ngân hàng tính cao hơn so với phương thức truy đòi. Cũng chính vì có nhiều rủi ro hơn nên ngân hàng thường phải lựa chọn loại chứng từ nào được mua và các công ty bán lẻ sẽ không nhận được một phần chi phí được trích lập của khoản dự trữ. Chỉ có các công ty bán lẻ mà rất được ngân hàng tin cậy thì mới được áp dụng phương thức này.
- Phương thức mua lại: đây là phương thức thoả thuận không truy đòi hoặc truy đòi giới hạn, cho phép công ty bán lẻ mua lại số dư thực tế chưa thanh toán. Khi khoản cho vay quá hạn thì hàng hoá sẽ được ngân hàng tái sở hữu và phân phát cho công ty bán lẻ trong một thời gian đã được sắp xếp. Phương thức này phù hợp với các công ty bán lẻ mạnh về tài chính và có trách nhiệm. Vì công ty bán lẻ có ít rủi ro với phương thức mua lại hơn là phương thức truy đòi hoàn toàn, họ được một phần nhỏ hơn trong lợi tức tài chính.
1.2.5 Vai trò của hoạt động cho vay tiêu dùng:
Hiện nay, CVTD đang trở thành xu thế phát triển tất yếu của các NHTM, có thể nói CVTD không những đóng góp vai trò quan trọng đối với bản thân ngân hàng, mà còn góp phần nâng cao đời sống cho người dân, khuyến khích mở rộng sản xuất và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Đối với từng đối tượng, CVTD có những vai trò khác nhau. Cụ thể là:
1.2.5.1 Đối với ngân hàng:
CVTD là loại hình tín dụng mang lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng bởi các món vay tiêu dùng thường được định giá cao hơn so với các món vay kinh doanh. Đây cũng là một cách để ngân hàng đa dạng hoá đầu tư, nhờ đó phân tán được rủi ro. Cung ứng dịch vụ này cũng giúp ngân hàng mở rộng, thắt chặt mối quan hệ với khách hàng, khai thác tiềm năng cũng như lòng trung thành từ khách hàng, từ đó có thể thu hút được nguồn vốn từ các khách hàng đi vay này khi họ có tiền nhàn rỗi. CVTD cũng góp phần làm phong phú thêm danh mục dịch vụ của ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh, quảng bá hình ảnh, nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường.
1.2.5.2 Đối với khách hàng:
CVTD có ý nghĩa rất lớn đối với các khách hàng. Nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân và hộ gia đình là rất lớn và thường xuyên nhưng không phải lúc nào họ cũng có đủ nguồn lực tài chính để đáp ứng các nhu cầu đó. Nhờ CVTD, họ được hưởng các tiện ích, được sử dụng các hàng hoá và dịch vụ mình mong muốn trước khi tích luỹ đủ tiền. Khi đáp ứng đủ các điều kiện để được cấp tín dụng tiêu dùng,
người đi vay có thể mua sắm các hàng hoá, nhất là các bất động sản ngay ở thời điểm hiện tại khi giá cả của chúng đang giảm, hoặc có thể đi du lịch đúng thời gian. Đặc biệt, trong các trường hợp chi tiêu cấp bách như nhu cầu về y tế, giáo dục...,vai trò CVTD lại càng to lớn và rõ nét.
1.2.5.3 Đối với nhà sản xuất:
CVTD bổ sung số tiền còn thiếu giúp người tiêu dùng có đủ khả năng tài chính để hưởng thụ giá trị hàng hoá, dịch vụ, từ đó đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Giải quyết được bế tắc giữa các khâu sản xuất và lưu thông hàng hoá, nhà sản xuất bán được nhiều sản phẩm hơn, quay vòng vốn nhanh hơn, trên cơ sở đó có điều kiện đầu tư mở rộng sản xuất. Như vậy CVTD góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường thu nhập cho các cơ sở sản xuất.
1.2.5.4 Đối với nền kinh tế:
CVTD là đòn bẩy kích cầu hàng hoá dịch vụ, mở rộng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhờ đó, các cơ hội việc làm được tạo ra nhiều hơn, tỷ lệ thất nghiệp cũng như các tệ nạn xã hội giảm, đồng thời thu nhập của người dân tăng lên. Dịch vụ này của ngân hàng thoả mãn tốt nhất các nhu cầu của người tiêu dùng, do đó góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất cũng như tinh thần của họ. Rõ ràng, CVTD không chỉ có vai trò quan trọng đối với các chủ thể như người tiêu dùng, ngân hàng thương mại, nhà sản xuất mà còn có ý nghĩa vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
1.2.6 Các rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng:
Bản thân hoạt động cho vay của ngân hàng đã tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và CVTD cũng không phải là ngoại lệ. Mà rủi ro trong hoạt động này lại tiềm ẩn rủi ro ở mức cao hơn các khoản vay kinh doanh.
1.2.6.1 Rủi ro lãi suất:
Lãi suất CVTD thường được xác định giá dựa trên lãi suất cơ bản cộng với
mức lãi suất cận biên và phần bù rủi ro.