Trách nhiệm của công ty mẹ đối với hành vi của công ty con - 11


KẾT LUẬN


Không thể phủ nhận vai trò và ý nghĩa của nguyên lý trách nhiệm hữu hạn trong lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về công ty trên khắp thế giới cũng như đóng góp của nó vào sự phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu. Song thực tiễn sôi động của nền kinh tế cũng cho thấy những bất cập từ chính cơ chế trách nhiệm hữu hạn này trong việc duy trì và đảm bảo một sự công bằng giữa các công ty và các chủ nợ hoặc các bên liên quan khác. Những rủi ro và hậu quả thiệt hại với xã hội đã đặt ra vấn đề làm sao để các tổ chức, cá nhân không thể trốn tránh trách nhiệm đằng sau cái vỏ bọc công ty.

Học thuyết “vén màn công ty” có thể coi là một sự bù đắp cho những khiếm khuyết của các định chế về trách nhiệm hữu hạn trong pháp luật ngày nay. Nó xuất phát từ đòi hỏi của những người bị thiệt hại, được phát triển bởi các nhà nghiên cứu và dần được thừa nhận và áp dụng bởi các tòa án khi cần phải xem xét trách nhiệm của một công ty mẹ đối với hành vi của công ty con của nó.

Pháp luật của Việt Nam hiện nay đã bước đầu có những quy định về trách nhiệm của pháp nhân, trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con trong một số trường hợp nhưng lại chưa hề có quy định về trách nhiệm của công ty đối với một bên thứ ba nếu công ty con gây ra thiệt hại cho bên thứ ba đó. Vì vậy, việc tiếp thu học thuyết “vén màn công ty” đã và đang là một đề tài bức thiết. Vấn đề dù còn khá mới mẻ song lại có ý nghĩa vô cùng thiết thực đối với sự ổn định, công bằng và minh bạch trong nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh sự xuất hiện ngày càng nhiều các tập đoàn kinh tế (thực chất là các nhóm công ty). Đặc biệt, nó lại càng là một vấn đề nhức nhối và thách thức lớn đối với các nhà quản lý, các nhà làm luật khi mà các tập đoàn kinh tế có xu hướng phát triển vượt biên giới và phạm vi của một quốc gia.

Từ những gì đã nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng pháp luật Việt Nam nói riêng và của các quốc gia trên thế giới nói chung (ngay cả những quốc gia tiên tiến và đi đầu về pháp luật công ty) đều chưa bắt kịp được với thực tiễn vận động của nền kinh tế, thể hiện ở sự thiếu vắng những quy định của pháp luật thực định về vấn đề trách nhiệm của một công ty mẹ khi công ty con có những hành vi vi phạm pháp luật, gây


ra thiệt hại cho bên thứ ba. Học thuyết “vén màn công ty” có thể là một biện pháp tạm thời bù đắp cho sự thiếu hụt của các quy định pháp luật song nó chưa đủ tính hệ thống cũng như chính thống để có thể trả lời được câu hỏi đã đặt ra từ Lời mở đầu của luận văn này đó là: công ty mẹ phải có chịu trách nhiệm với hành vi của công ty con hay không, khi nào thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm, chịu trách nhiệm đến đâu và làm thế nào để buộc công ty mẹ phải có trách nhiệm. Vì vậy, về lâu dài vẫn cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về vấn đề này để thể hiện rõ hơn quan điểm quản lý của Nhà nước và củng cố niềm tin của các thành phần kinh tế vào sự công bằng của pháp luật. Bên cạnh đó, những lỗ hổng pháp luật trong một số lĩnh vực khác (như lĩnh vực quản lý thuế, lĩnh vực phòng chống tham nhũng, rửa tiền…) mà các nhóm công ty đang lợi dụng cũng cần được xem xét nghiêm túc và khắc phục đồng thời với việc bổ sung chế định trách nhiệm của công ty mẹ trong pháp luật về công ty.

Trong khuôn khổ một đề tài luận văn và với sự giới hạn trong khả năng nghiên cứu của bản thân, tác giả nhận thấy rằng đề tài nghiên cứu này thực sự còn rất nhiều khiếm khuyết như: chưa phân tích được kỹ lưỡng những án lệ tiêu biểu trong việc áp dụng học thuyết “vén màn công ty” để đưa ra những nhận định mang tính cá nhân mà còn phụ thuộc vào những bài tổng hợp, phân tích của những người đi trước. Bên cạnh đó, những kiến nghị và khuyến nghị được đưa ra là dựa trên những phân tích còn hạn chế trước đó và kinh nghiệm hạn hẹp của bản thân nên có thể chưa đủ tổng quát, chưa thực sự sâu sắc và có thể mang tính chủ quan. Mặc dù vậy, tác giả hi vọng rằng bài luận của mình đã giải quyết được những nhiệm vụ đặt ra ban đầu, góp một phần nhỏ vào những nghiên cứu của một đề tài mới, đề tài khó.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Bằng tinh thần cầu thị, tác giả hi vọng nhận được những ý kiến đóng góp cũng như những phản biện của các nhà nghiên cứu để có thể hoàn thiện nhận thức của bản thân, từ đó hoàn chỉnh đề tài nghiên cứu./.


Trách nhiệm của công ty mẹ đối với hành vi của công ty con - 11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu tiếng Việt

I. Văn bản pháp luật

1. Bộ luật Dân sự năm 2005

2. Luật Doanh nghiệp năm 2005

3. Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012

4. Luật Doanh nghiệp năm 2014

5. Bộ luật Dân sự năm 2015

6. Bộ luật Hình sự năm 2015

7. Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2020

8. Luật Doanh nghiệp năm 2020

II.Sách, báo và tạp chí

1. Trần Minh Anh (2019), “Quy định về nhóm công ty trong pháp luật một số quốc gia và những nội dung tham khảo cho Việt Nam”, Viện nghiên cứu lập pháp – UBTV Quốc hội.

2. Xaca Vacaxum Tori Aritdumi (1995), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự Nhật Bản, Nxb. Chính trị quốc gia.

3. Nguyễn Ngọc Bích (2009), Công ty, vốn, quản lý và tranh chấp, NXB Tri thức, Hồ Chí Minh.

4. Hà Thị Thanh Bình (2017), “Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh giao dịch giữa các công ty trong nhóm công ty mẹ - công ty con”, Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam số 03 (106)/2017, trang 36-45.

5. Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình Luật Thương mại – Phần chung và thương nhân, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Nguyễn Ngọc Hòa (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học Luật Dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Tố tụng Dân sự, Nxb. Công an nhân dân.

7. Lê Minh Tâm (2009), Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Nxb. Công an Nhân dân


8. Nguyễn Thị Phương Thảo (2021), “Vận dụng cơ chế “xuyên qua màn che công ty” đối với nhóm công ty – kinh nghiệm từ Anh, Hoa Kỳ và kiến nghị cho Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 1/2021.

9. Phan Vũ (2020), “Những ngoại lệ trong chế độ trách nhiệm hữu hạn của chủ sở hữu công ty đối vốn – kinh nghiệm Hoa Kỳ và liên hệ với Việt Nam”, Tạp chí Luật học số 7/2020.

III. Các công trình nghiên cứu khác

1. Lê Ngọc Cẩm (2017), Học thuyết “Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty”,

Đại học Quốc gia Hà Nội

2. Lê Nguyễn Duy Hậu (2010), Học thuyết “Piercing the corporate viel” trong pháp luật các nước: so sánh pháp luật Việt Nam, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

B. Tài liệu tiếng nước ngoài

I. Văn bản pháp luật

1. Đạo luật toàn diện về ứng phó, bồi thường và trách nhiệm với môi trường năm 1980 của Mỹ (The Comprehensive Environmental Response, Compensation, and Liability Act – CERLA)

2. Chỉ thị số 83/349/EEC năm 1983 của Ủy ban Kinh tế Châu Âu

3. Luật Phá sản năm 1986 của Anh

4. Luật Công ty năm 2006 của Anh

5. Luật Công ty năm 2008, sửa đổi năm 2011 của Cộng hòa Nam Phi

6. Luật Công ty năm 2014 của Ai-len

7. Luật mẫu về công ty cổ phần của Mỹ, sửa đổi năm 2016

8. French law on Corporate Duty of vigilance, 2017

II. Sách, báo và tạp chí

1. Alanazi, B.M.A. (2020), “Piercing the corporate veil in various jurisdictions – Principled or unprincipled?”, Corporate Board: Role, Duties and Composition, 16(2), 47-53.

2. David M. Albert (2003), “Addressing abuse of the corporate entity in the people's republic of china: new thoughts on china's need for a defined veil piercing doctrine”, Penn Law: Legal Scholarship Repository 2014 - pp. 873-897.


3. Linn Anker-Sørensen (2014), “Parental Liability for Externalities of Subsidiaries - Domestic and Extraterritorial Approaches”, The Dovenschmidt Quarterly, Eleven international publishing DQ November 2014 | No.3.

4. Stephen M. Bainbridge (2000), Abolishing veil piercing , Harvard Law School.

5. Richard H. Burgess (1963), “Liability of Parent Corporation for Tort of Subsidiary”, Cleveland State Law review (Vol. 12, Issue 1).

6. Koenig, Carsten (2018), Comparing Parent Company Liability in EU and US Competition Law, World Competition 41, no. 1/2018: pp. 69–100.

7. Aayush Chandra (2017), “Misuse of corporate veil”, International journal of Legal developments and allied issues national corporate law review edition, Vol. 3, issue 4, July 2017.

8. Thomas K. Cheng (2011), “The Corporate Veil Doctrine Revisited: A Comparative Study of the English and the U.S. Corporate Veil Doctrines”, 34 B.C. Int'l & Comp. L. Rev. 329 .

9. Sam Elson (1930), “Legal Liability of Holding Companies for Acts of Subsidiary Companies”, Washington University Law Review (Vol. 15, Issue 4).

10. Keating G.C. (1997), “The Idea of Fairness in the Law of Enterprise Liability”, Michigan Law Review, Vol.95 No.2.

11. Anderson H. (2011), “Parent Company Liability for Asbestos Claims: Some International Insights”, Legal Studies, Vol. 31 No.4.

12. Ho, Virginia Harper (2012), “Theories of corporate groups: corporate identity reconceived”, Seton Hall L. Rev. 42.

13. Tyler Halloran (2018), A Brief History of the Corporate Form and Why it Matters, Fordham Journal of Corporate & Financial Law.

14. Ron Harris (2020), “A new understanding of the history of limited liability: an invitation for theoretical reframing”, Cambridge University Press, Journal of Institutional Economics Vol. 16/2020.


15. Karl Hofstetter (1990), “Multinational Enterprise Parent Liability: Efficient Legal Regimes in a World Market Environment”, North Carolina Journal of International Law Vol.15, No.2, Art. 5.

16. Cathy S. Krendl (1978), “Piercing the corporate veil: Focusing the Inquiry”, báo pháp luật Denver số 55.

17. John H. Matheson (2003), “Limitations of limited liability: Lesson for entrepreneurs (and their attorneys)”, The Minnesota Journal of Business Law and Entrepreneurship.

18. John H. Matheson (2004), The Limits of Business Limited Liability: Entity Veil Piercing and Successor Liability Doctrines, William Mitchell Law Review vol 31.2.

19. David K. Millon (2007), “Piercing the Corporate Veil, Financial Responsibility, and the Limits of Limited Liability”, 56 Emory L. J. 1305 .

20. OECD (2001), “Behind the corporate veil – Using corporate entities for illitcit purposes”, OECD Publications Service.

21. Martin Petrin (2018), “Group company liability”, European Business Organization Law Review, Vol 19.

22. Stephen B. Presser (2011), Piercing the corporate veil, Nhà xuất bản Thomson Reuters, Lược trích Chương 1, Nxb. Thomson Reuters.

23. Ian M. Ramsay (2001), “Piercing the Corporate Veil in Australia”, Company and Securities Law Journal Vol.19.

24. Larry E. Ribstein (1991), “Limited Liability and Theories of the Corporation”, 50 Md. L. Rev. 80.

25. Alexander Schall (2016), “The New Law of Piercing the Corporate Veil in the UK”, ECFR 2016, 549–574.

26. Marcela E. Schaefer J.D. (2019), “Should a parent company be liable for the misdeeds of its subsidiary? Agency theories under the foreign corrupt practices act”, New York University Law Review Vol.94.

27. Cheng Han Tan (2018), “Piercing the Corporate Veil: Historical, Theoretical and Comparative Perspectives”, SSRN Electronic Journal vol.4-2019.


28. Hans Tjio (2014), “The misuse and abuse of corporate form”, Research Handbook on International Financial Crime (pp.103-113), Edward Elgar publisher.

29. Pham Thi Thoa (2020), “The abuse of legal entity and limited liabilities of a company”, Apolat Legal.

30. María Susana Dávalos Torres (2011), “Corporate Veil Piercing: A Proposal for Mexico”, Mexican law review journal Vol. 5 – No.1/2012.

31. Karen Vandekerckhove (2007), Piercing the corporate veil, European Company Law series, Wolters Kluwer Law & Business.

32. Jeffrey K. Vandervoort (2004), “Piercing the Veil of Limited Liability Companies: The Need for a Better Standard”, 3 DePaul Bus. & Com. L.J. 51.

33. I. Maurice Wormser (1912), “Piercing the veil of corporate entity”, Columbia Law review (Vol. 12, No.6).

III. Các công trình nghiên cứu khác

1. Igho Lordson Dabor (2016), Limited liability: a pathway for corporate recklessness?, University of Wolverhampton Law School

2. Matilda Lindblad (2020), Parent Company Liability for Torts of Subsidiaries - A Comparative Study of Swedish and UK Company Law with Emphasis on Piercing the Corporate Veil and Implications for Victims of Torts and Human Rights Violations, Uppsala University - Sweden

3. Duncan MacKenzie (2008), Abusing the Corporate Form: Limited Liability, Phoenix Companies, and a Misguided Response, University of Otago

4. Meriem Ouassini Sahli (2014), La responsabilité de la société mère du fait de ses filiales, Đại học Paris Dauphine (Pháp).

C. Websites

1. Trần Minh Anh (2019), Quy định về nhóm công ty trong pháp luật một số quốc gia và những nội dung tham khảo cho Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210349, ngày truy cập: 16/11/2021


2. Lý thuyết công ty và một số ứng dụng vào cải cách hiến pháp ở việt nam hiện nay, https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/ly-thuyet-cong-ty-va-mot-so-ung-dung- vao-cai-cach-hien-phap-o-viet-nam-hien-nay-7975/ , ngày truy cập: 08/11/2021

3. Julianne Hughes-Jennett (2017), Parent company liability and jurisdiction: scope for uncertainty, Thomson Reuters, https://uk.practicallaw.thomsonreuters.com/, ngày truy cập: 09/12/2021

4. Parent entity liability in insolvency, Thomson Reuters (01/12/2020), https://uk.practicallaw.thomsonreuters.com/8-566- 7187?transitionType=Default&contextData=(sc.Default)&firstPage=true, ngày truy cập: 27/12/2021)

5. Dechert LLP (2021), Supreme Court confirms UK parent company liability for acts or omissions of a foreign subsidiary: considerations for due diligence, restructurings and compliance, https://www.dechert.com/knowledge/onpoint/2021/3/supreme-court-confirms-uk- parent-company-liability-for-acts-or-o.html, ngày truy cập: 01/12/2021

6. Jindan-Karena Mann (2019), The UK Vedanta Case and Parent Company Liability, Rethinking SLIC blog, https://rethinkingslic.org/blog/tort-law/47-the-uk- vedanta-case-and-parent-company-liability, ngày truy cập: 01/12/2021

7. Jimerson & Cobb P.A. (2016), The Five Most Common Ways to Pierce the Corporate Veil and Impose Personal Liability for Corporate Debts, Lexology.com, https://www.lexology.com/library/detail.aspx?g=4ff8ebf0-4bca-426e-8273- 758140f6d0eb, ngày truy cập: 17/12/2021

8. All Answers ltd (2019), “The Impact and Abuse of Limited Liability”, Lawteacher.net, https://www.lawteacher.net/free-law-essays/company-law/abuse- of-limited-liability.php?vref=1, ngày truy cập: 12/12/2021

9. “Bóc mẽ chiêu trò trốn thuế của doanh nghiệp FDI, Báo điện tử Vietnamnet ngày 29/4/2020 https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/tai-chinh/boc-me-chieu-tro- tron-thue-cua-doanh-nghiep-fdi-637344.html, truy cập ngày: 12/12/2021)

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 17/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí