+ Những người làm việc tiếp xúc nhiều với tiếng ồn cần được bớt giờ làm việc hoặc có thể bố trí xen kẽ công việc để có những quãng nghỉ thích hợp.
+ Không nên tuyển lựa những người mắc bệnh về tai làm việc ở những nơi có nhiều tiếng ồn.
+ Khi phát hiện có dấu hiệu điếc nghề nghiệp thì phải bố trí để công nhân được ngừng tiếp xúc với tiếng ồn càng sớm càng tốt.
2.3.2. Rung động trong sản xuất
2.3.2.1. Khái niệm và tiêu chuẩn cho phép rung cục bộ
a) Khái niệm
- Rung động là dao động cơ học của vật thể đàn hồi sinh ra khi trọng tâm hoặc trục đối xứng của chúng xê dịch trong không gian hoặc do sự thay đổi có tính chu kỳ hình dạng mà chúng có ở trạng thái tĩnh.
- Trong môi trường công nghiệp có nhiều hoạt động sinh ra rung động. Rung động trong sản xuất sẽ gây ra tác hại nghề nghiệp nếu cường độ của chúng vượt quá giới hạn tiêu chuẩn cho phép.
b) Nguồn phát sinh rung động: Từ các loại dụng cụ cơ khí với bộ phận chuyển động điện hoặc khí nén là những nguồn rung động gây tác dụng cục bộ lên cơ thể con người.
c) Tiêu chuẩn cho phép rung động cục bộ
- Đặc trưng cho rung động: là biên độ A, tần số f, vận tốc v, gia tốc .
- Đặc trưng cảm giác của con người chịu tác dụng rung động chung với biên bộ 1mm như sau:
(mm/s2) với f = 1-10Hz | v (mm/s) với f = 10-100Hz | |
Không cảm thấy | 10 | 0,16 |
Cảm thấy ít | 125 | 0,64 |
Cảm thấy vừa, dễ chịu | 140 | 2 |
Cảm thấy mạnh, dễ chịu | 400 | 6,4 |
Có hại khi tác dụng lâu | 1000 | 16,4 |
Rất hại | >1000 | >16,4 |
Có thể bạn quan tâm!
- An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp nghề công nghệ ô tô cao đẳng trường CĐ nghề Đà Nẵng - 2
- Phân Tích Điều Kiện Và Nguyên Nhân Gây Tai Nạn Lao Động
- Ảnh Hưởng Của Tiếng Ồn Và Rung Động
- Ảnh Hưởng Của Ánh Sáng, Màu Sắc Và Gió
- Các Yếu Tố Kỹ Thuật, Tổ Chức Lao Động, Kinh Tế, Xã Hội.
- Những Nguyên Nhân Gây Ra Tai Nạn Lao Động Trong Cơ Khí:
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
2.3.2.2. Tác hại của rung động và các biện pháp đề phòng
a) Tác hại của rung động
- Khi cường độ nhỏ và tác động ngắn thì sự rung động này có ảnh hưởng tốt như tăng lực bắp thịt, làm giảm mệt mỏi, ….
- Khi cường độ lớn và tác dụng lâu gây khó chịu cho cơ thể. Những rung động có tần số thấp nhưng biên độ lớn thường gây ra sự lắc xóc, nếu biên độ càng lớn thì gây ra lắc xóc càng mạnh. Tác hại cụ thể:
+ Làm thay đổi hoạt động của tim, gây ra di lệch các nội tạng trong ổ bụng, làm rối loạn sự hoạt động của tuyến sinh dục nam và nữ.
+ Nếu bị lắc xóc và rung động kéo dài có thể làm thay đổi hoạt động chức năng của tuyến giáp trạng, gây chấn động cơ quan tiền đình.
+ Rung động kết hợp với tiếng ồn làm cơ quan thính giác bị mệt mỏi quá mức dẫn đến bệnh điếc nghề nghiệp.
+ Rung động lâu ngày gây nên các bệnh đâu xương khớp, làm viêm các hệ thống xương khớp và gây thành bệnh rung động nghề nghiệp.
+ Đối với phụ nữ, nếu làm việc trong điều kiện bị rung động nhiều sẽ gây di lệch tử cung dẫn đến tình trạng vô sinh. Trong những ngày hành kinh, nếu bị rung động và lắc xóc nhiều sẽ gây ứ máu ở tử cung.
b) Đề phòng và chống tác hại của rung động
- Biện pháp kỹ thuật:
+ Nền bệ máy thiết bị phải bằng phẳng và chắc chắn. Cách ly những thiết bị phát ra độ rung lớn bằng những rãnh cách rung xung quanh móng máy.
+ Thay sự liên kết cứng giữa nguồn rung động và móng của nó bằng liên kết giảm rung khác để giảm sự truyền rung động của máy xuống móng hoặc gia công các chi tiết máy đặc biệt để khử rung.
+ Thay các bộ phận máy móc thiết bị phát ra rung động.
+ Kiểm tra thường xuyên và sửa chữa kịp thời các chi tiết máy bị mòn
1.Móng đệm cát 2.Cát đệm 1.Tấm lót 2.Móng máy gây rung
3.Máy gây rung động 3.Khe cách âm 4.Móng nhà
1.Tấm cách rung thụ động; 2.Lò xo; 3.Nền rung động; 4.Hướng rung động; 5 và 6. Các gối tựa và dây treo của tấm (chỗ làm
Hình II.1: Các giải pháp kỹ thuật chống rung động
- Biện pháp tổ chức sản xuất:
+ Nếu công việc thay thế được cho nhau thì nên bố trí sản xuất làm nhiều ca kíp để san sẽ mức độ tiếp xúc với rung động cho nhiều người.
+ Nên bố trí ca kíp sản xuất bảo đảm giữa 2 thời kỳ làm việc người thợ có khoảng nghỉ dài không tiếp xúc với rung động.
- Phòng hộ cá nhân:
Tác dụng của các dụng cụ phòng hộ cá nhân chống lại rung động là giảm trị số biên độ dao động truyền đến cơ thể khi có rung động hoặc lên một phần cơ thể tiếp xúc với vật rung động.
+ Giày vải chống rung.
+ Găng tay chống rung.
- Biện pháp y tế:
+ Không nên tuyển dụng những người có các bệnh về rối loạn dinh dưỡng thần kinh, mạch máu ở lòng bàn tay làm việc tiếp xúc với rung động.
+ Không bố trí phụ nữ lái các loại xe vận tải cở lớn vì gây ra lắc xóc nhiều.
2.4. Ảnh hưởng của điện từ trường và hóa chất độc
2.4.1. Điện từ trường (ĐTT)
2.4.1.1. Ảnh hưởng của ĐTT
- ĐTT là một dạng tồn tại đặc biệt của vật chất, đặc trưng bởi tập hợp các tính chất điện và từ.
- Các tham số cơ bản, biểu thị đặc tính của ĐTT là: tần số, chiều dài sóng và tốc độ lan truyền.
- Xung quanh vật khi dẫn có dòng điện chạy qua luôn tồn tại đồng thời một điện trường và một từ trường.
- Các nguồn ĐTT tự nhiên được phân thành hai nhóm:
+ Nhóm 1: là cực của Trái đất – điện trường và từ trường vĩnh cửu.
+ Nhóm 2: sóng radio được sản sinh bởi các vì tinh tú (Mặt trời, Mặt trăng, các vì sao…), các quá trình khí quyển – sấm sét.
- Các nguồn ĐTT nhân tạo cũng được chia làm hai nhóm:
+ Nhóm 1: Nguồn phát xạ điện từ tần số thấp (0÷3kHz), bao gồm các hệ thống sản xuất, biến đổi và truyền tải điện, các thiết bị điện trong sản xuất (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, du lịch, thương mại, thiết bị điện công sở, gia dụng…), các thiết bị kỹ thuật điện – điện tử.
+ Nhóm 2: Nguồn phát xạ điện từ tần số cao (3÷GHz), còn gọi là tần số vô tuyến, bao gồm các thiết bị thu phát cao tần: đài, ti vi, điện thoại, bộ đàm và các thiết bị công nghệ sử lý sản phẩm, như: lò nung cao tần vv...
2.4.1.2. Sự tác động của trường điện từ đối với cơ thể người
- Nếu người tiếp xúc với nhiều nguồn điện từ trường khác nhau và cường độ lớn hơn giới hạn cho phép kéo dài sẽ dẫn đến đến sự thay đổi một số chức năng của cơ thể, nhất là hệ thần kinh trung ương. Sự thay đổi này có thể làm:
+ Nhức đầu, dễ mệt mỏi, khó ngủ hoặc ngủ nhiều, suy yếu toàn thân.
+ Làm chậm mạch, giảm áp lực máu, đau tim, khó thở, làm biến đổi gan và lá
lách.
+ Ngoài ra, năng lượng điện từ trường tần số cao (trên 5060Hz) như: Tia X có đủ năng lượng để phá hủy các phân tử chứa gene. Người tiếp xúc nhiều với bức xạ ion có thể bị ung thư, biến đổi máu, giảm sự thính giác, thị giác.
- Tác động sinh học của điện từ trường lên cơ thể:
+ Con người không thể nhìn thấy và không thể cảm nhận ngay được sự hiện diện của điện từ trường. Sự tác động của điện từ trường làm thay đổi các hoạt động của hệ thống thần kinh, tuần hoàn, nội tiết và nhiều hệ thống khác của cơ thể người.
+ Sự tác động thường xuyên của bức xạ điện từ trường nhân tạo, làm sa sút sức khỏe của con người và sinh vật. Sự tác động của điện từ trường là hệ thống thần kinh trung ương (cảm nhận chủ quan là mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt. . .) và hệ thống nội tiết.
+ Việc làm suy giảm chức năng nội tiết sẽ gây hiệu ứng từ phía hệ thống tim mạch, tuần hoàn, miễn dịch và trao đổi chất v.v… Sự ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch gây ra sự suy giảm hoạt động của các cơ quan trao đổi chất, thay đổi mạch đập và nhịp tim.
- Tác động nhiệt:
+ Biểu hiện tác động đầu tiên của năng lượng điện từ là sự đốt nóng, mà có thể dẫn đến sự biến đổi, thậm chí sự tổn thương cho các tế bào và mô của cơ thể sống.
+ Hiện tượng quá nhiệt của cơ thể khi hấp thụ năng lượng điện từ dẫn đến sự thay đổi tần số của mạch đập, nhịp tim và phản ứng mao mạch.
+ Máu được coi là một chất điện phân, dưới tác động của điện từ trường, trong máu sinh ra các dòng điện ion, gây sự phát nóng các mô và tế bào.
+ Với một cường độ xác định điện từ trường gây ra một ngưỡng đốt nóng mà cơ thể người không chịu nổi. Sự đốt nóng đặc biệt nguy hiểm đối với các cơ quan có hệ thống mao mạch kém với sự lưu thông máu ít (như mắt, não, dạ dày…). Đặc biệt nhạy cảm đối với hiệu ứng nhiệt là thủy tinh thể của mắt, túi mật, bọng đái và một số cơ quan khác.
- Tác động gây rối loạn thần kinh:
+ Cùng với tác động nhiệt, điện từ trường còn gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống thần kinh. Sự tác động của điện từ trường lên cơ thể người biểu hiện ở sự rối loạn
chức năng của hệ thống thần kinh trung ương, cảm giác chủ quan là tăng sự mệt mỏi, đau đầu, kém hưng phấn, hay cáu gắt v.v.
+ Người ta cho rằng sự phá hủy các chức năng sinh lý của cơ thể bởi tác động của điện từ trường lên từng phần khác nhau của hệ thống thần kinh. Trong đó sự tăng kích thích của hệt hống thần kinh trung ương xây ra do tác động phản xạ của điện từ trường, còn hiệu ứng cản – do tác động trực tiếp của điện từ trường lên cấu trúc của não bộ và não lưng. Các chuyên gia cho rằng vỏ não là bộ phận nhạy cảm nhất đối với sự tác động của điện từ trường.
- Tác động gây rối loạn hệ thống tuần hoàn.
+ Điện từ trường gây rối loạn chức năng của hệ thống tim mạch và hệ thống trao đổi chất.
+ Sự tác động lâu dài của điện từ trường gây hiện tượng đau thắt ở vùng tim. Sự bức xạ có hệ thống của năng lượng điện từ gây sự thay đổi huyết áp chậm mạch, dẫn đến sự mệt mỏi, đau đầu…
- Tác động điện tĩnh:
+ Cùng với sự tác động sinh học, điện từ trường còn gây ra sự xuất hiện của các điện tích giữa người và các vật dụng kim loại có điện thế khác so với cơ thể người. Nếu người đứng trực tiếp dưới đất hoặc trên sàn dẫn điện có tiếp xúc với đất, thì điện thế của nó so với đất sẽ là 0, còn nếu cách ly với đất, thì cơ thể người sẽ phải chịu một điện thế nhất định, mà đôi khi có thể đạt đến vài kilôvôn.
+ Sự tiếp xúc của cơ thể người cách ly với đất đến các phần tử kim loại có tiếp đất sẽ dẫn đến hiện tượng truyền dẫn điện tích từ cơ thể người xuống đất, mà có thể gây cảm giác đau, đặc biệt ở thời điểm đầu tiên. Đôi khi trong sự tiếp xúc này có thể xuất hiện sự phóng điện. Trong trường hợp người tiếp xúc với các vật thể kim loại dài cách ly với đất như hệ thống ống dẫn, hàng rào thép có cột gỗ v.v., dòng điện chạy qua cơ thể người có thể đạt đến giá trị nguy hiểm.
- Các tác động khác
+ Ngoài những tác động nói trên, điện từ trường còn gây ra nhiều tác động phụ trợ khác, bằng cảm nhận chủ quan, các nhân viên vận hành ở các trạm điện, trạm biến
áp, các trạm phát sóng… thường phàn nàn về chứng đau đầu, mất mệt mỏi, chóng mặt…
+ Trường điện từ trường siêu cao tần có thể gây tác động đối với mắt, dẫn đến bệnh đục nhãn cầu (thủy tinh thể). Mức độ tác động sinh học của điện từ trường đến cơ thể người phụ thuộc tần số dao động, cường độ và thời gian. Sự bổi xuất hiện trong cơ thể người dưới tác động của điện từ trường, nhìn chung là có khả năng phục hồi. Ngoài những tác động không tốt đến cơ thể người cần bổ sung thêm tác động khử trùng khi có cường độ bức xạ vượt quá ngưỡng nhiệt.
+ Tùy theo độ lớn của dòng điện cơ thể người có các mức độ phản ứng khác nhau và được phân loại như sau:
* Mức cảm nhận: Ở mức này nếu người có tiếp xúc trực tiếp với điện một chiều thì sẽ có cảm giác phát nóng ở chổ tiếp xúc với dòng xoay chiều thì sẽ cảm thấy đau nhói.
* Sốc phụ: Khi dòng điện qua người ở mức này người sẽ có cảm giác khó chịu, đau đớn và có thể phản xạ cơ bắp vô thức.
* Sốc chính: Khi dòng điện cao hơn mức sốc phụ thì việc điều khiển các hoạt động của cơ bắp khó khăn và khi dòng điện tăng đến mức nào đó thì người ta sẽ không thể thực hiện được sự nắm chặt. Dòng điện này gọi là “Dòng điện buông thả”.
Qua thực tế sự biến đổi số lượng và chất lượng của máu, sự giảm huyết áp, tính không ổn định của mạch. Ảnh hưởng của điện từ trường càng lâu thì sự biến đổi và sai lệch các thông số sinh học của cơ thể so với tiêu chuẩn càng lớn và cần thời gian nghỉ ngơi càng dài để phục hồi trạng thái sinh học của cơ thể.
2.4.1.3. Biện pháp phòng tránh
- Tuân thủ nghiêm túc các quy tắc và tiêu chuẩn của ngành và nhà nước.
- Không đứng quá gần các nguồn phát sinh điện từ trường, sẽ có thể giảm được phần lớn các ảnh hưởng.
- Không nên ngủ gần các thiết bị điện, đặt biệt là các thiết bị có motor.
- Giữ khoảng cách với đầu máy video ít nhất là 18 inches (18*2,54cm), hãy tắt đầu máy khi không sử dụng.
- Không ngồi gần phía sau hoặc bên cạnh màn hình vi tính (thậm chí khi cách một vách phòng).
- Nếu có thể hãy tắt thiết bị sưởi giường, chăn điện, trước khi đi ngủ.
- Giữ khoảng cách vài feet (1feet=12 inches) đối với ti vi (ở mọi chiều)
- Hạn chế sử dụng chăn điện và máy sấy tóc
- Nên thư giãn một thời gian để các phần cơ đang bị căng có thời gian nghỉ ngơi, có thể kết hợp tập thể dục giữa giờ làm việc.
2.4.2. Hóa chất độc (HCĐ)
2.4.2.1. Đặc tính chung của HCĐ
a) Đặc điểm
- Chất độc công nghiệp là những chất dùng trong sản xuất, khi xâm nhập vào cơ thể dù chỉ một lượng nhỏ cũng gây nên tình trạng bệnh lý. Bệnh do chất độc gây ra trong sản xuất gọi là nhiễm độc nghề nghiệp.
- Ảnh hưởng của chất độc đối với cơ thể người lao động là do hai yếu tố quyết định:
+ Ngoại tố do tác hại của chất độc.
+ Nội tố do trạng thái của cơ thể.
- Tùy theo hai yếu tố này mức độ tác dụng có khác nhau. Khi nồng độ vượt quá mức giới hạn, sức đề kháng của cơ thể yếu, chất độc sẽ gây ra nhiễm độc nghề nghiệp. Nồng độ chất độc cao, thời gian tiếp xúc không lâu và cơ thể luôn mạnh khỏe vẫn bị nhiễm độc cấp tính, thậm chí có thể chết.
b) Tác hại của hóa chất đối với sức khỏe của con người
- Ảnh hưởng của hóa chất đến sức khỏe con người, nhất là người lao động.
- Nhiều hóa chất đã từng được coi là an toàn nhưng nay đã được xác định là có liên quan đến bệnh tật, suy yếu sức khỏe lâu dài và gây ung thư.
- Theo tính chất tác động của hóa chất trên cơ thể con người có thể phân loại theo các nhóm sau:
+ Nhóm 1: Chất gây bỏng da, kích thích niêm mạc, như axít đặc, kiềm đặc hay loãng (vôi tôi, NH3 , …). Nếu bị trúng độc nhẹ thì dùng nước lã dội rửa ngay. Chú ý bỏng nặng có thể gây choáng, mê man, nếu trúng mắt có thể bị mù.