Khảo Nghiệm Tính Cấp Thiết Và Khả Thi Của Các Biện Pháp Quản Lý

các nội dung liên quan đến pháp luật, tệ nạn xã hội, tình dục…nhằm ngăn chặn, điều chỉnh hành vi xấu của các em.

- Có sự liên hệ thường xuyên với tổ chức quần chúng ở địa bàn dân cư nơi HS và gia đình cư trú, lực lượng này sẽ giúp nhà trường có thêm các thông tin về gia đình HS, cũng như quá trình rèn luyện của các em tại nhà.

Duy trì và phát triển quan hệ với tổ chức giáo dục, hội tâm lý. Nhà trường có sự liên kết với các tổ chức Tâm lý - Giáo dục nhằm tham gia đóng góp trong công tác đào tạo, nghiên cứu đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức đó. Trong tương lai, các nhà trường sẽ tiếp tục hợp tác với các tổ chức trên nhằm học hỏi kĩ thuật và kinh nghiệm trong hoạt động TVTL cho HS.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Luận văn đề xuất 6 biện pháp trong công tác quản lý hoạt động TVTL cho HS ở các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam gồm:

Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức và trách nhiệm của CBQL, GV, CMHS, các LLXH và HS đối với hoạt động TVTL trong nhà trường

Biện pháp 2: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch TVTL cho HS nhà trường

Biện pháp 3: Chỉ đạo đa dạng hóa nội dung và hình thức TVTL cho HS Biện pháp 4: Tổ chức hoạt động bồi dưỡng về kiến thức và nghiệp vụ

TVTL cho cán bộ tư vấn, giáo viên nhà trường

Biện pháp 5: Chỉ đạo xây dựng các tiêu chí kiểm tra - đánh giá hoạt động TVTL cho HS

Biện pháp 6: Hợp tác với các lực lượng trong và ngoài nhà trường, tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy hoạt động TVTL cho HS

Không có biện pháp quản lý nào là hoàn hảo và vận dụng được với tất cả mọi đơn vị. Biện pháp nào dù có rất nhiều ưu điểm cũng vẫn có hạn chế nhất định. Do đó các biện pháp nêu trên phải được thực hiện một cách có chọn lựa, linh hoạt, đồng bộ, như là các thành tố của một hệ thống.

Các biện pháp được đề xuất trên đây có mối quan hệ mật thiết với nhau

tạo nên sự thống nhất, tác động qua lại và hỗ trợ cho nhau trong quá trình quản lý hoạt động TVTL cho HS ở trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Mỗi biện pháp có một vị trí và thế mạnh riêng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý, biện pháp này là tiền đề cho biện pháp kia, song chúng có mối quan hệ mật thiết tác động lẫn nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất trong khâu quản lý hoạt động TVTL cho HS ở trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Nhằm đánh giá sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động TVTL cho HS ở trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

3.4.2. Đối tượng và phạm vi khảo nghiệm

Để khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp, tác giả đã thăm dò ý kiến của 60 cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường.

3.4.3. Các bước tiến hành khảo nghiệm

Để tiến hành khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi đã dùng phương pháp xin ý kiến chuyên gia tiến hành khảo nghiệm theo các bước sau:

- Để đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp quản lý hoạt động TVTL cho HS ở trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam tại phụ lục 04, định lượng ý kiến bằng cách tính điểm như sau:

+ Rất cấp thiết (RCT)/Rất khả thi (RKT): 3 điểm

+ Cấp thiết (CT)/ Khả thi (KT): 2 điểm

+ Không cấp thiết (KCT)/Không khả thi (KKT): 1 điểm.

- Khách thể khảo sát: 60 người (CBQL, GV cốt cán ở các trường THCS huyện Kim Bảng)

- Cách tính toán: Lập bảng thống kê điểm trung bình cho tất cả các biện pháp đã được khảo sát, sắp xếp theo thứ bậc và đưa ra kết luận.

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

3.4.4.1. Tính cấp thiết của các biện pháp quản lý đề xuất

Bảng 3.1. Bảng khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp quản lý



STT


Biện pháp

Mức độ cấp thiết


Điểm


X


Thứ bậc

Rất

Cấp thiết

Cấp thiết

Không

Cấp thiết

SL

%

SL

%

SL

%


1

Tổ chức nâng cao nhận thức và trách nhiệm của CBQL, GV, CMHS, các LLXH và HS đối với hoạt động TVTL trong nhà trường.


43


79.3


13


22.4


4


6.9


2.90


2


2

Chỉ đạo xây dựng kế hoạch TVTL cho HS nhà trường cụ thể.


47


86.2


10


17.2


3


5.2


2.98


1


3

Chỉ đạo đa dạng hóa nội dung và hình thức TVTL cho HS THCS.


44


81.0


11


19.0


5


8.6


2.89


3


4

Tổ chức hoạt động bồi dưỡng về kiến thức và nghiệp vụ TVTL cho cán bộ tư vấn, giáo viên nhà trường.


41


81.0


10


17.2


6


10.3


2.88


4


5

Chỉ đạo xây dựng các tiêu chí kiểm tra - đánh giá hoạt động TVTL cho HS trong các trường THCS.


40


77.6


13


20.7


9


10.3


2.84


6


6

Hợp tác với các lực lượng trong và ngoài nhà trường, tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy hoạt động TVTL cho HS.


42


79.3


11


19.0


6


10.3


2.86


5

Điểm TB







2.89


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Nhận xét:

Phân tích bảng số liệu 3.1 cho thấy ý kiến đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động TVTL cho HS ở trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam mà đề tài đề xuất đạt mức độ cao, điểm trung bình chung của 6 biện pháp đề xuất là: 2.89. Biện pháp được đánh giá cần thiết nhất là biện pháp 1: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch TVTL cho HS nhà trường cụ thể (điểm TB: 2.98) và biện pháp 2: Tổ chức nâng cao nhận thức và trách nhiệm của CBQL, GV, phụ huynh và HS đối với hoạt động TVTL trong nhà trường (điểm TB: 2.90).

Tính cấp thiết được thể hiện cụ thể qua biểu đồ sau:


CBQL, GV

3

2,9

2,98

2,9

2,88

2,84

2,86

2,5


2


1,5

Điểm TB

1


0,5


0

Biện pháp Biện pháp Biện pháp Biện pháp Biện pháp Biện pháp 1 2 3 4 5 6


Biểu đồ 3.1. Tính cấp thiết của các biện pháp quản lý đề xuất

3.4.4.2. Tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất

Bảng 3.2. Bảng khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất



STT


Biện pháp

Mức độ khả thi


Điểm


X


Thứ bậc

Rất

khả thi

Khả thi

Không

khả thi

SL

%

SL

%

SL

%


1

Tổ chức nâng cao nhận thức và trách nhiệm của CBQL, GV, CMHS, các LLXH và HS đối với hoạt động TVTL trong nhà trường.


48


80.0


12


20.0


0


0


2.95


1


2

Chỉ đạo xây dựng kế hoạch TVTL cho HS nhà trường cụ thể.


46


79.3


13


22.4


1


6.9


2.90


2


3

Chỉ đạo đa dạng hóa nội dung và hình thức TVTL cho HS


43


74.1


15


27.6


2


6.9


2.84


4


4

Tổ chức hoạt động bồi dưỡng về kiến thức và nghiệp vụ TVTL cho cán bộ tư vấn, giáo viên nhà trường


47


81.0


10


17.2


3


10.3


2.88


3


5

Chỉ đạo xây dựng các tiêu chí kiểm tra - đánh giá hoạt động TVTL cho HS.


45


77.6


10


17.2


5


13.8


2.81


5


6

Hợp tác với các lực lượng trong và ngoài nhà trường, tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy hoạt động TVTL cho HS.


43


74.1


14


24.1


3


10.3


2.78


6








2.86



Nhận xét:

Bảng 3.2 cho thấy tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động TVTL cho HS ở trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam mà đề tài đề xuất được các chuyên gia đánh giá ở mức khả thi cao, thể hiện ở điểm trung

bình của 6 biện pháp: X > 2.86. Tính khả thi của các biện pháp thể hiện ở biểu đồ sau:

Biểu đồ 3 2 Tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất Các biện pháp 1

Biểu đồ 3.2. Tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất

Các biện pháp có điểm trung bình X > 2,86 cho thấy các biện pháp đề xuất có tính khả thi cao. Trong điều kiện hiện nay thì các biện pháp 1 (Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của CBQL, GV, CMHS và HS đối với hoạt động TVTL trong nhà trường và biện pháp 2 (Xây dựng kế hoạch TVTL cho HS nhà trường) là các biện pháp có thể thực hiện được ngay, là việc làm thường xuyên, đồng thời là vấn đề cấp thiết quan trọng có thể thực hiện đồng bộ ở các cơ sở giáo dục nên được các chuyên gia đánh giá tính khả thi cao nhất.

Tiểu kết chương 3

Từ lý luận và thực tiễn về hoạt động TVTL và quản lý hoạt động TVTL cho HS trường THCS, tác giả đã trình bày một số nguyên tắc xây dựng và thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động TVTL cho HS ở các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Mỗi biện pháp được phân tích, nêu rõ mục tiêu, nội dung, cách thức thực hiện.

Các biện pháp nhằm tác động vào tất cả các khâu của quá trình quản lý, đến các chủ thể tham gia hoạt động, tác động vào tất cả các thành tố của quá trình TVTL cho HS, nhờ đó sẽ tạo nên tác động tổng hợp và đồng bộ đến hoạt động quản lý tư vấn. Vì vậy, tác giả cho rằng các biện pháp phải thực hiện đầy đủ trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, trong tình hình thực tế tại trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam cần nhanh chóng thực hiện biện pháp số 2 và 3, bởi đây là điểm còn tồn tại trong hoạt động tư vấn của nhà trường.

Tất cả các biện pháp phải được thực hiện nhịp nhàng, đồng bộ. Kết quả kiểm chứng cho thấy, các biện pháp đề tài xây dựng là cần thiết và có tính khả thi cao.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn cho phép luận văn đưa ra một số kết luận sau:

1.1. Việc chuẩn bị cho HS THCS tâm thế sẵn sàng bước tiếp các bậc học cao hơn hoặc đi vào cuộc sống lao động là mục tiêu của ngành giáo dục, gia đình và xã hội. Sự quan tâm đúng mức đến hoạt động TVTL trong nhà trường phổ thông sẽ góp phần tạo nên thế hệ HS dám đương đầu với khó khăn thử thách, đủ tỉnh táo và sáng suốt trong các quyết định liên quan đến cuộc đời mình.

1.2. Hiện nay, bên cạnh những HS vẫn còn giữ được những chuẩn mực đạo đức truyền thống, biết thích nghi với những phẩm chất đạo đức mới, tích cực tu dưỡng, rèn luyện để hoàn thiện nhân cánh của bản thân đã xuất hiện ngày càng nhiều những HS có biểu hiện mờ nhạt về lý tưởng, sống thiếu niềm tin, không rõ mục đích, tự do buông thả, chạy theo lối sống thực dụng hưởng thụ, vi phạm nội quy của trường, lớp, vi phạm tệ nạn xã hội, sống khép mình với cuộc sống và mọi người xung quanh. Thực trạng ấy đòi hỏi trong công tác quản lý nhà trường phổ thông, nhất là bậc THCS, người CBQL phải linh hoạt, sáng tạo, tiếp cận với cách quản lý mới, mạnh dạn thay đổi thói quen, suy nghĩ của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường trong việc giáo dục HS.

1.3. Biện pháp quản lý hoạt động TVTL cho HS ở các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam của CBQL là cách thức, con đường để mọi lực lượng giáo dục nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác trên trong việc phát triển điều hòa nhân cách HS, thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục đặt ra. Các biện pháp này phải đáp ứng được các yêu cầu về tính thiết thực, hiệu quả, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi HS, tình hình cụ thể của nhà trường, địa phương và có tính khả thi cao.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 08/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí