Chỉ Đạo Xây Dựng Các Tiêu Chí Kiểm Tra - Đánh Giá Hoạt Động Tvtl Cho Hs Trong Các Trường Thcs

Bước 2: Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

Bước 3: Thực hiện nội dung, hình thức bồi dưỡng, đào tạo

Bước 4: Bước 4: Kiểm tra- đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện

Với bước 1 cần:

- Tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng của cán bộ tư vấn, giáo viên trong hoạt động bồi dưỡng, đào tạo kiến thức và nghiệp vụ TVTL cho HS.

- Tìm hiểu nhu cầu về nội dung, hình thức bồi dưỡng, đào tạo

- Xác định thời gian đào tạo, bồi dưỡng (trong năm học/nghỉ hè)

Với những cán bộ tư vấn nếu có nhu cầu được đào tạo tiếp tục lên trình độ cao hơn, nhà trường sẽ sắp xếp và có kế hoạch cử đi học.

Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng sẽ đánh giá nhu cầu bồi dưỡng, đào tạo của đội ngũ mình, phân công cho Phó Hiệu trưởng phụ trách, các Tổ trưởng chuyên môn và Tổ Tư vấn, hỗ trợ HS sẽ đề xuất với hiệu trưởng trên cơ sở thống nhất ý kiến của tổ mình về nhu cầu tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, việc làm trên nên được thực hiện thường xuyên, định kỳ theo năm học, từng kì học nhằm giúp cho cán bộ tư vấn, giáo viên được trang bị những kiến thức về nghiệp vụ tư vấn. Hiệu trưởng khi đã hiểu rõ nhu cầu của đội ngũ sẽ có biện pháp thích hợp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng. Việc đánh giá nhu cầu phải được thực hiện một cách khoa học, làm căn cứ chính xác cho đào tạo, bồi dưỡng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Bước 2:

Xây dựng kế hoạch phải đảm bảo các nội dung: Thực trạng đội ngũ, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng, các hoạt động cần thực hiện, thời gian, nguồn lực gồm vật lực, tài lực, nhân lực.

Quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam - 12

Trong quá trình xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cần phải có sự phân loại với từng đối tượng. Với những cán bộ, GVCN lâu năm có năng lực và kinh nghiệm trong hoạt động tư vấn tạo điều kiện để họ được học chuyên

đề bồi dưỡng nâng cao, cập nhật những thông tin mới liên quan đến hoạt động TVTL, với cán bộ, giáo viên trẻ, còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn, chưa thành thạo trong hoạt động tư vấn cần phải có sự bồi dưỡng, đào tạo mang tình toàn diện, hệ thống và lâu dài kết hợp với phương pháp kèm cặp. Như vậy việc bồi dưỡng, đào tạo kiến thức và nghiệp vụ tư vấn cần hướng đến mục tiêu: Tập trung củng cố những cái đã có, bổ sung những cái còn thiếu và yếu, tránh đánh đồng giữa cái yếu và cái có nhằm tạo hiệu quả cao nhất cho hoạt động.

Bước 3 cần:

- Phải xác định được kiến thức, kĩ năng TVTL

- Chương trình bồi dưỡng phải đáp ứng được những yêu cầu thực tiễn đang đặt ra ở nhà trường đồng thời đảm bảo tính linh hoạt, cập nhật thông tin mới.

- Bồi dưỡng ngay tại cơ sở có các hình thức:

+ Tổ chức hội thảo: Nhà trường sẽ tổ chức hội thảo theo chuyên đề, ngoài ra Hiệu trưởng có thể phối kết hợp với các trường THCS hội thảo về hoạt động TVTL cho HS cũng như công tác quản lý nhằm tạo điều kiện để đội ngũ của mình trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của các trường bạn.

+ Tổ chức tự học, tự bồi dưỡng thông qua việc hình thành các nhóm tự học, quy tụ một số cán bộ tư vấn, GVCN giàu kinh nghiệm, giỏi về chuyên môn để họ trao đổi, bàn bạc, giúp đỡ các thành viên trong nhóm phát triển,

+ Bồi dưỡng tập trung tại các cơ sở làm công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên sâu về chuyên ngành tâm lý học đường.

Bước 4:

Để kiểm tra - đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng cần thực hiện theo những nội dung sau:

- Xác định các tiêu chuẩn để đánh giá kết quả đạt được thông qua các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ như kết quả học tập, khả năng vận dụng vào thực tế.

- Thu thập thông tin liên quan đến công tác bồi dưỡng cho bằng điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn nhằm xác định mức độ và hiệu quả đạt được qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng.

- Có những biện pháp xử lí kịp thời đối với những trường hợp không tham gia bồi dưỡng, vi phạm quy định trong quá trình bồi dưỡng, động viện, khích lệ kịp thời những cán bộ nhiệt tình, hăng say, có tinh thần học hỏi, phấn đấu trong quá trình bồi dưỡng.

- Cán bộ tư vấn cần mạnh dạn hơn nữa trong việc tiếp cận HS, ngoài việc sử dụng kênh thông tin như trang Web nhà trường, GVCN, Ban đại diện CMHS, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên…cần trực tiếp đến gặp gỡ, trao đổi, giới thiệu về Tổ Tư vấn, hỗ trợ HS, Phòng tư vấn tâm lý của nhà trường với HS các khối lớp, nhất là với HS khối 9. Đây là công việc đòi hỏi lòng nhiệt tình, tâm huyết với học trò. Phải giúp HS có được 3 điều: “Được nghe, được thấy và được trải nghiệm”. Việc gặp trực tiếp HS sẽ giúp các em vừa có thêm thông tin về hoạt động TVTL, vừa củng cố niềm tin ở các em, gợi mở cho các em con đường để giải quyết những băn khoăn, lo lắng kìm nén trong lòng chưa biết chia sẻ cùng ai. Để làm công việc trên có thể phối hợp với GVCN lồng ghép trong các giờ sinh hoạt trên lớp, hoặc tận dụng buổi hoạt động ngoại khóa ở các lớp.

- Mời các chuyên gia tâm lý ở các trường Đại học, hoặc chuyên gia nước ngoài về tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ tư vấn một số công cụ đánh giá tâm lý HS.

- Tổ Tư vấn, hỗ trợ HS gửi sổ tay HS đến GVCN định kỳ theo tuần, giáo viên có trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở HS thực hiện các nội dung trong sổ, cuối tuần nộp lại cho Tổ để theo dõi, tổng hợp.

3.2.5. Chỉ đạo xây dựng các tiêu chí kiểm tra - đánh giá hoạt động TVTL cho HS trong các trường THCS

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng các tiêu chí kiểm tra - đánh giá hoạt động TVTL nhằm giúp

hiệu trưởng có căn cứ cụ thể để đo lường kết quả hoạt động góp phần nâng cao hiệu quả quản lý.

Thực tế cho thấy công tác kiểm tra đánh giá hoạt động còn dựa theo kinh nghiệm, chưa toàn diện và khách quan, do vậy xây dựng các tiêu chí kiểm tra đánh giá sẽ giúp đánh giá mức độ thực hiện các hoạt động một cách công bằng, khách quan, tạo điều kiện để thực hiện kế hoạch tiếp theo.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

- Xây dựng quy trình kiểm tra - đánh giá hoạt động TVTL theo 3 giai đoạn sau:

+ Giai đoạn khởi đầu gồm: Thu thập kết quả hoạt động theo 2 hướng: Kết quả định lượng (tổng hợp số liệu) TVTL, đo lường kết quả với thực trạng ban đầu của hoạt động. Kết quả định tính: Đánh giá của cán bộ tư vấn, giáo viên, cha mẹ HS, HS về sự chuyển biến nhận thức hoặc hành động của con em mình.

+ Giai đoạn triển khai: Phân tích, đánh giá kết quả theo đúng thực trạng, bản chất của vấn đề, sự việc tư vấn; Bám sát vào các tiêu chí kiểm tra, đánh giá; Tìm ra nguyên nhân của tồn tại, khó khăn để có biện pháp điều chỉnh phù hợp

+ Giai đoạn kết thúc: Thống nhất với các lực lượng về kết quả hoạt động, triển khai và thực hiện kế hoạch tiếp theo.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện

- Hiệu trưởng đưa ra những quy định về tiêu chuẩn cho từng hoạt động tư vấn, cách thức đánh giá, kiểm tra để mọi thành viên nhà trường nắm rõ, các tiêu chí trên phải đảm bảo cụ thể, thiết thực, đo được. Chỉ đạo cho văn phòng tư vấn xây dựng các tiêu chí kiểm tra- đánh giá.

Căn cứ vào các tiêu chí trên, tiến hành kiểm tra - đánh giá tổng thể các hoạt động. Việc xây dựng tiêu chí cần linh hoạt, không cứng nhắc tạo tâm lý nặng nề, không thoải mái cho giáo viên khi thực hiện.

- Trong quá trình xây dựng cách tiêu chí kiểm tra - đánh giá cần biết lựa chọn phương pháp và hình thức kiểm tra phù hợp với các tiêu chí đặt ra.. Khi kiểm tra chú ý vận dụng các phương pháp kiểm tra như nghiên cứu, phân tích tài liệu thu thập, quan sát, phiếu điều tra… Dựa trên các tiêu chí kiểm tra, nội dung kiểm tra để có thể kết hợp nhiều hình thức, phương pháp kiểm tra được toàn đầy đủ, có kết quả đáng tin cậy.

- Hiệu trưởng cần làm cho các tiêu chí kiểm tra- đánh giá trở thành tiêu chí tự đánh giá của mỗi thành viên nhà trường, phải dần dần xây dựng được ý thức và khả năng tự kiểm tra, tự đánh giá hoạt động của mình dựa trên các tiêu chí sẵn có và tiêu chí do bản thân đặt ra.

3.2.6. Hợp tác với các lực lượng trong và ngoài nhà trường, tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy hoạt động TVTL cho HS

3.2.6.1. Mục tiêu biện pháp

Tạo sự thống nhất cao giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường hoạt động tư vấn, từ đó phát huy sức mạnh tổng hợp, khai thác thế mạnh của các lực lượng trong quản lý hoạt động, giúp các em HS trở thành công dân có ích cho xã hội.

Qua thực tiễn tác giả nhận thấy mặt khó khăn trong quản lý hoạt động TVTL cho HS là việc tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Cụ thể là sự phối hợp của văn phòng tư vấn giáo dục với GVCN, Đoàn thanh niên, CMHS. Bên cạnh đó là các lực lượng giáo dục bên ngoài như tổ chức tâm lý, một số cơ sở giáo dục Đại học…Vì vậy, thiết nghĩ biện pháp này sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác bền vững giữa các lực lượng trên.

3.2.6.2. Nội dung của biện pháp

- Phân công nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn đến từng bộ phận và cá nhân trong hoạt động tư vấn nhằm tạo sự thống nhất từ mục đích, nội dung và phương pháp thực hiện.

- Phối hợp các tổ chức xã hội trong việc theo dõi, phát hiện, điều chỉnh hành vi của con em ngoài giờ học.

- Duy trì và phát triển quan hệ giữa giáo viên, nhà trường với CMHS

- Kêu gọi sự tài trợ cho hoạt động từ các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng địa phương.

- Hợp tác với các tổ chức tâm lý, các cơ sở giáo dục Đại học có chuyên ngành tâm lý trong việc bồi dưỡng, đào tạo cho giáo viên, cán bộ tư vấn về kiến thức và kĩ năng tư vấn; tổ chức hoạt động tư vấn dành cho HS…

3.2.6.3. Cách thức thực hiện

Với các lực lượng trong nhà trường

Sau khi quán triệt mục tiêu, nội dung, phương pháp quản lý hoạt động TVTL, việc làm tiếp theo phải phân công rõ trách nhiệm đến từng thành viên, tập thể.

Trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường

- Hiệu trưởng là người chỉ đạo trực tiếp hoạt động TVTL cho toàn trường, từ xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động đến hướng dẫn và kiểm tra đánh giá việc thực hiện của các thành viên, bộ phận.

- Phó hiệu trưởng phụ trách giám sát các hoạt động tư vấn, cố vấn cho hiệu trưởng trong quá trình thực hiện hoạt động, liên hệ với các lực lượng tham gia để có sự phối hợp hài hòa, hiệu quả.

Văn phòng tư vấn tâm lý của nhà trường

- Trực tiếp thực hiện hoạt động tư vấn HS, triển khai kế hoạch TVTL đến HS và các cá nhân, bộ phân có liên quan. Báo cáo tiến trình thực hiện kế hoạch, công tác tổ chức và kết quả thực hiện với lãnh đạo nhà trường.

- Xây dựng, duy trì, phát triển kênh thông tin hợp tác với các lực lượng trong và ngoài nhà trường.

Trách nhiệm của Đội thiếu niên, Đoàn thành niên

- Theo dõi phong trào thi đua của HS, tổ chức các hoạt động mang tính hỗ

trợ hoạt động tư vấn như hội thi, hội thao: Sức khỏe học đường, HS thanh lịch, Nói không với tệ nạn xã hội… nhằm củng cố, tăng cường nhận thức cho HS.

- Cung cấp thông tin về HS như thái độ với hoạt động tập thể, năng khiếu bản thân,tinh thần đoàn kết.v.v.

Trách nhiệm của GVCN

- GVCN là người quản lý trực tiếp HS, không chỉ quản lý hành chính như: Tên tuổi, hoàn cảnh gia đình, năng lực học tập mà còn phải dự báo xu hướng phát triển nhân cách của HS trong lớp, từ đó có phương hướng tổ chức giáo dục, dạy học cho phù hợp với khả năng của từng em. Ngoài ra GVCN có trách nhiệm nắm bắt tình cảm, hành vi, thói quen đạo đức, sức khỏe HS.

- Theo dõi hoạt động trên lớp của HS, các mối quan hệ của các em với bạn bè và bên ngoài, xây dựng được kênh thông tin với ban cán sự lớp để kịp thời cố vấn, điều chỉnh hành vi hay thói quen đạo đức chưa đúng chuẩn mực của các em.

- GVCN phải là cầu nối hữu hiệu với văn phòng tư vấn giáo dục, ban giám hiệu nhà trường, đoàn thanh niên nhà trường, gia đình HS.

- Có trách nhiệm hỗ trợ trong hoạt động tư vấn, cung cấp thông tin cần thiết về HS đến văn phòng tư vấn. Trước và sau quá trình tư vấn, phải có trách nhiệm giữ liên lạc với văn phòng về tình hình HS có sự chuyển biến tích cực hay chưa đạt hiệu quả mong đợi.

Trách nhiệm của giáo viên bộ môn: Giáo viên bộ môn phối hợp với GVCN trong việc theo dõi tình hình học tập, cũng như thái độ của HS với môn học của mình.

Với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường

Trách nhiệm của CMHS:

- Tạo cho con em mình môi trường sống tốt, được sống trong sự đùm bọc, yêu thương của người thân, tạo điều kiện vật chất, tinh thần, thời gian cho các em học tập, tham gia hoạt động ngoại khóa của nhà trường.

- Quan tâm, chia sẻ, thấu hiểu tâm tư tình cảm của con em mình thông

qua việc trò chuyện với các con sau giờ học, nắm bắt thông tin từ phía GVCN và nhà trường. Hãy là một người bạn của các con trong cuộc sống.

- Tham gia các buổi chuyên đề, nói chuyện do nhà trường tổ chức về vấn đề tâm lý học đường và hướng nghiệp. Qua đó sẽ giúp cha mẹ có thêm những kiến thức và kĩ năng cần thiết trong việc tư vấn, hỗ trợ con em mình.

- Phản ánh tình hình con em mình tại gia đình với nhà trường, nêu rõ sự tiến bộ hoặc khó khăn của từng em. Từ đó, trao đổi, bàn bạc nhằm tạo sự thống nhất về mục tiêu, nội dung, hình thức tư vấn cho HS.

- Hình thức có thể sử dụng cho các nội dung trên gồm: trao đổi trực tiếp, thông qua phiếu điều tra, phiếu liên lạc với gia đình HS, trang web của nhà trường, e-mail, thông qua hội phụ huynh HS.

Phối hợp với Ban đại diện CMHS nhà trường: Đây là tổ chức tự nguyện do CMHS bầu ra. Là cầu nối giữa nhà trường với gia đình HS. Ban đại diện CMHS mang tiếng nói của phụ huynh đến nhà trường và ngược lại. Do vậy Ban phải nắm bắt được mọi kế hoạch của nhà trường, phối hợp, hỗ trợ với nhà trường khi thực hiện kế hoạch.

Ban đại diện CMHS có nhiệm vụ tham mưu cho nhà trường các nội dung trong giáo dục HS, đặc biệt có thể đề xuất ý kiến để hoạt động tư vấn được hiệu quả hơn. Bên cạnh đó là lực lượng hỗ trợ các nguồn kinh phí quan trọng trong việc tổ chức hoạt động.

Nhà trường có trách nhiệm giữ liên lạc với Trưởng Ban đại diện CMHS, thông báo các kế hoạch của nhà trường, đồng thời lắng nghe, tiếp thu ý kiến đề xuất nhằm hướng tới mục tiêu cao nhất vì HS.

Phối hợp với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương.

- Nhà trường tham mưu lãnh đạo địa phương chỉ đạo đường lối tạo hành lang pháp lý, tạo cơ sở vật chất cho nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục.

- Nhà trường tổ chức các buổi ký cam kết xây dựng nền nếp kỷ cương, cam kết không vi phạm tệ nạn xã hội, là cơ sở để răn đe, giáo dục HS.

- Kết hợp với công an, tổ chức y tế quận tổ chức tuyên truyền, tư vấn

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 08/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí