Khảo Nghiệm Tính Cấp Thiết Và Khả Thi Của Các Biện Pháp 10331

thực hiện một cách linh hoạt các biện pháp trên. Các biện pháp vừa là tiền đề vừa là kết quả của nhau trong suốt quá trình quản lý. Việc triển khai thực hiện các biện pháp trên giúp nhà trường đạt chất lượng cao trong hoạt động tự học của học sinh.

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp

Nhằm xác định tính hợp lý, cấp thiết và khả thi của các biện pháp. Tác giả đã tiến hành lấy ý kiến của 78 đối tượng là CBQL, giáo viên trong nhà trường. Mỗi Biện pháp được đánh giá ở 3 mức độ:

- Tính cấp thiết: Rất cần thiết; Cần thiết; Ít cần thiết

- Tính khả thi: Rất khả thi; Khả thi; Ít khả thi Kết quả thu được thể hiện qua bảng 3.1 và 3.2 sau đây:

Bảng 3.1. Tổng hợp khảo sát mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý



TT


Tên biện pháp

Tính cấp thiết


Thứ bậc

Rất cần

thiết

Cần thiết

Ít cần thiết

SL

%

SL

%

SL

%

1

Biện pháp 1

73

93,6

5

6,4

0

0

1

2

Biện pháp 2

68

87,2

8

10,2

2

2,6

3

3

Biện pháp 3

72

92,3

6

7,7

0

0

2

4

Biện pháp 4

66

84,7

8

10,2

4

5,1

5

5

Biện pháp 5

67

85,9

9

11,5

2

2,6

4

6

Biện pháp 6

64

82,1

10

12,8

4

5,1

6

7

Biện pháp 7

62

79,5

11

14,1

5

6,4

7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung học phổ thông Tiên Lãng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng - 13

Từ kết quả số liệu trong bảng 3.1 cho thấy 7 biện pháp đều rất cần thiết với công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh nhà trường trong giai đoạn hiện nay.

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò hoạt động tự học của học sinh cho đội ngũ CBQL, giáo viên, học sinh và CMHS xếp thứ bậc 1, nhận được 100% ý kiến đánh giá rất cần thiết, và cần thiết, đa số CBQL, giáo viên nhà trường coi đây là biện pháp trước mắt và lâu dài cần phải thực hiện thường xuyên trong quản lý hoạt động tự học của học sinh nhà trường. Có một số ý kiến cho rằng để thực hiện tốt hơn biện pháp này cần phải có thời gian, sự quyết tâm nhất trí cao của tập thể sư phạm nhà trường.

Biện pháp 2: Tổ chức xây dựng kế hoạch tự học của học sinh chặt chẽ, thống nhất

xếp thứ bậc 3 có 87,2 % ý kiến cho rằng rất cần thiết, 10,2 % cần thiết và 2,6% Ít cần thiết.

Biện pháp 3: Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên xếp thứ bậc 2 nhận được 92,3% ý kiến đánh giá rất cần thiết của CBQL và giáo viên, điều đó cho thấy nhu cầu được học tập, nâng cao trình độ của đội ngũ là rất lớn mà nhà trường cần phải quan tâm hơn nữa.

Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn học sinh, phương pháp tự học hiệu quả, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt động tự học xếp ở vị trí thứ 5 với 84,7% ý kiến đánh giá rất cần thiết; 10,2 % cần thiết và 5,1% ít cần thiết do biện pháp này trong một số năm gần đây được nhà trường triển khai và áp dụng khá hiệu quả.

Biện pháp 5: Đổi mới kiểm tra đánh giá hoạt động tự học của học sinh xếp ở vị trí thứ 4 với 85,9% ý kiến đánh giá rất cần thiết; 11,5% ý kiến đánh giá cần thiết; 2,6% ý kiến đánh giá ít cần thiết.

Biện pháp 6: Phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường quản lý hoạt động tự học của học sinh xếp vị trí thứ 6. nhận được 82,1% ý kiến đánh giá rất cần thiết, 12,8% đánh giá cần thiết và 5,1% đánh giá ít cần thiết

Biện pháp 7: Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục phục vụ cho hoạt động tự học của học sinh xếp ở vị trí thứ 7. có 79,5 % ý kiến đánh giá rất cần thiết, 14,1% đánh giá cần thiết, 6,4% đánh giá ít cần thiết cho thấy đây là biện pháp rất cần được quan tâm đầu tư của nhà trường

Bảng 3.2. Tổng hợp khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý



TT


Tên biện pháp

Tính khả thi

Thứ bậc

Rất khả thi

Khả thi

Ít khả thi

SL

%

SL

%

SL

%

1

Biện pháp 1

75

96,2

3

3,8

0

0

1

2

Biện pháp 2

70

89,7

8

10,3

0

0

2

3

Biện pháp 3

69

88,5

9

11,5

0

0

3

4

Biện pháp 4

66

84,6

8

10,3

4

5,1

4

5

Biện pháp 5

64

82,1

8

10,2

6

7,7

6

6

Biện pháp 6

65

83,3

10

12,8

3

3,9

5

7

Biện pháp 7

58

74,3

11

14,2

9

11,5

7

Kết quả xếp hạng thứ bậc của khảo sát đánh giá tính khả thi các biện pháp quản lý ở bảng 3.2 có sự chênh lệnh so với tính cấp thiết các biện pháp đưa ra. Sự khác biệt đó là tất yếu, khách quan bởi các đối tượng có vị trí công tác khác nhau, trình độ cũng không đồng đều, cho nên khi phân tích lý giải cũng theo ý kiến chủ quan của mình. Mặt khác, những biện pháp là vô cùng cấp thiết song không phải giải quyết được trong một sớm một chiều mà còn cần sự kết hợp của nhiều lực lượng, sự quan tâm của cấp lãnh đạo về cơ chế và đầu tư cho giáo dục.

Tuy nhiên theo ý kiến của CBQL, giáo viên các biện pháp đưa ra với mục đích, nội dung và cách thức thực hiện khá rõ ràng, cụ thể nên mức độ khả thi của các biện pháp được giá đánh khả quan hơn. Tỷ lệ ít khả thi ít hơn so với mức độ ít cần thiết. Biện pháp 7 được đánh giá là ít khả thi nhất chiếm tỉ lệ 11,5% cho thấy thực trạng và các biện pháp đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục phục vụ hoạt động tự học của học sinh hiện nay còn gặp phải khả nhiều rào cản, thách thức.


93

100 .6

90

80

70

60

50

40

30

20


87.2


10.2


92.3


7.7


84.7


10.2


85.9


11.5


82.1


12.8


79.5


Rất cần thiết Cần thiết

Ít cần thiết

14.1

10 6.4

0 0

2.6

0

5.1

2.6

5.1

6.4

BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 BP7


Biểu đồ 3.1: Tính cấp thiết các biện pháp quản lý



100

90

80

70

60

50

40

30

20

10

0


96.2


3.8

0


89.7


10.3

0


88.5


11.5

0


84.6


10.3

5.1


82.1


10.2

7.7


83.3


12.8

3.9


74.3



Rất khả thi Khả thi

Ít khả thi

14.2

11.5

BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 BP7


Biểu đồ 3.2. Tính khả thi các biện pháp quản lý

Như vậy: Những biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh đề xuất đã được đa số CBQL, giáo viên tham gia trưng cầu ý kiến tán thành và cho rằng cần thiết, có thể thực hiện được. Việc thực hiện các biện pháp trên một cách có hệ thống và đồng bộ sẽ tạo ra sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện của nhà trường.

Kết luận chương 3

Qua nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động tự học của học sinh ở trường THPT, khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động trên tại trường THPT Tiên Lãng, luận văn đã đưa ra 4 nguyên tắc xác định biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh. Trên cơ sở đó đề xuất 7 biện pháp nhằm đổi mới công tác quản lý hoạt động trên tại trường THPT Tiên Lãng. Các biện pháp quản lý tác động vào tất cả các chủ thể và các khâu của quá trình đổi mới hoạt động tự học của học sinh từ khâu tác động nhận thức đến xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, tăng cường chỉ đạo kiểm tra, giám sát, tăng cường CSVC đến việc quan tâm xây dựng, phát triển các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường, tạo môi trường làm việc, động lực phấn đấu cho mỗi cán bộ, giáo viên bằng cách chăm lo đời sống tinh thần, vật chất của họ. Từ đó tạo nên tác động tổng hợp và đồng bộ đến hoạt động tự học của học sinh.

Kết quả thăm dò ý kiến của CBQL, giáo viên nhà trường đã chứng tỏ rằng các biện pháp mà luận văn đề xuất có tính cấp thiết và khả thi. Mỗi biện pháp quản lý đều có tính độc lập tương đối, có vị trí và vai trò khác nhau nhưng giữa các biện pháp này có mỗi quan hệ biện chứng, hỗ trợ nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Vì vậy, để hoạt động quản lý tự học của học sinh đạt chất lượng đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc, tiến hành áp dụng vào từng thời điểm phù hợp để có thể phát huy tối đa hiệu quả quản lý của các biện pháp.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Hoạt động tự học có phạm vi và nội dung nghiên cứu rất rộng và phong phú phù hợp với nhiều đối tượng và nhiều loại hình giáo dục. Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, việc nghiên cứu và tổ chức hoạt động tự học cho học sinh THPT ngày càng được quan tâm và cần phải đẩy mạnh các hình thức tổ chức trên các đối tượng cụ thể. Hình thành năng lực tự học cho học sinh bậc học này có tầm quan trọng đặc biệt, tạo nền tảng vững chắc để các em tiếp cận giáo dục sau phổ thông cũng như tăng cường tính tự lập trong cuộc sống.

1. Trình bày những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh THPT đi từ tổng quan vấn đề nghiên cứu đến việc làm sáng tỏ các khái niệm, phạm trù liên quan, đánh giá đúng vai trò, ý nghĩa của hoạt động tự học cũng như làm rõ mục tiêu, nội dung và phương pháp tự học của học sinh THPT.

2. Khảo sát thực trạng hoạt động tự học của học sinh, thực trạng quản lý hoạt động tự học của học sinh trường THPT Tiên Lãng, và được rút ra những nhận định về những ưu điểm, những tồn tại hạn chế, làm căn cứ để đề xuất các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhà trường

3. Đề tài đã đề xuất 7 biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường THPT Tiên Lãng như sau:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò hoạt động tự học của học sinh cho đội ngũ CBQL, giáo viên, học sinh và CMHS

Biện pháp 2: Tổ chức xây dựng kế hoạch tự học của học sinh chặt chẽ, thống nhất. Biện pháp 3: Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên.

Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn học sinh, phương pháp tự học hiệu quả, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt động tự học.

Biện pháp 5: Đổi mới kiểm tra đánh giá hoạt động tự học của học sinh.

Biện pháp 6: Phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường quả lý hoạt động tự học của học sinh

Biện pháp 7: Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục phục vụ cho hoạt động tự học của học sinh.

Những biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh được trình bày trong đề tài đều đã được khảo nghiệm và đã đều được cho rằng là cấp thiết và có tính khả thi cao. Hy vọng rằng với hệ thống các biện pháp đó sẽ góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục toàn diện cho học sinh trường THPT Tiên Lãng nói riêng và các trường THPT trên địa bàn thành phố Hải Phòng nói chung.

Qua thực tiễn quản lý hoạt động tự học của học sinh ở trường THPT Tiên Lãng cho thấy những vấn đề cần được ưu tiên hiện nay là:

Quan tâm đẩy mạnh hơn nữa công tác đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy năng lực tự học của học sinh. Từng bước hình thành và phát triển vững chắc kỹ năng tự học, phương pháp tự học, hình thành cho học sinh động cơ, ý thức tốt về tự học để các em có thể học tập tốt trong nhà trường. Để hoạt động dạy học hướng tới người học đòi hỏi mỗi giáo viên phải là tấm gương sáng về tự học và sáng tạo. Thông qua đội ngũ giáo viên bộ môn cần có biện pháp tổ chức hướng dẫn học sinh kỹ năng, phương pháp tự học chu đáo và chặt chẽ. Muốn làm được điều này, người giáo viên phải là người quan sát, hướng dẫn và áp dụng nhiều biện pháp giáo dục khác nhau để giúp đỡ học sinh.

Tiếp tục củng cố và nâng cao nhận thức về hoạt động tự học cho học sinh, có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn phù hợp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên giỏi chuyên môn, vững vàng trong quản lý, luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, đặc biệt trong tự học, tự nghiên cứu.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở GD&ĐT Hải phòng

- Cụ thể hóa chủ trương chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về đổi mới PPDH kết hợp thực tiễn, tiếp tục phát triển lý luận về đổi mới công tác trên ở các trường THPT trên địa bàn.

- Tăng cường tổ chức bồi dưỡng (hướng dẫn bằng văn bản, bồi dưỡng tập trung, theo cụm trường v.v.v.) cho giáo viên về nghiệp vụ hướng dẫn tự học cho học sinh.

- Huy động, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất của địa phương, ngành để tạo điều kiện tốt nhất nhằm hỗ trợ tích cực cho hoạt động tự học của học sinh.

2.2. Đối với Ban giám hiệu trường THPT Tiên Lãng

- Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, giáo dục pháp luật và đạo đức nhà giáo cho cán bộ giáo viên. Đổi mới công tác quản lý, tổ chức, giám sát việc

thực hiện các quy định về chuyên môn của cán bộ giáo viên. Thực hiện tốt công tác thi đua - khen thưởng.

- Tổ chức tập huấn kỹ năng hướng dẫn học sinh phương pháp tự học cho giáo viên; nâng cao hiệu quả công tác tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên ở các nhóm chuyên môn. Công tác đổi mới phương pháp dạy học phải được cụ thể hoá trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học và các chuyên đề của các tổ, nhóm chuyên môn.

- Hợp tác với cha mẹ học sinh, với các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường trong quá trình quản lý hoạt động tự học của học sinh.

2.3. Đối với giáo viên trường THPT Tiên Lãng

- Giúp học sinh tạo động cơ mục đích học tập bằng cách tìm hiểu nắm được đối tượng trò chuyện đặt câu hỏi kích thích để học sinh tìm hiểu cái hay.

- Khi xây dựng giáo án chi tiết của môn học nên nêu rõ nội dung nào học sinh phải tự nghiên cứu, giáo viên nên dành khoảng thời gian thích hợp hướng dẫn học sinh phương pháp tự học một cách khoa học, tự kiểm tra, đánh giá kiến thức tự học của mình.

- Có kế hoạch tham gia đánh giá quá trình tự học của học sinh dưới nhiều hình thức; trao đổi, thảo luận, bài kiểm tra để giúp học sinh có thể tự điều chỉnh kiến thức.

2.4. Đối với học sinh trường THPT Tiên Lãng

- Cần xác định mục đích, động cơ học tập, xây dựng thời gian biểu hợp lý giữa các môn học, địa điểm, thời gian, hình thức tự học.

- Có phương pháp học tập khoa học trên lớp: cách lắng nghe giáo viên, cách ghi chép, thu nhận thông tin từ thầy, bạn học, đặt ra những câu hỏi nảy sinh trong quá trình nghe thầy, cô giảng.

- Có phương pháp tự học một cách khoa học và hợp lý. Biết cách đọc tài liệu để phát hiện bản chất của vấn đề, biết cách tóm tắt và nghi chép.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

2. Lê Khánh Bằng (1998), Tổ chức phương pháp tự học cho sinh viên đại học,

NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông (Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và Trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Đề án xây dựng mô hình trường phổ thông đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và KT,ĐG kết quả giáo dục giai đoạn 2012- 2015”, (Phê duyệt kèm theo Quyết định đố 4763/QĐ-BGDĐT ngày 1 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công văn số 4099/BGDĐT-GDTrH về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học 2014-2015.

7. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2005), Những xu thế quản lý hiện đại và việc vận dụng vào QLGD, Khoa sư phạm, ĐHQG, Hà Nội.

8. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010),“Đại cương Khoa học quản lý”,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 7 tháng 11 năm 2006 của Bộ Chính trị về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

10. Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về Chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, các cơ sở giáo dục đại học toàn quốc tập trung triển khai cuộc vận động “Nói không với đào tạo không đạt chuẩn, không đáp ứng nhu cầu xã hội”

11. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011- 2020 (2011), NXB Giáo dục, Hà Nội.

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí