2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục đính khảo sát
Đánh giá thực trạng hoạt động tự học, thực trạng quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ và những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng.
2.2.2. Nội dung khảo sát
- Thực trạng hoạt động tự học của học sinh ở các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
- Thực trạng quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
- Nguyên nhân của thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học của học sinh ở các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
2.2.3. Đối tượng khảo sát
Cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh ở các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
2.2.4. Phương pháp khảo sát
- Quan sát hoạt động tự học của học sinh trong mối quan hệ với hoạt động dạy và học.
- Nghiên cứu kế hoạch quản lý hoạt động tự học của học sinh của chuyên môn, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm.
- Khảo sát bằng phiếu hỏi, trao đổi trò chuyện, phỏng vấn với Ban giám hiệu (BGH), giáo viên chủ nhiệm (GVCN), giáo viên bộ môn (GVBM), học sinh (HS).
- Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý kết quả khảo sát.
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng về hoạt động tự học của học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
2.3.1. Thực trạng nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của hoạt động tự học
Luận văn tiến hành điều tra khảo sát với mẫu phiếu số 1,tại câu hỏi 1 học sinh đánh giá về vai trò, ý nghĩa của tự học, kết quả được thu được như sau:
Bảng 2.1. Vai trò, ý nghĩa của hoạt động tự học của học sinh
Vai trò, ý nghĩa của hoạt động tự học | Ý kiến đánh giá | ||||
Đồng ý | Không đồng ý | ||||
SL | % | SL | % | ||
1 | Giúp học sinh củng cố kiến thức, hiểu bài sâu hơn và vận dụng vào thực tiễnđể trau dồi tri thức và thích nghi với thời đại | 110 | 44 | 140 | 56 |
2 | Giúp học sinh tự đặt ra được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu trong học tập. | 105 | 42 | 145 | 58 |
3 | Giúp học sinh điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua đánh giá hoặc góp ý của thày/cô và bạn bè | 121 | 48,4 | 129 | 51,6 |
4 | Giúp học sinh có thái độ tích cực, hình thành tính kỷ luật, tự giác và thói quen tự học cho học sinh. | 117 | 46,8 | 133 | 53,2 |
5 | Giúp học sinh mở rộng tri thức , có phương pháp học tập hiệu quảvà hình thành năng lực trong mỗi cá nhân HS. | 98 | 39,2 | 152 | 60,8 |
6 | Giúp học sinh có kết quả cao trong kiểm tra và các kỳ thi | 198 | 79,2 | 52 | 20,8 |
7 | Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc, nề nếp và khoa học | 109 | 43,6 | 141 | 56,4 |
8 | Giúp học sinh phát huy được tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập | 117 | 46,8 | 133 | 53,2 |
9 | Giúp học sinh rèn luyện hành vi, thói quen học tập liên tục | 99 | 39,6 | 151 | 60,4 |
10 | Giúp học sinh người dân tộc thiểu số chủ động phân bổ thời gian trong học tập, chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong học tập. | 124 | 49,6 | 126 | 50,4 |
11 | Giúp học sinh người dân tộc thiểu số tăng cường sử dụng thành thạo tiếng phổ thông. Năng lực học tập suốt đời. | 132 | 52,8 | 118 | 47,2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạt Động Tự Học Của Học Sinh Ở Trường Ptdt Bán Trú
- Mối Quan Hệ Giữa Hoạt Động Tự Học Và Hoạt Động Dạy Học
- Những Vấn Đề Về Quản Lý Hoạt Động Tự Học Của Học Sinh Ở Trường Ptdtbt Thcs
- Thực Trạng Thời Gian Dành Cho Hoạt Động Tự Học
- Thực Trạng Quản Lí Việc Bồi Dưỡng Nhận Thức, Động Cơ Và Thái Độ Tự Học Của Học Sinh
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Quản Lý Hoạt Động Tự Học
Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.
Từ kết quả ở bảng 2.1 cho thấy, học sinh các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ chưa nhận thức được hết, đầy đủ về vai trò và ý nghĩa của hoạt động tự học. Đa số các em mới chỉ đồng ý rằng tự học giúp học sinh có kết quả cao trong kiểm tra và các kỳ thi (79,2%). Điều này là hoàn toàn hợp lý với các em học sinh người DTTS, vì các em lấy kết quả trong kiểm tra và các kỳ thi làm thước đo trong học tập. 52,8% học sinh đồng ý với vai trò của tự học là giúp học sinh người dân tộc thiểu số tăng cường sử dụng thành thạo tiếng phổ thông, hạn chế nói tiếng địa phương, điều này đã phản ánh đúng thực trạng vì các trường THCS bán trú đa phần là học sinh người DTTS do thói quen môi trường sống đa phần các em giao tiếp bằng tiếng địa phương. Các vai trò còn lại của tự học chưa được 50% các em đồng ý. Điều này đã phản ánh đúng vì ngoài tính tự ti và nhút nhát, học sinh bán trú DTTS còn có đặc điểm chưa có kỹ năng hợp tác, làm việc theo nhóm, kỹ năng thích ứng, kỹ năng giải quyết vấn đề khoa học khi có sự góp ý và chưa có biết thực hiện kế hoạch khoa nề nếp, nghiêm túc và khoa học.
Phỏng vấn trực tiếp một số học sinh mức độ nhận thức về vai trò, ý nghĩa của tự học, các em có những cách hiểu khác nhau:
Học sinh Giàng A Páo Lớp 9C1 trường PTDTBT THCS Tân Phong thì cho rằng: “Tự học giúp học sinh củng cố kiến thức, hiểu bài sâu hơn”. Học sinh Lò Thị Quyên lớp 8A trường PTDTBT THCS Chà Cang cho rằng: “Tự học giúp học sinh phát huy được tính tự giác, tích cực” Học sinh Sùng A Tủa lớp 9B trường PTDTBT THCS Na Cô Sa lại cho rằng:“ Tự học giúp học sinh người dân tộc thiểu số tăng cường sử dụng thành thạo tiếng phổ thông”.
Như vậy, qua khảo sát về cơ bản HS ở các trường PTDTBT THCS Huyện Nậm Pồ đã nhận thức được vai trò, ý nghĩa của hoạt động tự học đối với cá nhân học sinh, tuy nhiên ở đây các em học sinh mới chỉ nhận thức được vai trò, ý nghĩa của tự học có tính thực tế, đó là mang lại kết quả cao trong kiểm tra, thi; trong việc củng cố kiến thức và hiểu bài kỹ hơn mà chưa nhận thức được về lâu dài của hoạt động tự học đối với các vai trò, ý nghĩa để các em có phương pháp học
tập hiệu quả, biết lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc, nề nếp khoa học và thích nghi với thời đại cũng như hình thành năng lực trong mỗi cá nhân HS, giúp các em vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
2.3.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường về vai trò, ý nghĩa của quản lý hoạt động tự học
Khảo sát thực trạng mức độ nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò và ý nghĩa của công tác quản lý hoạt động tự học tại mẫu phiếu số 2. Kết quả được phản ánh cụ thể tại bảng 2.2.
Bảng 2.2. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường về vai trò, ý nghĩa quản lý hoạt động tự học
Vai trò, ý nghĩa | Mức độ | |||
Rất quan trọng (%) | Tương đối quan trọng (%) | Không quan trọng (%) | ||
1 | Giúp học sinh củng cố kiến thức, hiểu bài sâu hơn và vận dụng vào thực tiễn để trau dồi tri thức và thích nghi với thời đại | 65 | 18 | 17 |
2 | Giúp học sinh tự đạt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện | 61 | 19 | 20 |
3 | Giúp học sinh điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua đánh giá hoặc góp ý của thày/cô và bạn bè | 56 | 20 | 24 |
4 | Giúp học sinh có thái độ tích cực, hình thành tính kỷ luật, tự giác và thói quen tự học cho học sinh. | 61 | 20 | 19 |
Vai trò, ý nghĩa | Mức độ | |||
Rất quan trọng (%) | Tương đối quan trọng (%) | Không quan trọng (%) | ||
5 | Giúp học sinh mở rộng tri thức, có phương pháp học tập hiệu quả và hình thành năng lực trong mỗi cá nhân HS. | 55 | 14 | 31 |
6 | Giúp học sinh có kết quả cao trong kiểm tra và các kỳ thi | 78 | 17 | 5 |
7 | Giúp học sinh biết lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc, nề nếp và khoa học | 51 | 23 | 26 |
8 | Giúp học sinh phát huy được tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập | 66 | 14 | 20 |
9 | Giúp học sinh rèn luyện hành vi, thói quen học tập liên tục | 62 | 36 | 2 |
10 | Giúp học sinh người dân tộc thiểu số chủ động phân bổ thời gian trong học tập, chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong học tập. | 67 | 33 | 0 |
11 | Giúp học sinh người dân tộc thiểu số tăng cường sử dụng thành thạo tiếng phổ thông, hạn chế nói tiếng địa phương | 63 | 26 | 11 |
Kết quả tại bảng 2.2 cho thấy, đa phần cán bộ quản lý và giáo viên có nhận thức, đánh giá đúng về vai trò, ý nghĩa của quản lý hoạt động tự học đó là: Hình thành nề nếp, thói quen, tính tích cực, chủ động, tự giác trong học tập; rèn luyện kỹ năng, phương pháp học tập; giúp học sinh nắm vững, nâng cao, mở rộng kiến thức; hình thành, phát triển, tự biến đổi và tự hoàn thiện nhân cách
cho học sinh; giúp nâng cao chất lượng hoạt động tự học và kết quả học tập…đều được trên 50% GV trở lên đánh giá ở mức độ rất quan trọng. Trong đó vai trò của tự học giúp học sinh có kết quả cao trong kiểm tra và các kỳ thi được CBGV đánh giá ở mức rất quan trọng chiếm 78 %, ở góc độ nào đó ta vẫn nhìn thấy việc tự học của học sinh có kết quả cao trong kiểm tra và các kỳ thi được ở đây đánh giá cao vẫn bị áp lực của thành tích, chỉ tiêu giao đạt kết quả hàng năm của nhà trường.
Từ kết quả trên cho thấy, về cơ bản cán bộ quản lý và GV nhận thức được vai trò, ý nghĩa của quản lý hoạt động tự học, vì hoạt động tự học đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục tại các trường PTDT bán trú THCS tại huyện Nậm Pồ. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số ít CBQL và GV vẫn chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động tự học của học sinh cũng như đánh giá đúng tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động tự học. Trong công tác quản lý, đòi hỏi nhà quản lý cần có biện pháp hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức toàn diện cho của CB, GV về vai trò của hoạt động tự học ở học sinh, có như vậy mới đẩy chất lượng giáo dục của trường được nâng cao.
2.3.3. Thực trạng hoạt động tự học của học sinh ở các trường PTDT BT THCS tại huyện Nậm Pồ
2.3.3.1. Thực trạng việc lập kế hoạch tự học
Qua khảo sát thực trạng việc lập kế hoạch tự học và mức độ thực hiện kế hoạch tự học của học sinh, kết quả thu được được thể hiện trong bảng 2.3 như sau:
Ở đây ta thấy HS ở các trường bán trú chưa thực sự quan tâm đến việc lập kế hoạch tự học cho bản thân mình, hay nói cách khác các em chưa có cái nhìn tổng thể trong quá trính học tập, đặc biệt là lập kế hoạch tự học theo tuần, tháng, học kỳ và cả năm học. Các em mới chỉ biết lập kế tự học theo ngày (chiếm tỷ lệ 45%) về chuẩn bị, tự học ngay các bài học của trên lớp, điều này phản ánh đúng tâm lý của học sinh THCS hiện nay. Đây cũng là điều mà giáo viên cần quan tâm lưu ý hướng dẫn các em trước khi lập kế hoạch tự học theo học kì hay kế hoạch tự học xuyên suốt cả năm học.
Bảng 2.3. Thực trạng lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch tự học của học sinh
Các loại kế hoạch tự học | Lập kế hoạch | Mức độ thực hiện kế hoạch | |||||
Có % | Không % | Tốt% | Khá % | TB% | Yếu % | ||
1 | Kế hoạch tự học từng buổi | 45 | 55 | 50 | 25 | 15 | 10 |
2 | Kế hoạch tự học từng tuần | 15 | 85 | 26 | 46 | 20 | 8 |
3 | Kế hoạch tự học từng tháng | 10 | 90 | 20 | 26,7 | 40 | 13,3 |
4 | Kế hoạch tự học từng học kỳ | 15,2 | 84,8 | 15,8 | 26,3 | 36,8 | 21,1 |
5 | Kế hoạch tự học cả năm học | 8 | 92 | 10 | 10 | 40 | 40 |
Qua trao đổi trực tiếp với một số học sinh về vai trò của việc lập kế hoạch tự học, thì mức độ nhận thức của các em là khác nhau:
Em Giàng Nhè Chứ HS lớp 9A3 trường PTDTBT THCS Nà Hỳ cho rằng: việc lập kế hoạch tự học là không quan trọng, hàng ngày đến giờ tự học của nhà trường thì các em học thôi.
HS Sùng A Minh lớp 9D trường PTDTBT THCS Nậm Tin thì cho rằng việc lập kế hoạch tự học là quan trọng. Giúp các em phân bố được thời gian tự học một cách khoa học.
Qua kết quả khảo sát cho thấy kế hoạch tự học theo ngày của học sinh đơn giản mới chỉ là việc sắp xếp thời gian biểu cho từng hoạt động học trong ngày hoặc từng môn học trong ngày.
Chính vì nhận thức chưa được đầy đủ về tầm quan trọng của việc lập kế hoạch tự học, nên HS chưa có thái độ tích cực, tự giác, nghiêm túc trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học. Do đó, đòi hỏi CBQL, GV cần phải quan tâm hơn nữa và có những biện pháp trong công tác quản lí, hướng dẫn HS xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học.
Nếu như công tác lập kế hoạch tự học khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường sẽ giúp HS tự học một cách tốt nhất, mang lại kết quả cao nhất.
2.3.3.2. Thực trạng về động cơ, thái độ tự học của học sinh
Kết quả tự học của học sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố quan trọng có tính chất quyết định đó là động cơ, thái độ và thói quen tự học của học sinh. Vì vậy học sinh cần có động cơ, thái độ và thói quen tự học tập một cách tích cực mới có kết quả học tập cao.
Trò chuyện trực tiếp với một số học sinh về động cơ và thói quen tự học, chúng tôi nhận được những suy nghĩ, quan điểm khác nhau của các em:
Học sinh Tao Thị Linh Lớp 9C2 trường PTDTBT THCS Chà Cang thì cho rằng: “Động cơ để em tích cực tự học là nhằm đạt được điểm cao ”. Học sinh Thào A Tùng lớp 8B trường PTDTBT THCS Nậm Tin cho rằng: “ Động cơ để em tự học là là trở thành học sinh giỏi”. Học sinh Mùa Thị Sung lớp 9A trường PTDTBT THCS Nà Khoa lại cho rằng:“ Động cơ tự học của em nhằm mục đích phấn đấu trở thành cô giáo”, các em đã xác định được động cơ học tập, có ý thức trong việc tự học giúp các em thực hiện được những ước mơ sau này. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn có không ít học sinh khi được hỏi đều chưa xác định được động cơ tự học của mình. Đây là một khó khăn lớn trong công tác như xây dựng kế hoạch, cũng như bồi dưỡng tổ chức tự học cho các em.
2.3.3.3. Thực trạng thời gian dành cho tự học của học sinh
Các nhà trường quy định thời gian tự học ngoài giờ chính khóa của học sinh không giống nhau. Qua khảo sát có 11/15 trường thực hiện thời gian tự học ngoài giờ chính khóa như sau:
- Buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 50 phút.
- Buổi tối từ 19 giờ đến 21 giờ.
- Ngoài thời gian tự học theo quy định, các em có thể tự học vào các thời gian khác, buổi tối thứ bảy và ngày chủ nhật.
Khảo sát về việc thực hiện thời gian tự học hàng ngày của học sinh, kết quả thể hiện trong bảng 2.4.