Quy Định Về "trả Lại Tài Sản"

Thứ hai, nếu hai bên không thỏa thuận được với nhau về một trong các nội dung bồi thường thiệt hại thì sẽ do Hội đồng xét xử quyết định.

Tóm lại, các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án) là các chủ thể có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp tư pháp "Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại" riêng biện pháp "sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại" cơ quan điều tra, Viện kiểm sát chỉ có quyền quyết định khi người phạm tội và người bị thiệt hại thỏa thuận được với nhau về toàn bộ nội dung bồi thường, nếu không chỉ có thể do Hội đồng xét xử quyết định thông qua bản án tại phiên tòa.

* Về phạm vi áp dụng: Xét về nghĩa vụ bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự, ngoài người phạm tội (tùy từng giai đoạn tố tụng mà được gọi là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo) phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra còn có bị đơn dân sự và người có nghĩa vụ liên quan cũng có trách nhiệm này. Nhưng đối với biện pháp "Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại" chỉ áp dụng đối với người phạm tội. Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của những người tham gia tố tụng khác được quy định trong các điều luật khác của pháp luật. Có quan điểm cho rằng điều đó là không phù hợp vì thực tế có những người tham gia tố tụng khác cũng phải thực hiện trách nhiệm trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc bồi thường thiệt hại mà họ không phải là người phạm tội.

Ví dụ: A cho B mượn xe mô tô vì B nói đi chơi mặc dù biết B chưa có giấy phép lái xe nhưng B lại gây tai nạn giao thông. Theo quy định A phải liên đới bồi thường thiệt hại và tham gia tố tụng với tư cách là người có nghĩa vụ liên quan. Hoặc trường hợp cha, mẹ của người chưa thành niên phạm tội có trách nhiệm bồi thường thiệt hại thay cho bị cáo là người chưa thành niên và họ tham gia tố tụng với tư cách người đại diện hợp pháp.

Ví dụ khác: C cho D máy bơm nước để bơm nước vào đầm nuôi tôm nhưng D không biết đó là tài sản mà C đã trộm cắp của D. Vì vậy C phải trả lại chiếc máy bơm đó cho D và tham gia tố tụng với tư cách là nhân chứng.

Tuy nhiên, theo chúng tôi việc quy định chủ thể bị áp dụng biện pháp tư pháp này chỉ là người phạm tội là phù hợp. Bởi vì, trước hết tội phạm gây ra là do lỗi của người phạm tội, quyền của chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản bị xâm phạm là do người phạm tội gây nên, cho dù D (trong ví dụ trên) sử dụng tài sản do phạm tội mà có nhưng D không có lỗi trong việc sử dụng trái phép này nên dù D phải trả lại thì đó cũng chỉ là quan hệ dân sự, tương tự như vậy nếu cha mẹ phải bồi thường thiệt hại thay cho bị cáo là người chưa thành niên thì cha mẹ cũng không có lỗi đối với tội phạm gây ra vì vậy việc họ bồi thường thay cũng chính là một quan hệ pháp luật dân sự. Do đó, người phạm tội mới là chủ thể của tội phạm, người trực tiếp gây ra các thiệt hại, phá vỡ các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ do đó họ phải là chủ thể bị áp dụng đối với biện pháp tư pháp - một loại biện pháp cưỡng chế hình sự.

Hơn nữa, quy định trực tiếp người phạm tội để thể hiện tính nghiêm khắc của Nhà nước đối với các tội phạm, thể hiện trách nhiệm của chủ thể tội phạm trong việc khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra.

Như vậy, chủ thể bị áp dụng biện pháp tư pháp này theo quy định chỉ là người phạm tội. Theo Từ điển Luật học: "Người phạm tội là người có đủ dấu hiệu chủ thể của tội phạm và đã thực hiện hành vi được luật hình sự quy định là tội phạm" [48, tr. 580]. Từ khái niệm này cho chúng ta hiểu rằng người phạm tội bao gồm người bị truy cứu TNHS, người được miễn TNHS, người được miễn hình phạt. Tuy nhiên, đối với những người thực hiện hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì cũng bị xử lý bằng biện pháp tư pháp này. Ví dụ: Người lần đầu tiên thực hiện hành vi trộm cắp tài sản có giá trị dưới 2 triệu đồng và bị bắt giữ, trong trường hợp này cơ quan tiến hành tố tụng xử lý hành chính đối tượng và áp dụng khoản 1 Điều 42 BLHS trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản.

Biện pháp "Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại" thực chất là một biện pháp mang tính dân sự, đền bù vì vậy nó thường được áp dụng đối với các vụ án hình sự có người tham gia tố tụng với tư cách là người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc người có quyền lợi liên quan. Có thể kể đến các tội phạm thường gặp như: các tội xâm phạm sở hữu, các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người, các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, ngoài ra các loại tội phạm khác tùy từng vụ án cụ thể có thể áp dụng biện pháp này.

Xét về mặt lỗi, biện pháp tư pháp này có thể được áp dụng đối với mọi hình thức lỗi, một người dù vô ý hay cố ý gây ra thiệt hại thì người đó vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

* Về đối tượng bị áp dụng: Khi một vụ án hình sự xảy ra làm phát sinh các quan hệ pháp luật hình sự, trong đó quan hệ pháp luật tố tụng hình sự giữa cơ quan tiến hành tố tụng với những người tham gia tố tụng nhằm đưa các quan hệ xã hội bị phá vỡ về đúng trật tự cần phải có của nó: người phạm tội phải chịu hình phạt và trách nhiệm pháp lý khác cho những hành vi của mình gây ra, còn người bị thiệt hại sẽ phải được đền bù những thiệt hại do tội phạm gây ra. Và Điều 42 BLHS là một trong những quy định của pháp luật trao cho cơ quan tiến hành tố tụng được quyền áp dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội đã bị tội phạm phá vỡ đó.

Nếu như Điều 41 BLHS năm 1999 liệt kê một loạt các đối tượng bị áp dụng rất rõ ràng (mặc dù ở đây không đề cập đến tính hợp lý của việc quy định như vậy hay chưa), nhìn vào đó có thể thấy rõ đối tượng của việc tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm.

Biện pháp tư pháp - Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại theo Bộ luật hình sự năm 1999 - 7

Ngược lại, biện pháp "Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại" chỉ quy định mang tính khái quát hai đối tượng bị áp dụng là "tài sản" của chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp và thiệt hại vật chất đã được xác định. Theo quy định nếu tài sản đã bị chiếm đoạt hoặc bị sử dụng trái phép mà

còn nguyên vẹn không bị hư hỏng thì có thể "trả lại" cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó, còn nếu tài sản bị hư hỏng nhưng có thể khắc phục được thì buộc người phạm tội phải "sửa chữa" và "trả lại" còn nếu trong trường hợp tài sản bị hư hỏng đến mức không thể khắc phục được hoặc bị mất thì người phạm tội phải "bồi thường thiệt hại".

Ngoài ra, đối với các vụ phạm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín thì người phạm tội phải bồi thường các thiệt hại về vật chất và tổn thất về tinh thần.

Vì vậy, để làm rõ nội hàm của biện pháp "Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại" chúng ta xem xét trên hai khía cạnh: Thứ nhất là đối với quy định "Trả lại tài sản" hoặc "sửa chữa tài sản" (tức là xem xét trên phương diện đối tượng bị áp dụng của biện pháp này là tài sản), thứ hai là đối với quy định "Bồi thường thiệt hại" (xem xét trên phương diện đối tượng bị áp dụng là thiệt hại về tài sản và các thiệt hại khác như thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín).

2.1.2. Quy định về "Trả lại tài sản"

Đối với tội phạm liên quan đến quyền sở hữu tài sản, tùy thuộc tài sản có thu giữ được hay không trong quá trình tố tụng, tài sản đó thuộc sở hữu của người phạm tội hay của người khác và các đặc điểm của tài sản, cơ quan tiến hành tố tụng có thể ra quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước, tiêu hủy, bán đấu giá theo quy định của pháp luật, trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp hoặc buộc bị cáo sửa chữa, bồi thường thiệt hại về tài sản. Ngoài tội phạm liên quan đến quyền sở hữu ra còn nhiều tội phạm khác mà tài sản không phải là đối tượng mà tội phạm trực tiếp hướng tới nhưng do tội phạm xảy ra làm tài sản bị hư hỏng trong trường hợp đó người phạm tội vẫn phải có trách nhiệm sửa chữa hoặc bồi thường các thiệt hại do tội phạm gây ra.

Về quyền sở hữu được các bản Hiến pháp của nước ta ghi nhận là một quyền cơ bản của công dân, Điều 58 Hiến pháp năm 1992 ghi rõ: "Nhà nước

bảo hộ quyền sở hữu và quyền thừa kế của công dân" và được khẳng định một lần nữa tại khoản 2 Điều 32 Hiến pháp 2013: "Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ". Như vậy, việc quy định biện pháp tư pháp này trong Điều 42 BLHS năm 1999 đã thể hiện rõ thái độ và trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ tài sản thuộc quyền sở hữu của các thành phần kinh tế khác nhau trong xã hội [8, tr. 371].

Trên thực tế có những trường hợp tài sản phải trả lại là sở hữu chung giữa người phạm tội và người bị hại, bị người phạm tội chiếm đoạt sau đó sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì tài sản đó có được trả lại cho chủ sở hữu theo Điều 42 không?

Những vụ án mà tài sản bị người phạm tội sử dụng trái phép là sở hữu chung giữa người phạm tội và người bị hại, người có nghĩa vụ liên quan là những vụ án liên quan đến sở hữu chung hợp nhất và hiện tượng này ngày càng nhiều khi mà việc hợp tác, liên doanh giữa các chủ thể khác nhau ngày càng nhiều. Ví dụ: A, B chung tiền mua 1 ô tô trị giá 500 triệu đồng (A góp 300 triệu đồng, B góp 200 triệu đồng) mục đích có ai thuê thì chở. A trộm cắp chiếc xe đó để đi vận chuyển ma túy và bị bắt giữ cả người và phương tiện. Rõ ràng chiếc xe ô tô mà B là đồng sở hữu đã bị chiếm đoạt và B hoàn toàn không biết về việc A dùng làm phương tiện phạm tội. B có quyền yêu cầu Cơ quan điều tra trả lại chiếc xe cho mình không?

Có thể thấy, phần tài sản của B bị A chiếm đoạt vì vậy về nguyên tắc tài sản đó phải được trả lại cho B, còn phần tài sản A dùng làm phương tiện phạm tội sẽ bị tịch thu sung quỹ Nhà nước. Như vậy, trước tiên phải định giá tài sản đối với chiếc xe ô tô trên và xác định quyền sở hữu của từng người trong tổng số tài sản đó, tiếp đến có hai cách để giải quyết chiếc xe ô tô như sau: thứ nhất, B nhận lại tài sản và phải nộp sung quỹ Nhà nước một khoản tiền bằng giá trị A sở hữu; thứ hai, B không nhận lại tài sản mà chờ đến khi chiếc xe được phát mại để nhận lại bằng một khoản tiền tương ứng với giá trị sở hữu của B trong tổng tài sản.

Vấn đề đặt ra là chủ thể được áp dụng (đối tượng thụ hưởng) là ai? Căn cứ vào quy định về biện pháp tư pháp này tại khoản 1 Điều 42 BLHS năm 1999 thì chủ thể mà người phạm tội phải trả lại tài sản là chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản. Để giải quyết đúng đắn vấn đề trả lại tài sản theo quy định của biện pháp tư pháp này cần làm rõ hai khái niệm "chủ sở hữu" "người quản lý hợp pháp" tài sản.

Theo quy định tại đoạn 2 Điều 164 Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2005: "Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản" [29]. Như vậy một chủ thể không được coi là chủ sở hữu đối với tài sản nếu người đó không có đủ ba quyền trên đối với tài sản đó. Đối với những tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì quyền sở hữu của chủ sở hữu chỉ phát sinh khi đã hoàn thành các thủ tục đăng ký này. Như vậy có thể hiểu một chủ thể được coi là chủ sở hữu nếu có các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của mình. Ví dụ: giấy đăng ký xe ô tô, giấy đăng ký xe máy, hợp đồng chuyển nhượng nhà, giấy biên nhận nợ, giấy đăng ký quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán xe, di chúc...

Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp một người đều có thể đưa ra được các giấy tờ chứng minh trên vì thông thường những tài sản nhỏ khi mua bán, đổi chác các bên không có giấy tờ ghi nhận nhưng thực tế là đã có sự chuyển dịch quyền sở hữu. Ví dụ: A có nhu cầu sử dụng xe ga nên đổi chiếc xe cũ của mình cho B và trả thêm cho B một khoản tiền 2 triệu đồng để lấy chiếc xe máy của B. Giữa hai bên không làm giấy tờ gì thể hiện việc giao dịch này. Sau đó khi A đi siêu thị thì chiếc xe máy bị C trộm cắp, A không trình báo cho cơ quan Công an. Tuy nhiên sau đó chiếc xe bị thu giữ do C sử dụng làm phương tiện đi cướp tài sản. Cơ quan công an tìm thấy đăng ký xe tên của B trong cốp xe vì vậy đã triệu tập B lên để nhận lại xe. B nhận mình là chủ sở hữu chiếc xe vì vậy cơ quan công an đã trả lại chiếc xe cho B. Không đề cập đến việc A sẽ đòi lại xe như thế nào nhưng rõ ràng như vậy trong trường hợp này giấy tờ chứng minh quyền sở hữu không thể hiện chính xác chủ sở hữu.

Vì vậy, trước khi trả lại tài sản cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện việc xác minh chủ sở hữu thực sự để tránh trường hợp trả sai đối tượng.

Thế nào là người quản lý hợp pháp tài sản. Trong pháp luật dân sự cũng như từ điển luật học không có khái niệm này nhưng có khái niệm về người quản lý tài sản như sau: "Người quản lý tài sản là người trông coi và giữ gìn tài sản, bảo đảm cho tài sản không bị mất mát, hao hụt trừ những hao mòn tự nhiên. Chế độ quản lý từng loại tài sản do pháp luật quy định hoặc theo thỏa thuận của các bên" [48, tr. 634].

Như vậy, người quản lý hợp pháp tài sản có thể hiểu là người quản lý tài sản theo quy định của pháp luật. Ví dụ: người đại diện theo pháp luật của các cơ quan, đơn vị, tổ chức có quyền quản lý tài sản được Nhà nước giao sử dụng vào công vụ; người được chỉ định là người quản lý di sản thừa kế; người nhận tài sản bảo đảm; người sử dụng tài sản theo một hợp đồng dân sự…. Người quản lý hợp pháp tài sản có những quyền và nghĩa vụ nhất định, trong đó có quyền thay mặt chủ sở hữu nhận lại tài sản đã bị chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép trong thời gian họ quản lý.

Theo quy định của biện pháp "Trả lại tài sản" thì chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản là người không có lỗi trong việc để người phạm tội sử dụng tài sản của mình làm công cụ, phương tiện phạm tội. Nếu chủ sở hữu là người có lỗi trong việc để người phạm tội sử dụng tài sản của mình làm công cụ, phương tiện phạm tội thì tài sản đó sẽ bị tịch thu sung công quỹ Nhà nước. Nếu tài sản thuộc sở hữu nhà nước, cơ quan, đơn vị, tổ chức nhưng người quản lý hợp pháp có lỗi trong việc để người phạm tội sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì không được tịch thu mà phải trả lại cho Nhà nước, cơ quan, đơn vị, tổ chức đang quản lý hợp pháp tài sản đó.

Xét về tư cách tố tụng, những người được xác định là chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp đối với tài sản bị chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, để bảo vệ quyền lợi của mình tùy từng trường hợp cụ thể họ sẽ tham gia tố

tụng với tư cách là người bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.

Vấn đề đặt ra đối với việc xử lý tài sản theo Điều 42 BLHS năm 1999 là khi những tài sản đó chưa hoàn tất các thủ tục đăng ký quyền sở hữu thì cơ quan có thẩm quyền sẽ trả tài sản đó cho ai?

Ví dụ: trong vụ án "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ". Trần Văn S điều khiển xe ô tô không làm chủ được tốc độ, đi lấn sang phần đường của xe đi ngược chiều nên đã đâm vào xe mô tô của anh Nguyễn Đức K làm anh K tử vong, xe mô tô bị hư hỏng. Sau khi thu thập đầy đủ dấu vết hai phương tiện, xác định rõ chủ sở hữu hợp pháp của xe ô tô cơ quan điều tra đã ra quyết định xử lý vật chứng, trả lại chiếc xe ô tô cho chủ sở hữu. Chiếc xe mô tô của anh K bị hư hỏng trong vụ tai nạn cơ quan điều tra đã chứng minh không có giấy tờ hợp pháp. Vấn đề xử lý chiếc mô tô có nhiều quan điểm khác nhau:

Quan điểm thứ nhất: mặc dù chiếc xe mô tô không có giấy tờ hợp pháp nhưng anh K đã sử dụng từ lâu, nay anh K chết nên vợ anh K là người quản lý hợp pháp chiếc xe đó. Vì vậy, áp dụng Điều 42 BLHS năm 1999; điểm b khoản 2 Điều 76 BLTTHS năm 2003 trả lại chiếc xe mô tô cho người quản lý hợp pháp (vợ anh K).

Quan điểm thứ hai: Xe mô tô trên là loại tài sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong khi đó chiếc xe này lại không có giấy tờ hợp pháp theo quy định của pháp luật vì vậy tránh trường hợp xe mô tô đó là tài sản do phạm tội mà có hoặc là loại xe không đủ điều kiện để đăng ký quyền sở hữu (như các loại xe nhập lậu, xe làm lại số khung, số máy….) nên dù có người quản lý, sử dụng nhưng không thể coi đó là người quản lý hợp pháp được. Do đó không công nhận anh K là người quản lý hợp pháp chiếc xe mô tô nên không thể coi vợ anh K là người

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 01/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí