Nội Dung Kiến Thức Môn Mạng Cung Cấp Điện [1][64]


Ngoại trừ các trường cao đẳng ra đời và phát triển sớm thì hầu hết các GV của các cơ sở GDNN ở Việt Nam hiện nay đều có tuổi đời còn rất trẻ chiếm 75% [66,4% phiếu đồng ý]. Sự năng động và nhiệt tình, sáng tạo của các GV trẻ đều rất đáng ghi nhận, tuy nhiên có thể thấy rằng nó không đủ mạnh để khỏa lấp được sự thiếu kinh nghiệm trong làm việc và nghiên cứu, thiếu những va chạm trong thực tế nghề nghiệp, do đó gặp nhiều khó khăn trong quá trình đào tạo, giúp SV nâng cao năng lực PH&GQVĐ thực tiễn.

Hầu hết các SV tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc đều không muốn ở lại giảng dạy ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nguyên nhân chủ yếu là các chế độ đãi ngộ không tương xứng so với làm việc tại các công ty, doanh nghiệp..

Hiện nay, đa số các trường cao đẳng đều đã đào tạo theo học chế tín chỉ (65% phiếu đồng ý) và hệ tín chỉ (35% - phiếu đồng ý), do đó về PP đào tạo của các GV đều phải thay đổi. Nhưng đối với một số GV vẫn còn quen với cách dạy học truyền thống chiếm 50% trong một tiết lên lớp (5,7% phiếu đồng ý), không chịu thay đổi tư duy, chưa được bồi dưỡng và nâng cao về các PPDH theo học chế tín chỉ, do đó chưa thích nghi kịp, gây ra tâm lý hoang mang và bị động.

Một trong những lí do gây khó khăn trong quá trình đào tạo nghề tại các trường cao đẳng kỹ thuật đó chính là công tác tư vấn hướng nghiệp chưa tốt, SV chưa lựa chọn đúng và phù hợp ngành nghề theo học cho mình, đôi khi lựa chọn theo cảm tính hoặc theo mong muốn của bố mẹ… Sau một thời gian theo học lại thấy không phù hợp với khả năng và sở thích của mình do đó đã bỏ học hoặc trong quá trình học không có tâm lý tốt, không có sự cố gắng.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành một trong những yếu tố mang đến sự thành công của quá trình đào tạo nghề. Trang thiết bị thực hành chủ yếu được cung cấp dựa trên chương trình, mục tiêu đào tạo của từng trường (chỉ có 40% phiếu đồng ý) nhưng chỉ đáp ứng yêu cầu đào tạo khoảng 50%


(chiếm 42,8% phiếu đồng ý), thậm chí một số trường chỉ đáp ứng được vấn đề thực hành cơ bản, còn trang thiết bị thực hành chuyên ngành vẫn còn thiếu. Về mặt bằng chung thì trang thiết bị thực hành vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng đủ về số lượng lẫn chất lượng cũng như vẫn còn lạc hậu so với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật giai đoạn hiện nay. Điều này kéo theo SV khối kỹ thuật chưa đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội.

Những nguyên nhân được phân tích ở trên gây khó khăn trong quá trình dạy và học tại các trường cao đẳng kỹ thuật, dẫn đến tình trạng thiếu tính thực tiễn và làm hạn chế khả năng phát triển năng lực PH&GQVĐ thực tiễn của SV, SV ra trường không thích nghi kịp với những phát sinh của thực tiễn nghề nghiệp, với sự thay đổi liên tục của doanh nghiệp, xã hội.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương này, qua tìm hiểu và phân tích các công trình nghiên cứu về NL PH&GQVĐ và NL PH&GQVĐ thực tiễn ở nước ta, từ đó hệ thống hóa các vấn đề lí luận về NL PH&GQVĐ trong dạy học, làm sáng tỏ quan niệm về NL PH&GQVĐ thực tiễn trong đào tạo nghề hiện nay.

Dạy học môn Mạng cung cấp điện trình độ cao đẳng theo định hướng phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn - 10

Dạy học theo định hướng PH&GQVĐ thực tiễn nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn nghề nghiệp cho SV sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng chuẩn đầu ra. Quá trình dạy học này có những đặc điểm, quy trình riêng, cần phải đầu tư nghiên cứu để tìm ra biện pháp phù hợp, nhưng cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu sâu nào về lĩnh vực đào tạo nghề nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của xã hội.

Ngoài ra, sau khi khảo sát thực tế, tác giả cũng đã nêu lên được thực trạng dạy học phát triển năng lực PH&GQVĐ thực tiễn tại các trường cao đẳng chuyên ngành kỹ thuật.

Những cơ sở lí luận và thực tiễn được nêu ở chương I giúp chúng tôi đề xuất một số biện pháp dạy học nhằm phát triển năng lực PH&GQVĐ thực tiễn cho SV chuyên ngành điện công nghiệp đang học tại các trường cao đẳng chuyên ngành kỹ thuật ở chương 2.


Chương 2

MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC MÔN MẠNG CUNG CẤP ĐIỆN TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG

LỰC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THỰC TIỄN


2.1. Giới thiệu môn học Mạng cung cấp điện

Học phần Mạng cung cấp điện là học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo chuyên ngành điện tại các trường cao đẳng kỹ thuật. Nội dung kiến thức trong chương trình môn Mạng cung cấp điện chủ yếu là tính toán, thiết kế, lựa chọn các phần tử trong hệ thống điện. Những kiến thức lý thuyết này tương đối trừu tượng, sinh viên sẽ khó hiểu và không thể hình thành những kỹ năng tay nghề cao nếu không được gắn liền với thực tế. Do đó trong quá trình học môn Mạng cung cấp điện, SV cần rất nhiều thời gian để thực hành. Nếu không có thực hành, va chạm với thực tế nghề nghiệp thì SV sẽ không thể hiểu được lý thuyết và cũng không thể hình thành những kỹ năng nghề nghiệp.

2.1.1. Mục tiêu dạy học của môn Mạng cung cấp điện

- Về kiến thức: Phân tích và giải thích được ý nghĩa và tầm quan trọng của hệ thống cung cấp điện đối với nền kinh tế Quốc dân; các phụ tải điện; sơ đồ thay thế và thông số các phần tử trong hệ thống điện; các dạng tổn thất công suất, tổn thất điện năng, tổn thất điện áp xảy ra trên các phần tử trong quá trình truyền tải điện; các điều kiện chọn dây dẫn, phạm vi ứng dụng của từng điều kiện; bài toán phân bố công suất trong mạng kín đơn giản; ý nghĩa của bù công suất phản kháng, giảm tổn thất điện năng và các biện pháp điều chỉnh điện áp.

- Về kỹ năng: Lựa chọn được các phần tử trong hệ thống cung cấp điện; Tính toán, thiết kế, đề ra phương thức vận hành hợp lý cho một phương án cung cấp điện.


- Về thái độ: Phải rèn luyện cho SV có tác phong công nghiệp, làm việc và học tập đúng giờ, tuân thủ các quy định về an toàn; phải có thái độ tự học, chuyên cần; có khả năng quan sát, tư duy logic, mạnh dạn áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế nghề nghiệp.

2.1.2. Nội dung kiến thức môn Mạng cung cấp điện [1][64]

Trong môn học này bao gồm các nội dung cơ bản sau:

- Kiến thức khái quát về hệ thống cung cấp điện: Vai trò, tầm quan trọng, quá trình sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng.

- Tính toán các loại phụ tải điện.

- Tính toán trạm biến áp: Chọn vị trí, dung lượng, sơ đồ nối dây...

- Tính toán và chọn lựa được các phần tử trong hệ thống cung cấp điện: Chọn dây dẫn; thiết bị đóng cắt, bảo vệ; thiết bị đo lường..

- Tính toán các tổn thất: Tổn thất điện áp, tổn thất công suất, tổn thất điện năng...

- Nội dung về tính toán ngắn mạch trong hệ thống điện.

- Kiến thức về vận hành hệ thống điện, cải thiện chất lượng điện năng, nâng cao hệ số công suất.

- Kiến thức về chiếu sáng công nghiệp và dân dụng.

- Kỹ năng phân tích sơ đồ và tính toán thông số kỹ thuật trong mạng cung cấp điện.

2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong dạy học môn Mạng cung cấp điện

Sinh viên hiện nay có thái độ học tập rất thụ động, không chịu tìm tòi sách, nghiên cứu tài liệu phục vụ cho chuyên môn của mình; vẫn còn quen với cách học truyền thống tại nhà trường như giáo viên “đọc”, sinh viên “chép” theo đúng kiến thức đó mà không mở rộng. Những điều này dẫn đến khi giáo viên thay đổi phương pháp giảng dạy thì SV chậm thích ứng, tâm lý hoang mang, đạt kết quả thấp trong học tập, kéo theo hệ lụy là một số SV đã bỏ học.


Nội dung môn Mạng cung cấp điện chủ yếu là lý thuyết và rất trừu tượng, người học không thể dùng các giác quan của con người để cảm nhận như những môn kỹ thuật khác. Do đó, để SV có thể hiểu, phân tích, ứng dụng được những kiến thức lý thuyết được truyền đạt thì các chương trình đào tạo phải bố trí thời lượng dành cho thực hành và trải nghiệm thực tế nghề nghiệp cho SV phải tương đối nhiều. Có như thế mới tạo được động lực, thúc đẩy sự đam mê trong quá trình học ngành điện của SV. Mà vấn đề này không phải cơ sở GDNN nào cũng được trang bị đầy đủ, đa số thời lượng dành cho thực hành và trải nghiệm thực tế tương đối ít, trang thiết bị thực hành không những thiếu về mặt chất và số lượng mà còn thiếu về mặt “tiên tiến hiện đại” – Công nghệ của trang thiết bị thực hành thường đi sau rất nhiều so với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, do đó gây khó khăn cho đào tạo lực lượng công nhân tay nghề cao thích ứng được nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp.

Trong dạy học môn Mạng cung cấp điện, ngoài các kiến thức giáo viên truyền đạt trên lớp, SV phải đọc sách, tra khảo thêm tài liệu, xem những video về các sự cố, hiện tượng về điện, đồng thời phải kết hợp với các kiến thức thực tế thì quá trình dạy và học mới thật sự đạt kết quả cao. Trong quá trình học của chuyên ngành kỹ thuật nói chung, môn Mạng cung cấp điện nói riêng, nếu SV mang một tâm lý học tập thụ động, không chủ động trong việc tiếp thu kiến thức thì khi gặp các tình huống mới hoặc vấn đề có tính phức tạp trong hoạt động nghề nghiệp thì sẽ khó thích ứng, không đưa ra phương án giải quyết khả thi và hiệu quả, không theo kịp với sự phát triển liên tục của xã hội.

Về chương trình đào tạo chung hiện nay của khối ngành kỹ thuật cũng là một vấn đề gây khó khăn trong đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội. Số lượng kiến thức rất nhiều; thời gian đào tạo dành cho thực hành tương đối ít, mặc dù đã có sự thay đổi trong giai đoạn gần đây; số lượng kiến thức thì mang tính hàn lâm quá nhiều; chưa biên soạn chương trình theo năng lực người học, bậc


học, chưa có sự thống nhất trong toàn hệ thống giáo dục, các chương trình đào tạo đều mang đậm nét đặc trưng riêng của từng trường… Trong dạy học môn Mạng cung cấp điện, đối với các trường cao đẳng, đa số giáo viên đều lấy giáo trình dạy đại học rồi biên lại, rút ngắn lại, tạo ra một giáo trình lưu hành nội bộ để dạy cho SV. Điều này dẫn đến sự chồng chéo, mơ hồ trong đào tạo, không phân biệt được cấp đào tạo, đây cũng là một trong những nguyên nhân SV cao đẳng và trung cấp khi ra trường không có tay nghề cao, không làm việc được. Mặt khác, môn Mạng cung cấp điện là một môn chuyên ngành quan trọng của ngành Điện công nghiệp, số lượng kiến thức rất nhiều, nhưng trong chương trình đào tạo của đa số các trường đều ít có thời gian dành cho việc áp dụng vào thực tế, điều này rất quan trọng và cần thiết cho SV, nếu không có sự va chạm, đo đạc, thiết kế và kiểm nghiệm trong thực tế thì vấn đề PH&GQVĐ thực tiễn của SV chỉ là vấn đề ảo tưởng.

Ngoài ra, chương trình đào tạo còn chậm thay đổi theo nhu cầu xã hội và đặc trưng của địa phương, xây dựng một chương trình đào tạo mà sử dụng nhiều năm, điều này làm chất lượng đào tạo không đủ đáp ứng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Do đó, trong đào tạo kỹ thuật của nước ta luôn đi sau và chậm phát triển so với các nước lân cận.

Kinh phí có hạn, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành cũng góp phần làm cho chất lượng đào tạo chưa được như mong muốn. Sự đầu tư dàn trải, không tập trung, không bám sát mục tiêu đào tạo và nhu cầu xã hội, không mang đậm tính thực tiễn… dẫn đến SV học mà không có thiết bị thực hành, thí nghiệm phù hợp và cần thiết. SV sau khi ra trường không làm việc được tại các cơ sở, không đáp ứng được với thực tế nghề nghiệp.

Về mặt giảng viên, đa số đều trẻ, có năng lực và bằng cấp đúng quy định nhưng lại chưa có nhiều kinh nghiệm trong thực tế nghề nghiệp, do đó cũng gây khó khăn trong việc kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn nghề nghiệp,


khó khăn trong việc biên soạn chương trình, giáo trình đào tạo. Ngoài ra, GV vẫn còn quen phong cách dạy học truyền thống, vẫn chưa có sự đào tạo kỹ về các phương pháp dạy học mới, phát huy năng lực của người học. Các phương pháp dạy học mới đòi hỏi sự định hướng của GV là quan trọng, phải làm sao để phát huy năng lực của mỗi SV, định hướng để SV tự chủ động tiếp nhận kiến thức, từ đó mới phát triển năng lực PH&GQVĐ thực tiễn của SV. Trong dạy học Mạng cung cấp điện phải chủ động, định hướng cho SV biết áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn nghề nghiệp, tạo điều kiện để SV va chạm với thực tiễn. Từ thực tiễn mới phát hiện những mâu thuẫn, những vấn đề chưa phù hợp, dựa trên những kiến thức để giải quyết những mâu thuẫn, cải thiện các vấn đề.

2.1.4. Các năng lực cần hình thành và phát triển qua dạy học môn Mạng cung cấp điện tại các trường cao đẳng

Việc hình thành và phát triển các năng lực cho SV được thực hiện thông qua nhiều lĩnh vực, hoạt động khác nhau ở nhà trường và cũng như ở các môi trường hoạt động sản xuất liên quan, với hoạt động chủ yếu là dạy, học; trong đó dạy học phát triển NL PH&GQVĐ thực tiễn cho SV đóng một vai trò rất có ý nghĩa. Đây là một quá trình tương tác chặt chẽ giữa SV với GV qua việc dạy và học được thực hiện một cách hợp lí. Từ các quan niệm, phương pháp cho đến kỹ thuật DH cụ thể của GV đều nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là phát triển NL cho SV. Ngoài ra, thông qua hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, SV cũng tự mình góp phần vào việc phát triển các NL cho bản thân. Quá trình đó được thực hiện trong cả một giai đoạn học tập lâu dài từ việc tiếp cận và thu nhận các kiến thức, hình thành và phát triển kỹ năng và theo thời gian trên nền tảng đó các NL của SV được quy định sẽ đạt được ở mức độ phù hợp trong mục tiêu DH. Đặc biệt, vì môn Mạng cung cấp điện là một môn chuyên ngành cơ bản và quan trọng đối với ngành Điện

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022