Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Tiểu Học


Từ “trải nghiệm” có thể liên quan đến cả các sự kiện được cảm nhận trực tiếp cũng như sự khôn ngoan có được khi phản ảnh lại các sự kiện. Một số nhà nghiên cứu cho rằng bản chất trải nghiệm của con người có sự thay đổi về chất từ thời kì tiền hiện đại đến thời kì hiện đại và hậu hiện đại [21].

Như vậy, “trải nghiệm là quá trình học sinh lĩnh hội được những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm qua hoạt động giao tiếp với nhau, với người lớn, hay qua những tài liệu tham khảo, không được giáo viên giảng dạy trực tiếp trong nhà trường hoặc thông qua hoạt động thực tiễn”.

* Hoạt động trải nghiệm

Hoạt động trải nghiệm là việc tổ chức giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn của học sinh về hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo, văn hóa nghệ thuật, thẩm mỹ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, khoa học kỹ thuật, lao động công ích,… để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách thực sự, phát triển và nuôi dưỡng óc sáng tạo; là một bộ phận hữu cơ của hệ thống hoạt động giáo dục ở trường phổ thông. HĐTN cùng với hoạt động dạy học trên lớp là một quá trình gắn bó, thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục [21].

Theo tác giả Đinh Thị Kim Thoa: “HĐTN là hoạt động giáo dục, trong đó dưới sự hướng dẫn của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động khác nhau của nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động. Qua đó, phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình” [42].

Hoạt động trải nghiệm là các hoạt động giáo dục thực tiễn được tiến hành cùng với hoạt động dạy học trong nhà trường phổ thông. HĐTN là một bộ phận của quá trình giáo dục, có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học. Thông qua các hoạt động thực hành, những việc làm cụ thể và các hành động của học sinh, HĐTN là các hoạt động giáo dục có mục đích, có tổ chức được thực hiện trong hoặc ngoài nhà trường nhằm phát triển, nâng cao các tố chất và tiềm năng của bản thân học sinh, nuôi dưỡng ý thức sống tự lập, đồng thời quan tâm, chia sẻ tới những người xung quanh. Thông qua việc tham gia vào các HĐTN, học sinh được phát


huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. Các em được chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động: Từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân. Các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng, được đánh giá và lựa chọn ý tưởng, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè, từ đó, hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống và các năng lực cần thiết.

Tóm lại để phát triển sự hiểu biết khoa học, chúng ta có thể tác động vào nhận thức của người học; nhưng để phát triển và hình thành năng lực (phẩm chất) thì người học phải trải nghiệm. HĐTN là hoạt động giáo dục thông qua sự trải nghiệm của cá nhân trong việc kết nối kinh nghiệm học được trong nhà trường với thực tiễn đời sống, nhờ đó các kinh nghiệm được tích lũy thêm và dần chuyển hóa thành năng lực. Theo cách tiếp cận của luận văn, tác giả quan niệm: Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục thực tiễn ngoài giờ học, được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, nhằm giúp học sinh vận dụng hoặc mở rộng kiến thức, kỹ năng đã học; hình thành xúc cảm, tình cảm tích cực, qua đó phát triển năng lực đáp ứng yêu cầu xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

1.1.2. Hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học

Mục đích của HĐTN là giúp hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những kỹ năng chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại; với hình thức tổ chức đa dạng, phong phú, linh hoạt để học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm. Theo đó, chương trình HĐTN cấp tiểu học và trung học cơ sở chú trọng nhấn mạnh cảm xúc và ý tưởng sáng tạo [32].

Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học khối 1 và khối 2 ở huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông - 3

Thông qua việc tham gia vào các HĐTN, học sinh được phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. Các em được chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động: từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân. Các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng,


được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè,… [21]

HĐTN hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống và các năng lực cần thiết. HĐTN về cơ bản mang tính chất của hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ, với sự nỗ lực giáo dục nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể.

HĐTN có nội dung rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục nghệ thuật, thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục phòng chống ma túy, giáo dục phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội.

Nội dung giáo dục của HĐTN thiết thực và gần gũi với cuộc sống thực tế, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của học sinh, giúp các em vận dụng những hiểu biết của mình vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi. HĐTN có thể tổ chức theo các quy mô khác nhau như: theo nhóm, theo lớp, theo khối lớp, theo trường hoặc liên trường [42].

Như vậy, Hoạt động trải nghiệm của học sinh tiểu học là hoạt động giáo dục thực tiễn cho học sinh tiểu học (lớp 1-5) ngoài giờ học, được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, nhằm giúp học sinh tiểu học vận dụng hoặc mở rộng kiến thức, kỹ năng đã học; hình thành xúc cảm, tình cảm tích cực, qua đó phát triển năng lực đáp ứng yêu cầu xã hội.

1.1.3. Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học

Từ khi xã hội loài người được hình thành, hoạt động tổ chức, quản lý đã được quan tâm. Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công lao động nhằm đạt được hiệu quả cao hơn. Đó là hoạt động giúp cho người đứng đầu tổ chức phối hợp sự nỗ lực của các thành viên trong nhóm, trong cộng đồng nhằm đạt được mục tiêu đề ra.


K.Marx đã viết: Bất cứ lao động xã hội hay cộng đồng trực tiếp nào được thực hiện ở qui mô tương đối lớn đều cần đến một chừng mực nhất định của sự quản lý [30].

Quản lý là sự xác lập sự tương hợp giữa các công việc cá thể và hoàn thành những chức năng chung xuất hiện trong sự vận động đối với các bộ phận riêng lẽ của nó. Trong nghiên cứu khoa học, có rất nhiều quan niệm về quản lý theo những cách tiếp cận khác nhau. Chính vì sự đa dạng về cách tiếp cận, dẫn đến sự phong phú về quan niệm. Sau đây là một số khái niệm thường gặp:

- Khi nói đến quản lý, K.Marx ví hoạt động này như là công việc của người nhạc trưởng, ông viết: “Một nghệ sĩ vĩ cầm thì tự điều khiển mình, còn dàn nhạc thì cần nhạc trưởng” [30].

- Theo từ điển Giáo dục học , quản lý là hoạt động tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức [19].

- Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2009): “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể của những người lao động (nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [34].

- Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với qui luật, đạt tới mục đích đề ra và đúng ý chí của người quản lý.

- Quản lý là sự tác động của cơ quan quản lý vào đối tượng quản lý để tạo ra một sự chuyển biến toàn bộ hệ thống nhằm đạt đến một mục đích nhất định.

- Theo tác giả Đặng Quốc Bảo (1996): Công tác quản lý lãnh đạo một tổ chức xét cho cùng là thực hiện hai quá trình liên hệ chặt chẽ với nhau: Quản và Lý. Quá trình “Quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ ở trạng thái ổn định, quá trình “Lý” gồm việc sửa sang sắp xếp, đổi mới đưa vào thế “phát triển” [1].

Qua các khái niệm trên về quản lý, chúng ta có thể quan niệm về quản lý như

sau:


Quản lý là những tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đảm bảo sự vận động, phát triển của hệ thống phù hợp với qui luật khách quan, trong đó sử dụng và khai thác có hiệu quả nhất các tiềm năng, cơ hội để đạt được mục tiêu đã xác định theo ý chí của chủ thể quản lý. Như vậy, rõ ràng “Quản lý không chỉ là một khoa học mà còn là nghệ thuật” và “Hoạt động quản lý vừa có tính chất khách quan, vừa có tính chất chủ quan, vừa có tính chất pháp luật nhà nước, vừa có tính chất xã hội rộng rãi… chúng là những mặt đối lập trong một thể thống nhất” [20].

Quản lý có hai chức năng cơ bản: duy trì và phát triển. Để đảm bảo được hai chức năng này, hoạt động quản lý phải bao gồm 4 chức năng cụ thể là Lập kế hoạch; Tổ chức thực hiện kế hoạch; Chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch; Kiểm tra, đánh giá. Quản lý HĐTN là quá trình tác động có chủ đích của cán bộ quản lý nhà trường đến GV, HS và các lực lượng giáo dục trong tổ chức thực hiện các HĐTN nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện. Hay nói cách khác: Quản lý HĐTN là quá trình thực hiện có định hướng và hợp quy luật các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra nhằm đạt tới mục tiêu HĐTN phù hợp với mục tiêu giáo

dục chung đã đề ra [43].

1.2. Lý luận chung về hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học khối 1 và khối 2

1.2.1. Đặc điểm phát triển của học sinh Tiểu học khối 1 và khối 2

a. Đặc điểm về mặt cơ thể

- Hệ xương còn nhiều mô sụn, xương sống, xương hông, xương chân, xương tay đang trong thời kỳ phát triển (thời kỳ cốt hoá) nên dễ bị cong vẹo, gẫy dập,... Vì thế mà trong các hoạt động vui chơi của các em cha mẹ và thầy cô (sau đây xin gọi chung là các nhà giáo dục) cần phải chú ý quan tâm, hướng các em tới các hoạt động vui chơi lành mạnh, an toàn.

- Hệ cơ đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên các em rất thích các trò chơi vận động như chạy, nhảy, nô đùa,... Vì vậy mà các nhà giáo dục nên đưa các em vào các trò chơi vận động từ mức độ đơn giản đến phức tạp và đảm bảo sự an toàn cho trẻ.


- Hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy tư duy của các em chuyển dần từ trực quan hành động sang tư duy hình tượng, tư duy trừu tượng. Do đó, các em rất hứng thú với các trò chơi trí tuệ như đố vui trí tuệ, các cuộc thi trí tuệ,... Dựa vào cơ sinh lý này mà các nhà giáo dục nên cuốn hút các em với các câu hỏi nhằm phát triển tư duy của các em.

Chiều cao mỗi năm tăng thêm 4 cm; trọng lượng cơ thể mỗi năm tăng 2kg. Nếu trẻ vào lớp 1 đúng 6 tuổi thì có chiều cao khoảng 106 cm (nam) 104 cm (nữ) cân nặng đạt 15,7 kg (nam) và 15,1 kg (nữ). Tuy nhiên, con số này chỉ là trung bình, chiều cao của trẻ có thể xê dịch khoảng 4-5 cm, cân nặng có thể xê dịch từ 1-2 kg. Tim của trẻ đập nhanh khoảng 85 - 90 lần/ phút, mạch máu tương đối mở rộng, áp huyết động mạch thấp, hệ tuần hoàn chưa hoàn chỉnh [48].

b. Đặc điểm phát triển về tâm lý

Nếu như ở bậc mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi, thì đến tuổi tiểu học hoạt động chủ đạo của trẻ đã có sự thay đổi về chất, chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập.

Hầu hết học sinh tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo. Khi trẻ vào lớp 1 bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ viết. Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau.

Ở đầu tuổi tiểu học chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế. Ở giai đoạn này chú không chủ định chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ định. Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh,trò chơi hoặc có cô giáo xinh đẹp, dịu dàng,... Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập.

Ở cuối tuổi tiểu học trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của mình. Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, ở trẻ đã có sự nỗ lực về ý chí trong hoạt động học tập như học thuộc một bài thơ, một công thức toán hay một bài hát dài,... Trong sự chú ý của trẻ đã bắt đầu xuất hiện giới hạn của yếu tố thời


gian, trẻ đã định lượng được khoảng thời gian cho phép để làm một việc nào đó và cố gắng hoàn thành công việc trong khoảng thời gian quy định.

Ở đầu tuổi tiểu học hành vi mà trẻ thực hiện còn phụ thuộc nhiều vào yêu cầu của người lớn. Khi đó, sự điều chỉnh ý chí đối với việc thực thi hành vi ở các em còn yếu. Đặc biệt các em chưa đủ ý chí để thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra nếu gặp khó khăn. Đến cuối tuổi tiểu học các em đã có khả năng biến yêu cầu của người lớn thành mục đích hành động của mình, tuy vậy năng lực ý chí còn thiếu bền vững, chưa thể trở thành nét tính cách của các em. Việc thực hiện hành vi vẫn chủ yếu phụ thuộc vào hứng thú nhất thời.

Tình cảm của học sinh tiểu học mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn liền với các sự vật hiện tượng sinh động, rực rỡ,... Lúc này khả năng kiềm chế cảm xúc của trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện cụ thể là trẻ dễ khóc mà cũng nhanh cười, rất hồn nhiên vô tư... Vì thế có thể nói tình cảm của trẻ chưa bền vững, dễ thay đổi (tuy vậy so với tuổi mầm non thì tình cảm của trẻ tiểu học đã “người lớn” hơn rất nhiều.

Nhìn chung việc hình thành nhân cách của học sinh tiểu học mang những đặc điểm cơ bản sau: Nhân cách của các em lúc này mang tính chỉnh thể và hồn nhiên, trong quá trình phát triển trẻ luôn bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng; nhân cách của các em lúc này còn mang tính tiềm ẩn, những năng lực, tố chất của các em còn chưa được bộc lộ rõ rệt, nếu có được tác động thích ứng chúng sẽ bộc lộ và phát triển; và đặc biệt nhân cách của các em còn mang tính đang hình thành, việc hình thành nhân cách không thể diễn ra một sớm một chiều, với học sinh tiểu học còn đang trong quá trình phát triển toàn diện về mọi mặt vì thế mà nhân cách của các em sẽ được hoàn thiện dần cùng với tiến trình phát triển của mình [48].

1.2.2. Mục đích hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học khối 1 và khối 2

Hoạt động trải nghiệm ở cấp tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành các kĩ năng sống cơ bản, thói quen sinh hoạt tích cực trong cuộc sống hằng ngày, nền nếp học tập ở nhà cũng như ở trường; biết tuân thủ các nội quy, quy định; bắt đầu có


định hướng tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá; có ý thức làm việc nhóm, ý thức tham gia hoạt động lao động, hoạt động xã hội, hoạt động phục vụ cộng đồng; bước đầu biết cách tổ chức một số hoạt động đơn giản, làm quen và hình thành hứng thú với một số nghề gần gũi với cuộc sống của học sinh [42].

1.2.3. Ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học khối 1 và

khối 2

Theo chương trình giáo dục phổ thông được Bộ GD&ĐT công bố ngày

27/7/2018: Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục được thực hiện bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, hoạt động này được gọi là Hoạt động trải nghiệm; ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, được gọi là Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp [6].

Hoạt động trải nghiệm nhằm giúp học sinh huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học và lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống gia đình, nhà trường và xã hội; tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động, từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động; trải nghiệm, bày tỏ quan điểm, ý tưởng sáng tạo, lựa chọn ý tưởng hoạt động; dưới sự hướng dẫn của nhà giáo dục, học sinh tiếp tục củng cố và phát triển các kỹ năng sống cơ bản, thói quen tích cực, nề nếp học tập, hành vi ứng xử văn hoá ở phổ thông; khẳng định được giá trị riêng, phù hợp với chuẩn mực đạo đức chung; giúp học sinh thể hiện tình yêu đất nước, con người, trách nhiệm công dân,… bằng việc làm, hành động cụ thể, thiết thực và bằng các hoạt động cống hiến xã hội, phục vụ cộng đồng.

Họat động trải nghiệm tạo cơ hội cho học sinh tham gia tích cực các hoạt động lao động; tham gia phục vụ cộng đồng phù hợp với lứa tuổi; biết tổ chức công việc một cách khoa học; có hứng thú, hiểu biết về một số lĩnh vực nghề nghiệp, xây dựng được kế hoạch học tập hướng nghiệp, định hướng được nghề nghiệp dựa trên hiểu biết về nghề, nhu cầu thị trường lao động, sự phù hợp của nghề được lựa chọn với năng lực và hứng thú của cá nhân; xây dựng được kế hoạch đường đời; có khả

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 17/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí