Từ năm học 2016 đến nay, ngành giáo dục huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông đã có rất nhiều các văn bản chỉ đạo, đưa ra các nhiệm vụ năm học để tăng cường các hoạt động trải nghiệm cho học sinh và đã đạt được những kết quả tích cực. Học sinh tiểu học nói chung có những đặc điểm tâm sinh lý ham học hỏi, đặc biệt đối với các em học sinh khối 1,2 thì tính tò mò, muốn khám phá càng thể hiện rõ. Việc dạy học trải nghiêm cho học tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông nói chung và học sinh tiểu học khối 1,2 nói riêng có nhiều chuyển biến tích cự với sự đa dạng về các hình thức, phương pháp dạy học trải nghiệm, gắn hoạt động trải nghiệm với văn hóa địa phương… Tuy nhiên, quá trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh Khối 1,2 tại các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông còn nhiều hạn chế như hình thức tổ chức còn đơn điệu, nội dung chưa phong phú, kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh của một số giáo viên còn hạn chế. Công tác quản lý còn tồn tại những bất cập, công tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo triển khai ở một số nhà trường còn chưa đồng bộ, việc kiểm tra, đánh giá chưa toàn diện. Vì vậy, rất cần có những nghiên cứu để đề xuất biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh đạt kết quả tốt hơn.
Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học khối 1 và khối 2 ở huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông” cho công trình nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Những nghiên cứu trên thế giới
Những năm 80 - 90 của thế kỉ XX, Lý thuyết kiến tạo ra đời và phát triển. Các tác giả của Lý thuyết kiến tạo quan niệm hoạt động học là quá trình người học tự kiến tạo, tự xây dựng tri thức cho chính mình. Người học tự xây dựng những cấu trúc trí tuệ riêng về nội dung học, lựa chọn những thông tin phù hợp, giải nghĩa thông tin trên cơ sở vốn kinh nghiệm (dựa trên tri thức đã có) và nhu cầu hiện tại, bổ sung những thông tin mới để tìm ra ý nghĩa của tài liệu mới. Như vậy, hoạt động học là quá trình người học tự kiến tạo tri thức cho chính mình chứ không phải giáo viên mang sẵn lời giải đến cho họ, ngoài ra, Lý thuyết kiến tạo còn cho rằng: hoạt
động học được hiểu không phải là hoạt động nhận thức cá nhân thuần túy mà là hoạt động cá nhân trong sự tương tác, giao lưu với các cá nhân khác, chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh cụ thể. Từ quan niệm trên về hoạt động học, Lý thuyết kiến tạo quan niệm hoạt động dạy là hoạt động của giáo viên nhằm tổ chức và hướng dẫn hoạt động học người học. Người học là chủ thể tích cực của hoạt động dạy học. [32]
Trong Lý thuyết “Học từ trải nghiệm”, David A Kolb đã chỉ ra rằng “Học từ trải nghiệm là quá trình học theo đó kiến thức, năng lực được tạo ra thông qua việc chuyển hóa kinh nghiệm. Học từ trải nghiệm gần giống với học thông qua làm nhưng khác ở chỗ là nó gắn với kinh nghiệm và cảm xúc cá nhân”. Lý thuyết “Học từ trải nghiệm” là cách tiếp cận về phương pháp học đối với các lĩnh vực nhận thức. Nếu như mục đích của việc dạy học chủ yếu là hình thành và phát triển hệ thống tri thức khoa học, năng lực và hành động khoa học cho mỗi cá nhân thì mục đích hoạt động giáo dục là hình thành và phát triển những phẩm chất tư tưởng, ý chí, tình cảm, sự đam mê, các giá trị, kĩ năng sống và những năng lực chung khác cần có ở con người trong xã hội hiện đại. Để phát triển sự hiểu biết khoa học, chúng ta có thể tác động vào nhận thức của người học; nhưng để phát triển và hình thành phẩm chất thì người học phải được trải nghiệm. Như vậy, trong lý thuyết của Kolb, trải nghiệm sẽ làm cho việc học trở nên hiệu quả bởi trải nghiệm ở đây là sự trải nghiệm có định hướng, có dẫn dắt chứ không phải sự trải nghiệm tự do, thiếu định hướng. [42]
Theo Carl Ransom Roges – một nhà tâm lý học người Mỹ - chỉ có cách học tập dựa trên sự khám phá bản thân hoặc tự lĩnh hội thì mới giúp con người thay đổi hành vi của chính mình. Bản chất của nó chính là trải nghiệm. [37]
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học khối 1 và khối 2 ở huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông - 1
- Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Tiểu Học
- Các Hình Thức Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Tiểu Học Khối 1 Và
- Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Tiểu Học Khối 1 Và Khối 2
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Richard Ponzio và Sally Stanly thì cho rằng giáo dục trải nghiệm không đơn thuần là phải thực hiện một hoạt động từ đó rút ra những kết luận và vận dụng vào những tình huống khác nhau. Mà thông qua việc kết hợp nhiều cảm giác trong quá trình chia sẻ kinh nghiệm tất cả người học đều được mở rộng hiểu biết của mình. [37]
Trung tâm Giáo dục trải nghiệm Widehorizon (Chân trời rộng mở) ở thành phố London của nước Anh đã nghiên cứu và triển khai nội dung giáo dục hướng
đến cho mỗi đứa trẻ đều có cơ hội trải nghiệm những tri thức về phiêu lưu - mạo hiểm. Những khóa học và hoạt động về phiêu lưu - mạo hiểm sẽ làm cho các em học sinh hứng thú, kích thích, vui vẻ, cảm giác dễ chịu và các em học tập tốt hơn, trung tâm này có khá đầy đủ các phương tiện để tổ chức các hoạt động ngoài trời, hoạt động trải nghiệm và phiêu lưu - mạo hiểm. Ví dụ: về phương tiện: phòng học, vườn/công viên; bếp; nơi đỗ xe; sân chơi; thiết bị đo thời tiết; khu hoang dã nhân tạo. Các hoạt động trải nghiệm: muông thú; nghệ thuật và thiết kế; trường học về rừng; môi trường sống; các loài thú vật, cây cỏ; bản đồ và định hướng; thu gom vật liệu, phế thải; đất và đá; các mùa; nghề xây dựng... Như vậy, giáo dục trải nghiệm ở Anh cung cấp hàng loạt tình huống, bối cảnh đa dạng, phong phú cho học sinh và đòi hỏi phát triển, ứng dụng nhiều tri thức, kĩ năng trong chương trình, cho phép học sinh sáng tạo và tư duy; giải quyết vấn đề làm theo nhiều cách thức khác nhau nhằm đạt kết quả tốt hơn; cung cấp cho học sinh các cơ hội sáng tạo, đổi mới, dám nghĩ, dám làm… [32]
Có thể thấy răng trên thế giới quan niệm về hoạt động trải nghiệm đã được nhắc đến từ lâu. Mặc dù có nhiều quan điểm nhưng đều đề cập đến cách học thông qua hoạt động trải nghiệm sẽ giúp học sinh ghi nhớ lâu và kết hợp giữa lý thuyết và thực hành trong thực tế.
2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Bài viết của tác giả Đỗ Ngọc Thống “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo từ kinh nghiệm giáo dục quốc tế và vấn đề của Việt Nam” có đề cập đến sự khác biệt giữa học đi đôi với hành, học thông qua làm và học từ trải nghiệm. Trong đó, “học từ trải nghiệm gần giống với học thông qua làm nhưng khác ở chỗ là nó gắn với kinh nghiệm và cảm xúc cá nhân”. [44]
Trong tài liệu tập huấn mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2015, “Kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong trường trung học”, đã tập hợp đầy đủ và hệ thống những nghiên cứu của các nhà giáo dục đầu ngành về hoạt động trải nghiệm sáng tạo như: Nguyễn Thúy Hồng, Đinh Thị Kim Thoa, Ngô Thị Thu Dung, Bùi Ngọc Diệp, Nguyễn Thị Thu Anh. Tài liệu đề cập những vấn đề
chung của hoạt động trải nghiệm như khái niệm, đặc điểm; xác định mục tiêu, yêu cầu, xây dựng nội dung và cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong trường phổ thông; đánh giá hoạt động trải nghiệm với phương pháp và công cụ cụ thể. [42]
Đề tài “Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trường THPT Hiệp Hòa số 3, tỉnh Bắc Giang” của tác giả Nguyễn Đức Toàn đã đánh giá các nội dung như quản lý về chương trình và kế hoạch thực hiện, quản lý đội ngũ thực hiện kế hoạch, quản lý cơ sở vật chất và các điều kiện khác; quản lý việc phối hợp thực hiện các lực lượng giáo dục; quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả. Từ đó đưa ra các nhóm giải pháp nhằm quản lý có hiệu quả hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trường THPT Hiệp Hòa số 3, tỉnh Bắc Giang. [43]
Đề tài “Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo chủ đề giáo dục ở trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” của tác giả Nguyễn Thị Minh Nguyệt, nội dung phân tích mà tác giả đã đề cập đó là: Quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình; quản lý hình thức; quản lý các điều kiện, phương tiện; huy động các nguồn lực; quản lý hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh theo kế hoạch; kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo chủ đề giáo dục ở trường THPT, tỉnh Thái Nguyên, từ đó đưa ra biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo chủ đề giáo dục ở trường THPT, tỉnh Thái Nguyên.[40]
Như vậy, đã có khá nhiều tác giả nghiên cứu đến các hoạt động trải nghiệm và trải nghiệm cho học sinh nên hướng nghiên cứu của đề tài không phải là mới. Tuy nhiên, xét trên phạm vi tại tỉnh Đăk Nông, đặc biệt là tại huyện Đăk Glong, thì vấn đề nghiên cứu quản lý hoạt động trải nghiệm còn chưa nhiều, mà nghiên cứu mới chỉ dừng ở dạng một vài chuyên đề, tham luận… tại một vài hội nghị, tập huấn. Với những đặc thù cơ bản về địa lý, văn hóa, về đội ngũ giáo viên và học sinh của Đăk Nông, và đặc biệt là những đặc thù về công tác quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh Tiểu học chúng tôi cho rằng nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học khối 1 và khối 2 ở huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông”. sẽ đóng góp được một số biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng tổ chức
hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Đăk Glong.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học khối 1 và khối 2 ở huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học khối 1 và khối 2 nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động trải nghiệm, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.2.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học khối 1 và khối 2.
3.2.2. Thực trạng hoạt động trải nghiệm và quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học khối 1 và khối 2 ở huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông.
3.2.3. Biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học khối 1 và khối 2 ở huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học khối 1 và khối 2 ở huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Trong phạm vi nghiên cứu đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học khối 1 và khối 2 ở huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông theo chức năng quản lý.
Về không gian, đối tượng khảo sát: cán bộ quản lý và giáo viên tại 11 trường Tiểu học trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.
Về thời gian: Các số liệu điều tra, nghiên cứu sử dụng trong đề tài giới hạn năm học 2020 - 2021.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Trên cơ sở sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa để nghiên cứu các tài liệu liên quan nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học.
5.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu: Đề tài thực hiện việc nghiên cứu các văn bản hướng dẫn, các báo cáo và tài liệu về kinh tế - xã hội, giáo dục huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông;
- Phương pháp điều tra: Tiến hành điều tra bằng bảng hỏi với những câu hỏi đối với cán bộ quản lý, giáo viên nhằm thu thập những thông tin về thực trạng việc quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học khối 1 và khối 2 trên địa bàn huyện Đăk Glong trong giai đoạn hiện nay. Các trường khảo sát: Tiểu học Kim Đồng, Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, Tiểu học Lý Tự Trọng, Tiểu học Nguyễn Trãi và Tiểu học Nơ Trang Lơng.
- Phương pháp phỏng vấn: Trò chuyện với cán bộ, quản lý giáo viên, học sinh để tìm hiểu về nội dung, phương pháp tổ chức, hứng thú của học sinh khi tham gia hoạt động trải nghiệm.
- Phương pháp chuyên gia: Được sử dụng để xin ý kiến các chuyên gia về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học khối 1 và khối 2.
- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động của giáo viên, học sinh để tìm hiểu thực trạng, cách tiến hành, tác dụng của hoạt động trải nghiệm, hứng thú của học sinh khi tham gia các hoạt động trải nghiệm, từ đó đưa ra nguyên nhân của thực trạng.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đề tài sử dụng phương pháp này nhằm đánh giá và phân tích thực trạng các vấn đề nghiên cứu;
5.3. Phương pháp bổ trợ
Thống kê toán học: sử dụng công thức toán học để thống kê, xử lý số liệu đã thu được từ các phương pháp khác.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Hệ thống hóa và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học khối 1 và khối 2 ở. Luận văn góp phần làm rõ được thực trạng và đề xuất được một số biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học khối 1 và khối 2 ở huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông.
Kết quả nghiên cứu luận văn là tài liệu tham khảo cho đội ngũ cán bộ quản lý và cho giáo viên các trường Tiểu học quan tâm, nghiên cứu vấn đề này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn được trình bày theo 3 chương:
Chương 1: Lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học khối 1 và khối 2.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học khối 1 và khối 2 ở huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh Tiểu học khối 1 và khối 2 ở huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông.
Chương 1
LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH TIỂU HỌC KHỐI 1 VÀ KHỐI 2
1.1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.1.1. Trải nghiệm, hoạt động trải nghiệm
* Trải nghiệm
Trải nghiệm là một phạm trù, được đúc rút từ toàn bộ các hoạt động của con người ở mọi khía cạnh, như một thể thống nhất giữa kiến thức, tình cảm, kỹ năng, và ý chí. Đặc trưng bằng cơ chế kế thừa di sản xã hội, lịch sử, văn hóa. Trải nghiệm là một phạm trù của nhận thức luận đúc kết từ sự thống nhất của hoạt động tình cảm và nhận thức. Trải nghiệm là kiến thức mà ngay lập tức cho chủ thể ý thức được và có cảm giác tiếp xúc trực tiếp với thực tế, cho dù đó là một thực tế bên ngoài của các đối tượng và tình huống (nhận thức), hoặc các thực tại của trạng thái ý thức (những quan niệm, những kỷ niệm, xúc động…) [32].
Trải nghiệm dưới góc nhìn sư phạm được hiểu theo một số ý nghĩa sau:
Trải nghiệm trong giáo dục, đào tạo là một hệ thống kiến thức và kỹ năng có được trong quá trình giáo dục và đào tạo chính quy.
Trải nghiệm (thông qua thực nghiệm, thử nghiệm) là một trong những phương pháp đào tạo, trong điều kiện thực tế hay lý thuyết nhất định, để thiết lập hoặc minh họa cho một quan điểm lý luận cụ thể.
Trải nghiệm là kiến thức hay sự thành thạo một sự kiện hoặc một chủ đề bằng cách tham gia hay chiếm lĩnh nó. Trong triết học, thuật ngữ “kiến thức qua thực nghiệm” chính là kiến thức có được dựa trên trải nghiệm. Một người trải nghiệm nhiều ở một lĩnh vực cụ thể nào đó có thể được coi như chuyên gia của lĩnh vực đó. Khái niệm “trải nghiệm” dùng để chỉ phương pháp làm ra kiến thức hay quy trình làm ra kiến thức chứ không phải là kiến thức thuần túy được đưa ra, là kiến thức dùng để đào tạo nghề nghiệp chứ không phải là kiến thức trong sách vở. Nhận thức luận có bản chất là “trải nghiệm” [42].