VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HÀ HỮU PHONG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH TIỂU HỌC KHỐI 1 VÀ KHỐI 2 Ở HUYỆN ĐẮK GLONG TỈNH ĐẮK NÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học khối 1 và khối 2 ở huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông - 2
- Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Tiểu Học
- Các Hình Thức Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Tiểu Học Khối 1 Và
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HÀ HỮU PHONG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH TIỂU HỌC KHỐI 1 VÀ KHỐI 2 Ở HUYỆN ĐẮK GLONG TỈNH ĐẮK NÔNG
Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8.14.01.14
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. VŨ NGỌC HÀ
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, nội dung nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong các đề tài, ấn phẩm khoa học khác. Các tư liệu trích dẫn trong luận văn đều có nguồn gốc chính xác, rõ ràng và đúng thể thức.
Tác giả luận văn
Hà Hữu Phong
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH TIỂU HỌC KHỐI 1 VÀ KHỐI 2 9
1.1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 9
1.2. Lý luận chung về hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học khối 1 và khối 2 14
1.3. Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học khối 1 và khối 2 27
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học khối 1 và khối 2 34
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH TIỂU HỌC KHỐI 1 VÀ KHỐI 2 HUYỆN ĐĂK GLONG, TỈNH ĐĂK NÔNG 38
2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu 38
2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng 40
2.3. Thực trạng hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học khối 1 và khối 2 ở huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông 42
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học khối 1 và khối 2 ở huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông 51
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học khối 1 và khối 2 ở huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông 61
Tiêu chí 61
2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học khối 1 và khối 2 ở huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông 63
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH TIỂU HỌC HUYỆN ĐĂK GLONG, TỈNH ĐĂK NÔNG 66
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 66
3.2. Các biện pháp đề xuất 68
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 77
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 77
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CBQL Cán bộ quản lý
GV Giáo viên
HĐTN Hoạt động trải nghiệm
HS Học sinh
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ cấu đội ngũ giáo viên các trường tiểu học Huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông năm học 2020 - 2021 39
Bảng 2.2. Mạng lưới trường, lớp, học sinh bậc tiểu học huyện Đắk Glong 40
Bảng 2.3. Ý nghĩa của điểm số bình quân 42
Bảng 2.4. Nhận thức của CBQL, GV các trường tiểu học huyện Đăk Glong về ý nghĩa, tầm quan trọng của HĐTN đối với sự phát triển nhân cách HS tiểu học khối 1 và khối 2 42
Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL, GV về nội dung HĐTN cho học sinh khối 1 và khối 2 tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đăk Glong 45
Bảng 2.6. Kết quả đánh giá của CBQL, GV về các hình thức HĐTN của HS khối 1 và khối 2 tại các trường tiểu học huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông 48
Bảng 2.7. Kết quả đánh giá của GV về hoạt động trải nghiệm cho học sinh khối 1 và khối 2 tại các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Đăk Glong 50
Bảng 2.8. Thực trạng việc xây dựng kế hoạch HĐTN của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Đăk Glong 52
Bảng 2.9. Thực trạng việc tổ chức thực hiện kế hoạch HĐTN cho học sinh khối 1 và khối 2 tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đăk Glong 54
Bảng 2.10. Thực trạng chỉ đạo tổ chức HĐTN cho học sinh tiểu học khối 1 và khối 2 trên địa bàn huyện Đăk Glong 577
Bảng 2.10. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐTN cho học sinh tiểu học khối 1 và khối 2 huyện Đăk Glong 61
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp quản lý HĐTN của HS khối 1 và khối 2 ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đăk Glong 78
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐTN của HS khối 1 và khối 2 ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đăk Glong 79
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghị quyết Hội nghị số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ ra “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học” [5]. Trong đó các phẩm chất và năng lực của học sinh (bao gồm năng lực chung và năng lực chuyên biệt) sẽ dần được hình thành và phát triển thông qua các môn học và hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo.
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới thông qua ngày 26/12/2018 đã chỉ ra mục tiêu chung đó là: hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tình người, có quan niệm sống và ứng xử đúng đắn, đồng thời bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với quê hương, đất nước, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc để góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam trong một thế giới hội nhập [6].
Đối với học sinh Tiểu học hoạt động trải nghiệm có vị trí quan trọng, bởi ở độ tuổi này thế giới quan của các em chưa phát triển nhiều, nhận thức còn hạn chế. Do vậy, nếu chỉ dạy cho các em kiến thức lý thuyết mà không chú trọng đến việc cho học sinh trải nghiệm thực hành thì khó giúp các em mở rộng thế giới quan và phát huy được sự sáng tạo của học sinh. Hoạt động trải nghiệm hình thành cho học sinh thói quen tích cực trong cuộc sống hằng ngày, chăm chỉ lao động; thực hiện trách nhiệm của người học sinh ở nhà, ở trường và địa phương; biết tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá; có ý thức hợp tác nhóm và hình thành được năng lực giải quyết vấn đề.
Vì thế, hoạt động trải nghiệm góp phần quan trọng trong quá trình rèn luyện nhân cách, hình thành phẩm chất, năng lực cho học sinh, góp phần định hướng, điều chỉnh hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao.