Đánh Giá Của Cbgv Về Thực Trạng Lập Kế Hoạch Tổ Chức Hđtn Ở Trường Phổ Thông Dtnt Thcs & Thpt Bắc Quang, Hà Giang‌

chất, kinh phí) và thời gian, không gian... cần cho việc hoàn thành các mục tiêu. Ngoài ra, một kế hoạch tốt còn đưa ra được những phương án dự phòng cho các tình huống có thể xảy ra trong quá trình thực hiện. Việc này sẽ giúp cho công tác quản lí của người hiệu trưởng trở nên chủ động, sáng tạo, không bị bất ngờ trước mọi tình huống phức tạp.

Chúng tôi thu thập đánh giá của CBGV về thực trạng lập kế hoạch tổ chức HĐTN ở trường phổ thông DTNT THCS & THPT Bắc Quang, Hà Giang ở câu hỏi 6 (phụ lục 1), kết quả như sau:

Bảng 2.11. Đánh giá của CBGV về thực trạng lập kế hoạch tổ chức HĐTN ở trường phổ thông DTNT THCS & THPT Bắc Quang, Hà Giang‌


Nội dung

Mức độ thực hiện


ĐTB


Thứ bậc

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Chưa thực

hiện

SL

ĐTB

SL

ĐTB

SL

ĐTB

1. Hiệu trưởng thực hiện phân

cấp xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm


42


2.52


8


0.3


0


0.0


2.84


1

2. Hiệu trưởng chỉ đạo đảm bảo tính thống nhất giữa các loại kế hoạch tránh chồng chéo, kế hoạch của khối lớp phải nằm trong kế hoạch

chung của trường


40


2.40


10


0.4


0


0.0


2.80


2

3. Xây dựng kế hoạch trải nghiệm cho học sinh gắn với nội dung học tập các môn

văn hóa ngoài giờ lên lớp.


35


2.10


15


0.6


0


0.0


2.70


3

4. Đánh giá kế hoạch

27

1.62

23

0.9

0

0.0

2.54

4

5. Xây dựng kế hoạch trải

nghiệm chung cho cả trường

20

1.20

30

1.2

0

0.0

2.40

5

Điểm trung bình chung

2.58


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Thực trạng trên cho thấy, việc xây dựng kế hoạch trải nghiệm cho học sinh trường phổ thông DTNT THCS & THPT Bắc Quang hiện nay tiến hành ở mức độ

chưa thường xuyên. Ở tất cả các nội dung được hỏi đều được thực hiện song mức độ thực hiện thường xuyên thấp, tỉ lệ chưa thực hiện ở mức cao với điểm trung bình là 2.58 điểm.

Chúng tôi tiến hành trao đổi với giáo viên D.T.H, cô cho biết: “Kinh phí để tổ chức hoạt động trải nghiệm hiện nay chủ yếu từ nguồn kinh phí của nhà trường như Công đoàn, Đảng và thầy cô đóng góp. Nguồn kinh phí này để triển khai các hoạt động như tổ chức hội thi, câu lạc bộ, trải nghiệm. Do vậy, kế hoạch trải nghiệm cho học sinh của trường có năm học chỉ là hình thức”. Việc xây dựng kế hoạch trải nghiệm theo năm học, kế hoạch theo quý, theo tháng chưa được triển khai thường xuyên.

Trong năm học 2017 -2018, CBQL chỉ đạo các Tổ chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch trải nghiệm cho từng khối lớp, tuy nhiên, trong kế hoạch chưa xây dựng cụ thể những hoạt động cần triển khai trong năm học, vì vậy, chưa có căn cứ để đánh giá mức độ thành công của kế hoạch. Theo một số GV, nguyên nhân do GV còn thiếu kiến thức về xây dựng kế hoạch tổ chức trải nghiệm, GV tập trung vào giảng dạy trên lớp và thiếu kinh phí để thực hiện.

Trong kế hoạch, CBQL đã phân công nhiệm vụ cho giáo viên chủ nhiệm lớp, khối trưởng các khối lớp triển khai xây dựng thành lập các câu lạc bộ về các môn văn hóa. Tuy nhiên, kế hoạch mà GV xây dựng còn sơ sài, hình thức nên hiệu quả kế hoạch chưa có tính khả thi.

Ở khâu “Đánh giá kế hoạch”, mức độ tiến hành thường xuyên, CBQL trong trường đã nhìn nhận lại kết quả đạt được theo kế hoạch đã đề ra, xem xét nguyên nhân dẫn đến thành công hoặc tồn tại hạn chế. Đồng chí Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Khó khăn lớn nhất khi triển khai kế hoạch là kinh phí thực hiện, bởi khi huy động kinh phí từ phía gia đình HS hầu như không có, công tác xã hội hóa giáo dục chưa thực hiện được”. Vì vậy, để thực hiện kế hoạch có hiệu quả, đối với trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT Bắc Quang cần thiết phải huy động các nguồn lực để kế hoạch tổ chức HĐTN có tính khả thi.

2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT Bắc Quang

Chúng tôi thu thập đánh giá của CBGV về thực trạng việc tổ chức thực hiện HĐTN cho học sinh ở trường phổ thông DTNT THCS & THPT Bắc Quang, Hà Giang ở câu hỏi 7 (phụ lục 1), kết quả như sau:

Bảng 2.12. Thực trạng việc tổ chức thực hiện HĐTN cho học sinh



Nội dung

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Chưa thực

hiện


ĐTB

Thứ bậc

SL

ĐTB

SL

ĐTB

SL

ĐTB

1. Tổ chức những hoạt động lớn, qui mô trường và thực hiện sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức Đoàn và các lực lượng giáo dục khác

ngoài nhà trường


40


2.40


10


0.4


0


0.0


2.80


1

2. Thành lập ban chỉ đạo HĐTN gồm Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng, đại diện công đoàn, Bí thư đoàn trường, giáo viên và đại diện

Ban đại diện cha mẹ học sinh


37


2.22


13


0.5


0


0.0


2.74


2

3. Hiệu trưởng sắp xếp bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm quản lí, huy động cơ sở vật chất, tài chính phục

vụ cho thực hiện kế hoạch


31


1.86


17


0.7


2


0.0


2.58


3

4. Tổ chức bồi dưỡng cho các lực lượng tham gia tổ

chức hoạt động trải nghiệm


27


1.62


19


0.8


4


0.1


2.46


5

5. Tổ chức tọa đàm, giao

lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với các trường bạn


15


0.90


30


1.2


5


0.1


2.20


5

Điểm trung bình chung

2.56


Kết quả khảo sát cho thấy các nội dung tổ chức thực hiện HĐTN được tiến hành ở mức thường xuyên với 2.56 điểm. Nội dung được tiến hành thường xuyên nhất là Tổ chức những hoạt động lớn, qui mô trường và thực hiện sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức Đoàn và các lực lượng giáo dục khác ngoài nhà trường” với 2.80 điểm. Đa số các ý kiến được hỏi cho rằng nội dung này thường xuyên được thực hiện. Nhà trường cũng đã thành lập ban chỉ đạo HĐTN gồm Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng, đại diện công đoàn, Bí thư đoàn trường, giáo viên và đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh (2.74 điểm); Hiệu trưởng sắp xếp bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm quản lí, huy động cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho thực hiện kế hoạch cũng được tiến hành thường xuyên (2.58 điểm). Trong quá trình hoạt động công tác giao lưu tọa đàm, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với các trường bạn cũng rất quan trọng giúp cho nhà trường có thể học hỏi những kinh nghiệm hay trong quá trình tổ chức HĐTN cho học sinh, tuy nhiên theo khảo sát đây là nội dung ít được thực hiện nhất chỉ với 2.20 điểm.

Bên cạnh đó một số nội dung còn chưa được thực hiện thường xuyên, đó là hoạt động tổ chức bồi dưỡng cho các lực lượng tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm chưa bao giờ được tổ chức; hoạt động Tổ chức tọa đàm, giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với các trường bạn thỉnh thoảng thực hiện. Đây là vấn đề tồn tại thực trong công tác quản lí hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Là một trường vùng cao, nên trường PT DTNT THCS & PTTH Bắc Quang gặp nhiều khó khăn trong việc giao lưu, học hỏi các kinh nghiệm của các trường bạn chủ yếu là do giao thông đi lại khó khăn, hoạt động trải nghiệm còn chưa được coi là chương trình chính thống, trên lớp các thầy cô chủ yếu thực hiện hoạt động dạy học là chính; phần lớn cha mẹ học sinh cũng chưa thấy được vai trò của HĐTN đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh lứa tuổi phổ thông.

2.3.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT Bắc Quang

Trong thời gian qua các cấp quản lí của trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT Bắc Quang thường xuyên tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch HĐTN.

Chúng tôi thu thập đánh giá của CBGV về thực trạng việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường phổ thông DTNT THCS & THPT Bắc Quang, Hà Giang ở câu hỏi 8 (phụ lục 1), kết quả như sau:


Hình 2 2 Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm 1

Hình 2.2. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông DTNT THCS & THPT Bắc Quang

Tiến hành thường xuyên nhất là công tác chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp và hình thức HĐTN cho học sinh (70%). Đây là sự thay đổi tất yếu để phù hợp với tinh thần chương trình giáo dục phổ thông mới trong đó coi trọng và dành thời lượng lớn cho HĐTN, và để đưa học sinh tham gia vào hoạt động trải nghiệm giáo viên phải thay đổi cách thức thực hiện HĐTN cho nên những chỉ đạo của cấp lãnh đạo là kịp thời.

Các biện pháp chỉ đạo khác cũng được tiến hành thường xuyên ở mức cao dao động từ 40 - 64% và tỉ lệ các biện pháp chỉ đạo thực hiện HĐTN chưa thực

hiện rất thấp, điều này thể hiện sự nỗ lực cố gắng rất lớn của tập thể CBQL, GV nhà trường trong việc đưa nội dung trải nghiệm vào chương trình học tập chính khóa của học sinh. Trong đó nội dung “Chỉ đạo GV xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động trải nghiệm”, mức độ thực hiện thường xuyên đạt 40%.

2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT Bắc Quang

Chúng tôi thu thập đánh giá của CBGV về thực trạng việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường phổ thông DTNT THCS & THPT Bắc Quang, Hà Giang ở câu hỏi 9 (phụ lục 1), kết quả như sau:

Bảng 2.13. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho học sinh


Các tiêu chí

Mức độ


ĐTB


Thứ bậc

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Chưa thực

hiện

SL

ĐTB

SL

ĐTB

SL

ĐTB


1. Xây dựng (xác định) các tiêu chí kiểm tra hoạt động

trải nghiệm


42


2.52


8


0.3


0


0.0


2.84


1

2. Tổ chức thu nhập các thông tin cho việc đánh giá HĐTN thông qua nhiều

kênh thông tin


33


1.98


10


0.4


7


0.1


2.52


2

3. Chỉ đạo lựa chọn các hình thức phương pháp kiểm tra phù hợp để đánh

giá HDTN


22


1.32


26


1.0


2


0.0


2.40


3

4. Điều chỉnh kế hoạch hoạt động trải nghiệm (cả về hình thức, nội dung, phân bổ thời gian...) cho phù hợp

với học sinh


26


1.56


14


0.6


10


0.2


2.32


4

5. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch các hoạt động trải nghiệm có đảm bảo mục

tiêu chương trình.


20


1.50


10


0.5


10


0.3


2.25


5

Điểm trung bình chung

2.47


Nhận xét: Tất cả 5 công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT Bắc Quang đánh giá thực hiện đầy đủ nhưng ở mức độ khá tốt, thể hiện điểm trung bình chung của cả 5 tiêu chí được khảo sát là 2,47 điểm và 5/5 tiêu chí của HĐTN có điểm trung bình từ 2,25 đến 2,84. Mức độ thực hiện biện pháp kiểm tra hoạt động trải nghiệm không đồng đều mà có các mức độ cao thấp khác nhau.

Tiêu chí được xác định thực hiện tốt nhất là việc “Tổ chức thu nhập các thông tin cho việc đánh giá HĐTN thông qua nhiều kênh thông tin” xếp thứ 1/5 với 2,84 điểm; thứ hai là “Xây dựng (xác định) các tiêu chí kiểm tra hoạt động trải nghiệm” xếp 2/5 với 2,52 điểm; thứ ba là “Chỉ đạo lựa chọn các hình thức phương pháp kiểm tra phù hợp để đánh giá HĐTN” xếp thứ 3/5 với 2,40 điểm. Nội dung “Điều chỉnh kế hoạch hoạt động trải nghiệm (cả về hình thức, nội dung, phân bổ thời gian...) cho phù hợp với học sinh” cũng được đánh giá ở mức thỉnh thoảng với 2.32 điểm.Nội dung “Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch các hoạt động trải nghiệm có đảm bảo mục tiêu chương trình” ít được thực hiện nhất chỉ với 2.25 điểm.

Như vậy có thể thấy, ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT Bắc Quang, Hà Giang, công tác kiểm tra, đánh giá đã được quan tâm. Nhà trường đã sát sao trong việc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch HĐTN như đề ra tiêu chí kiểm tra, thu thập thông tin để đánh giá, lựa chọn hình thức kiểm tra. Song việc kiểm tra mục tiêu của HĐTN hay viêc điều chỉnh kế hoạch HĐTN cho phù hợp chưa được quan tâm sát sao. Thầy Đ. Đ. A cho rằng: “Kế hoạch HĐTN ở trường chúng tôi thường được thực hiện theo kế hoạch của Sở Giáo dục và đào tạo, còn việc thực hiện kế hoạch trải nghiệm như thế nào, hình thức ra sao là do trường lựa chọn”. Chúng tôi thiết nghĩ các cấp quản lí nên giao quyền tự chủ cho các trường nhiều hơn nữa trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm để các trường có thể tổ chức các HĐTN cho phù hợp với địa phương cũng như điều kiện của nhà trường.

2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT Bắc Quang, Hà Giang

Chúng tôi thu thập đánh giá của CBGV về thực trạng việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường phổ thông DTNT THCS & THPT Bắc Quang, Hà Giang ở câu hỏi 10 (phụ lục 1), kết quả như sau:

Bảng 2.14. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí HĐTN cho học sinh



Các yếu tố

Mức độ ảnh hưởng


ĐTB


Thứ bậc

Ảnh

hưởng nhiều

Ảnh hưởng ít

Không ảnh hưởng

SL

ĐTB

SL

ĐTB

SL

ĐTB

1. Năng lực của GV

42

2.52

7

0.3

1

0.0

2.82

1

2. Cơ sở vật chất, kinh phí cho HĐTN

38

2.28

11

0.4

1

0.0

2.74

2

3. Đặc điểm văn hóa dân tộc

34

2.04

13

0.5

3

0.1

2.62

3

4. Sự phối hợp, ủng hộ của các lực

lượng giáo dục trong và ngoài trường

36

2.16

6

0.2

8

0.2

2.56

4

5. Tính tích cực tham gia các hoạt động

trải nghiệm của học sinh

25

1.50

21

0.8

4

0.1

2.42

5

6. Nhận thức của CBQL về tầm quan

trọng của HĐTN ở trường PTDT nội trú THCS & THPT


21


1.26


19


0.8


10


0.2


2.22


6

Từ số liệu thu được ở bảng 2.8 chúng tôi có nhận xét sau:

Chỉ có một số lượng ít CBQL, GV đã không cảm thấy bị ảnh hưởng về “Nhận thức của CBQL về tầm quan trọng của HĐTN ở trường PTDT nội trú THCS & THPT ” (2.22 điểm).

Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến công tác quản lí HĐTN là Năng lực của GV xếp thứ nhất với 2.80 điểm điểm. Trong quá trình tổ chức, GV còn thiếu về kỹ năng, phương pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm nên trong thời gian tới để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các hoạt động giáo dục mỗi giáo viên cần tự học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ của mình, mặt khác nhà trường cũng nên tổ

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí