Tăng Cường Cơ Sở Vật Chất, Trang Thiết Bị Phục Vụ Hoạt Động Trải Nghiệm A/ Mục Tiêu

phổ thông còn hạn chế, đôi khi không diễn đạt hết ý kiến của mình làm cho người nghe cảm thấy “nóng mặt”; nếu như GV thiếu am hiểu tường tận và thông cảm sâu sắc thì dễ kết luận đó là những hành vi “thiếu lễ độ”. Vì vậy, GV cần nắm vững đặc điểm này, thận trọng suy xét trong quá trình đánh giá phẩm chất đạo đức của từng em. Các em học sinh miền núi thường có lòng tự trọng cao, nếu các em gặp phải những lời phê bình nặng nề, gay gắt hoặc khi kết quả học tập kém, quá thua kém bạn bè một vấn đề nào đó trong sinh hoạt, bị dư luận bạn bè chê cười,... các em dễ xa lánh thầy cô giáo và bạn bè hoặc bỏ học. Nếu GV không hiểu rõ thì có thể cho rằng các em hay tự ái. Từ đó GV thiếu nhiệt tình cần thiết để tìm ra phương hướng và biện pháp giải quyết những mắc mớ của các em.

- CBQL chỉ đạo mở các lớp/khóa bồi dưỡng về kỹ năng HĐTN, trong đó có các kỹ năng:

+ Kỹ năng tìm hiểu đặc điểm học sinh khi tổ chức các HĐTN: Hiểu biết những đặc điểm của từng em học sinh (về sức khỏe, sinh lý, trình độ nhận thức, năng lực hoạt động, năng khiếu, sở thích, nguyện vọng, quan hệ xã hội, bạn bè…). Từ kết quả này để phân loại học sinh theo trình độ năng lực, ý thức học tập, thói quen hành vi… để có biện pháp tổ chức các HĐTN thích hợp cho các em

+ Kỹ năng tìm hiểu văn hóa vùng miền gồm: Kỹ năng nhận diện các giá trị văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc, kỹ năng thực hiện điền dã, nghiên cứu thực tế để tìm kiếm các đặc trưng văn hóa có giá trị sử dụng trong hoạt động trải nghiệm cho học sinh,...

+ Kỹ năng giao tiếp trong môi trường trải nghiệm: GV khi tiếp xúc với HS và phụ huynh HS là người dân tộc thiểu số cần biết và học tiếng dân tộc nhằm kịp thời trao đổi thông tin trong công tác tổ chức các HĐTN. Do vậy, GV phải có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ đặc trưng của một số dân tộc tại địa phương.

+ Kỹ năng lập kế hoạch trải nghiệm: Kế hoạch trải nghiệm có thể tổ chức trong thực tế được hay không đòi hỏi GV phải có kỹ năng tìm hiểu, xác định được mong muốn, nhu cầu của HS khi tham gia các hoạt động trải nghiệm để có kế

hoạch trải nghiệm cụ thể. Mỗi một HS có ưu điểm và hạn chế riêng, do vậy, GVC cần chú ý đến đặc điểm HS để lập kế hoạch.

+ Kỹ năng đưa ra nhiều phương án tổ chức hoạt động và lựa chọn phương án tốt nhất, kỹ năng xác định chủ đề, tên hoạt động, kỹ năng thiết kế kế hoạch tổ chức HĐTN cho học sinh, kỹ năng xây dựng kịch bản hoạt động, kỹ năng thiết kế các dự án trải nghiệm của học sinh, kỹ năng điều phối hoạt động và đánh giá kết quả hoạt động...

+ Kỹ năng vận dụng các nguyên tắc, các yếu tố tổ chức HĐTN tạo sự hứng thú cho HS. Để gia tăng hiệu quả học tập cho HS trong HĐTN, mỗi GV cần nắm rõ các nguyên tắc tổ chức HĐTN. Cách truyền đạt của GV đòi hỏi phải mang tính chuyên nghiệp. Người tổ chức phải ý thức được hứng thú học tập của HS trong HĐTN là nhân tố quan trọng nhất đem đến sự thành công. Nhiều GV phản ánh rằng họ cảm thấy bị gián đoạn khi HS tỏ ra không thích tham gia hoạt động do mình tổ chức. Gia tăng mức độ tập trung của HS trong quá trình tổ chức; Nhận biết sắc thái tình cảm của HS: Thông qua các biểu hiện của HS ở từng tình huống cụ thể người tổ chức có thể biết được HS có phải đang sẵn sàng học hỏi hay không. Các em luôn có khuynh hướng nỗ lực nếu bản thân thấy thích, tin rằng tham gia mình sẽ thành công. GV nhận biết cảm xúc của HS qua các biểu hiện thích thú hay chán nản và khéo léo điều chỉnh.

- Đa dạng hóa các hình thức tổ chức bòi dưỡng cho GV. Nhà trường có thể tổ chức các hình thức bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho GV dưới nhiều hìn thức như mời báo cáo viên triển khai cho các GV, biên soạn tài liệu, cung cấp tài liệu, mời tham gia các hội thảo, tập huấn của các cấp cao hơn, giao lưu học hỏi các mô hình tốt,…

- Hàng tháng, họp liên tịch, họp hội đồng sư phạm, họp tổ chuyên môn... mời giáo viên có kinh nghiệm, kỹ năng truyền đạt lại để cùng học tập sáng kiến, kinh nghiệm lẫn nhau trong hoạt động trải nghiệm. Tổ chức các buổi chuyên đề về kỹ năng hoạt động ngay tại trường do giáo viên trong trường tự tìm tòi, nghiên cứu phụ trách thực hiện.

c/ Điều kiện thực hiện

- Hiệu trưởng chỉ đạo việc chuẩn bị nguồn tài liệu, học liệu, thiết bị dạy học… cho công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng.

- Hiệu trưởng thường xuyên quan tâm đến điều kiện làm việc và hoàn cảnh gia đình của giáo viên, nhu cầu của GV để cử GV thực hiện bồi dưỡng.

3.2.5. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động trải nghiệm a/ Mục tiêu

Trang thiết bị phục vụ cho các HĐTN giữ một vai trò rất quan trọng mà khi thiếu nó hoạt động có thể bị thất bại hoàn toàn. Do đó, để HĐTN đạt hiệu quả, chất lượng tốt cần có sự chuẩn bị đầy đủ CSVC, trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động. Việc tăng cường CSVC, trang thiết bị trên cơ sở hoàn thiện dần từng bước những trang thiết bị sẵn có sẽ giúp cho các HĐTN diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn.

b/ Nội dung và cách thức thực hiện

Để thực hiện việc trang bị đầy đủ CSVC, trang thiết bị phục vụ cho các HĐTN là hết sức tốn kém và không thể thực hiện trong thời gian ngắn. Do đó, hiệu trưởng cần:

- Lập kế hoạch trang bị dần hàng năm thật chi tiết, cụ thể nhằm xác định rõ những phương tiện, trang thiết bị nào cần thiết phải được trang bị và cân đối nguồn kinh phí để thực hiện.

- Huy động các nguồn lực như: ngân sách được cấp hàng năm, đóng góp của cha mẹ học sinh, mạnh thường quân, hỗ trợ của địa phương, các doanh nghiệp... trong việc trang bị CSVC cần thiết. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để người được phân công hoàn thành nhiệm vụ của mình.

- Đối với các trang thiết bị đắt tiền nhưng ít được sử dụng thường xuyên, hiệu trưởng nên tính đến việc thuê mượn sẽ hiệu quả hơn.

- Bảo quản, sử dụng hiệu quả các trang thiết bị đã có.

- Các đơn vị có sân bãi hẹp, trang thiết bị kém có thể huy động nguồn tài trợ của các doanh nghiệp, ngân hàng, từ nguồn xã hội hóa giáo dục.

c/ Điều kiện thực hiện

- Ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng phải lập kế hoạch cho việc chi kinh phí phục vụ HĐTN để báo cáo trước hội đồng sư phạm, trước hội nghị công nhân viên chức đầu năm học.

- Đảm bảo thực hiện tốt khâu quản lý CSVC phục vụ cho HĐTN.

- Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong việc tăng cường cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ HĐTN.

3.2.6. Huy động các nguồn lực giáo dục trong và ngoài nhà trường để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh

a/ Mục tiêu

Huy động các nguồn lực giáo dục trong và ngoài nhà trường như cha mẹ học sinh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cơ quan đoàn thể chính quyền địa phương, các doanh nghiệp trên địa bàn,... nhằm tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

b/ Nội dung và cách thực hiện

- Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp phối hợp với giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn trường thảo luận các nội dung, chương trình, kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

- Hiệu trưởng chỉ đạo cán bộ Đoàn các cấp bám sát nhiệm vụ năm học và nhiệm vụ của Đoàn để xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm phù hợp trong cả năm, theo khối lớp.

- Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ động liên lạc với cha mẹ học sinh, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các điểm văn hóa du lịch để triển khai tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm huy động nguồn tài chính, cơ sở vật chất, nhân lực và nguồn lực thông tin phục vụ cho hoạt động trải nghiệm. Hiệu trưởng cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, giáo viên chủ nhiệm với cha mẹ học sinh và các lực lượng tham gia để tổ chức có hiệu quả hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo chủ đề giáo dục cho học sinh.

- Hiệu trưởng khuyến khích Đoàn thanh niên chủ động phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội ngoài trường để tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

- Hiệu trưởng tạo điều kiện cho tổ chức Đoàn phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo chủ đề giáo dục cho học sinh như tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về truyền thống của Đoàn trong dịp 70 26/3, thi tìm hiểu Luật An toàn giao thông, Luật Phòng chống ma túy HIV/ AIDS… Bằng hình thức sân khấu hóa, đối thoại, xem video… trong đó có sự tham gia trực tiếp của học sinh và bày tỏ chính kiến của mình về những nội dung được trải nghiệm trong thực tiễn.

- Hiệu trưởng chỉ đạo phối hợp với Chính quyền địa phương phối hợp để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh, hỗ trợ về nguồn kinh phí và chính sách để tổ chức HĐTN cho HS.

Huy động các nguồn lực xã hội ở địa phương phối hợp để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh, huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ về kinh phí để cải tạo lại lớp học, đầu tư phòng truyền thống nhà trường phong phú, trong phòng truyền thống trưng bày trang phục dân tộc của HS, hiện vật thể hiện nét đặc trưng về văn hóa của các dân tộc. Vận dụng các giá trị văn hóa, các sản phẩm văn hóa dân tộc thiểu số đưa vào nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục văn hóa, tổ chức đời sống nội trú cho học sinh nhằm hình thành một môi trường sống thân thiện, cởi mở, đoàn kết và đậm đà bản sắc dân tộc giúp cho học sinh cảm nhận được sự gần gũi, gắn bó như cuộc sống của gia đình ở quê hương.

Huy động sự ủng hộ của các lực lượng trong và ngoài nhà trường xây dựng kiến trúc trong xây dựng cơ sở vật chất nhà trường mang đậm nét văn hóa của các dân tộc, cách bài trí, sắp xếp các chỗ ăn, ở, ngủ, nghỉ của các dân tộc thiểu số vào cách bài trí sắp xếp chỗ ở của học sinh tạo nên sự thân thiện và gần gũi. Sử dụng một số vật liệu, vật phẩm văn hóa dân tộc để trang trí, trưng bày, phối cảnh hình thành nét đẹp thẩm mỹ và đậm đà bản sắc với môi trường xung quanh...

c/ Điều kiện thực hiện

Hiệu trưởng phải xây dựng tốt mối quan hệ với các lực lượng tham gia tổ chức HĐTN như GV, Đoàn thanh niên, cha mẹ học sinh, các đoàn thể xã hội, các doanh nghiệp địa phương,… để nâng cao hiệu quả của HĐTN.

3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp đề xuất có mối quan hệ thống nhất với nhau, liên hệ chặt chẽ với nhau. Thực hiện tốt biện pháp này sẽ chi phối việc thực hiện các biện pháp còn lại, do đó cần có sự phối hợp hài hoà giữa các biện pháp trong quá trình thực hiện hoạt động thì mới có thể nâng cao được chất lượng và hiệu quả hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT Bắc Quang. Khi các đoàn thể giáo dục trong và ngoài nhà trường đã có sự hiểu biết đúng đắn, CBQL giỏi về chuyên môn nghiệp vụ thì một điều cũng rất quan trọng để hoạt động trải nghiệm đạt hiệu quả đó là cần đảm bảo được các điều kiện vật chất để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Sản phẩm hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT Bắc Quang chính là kỹ năng, thái độ mà học sinh học được thông qua các buổi trải nghiệm. Để góp phần hoàn thiện công tác quản lí, chỉ đạo tổ chức hoạt động trải nghiệm nhất thiết phải có việc kiểm tra đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động, từ đó rút ra bài học phát huy những mặt tích cực và tránh những mặt còn hạn chế trong những lần tổ chức sau. Việc kiểm tra đánh giá phải dựa trên kế hoạch đề ra, yêu cầu về mục tiêu giáo dục cần đạt của hoạt động và đánh giá cần dựa vào một quy trình thống nhất thì kết quả mới mang tính khách quan tin cậy.

Các biện pháp trên đều hết sức quan trọng và có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Chúng là các một mắt xích quan trọng trong một chuỗi thống nhất. Mỗi biện pháp có thế mạnh riêng nhưng tuỳ thuộc vào từng điều kiện hoàn cảnh tuỳ từng môi trường, nhà trường mà có biện pháp thích ứng, hiệu quả cần thiết hơn. Muốn đạt được hiệu quả tốt nhất trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT Bắc Quang thì cần thực hiện một cách đồng bộ tất cả các biện pháp.

3.5. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

3.5.1. Những vấn đề chung về khảo nghiệm

3.5.1.1. Mục tiêu

Trên cơ sở các biện pháp đã đề xuất chúng tôi xin ý kiến của CBQL, giáo viên nhằm khẳng định tính cần thiết và khả thi của biện pháp. Trên cơ sở áp dụng, triển khai các biện pháp đã đề xuất để nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường THPT Bắc Quang.

3.5.1.2. Nội dung, phương pháp, đối tượng khảo sát

- Khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT Bắc Quang.

- Xây dựng phiếu khảo sát về các tính cần thiết và khả thi của các biện pháp, xin ý kiến chuyên gia về các biện pháp đề xuất.

- Đối tượng khảo nghiệm:

Chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của CBQL, GV trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT Bắc Quang bao gồm: 15 cán bộ các Ban, Ngành đoàn thể, 5 chuyên gia, 50 người là cán bộ quản lí và giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT Bắc Quang.

- Cách đánh giá:

Sử dụng thang likert với 3 mức độ để khảo sát, số liệu thu được xử lý theo cách cho điểm như sau:

+ Với những lựa chọn cho mức độ rất cần thiết, rất khả thi: 3 điểm.

+ Lựa chọn mức độ cần thiết, khả thi: 2 điểm.

+ Lựa chọn mức không cần thiết, không khả thi: 1 điểm Dựa trên điểm số thu được, tính ĐTB cho các nội dung khảo sát, dựa trên ĐTB tiến hành lượng giá như sau:

+ 1,00 ≤ ĐTB ≤ 1.67: Mức thấp (không cần thiết, không khả thi).

+ 1.67 < ĐTB ≤ 2.34: Mức trung bình (cần thiết, khả thi).

+ 2.34 <ĐTB ≤ 3,00: Mức cao (rất cần thiết, rất khả thi).

3.5.2. Phân tích kết quả khảo nghiệm

3.5.2.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lí hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT Bắc Quang.

Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lí hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT Bắc Quang‌


TT


Các biện pháp

Mức độ cần thiết của các biện pháp


X

Thứ bậc

Rất cần thiết

Cần thiết

Không cần

thiết

SL

ĐTB

SL

ĐTB

SL

ĐTB

1

Nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về vị trí, vai trò,

tầm quan trọng của các HĐTN


55


2.36


8


0.23


7


0.10


2.61


6

2

Nâng cao hiệu quả công tác quản lí của hiệu trưởng đối

với các HĐTN


60


2.57


10


0.29


0


0.00


2.86


3

3

Phát triển chương trình

HĐTN phù hợp với điều kiện của nhà trường


62


2.66


8


0.23


0


0.00


2.89


2

4

Tổ chức bồi dưỡng năng lực

tổ chức HĐTN cho GV

58

2.49

8

0.23

4

0.06

2.77

5

5

Tăng cường CSVC, trang

thiết bị phục vụ HĐTN

60

2.57

7

0.20

3

0.04

2.81

4

6

Huy động các nguồn lực để

tổ chức HĐTN cho học sinh

65

2.79

5

0.14

0

0.00

2.93

1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở và trung học phổ thông Bắc Quang, Hà Giang - 11

Tất cả 6 biện pháp đề xuất đều được đánh giá là rất cần thiết thể hiện ở giá trị trung bình là 2.82. Biện pháp “Nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của các HĐTN” với điểm trung bình là X = 2.61 được coi là biện pháp được đánh giá ít cần thiết nhất. Đem thắc mắc này hỏi cô T.T. H về vấn đề này chúng tôi nhận được câu trả lời như sau: “Các thầy cô giáo ở trường THPT Bắc Quang có tuổi đời còn trẻ nên sự nhiệt huyết, nhiệt tình trong công việc rất cao cộng với lòng yêu nghề, yêu học sinh nên các hoạt động của nhà trường đều rất chủ động tham gia, trong đó có hoạt động trải nghiệm”.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí