đạo, tổ chức các hoạt động giáo dục an ninh an toàn cho HS PTDTBT THCS sẽ đạt hiệu quả tốt. Ngược lại, ở những vùng miền điều kiện sống còn khó khăn, dân trí thấp, giao thông không thuận tiện, điều kiện, cơ sở vật chất phục vụ giáo dục hạn chế thì sẽ có nhiều thách thức, trở ngại đối với cán bộ quản lý trong việc tổ chức các hoạt động đảm bảo an ninh an toàn cho HS PTDTBT THCS ở nhà trường.
1.5.1.3. Môi trường sống nội trú của học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
- Trường PTDTBT THCS là trường phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân. Theo Thông tư 24/2010/TT-BGDĐT thì trường PTDTBT THCS là trường chuyên biệt, được Nhà nước thành lập cho con em các dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này. Trường PTDTBT THCS có số lượng học sinh bán trú theo quy định phải đảm bảo tối thiểu 50% tổng số học sinh toàn trường. Bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ chung của một trường theo quy định Điều lệ trường học thì trường PTDTBT THCS còn có nhiệm vụ quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng một số lượng học sinh dân tộc thiểu số, con hộ nghèo ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, được cấp có thẩm quyền cho phép ở lại trường để học tập trong tuần, do không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày.
- Các trường PTDTBT THCS đều tổ chức cho học sinh bán trú ăn, ở và sinh hoạt tập trung tại trường, một số ít trường do cơ sở vật chất còn hạn chế nên bố trí cho học sinh bán trú ở nhờ nhà dân ở xung quanh trường. Mọi hoạt động liên quan đến sinh hoạt của học sinh bán trú đều do nhà trường quản lý. Công tác tổ chức ăn ở, sinh hoạt cho học sinh bán trú đã được các nhà trường thực hiện theo các phương châm "ba tập trung" (nhà ở tập trung cho học sinh bán trú, ăn tập trung và quản lý tập trung); “sáu hơn ở nhà” (ăn ngon hơn, vui hơn, an toàn hơn, lao động tốt hơn, ở tốt hơn và học tập tốt hơn) và thực hiện “ba đủ ” cho học sinh bán trú (đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở).
Là môi trường thuận lợi để tổ chức các nội dung giáo dục đặc thù ở trường PTDTBT THCS, thu hút và tạo động cơ học tập đúng đắn cho học sinh dân tộc thiểu số; các hoạt động này đã góp phần vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số; tạo sân chơi bổ ích cho học sinh, thúc đẩy học sinh thực hiện tốt công tác chuyên cần, khắc phục cơ bản được tình trạng học sinh dân tộc thiểu số bỏ học.
1.5.2. Yếu tố chủ quan
Trong những năm gần đây, cùng với việc đổi mới toàn diện giáo dục theo nghị quyết 29 của BCH Trung ương đảng, việc chăm lo cho giáo dục vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm.
Để trường PTDTBT giáo dục có hiệu quả, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, hỗ trợ cho học sinh, giáo dục của nhà trường (Quyết định 85/2010/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường PTDTBT; Quyết định 36/2013/QĐ-TTg quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh tại các trường ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Nghị định 116/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn bản đặc biệt khó khăn).
HĐND tỉnh Lào Cai trong năm 2016 đã ban hành Nghị quyết số 58/2016/NQ- HĐND, Nghị quyết về các chính sách hỗ trợ phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh, trong đó có quy định về hỗ trợ tiền ăn; hỗ trợ cho giáo viên quản lý học sinh và cấp dưỡng nấu ăn cho học sinh; hỗ trợ học phẩm và sách giáo khoa cho học sinh phổ thông ở các xã khu vực III và các thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 - 2020.
1.5.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên về giáo dục an ninh an toàn cho học sinh Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
Có thể bạn quan tâm!
- Quản Lý Giáo Dục An Ninh An Toàn Cho Học Sinh Trường Ptdtbt Thcs
- Hoạt Động An Toàn Trong Công Tác Phòng Chống Cháy Nổ.
- Nội Dung Quản Lý Giáo Dục An Ninh Và An Toàn Cho Học Sinh Trong Trường Ptdtbt Thcs
- Thực Trạng Quản Lý Giáo Dục An Ninh An Toàn Tại Các Trường Ptdtbt Trên Địa Bàn Huyện Bảo Thắng
- Tổng Hợp Đánh Giá Kết Quả Giáo Dục Giáo Dục An Ninh An Toàn Cho Học Sinh Ở Trường Ptdtbt Thcs Huyện Bảo Thắng
- Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Chỉ Đạo Giáo Dục An Ninh An Toàn
Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.
Trình độ nhận thức của đội ngũ CBQL có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giáo dục an ninh an toàn cho HS PTDTBT THCS. Nhận thức đúng giúp nhà trường phát huy được thế mạnh của giáo viên và các lực lượng giáo dục tham gia vào quản lý giáo dục an ninh an toàn cho HS PTDTBT THCS, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng giáo dục và quản lý hoạt động này.
Nhận thức của các lực lượng quản lý giáo dục và giáo viên về hoạt động giáo dụcan ninh an toàn cho HS PTDTBT THCS, được đánh giá bởi các vấn đề như nhận thức về sự cần thiết phải giáo dục an ninh an toàn cho HS PTDTBT THCS; hiểu thế nào làgiáo dục an ninh an toàn; ý nghĩa vai trò của giáo dục an ninh an toàn cho HS PTDTBT THCS. Vai trò chức năng nhiệm vụ và mối quan hệ giữa Ban giám hiệu, CBQL, giáo viên, vai trò trách nhiệm của gia đình và các tổ chức ngoài xã hội trong việc giáo dục an ninh an toàn cho HS PTDTBT THCS; mối quan hệ giữa nhà trường
- gia đình - các tổ chức ngoài xã hội đối với việc giáo dục kỹ năng cho HS PTDTBT THCS hiện nay.
Nhận thức của cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên phù hợp với mục tiêu quản lý sẽ thúc đẩy cho hoạt động giáo dục an ninh an toàn cho HS PTDTBT THCS nhanh chóng đạt hiệu quả tối ưu và ngược lại khi nhận thức lệch lạc, chưa đúng với yêu cầu tổ chức giáo dục an ninh an toàn cho HS PTDTBT THCS sẽ trở thành lực cản việc tổ chức hoạt động giáo dục an ninh an toàn cho HS PTDTBT THCS của các trường PTDTBT THCS. Do vậy, nhận thức của các lực lượng này đúng sẽ tạo nên sự đồng thuận trong việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục an ninh an toàn cho HS PTDTBT THCS cũng như hiểu được sự cần thiết của việc tổ chức, nâng cao tinh trần trách nhiệm của họ trong hoạt động giáo dục an ninh an toàn cho HS PTDTBT THCS.
1.5.2.2. Nhận thức của học sinh Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở về an ninh an toàn và tầm quan trọng của giáo dụcan ninh an toàn
Nhận thức của HS PTDTBT THCS có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giáo dục giáo dục an ninh an toàn cho HS PTDTBT THCS. Nhận thức đúng giúp các em tham gia tích cực vào các hoạt động của của giáo viên và các lực lượng giáo dục trong giáo dụcgiáo dục an ninh an toàn cho chính mình. Nhận thức của HS PTDTBT THCS, được đánh giá bởi các vấn đề như nhận thức về sự cần thiết phải được giáo dục giáo dục an ninh an toàn, hiểu thế nào là giáo dục an ninh an toàn; ý nghĩa vai trò của giáo dục giáo dục an ninh an toàn. Nhận thức của HS PTDTBT THCS về giáo dục an ninh an toàn phù hợp với mục tiêu quản lý của nhà trường sẽ thúc đẩy cho hoạt động giáo dục này nhanh chóng đạt hiệu quả tối ưu và ngược lại. Do vậy, nhận thức của HS PTDTBT THCS về giáo dục an ninh an toàn đúng sẽ tạo nên sự đồng thuận trong việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục an ninh an toàn cũng như hiểu được sự cần thiết của việc tổ chức, nâng cao tinh trần trách nhiệm của họ trong hoạt động giáo dục an ninh an toàn
1.5.2.3. Năng lực của cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
Đội ngũ CBQL giáo dục, giáo viên là lực lượng chủ đạo quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường. Nếu đội ngũ cán bộ có năng lực quản lý tốt, am hiểu về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống nói chung, giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục nói riêng, xác định được nội dung và các phương pháp, hình thức tương ứng để triển khai hoạt động này thì việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dụcgiáo dục an ninh an toàn cho HS PTDTBT THCS sẽ đạt hiệu quả. Nếu đội ngũ giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có
kiến thức chuyên môn vững vàng, có năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục và dạy học, không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thì việc thực hiện các hoạt động giáo dục giáo dục an ninh an toàn cho HS PTDTBT THCS sẽ có chất lượng tốt, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường. Ngược lại, năng lực của đội ngũ cán bộ và giáo viên hạn chế sẽ không đảm bảo chất lượng của hoạt động quản lý giáo dục trong nhà trường nói chung, giáo dục giáo dục an ninh an toàn cho HS PTDTBT THCS nói riêng.
Các yếu tố về tự nhiên, môi trường sống, môi trường xã hội, đặc điểm tâm sinh lý học sinh có ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý giáo dục giáo dục an ninh an toàn ở các đơn vị trường phổ thông dân tộc bán trú THCS trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
Kết luận chương 1
Qua tìm hiểu các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu, có thể rút ra một số kết luận sau:
Trường học nội trú là một loại hình trường học đã có từ rất lâu (trên thế giới cũng như ở Việt Nam), trường học nội trú tạo điều kiện tốt nhất để phát triển toàn diện học sinh (tính ưu việt của nó đã được khẳng định). giáo dục giáo dục ở trường bán trú cơ bản được tổ chức như trường nội trú (điểm khác cơ bản là số thời gian ở trường của học sinh bán trú ít hơn ở trường nội trú). Trường PTDTBT là một loại hình trường chuyên biệt dành cho con em đồng bào các dân tộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.
an ninh và an toàn cho học sinh trong trường bán trú là một bộ phận của quản lý nhà trường, có tầm quan trọng đặc biệt trong công tác quản lý giáo dục trong nhà trường bán trú hiện nay vì vấn đề an ninh và an toàn cho học sinh trong trường học là một trong những tiêu chí đầu tiên để phụ huynh giao con em cho nhà trường chăm sóc hàng tuần.
giáo dục giáo dục an ninh an toàn của học sinh trường PTDTBT là rất cần thiết, có vai trò quan trọng trong việc duy trì tỷ lệ chuyên cần, thu hút học sinh ra lớp đến trường, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh dân tộc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn.
Quản lý giáo dục an ninh an toàn có vai trò quan trọng ở các trường PTDTBT nhằm tạo cho các em học sinh tự tin, có nhận thức, kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng ứng phó với các tình huống, nguy cơ có thể xảy ra. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục an ninh an toàn thì BGH, Hội đồng giáo dục nhà trường, đặc biệt là người Hiệu trưởng phải làm tốt công tác quản lý. Nhà trường cần chú trọng đến tất cả các khâu, từ việc lập kế hoạch, tổ chức triển khai, chỉ đạo thực hiện đến việc kiểm tra đánh giá giáo dục an ninh an toàn trong nhà trường. Cần phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục khác ngoài nhà trường; việc xây dựng kế hoạch phải sát, phù hợp với điều kiện thực tế (cơ sở vật chất nhà trường, điều kiện kinh tế, xã hội, vị trí địa lý, phong tục tập quán,…) ở địa phương. Công tác quản lý phải được thực hiện một cách khoa học, thường xuyên và luôn có sự điều chỉnh hợp lý.
Tác giả đã phân tích và làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản về giáo dục an ninh an toàn của trường PTDTBT nói chung và giáo dục an ninh an toàn ở trường PTDTBT THCS nói riêng; các điều kiện, yếu tố cần thiết để tổ chức giáo dục an ninh an toàn hiệu quả. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để tác giả đề xuất các giải pháp quản lý giáo dục an ninh an toàn cho học sinh ở trường trường PTDTBT THCS. Tuy nhiên, muốn đề ra được các giải pháp mang tính khả thi và có hiệu quả thì đòi hỏi trong quá trình nghiên cứu, ngoài việc nắm vững những vấn đề về mặt lý luận còn phải có sự tìm hiểu, đánh giá một cách khách quan, khoa học về thực trạng công tác quản lý giáo dục an ninh an toàn ở các trường PTDTBT THCS.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC AN NINH VÀ AN TOÀN CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG PTDTBT THCS HUYỆN BẢO THẮNG
2.1. Giới thiệu chung về các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
2.1.1. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai
Bảo Thắng cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, có một quá trình lịch sử hình thành và phát triển lâu dài. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, huyện Bảo Thắng có địa giới hành chính khác nhau. Đến nay, thực hiện Nghị định 36 năm 2000 của Chính phủ, huyện Bảo Thắng chính thức có 15 xã với 236 thôn bản. Là một huyện vùng thấp của tỉnh Lào Cai, nằm trong lòng chảo của hai dãy núi Hoàng Liên Sơn về phía Tây tây bắc và dãy núi Pú Luông về phía Đông. Huyện có 15 xã, thị trấn được bố trí nằm dọc theo quốc lộ 4E và 70; có 2 xã và 1 thị trấn nằm trên trục tỉnh lộ
151. Một huyện có 15 xã, thị trấn với 15 dân tộc anh em cùng chung sống,chiếm tỷ lệ dân số đông nhất là người Kinh; Hmông; Dao đỏ; Dao tuyển; Dao họ; dân tộc Tày; dân tộc Xá Phó và dân tộc Dáy còn các dân tộc khác với số lượng ít sống đan xen với các anh em dân tộc khác. Chính vì vậy đã tạo nên một Bảo Thắng, mang cái rất riêng biệt so với các huyện trong tỉnh, cũng từ đó Bảo thắng có những nét văn hóa rất phong phú, đa dạng mang đậm nét và cái hồn cốt riêng của huyện cửa ngõ của tỉnh Lào Cai. Nói đến Bảo Thắng ngoài khu công nghiệp khai khoáng, với những nhà máy quy mô hiện đại, mọi người không thể không nhắc tới một Bảo Thắng với những lề hội và những ngày tết của rất đặc sắc mang đậm nét văn hóa tin ngưỡng và tinh thần của các đồng bào dân tộc thiểu số, như lễ hội hát qua làng của đồng bào dân tộc Dao ở xã bản Phiệt; Lễ hội Róong Pọoc của người Dáy ở xã Thái Niên; Lễ hội Lồng Tồng của người Tày xã Phú Nhuận; lễ cầu mùa của dân tộc Xá Phó xã Gia Phú; Đặc biệt hơn cả là lễ hội Sài Sán hay còn gọi là Gầu Tào, với nhiều các lễ nghi trong các tín ngưỡng khác trong sinh hoạt tinh thần của đồng bào dân tộc trên địa bàn huyện.
Trong những năm qua, thực hiện chương trình 135 (Quyết định số: 135/1998/ QĐ - TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định phê duyệt chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa), đặc biệt là Nghị quyết 30a (Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ, Nghị quyết về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo), huyện Bảo Thắng cũng như nhiều huyện nghèo khác trong cả nước
được Chính phủ ưu tiên nhiều chương trình đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội (phát triển điện, đường, trường, trạm; hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển giáo dục, văn hóa, xã hội,…). Nhờ đó, tình hình kinh tế xã hội huyện Bảo Thắng đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều công trình điện lưới, giao thông nông thôn, thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, trường học, trụ sở làm việc của các xã đã được đầu tư xây dựng. Đến nay, 21/21 xã thị trấn trên địa bàn huyện đã có điện lưới quốc gia, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng điện lưới đạt 72,4%, tỷ lệ thôn bản có điện lưới đạt 70,3%. Các tuyến đường từ huyện đến trung tâm xã đã được nâng cấp rải nhựa, 90% đường từ trung tâm các xã tới thôn đi được xe máy (trong đó 54,2% được cứng hóa). Tỷ lệ hộ người dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đạt 80,4%.
Tuy nhiên, là nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ dân trí còn nhiều hạn chế, tập quán canh tác lạc hậu, nhỏ lẻ, đời sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, vị trí địa lý không mấy thuận lợi (địa hình chủ yếu là núi đá) giao thông đi lại khó khăn, đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế xã hội của huyện. Theo thống kê năm 2015, toàn huyện có 12.919 hộ thì có 4.312 hộ nghèo và cận nghèo chiếm 33,35% (theo tiêu chí nghèo của giai đoạn 2011-2015). Theo tiêu chí chuẩn nghèo của giai đoạn 2016 - 2020 thì toàn huyện có 7.688 hộ nghèo và cận nghèo với 39.696 hộ nghèo chiếm 59,5% (hộ nghèo là 7.183 hộ; hộ cận nghèo 505 hộ).
Huyện Bảo Thắng năm học 2018-2019 toàn ngành có 53 đơn vị trường học có học sinh đang ở bán trú với 21 thôn bản (trong đó cấp Tiểu học có 988 học sinh, THCS có 1.213 học sinh)., có 7 trường THCS được công nhận là trường PTDTB bán trú nhiều năm có học sinh bán trú ăn ở tại trường, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 95% dân số trên tổng số học sinh nhà trường đó là Xã Thái Niên; Phong Niên; Gia Phú, Bản Cầm, Phong Hải, Tằng Loỏng học sinh chủ yếu dân tộc là dân tộc Tày, Mông, Dao, Xa Phó.
Vì vậy, xây dựng và tổ chức tốt mô hình các trường PTDTBT THCS có ý nghĩa thật sự quan trọng trong đó có công tác an ninh, an toàn cho học sinh khi ở tại trường.
2.1.2. Vị trí và tầm quan trọng của trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
Là một huyện vùng thấp của tỉnh Lào Cai nhưng đồng bào dân tộc thiểu số Bảo Thắng có điều kiện địa lý và kinh tế, xã hội vô cùng khó khăn. Trước đây, học sinh ở các bản vùng sâu, vùng xa phải đi bộ từ 5-13 km đường rừng để đến trường. Những ngày mưa lũ, giá rét, ngày mùa, học sinh nghỉ học rất nhiều, việc huy động học sinh ra lớp gặp không ít khó khăn. Trường PTDTBT ra đời đã góp phần quan