Để triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT, Hiệu trưởng cần: Dựa vào mục tiêu, nội dung giáo dục và nhiệm vụ của học kỳ, của năm học; dựa vào kế hoạch học tập chính khóa của học sinh; dựa vào đặc điểm trình độ nhận thức của học sinh vùng miền; dựa vào điều kiện tài chính, cơ sở vật chất của bản thân nhà trường, từ đó hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên xây dựng chương trình kế hoạch HĐTN cho học sinh và thực hiện kế hoạch hoạt HĐTN cho học sinh. HĐTN cho học sinh phải tạo được môi trường cho học sinh tham gia trải nghiệm cuộc sống thực tế gắn việc học đi đôi với thực hành, luyện tập. Thông qua đó, học sinh được củng cố, mở rộng tri thức đã học, rèn kĩ năng thực hành, khả năng thích ứng, sáng tạo trong cuộc sống.
- Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho HĐTN cho học sinh. Hiệu trưởng cần chỉ đạo tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất, tài chính để HĐTN cho học sinh được tiến hành một cách có hiệu quả nhất. Hiệu trưởng có thể dựa vào nguồn ngân sách của nhà nước và nguồn tài chính từ cha mẹ học sinh đóng góp hoặc do các nhà hảo tâm tài trợ.
- Chỉ đạo giáo viên kiểm tra, nhận xét và đánh giá kết quả HĐTN cho học sinh. Hoạt động này nhằm kích thích tính tích cực tham gia của học sinh và tạo động lực cho học sinh tham gia hoạt động có hiệu quả. Đánh giá có thể bằng hình thức nhận xét kết quả tham gia hoạt động của học sinh hoặc đánh giá tập thể, nhóm và đánh giá cá nhân.
Tóm lại, chỉ đạo HĐTN cho học sinh không chỉ diễn ra sau khi lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm mà nó là quá trình đan xen lẫn nhau. Hoạt động này ảnh hưởng đến các chức năng quản lí, điều hòa, điều chỉnh các HĐTN cho học sinh nhà trường trong quá trình quản lí.
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm
Đây là khâu cuối cùng trong chu trình quản lí của Hiệu trưởng trong công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên, học sinh. Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động trải nghiệm giúp Hiệu trưởng kịp thời phát hiện và điều chỉnh những lệch lạc, sai sót trong quá trình thực hiện kế hoạch từ đó đưa ra những uốn nắn, sửa chữa cần thiết.
Để triển khai công tác kiểm tra, đánh giá Hiệu trưởng cần: Xây dựng được bộ các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm sát với mục đích yêu cầu của các chủ đề hoạt động, trong từng thời điểm. Xây dựng được lực lượng đánh giá có uy tín đối với từng hoạt động. Việc triển khai, đánh giá phải được tiến hành thường xuyên, liên tục để kịp thời phát hiện và điều chỉnh những lệch lạc, sai sót trong quá trình thực hiện kế hoạch. Hiệu trưởng có thể sử dụng các hình thức đánh giá như: phiếu khảo sát, quan sát thực tế, trao đổi trực tiếp, hỏi ý kiến giáo viên, học sinh hoặc chuyên gia.
Kiểm tra hoạt động học tập, tự rèn luyện của học sinh về các nội dung trải nghiệm để biết được mức độ thu nhận và vận dụng kiến thức cũng như các kiến thức mà các em lĩnh hội được từ các hoạt động trải nghiệm, đồng thời cung cấp cho các em những thông tin tích cực, giúp cho các em điều chỉnh hoạt động của mình.
Kiểm tra hoạt động giáo dục của giáo viên đối với việc thực hiện các mục tiêu giáo dục của tổ chức hoạt động trải nghiệm. Hiệu trưởng cũng nên kiểm tra, xem xét việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên (thông qua việc kiểm tra bài soạn của giáo viên, dự giờ giảng của giáo viên ở những bài học có nội dung liên quan đến hoạt động trải nghiệm,…) để đảm bảo hiệu quả công việc từng bước nâng cao chất lượng hoạt động trải nghiệm trong nhà trường.
Đánh giá về tinh thần thái độ, ý thức tham gia hoạt động TNST của học sinh và mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng hành vi của học sinh. Sau khi kiểm tra đánh giá phải tổ chức rút kinh nghiệm, chỉ ra được những mặt đạt được và chưa được của hoạt động trải nghiệm.
Do vậy việc kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm phải khách quan, chính xác, toàn diện, hệ thống, công khai, kịp thời, vừa sức và bám sát vào yêu cầu của chương trình, mục tiêu giáo dục cấp học.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT
1.5.1. Các yếu tố bên trong
- Tính tích cực tham gia hoạt động của học sinh:
Trong HĐTN, HS thực sự là chủ thể hoạt động, là người trực tiếp quyết định kết quả trải nghiệm của chính mình, những nhân tố của chủ thể HS có ảnh hưởng
đến kết quả hoạt động trải nghiệm bao gồm các yếu tố về thể chất, vốn sống, kinh nghiệm, động cơ, ý chí, thái độ tham gia hoạt động… Mặt khác, tư duy của học sinh phổ thông đang dần phát triển lên mức độ cao, các em có khả năng thu thập thông tin ở các nguồn khác nhau làm giàu thêm vốn hiểu biết của bản thân. HĐTN nếu khơi dậy nhu cầu ham học hỏi, tự tìm tòi kiến thức, khám phá cái mới đồng thời giúp các em củng cố, trải nghiệm những kiến thức đã học ở trên lớp thì chắc chắn sẽ thu hút được các em tham gia hoạt động một cách tích cực.
Hoạt động trải nghiệm là một hoạt động tập thể. Tập thể là môi trường, phương tiện để mỗi HS phát triển nhân cách và góp phần xây dựng tập thể. GV có vai trò quan trọng trong việc giúp cho HS thấy được vị trí và vai trò của cá nhân, của tập thể lớp và xây dựng mối quan hệ đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau; tổ chức, lãnh đạo sự hỗ trợ lẫn nhau giữa cá nhân và tập thể HS để cùng nhau đạt tới mục đích chung.
- Yếu tố giáo viên:
Trong hoạt động trải nghiệm, GV là người điều khiển HS tham gia vào hoạt động trải nghiệm. GV chính là người lựa chọn, xác định các nội dung, tổ chức cho học sinh trải nghiệm, sự tác động tương hỗ giữa GV - HS - tập thể HS chiếm vai trò quan trọng để tạo nên thành công của hoạt động trải nghiệm. Sự thống nhất của ba mối tương tác trên thực chất là thống nhất giữa điều khiển và tự điều khiển trên cơ sở luôn đảm bảo liên hệ 2 chiều GV - HS bền vững. Mọi sự tác động từ GV, từ bạn học và các yếu tố khác trong quá trình trải nghiệm cuối cùng phải hướng tới thúc đẩy sự vận động, phát triển hệ thống tri thức, kĩ năng, thái độ nhân cách của HS dân tộc nội trú. Trong hoạt động trải nghiệm, GV cần tạo ra môi trường và những điều kiện để HS dân tộc nội trú duy trì và cải thiện việc học, kiểm soát quá trình và kết quả học.
- Các đoàn thể của HS như tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Thanh niên là những tổ chức đoàn thể trong nhà trường của HS có nhiệm vụ cùng nhà trường tiến hành việc tập hợp, tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm theo kế hoạch đã đề ra.
- Năng lực quản lí, tổ chức, lãnh đạo của Hiệu trưởng:
Người Hiệu trưởng cần có phẩm chất và năng lực, là người hiểu biết đầy đủ các mục tiêu, nội dung và phương thức thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động trải
nghiệm, phải kiên trì tổ chức, hướng dẫn các GV thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm. Hiệu trưởng chỉ đạo Hiệu phó phụ trách chuyên môn và tổ trưởng chuyên môn phân công các giáo viên có năng lực tốt để tổ chức hoạt động trải nghiệm theo từng khối lớp và có sự phối hợp với các GV khác trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm cho HS dân tộc nội trú.
Bên cạnh đó, CBQL thuyết phục mọi lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tích cực triển khai thực hiện nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm theo kế hoạch đã đề ra. CBQL huy động gia đình HS tạo điều kiện tốt nhất cho con em mình tham gia hoạt động trải nghiệm, huy động họ đóng góp về tài chính cũng như cơ sở vật chất cho hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục để hoạt động được triển khai thuận lợi.
- Môi trường văn hóa mà nhà trường như bầu không khí, các mối quan hệ giao tiếp, ứng xử… tạo nên văn hóa nhà trường. Vì vậy, nhà trường cần quan tâm xây dựng môi trường vật chất và tinh thần cho hoạt động học tập và hoạt động trải nghiệm cho HS dân tộc nội trú và GV để họ phát huy năng lực, sức sáng tạo nhằm đem lại chất lượng dạy và học hiệu quả.
1.5.2. Các yếu tố bên ngoài
- Điều kiện cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho hoạt động trải nghiệm
Điều kiện cơ sở vật chất thuận lợi, an toàn cho học sinh trải nghiệm thực tế sẽ mang lại hiệu quả tốt để các em khi trải nghiệm tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong quá trình học tập. Song song đó, việc trang bị tài liệu hướng dẫn, tham khảo tổ chức hoạt động trải nghiệm cũng có ý nghĩa quan trọng. Đó chính là cơ sở để GV có thể tự bồi dưỡng, tự học và trao đổi chuyên môn nghiệp vụ nhằm tổ chức có hiệu quả các hoạt động trải nghiệm hiệu quả.
Kinh phí để tổ chức trải nghiệm là yếu tố cần thiết để tổ chức hoạt động trải nghiệm, vì vậy CBQL cần huy động nguồn lực tài chính từ các tổ chức kinh tế, xã hội, các nhà hảo tâm, phụ huynh học sinh sẽ góp phần đem lại kết quả cho hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT.
- Sự phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong việc tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Nhà trường phối hợp
chặt chẽ với các lực lượng giáo dục khác nhằm tổ chức HĐTN: Các đoàn thể chính trị xã hội ở địa phương; tổ chức chính quyền địa phương; các đơn vị kinh tế xã hội; hội cha mẹ học sinh... Mục đích của công tác này nhằm phát huy sức mạnh của những lực lượng giáo dục này, đồng thời nâng cao hơn nữa trách nhiệm của gia đình, các lực lượng xã hội trong việc phối hợp, giúp đỡ nhà trường quản lí, giáo dục con em mình, hơn nữa tạo ra những thuận lợi cho nhà trường trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm. Vì vậy thực hiện việc phối hợp này có hiệu quả, sẽ tạo được sức mạnh tổng hợp, tạo điều kiện để các em được giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi.
- Đặc điểm văn hóa dân tộc
Với đặc điểm học sinh đa số là người dân tộc thiểu số, khi đến trường, các em mang theo những nét văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc mình. Để các em luôn giữ gìn bản sắc dân tộc mình, thông qua các hoạt động ngoại khóa, lễ hội theo chủ điểm, các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT đã hướng học sinh tìm hiểu về những nét đẹp văn hóa của dân tộc mình, các phong tục cổ truyền cần được lưu truyền, nhà trường tích cực tổ chức các hoạt động tìm hiểu và giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc, nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc, truyền tải kiến thức địa phương cho HS trong quá trình giáo dục và đào tạo. Vì vậy, HS hào hứng và tự hào khi biểu diễn các nghi lễ cổ truyền của dân tộc mình. Ngoài ra, tổ chức đưa học sinh về với những bản làng, nơi các em sinh ra, lớn lên để tìm hiểu những giá trị văn hóa cổ truyền là một trong những hoạt động trải nghiệm hiệu quả của các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT. Mỗi chuyến đi về những bản Mông, bản Tày, bản Mường… tuy khó khăn, vất vả về đường đi song cả thầy và trò đều cảm thấy ý nghĩa.
Kết luận chương 1
Trường Phổ thông DTNT nằm trong hệ thống các trường công lập của cả nước, là nơi tạo nguồn cho các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp để đào tạo cán bộ cho các dân tộc có trình độ văn hóa, kĩ thuật, có sức khỏe và phẩm chất tốt để tham gia vào công cuộc đổi mới xây dựng quê hương miền núi, vùng dân tộc. Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm của trường phổ thông dân tộc nội trú THCS &THPT và đặc điểm học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú THCS &THPT, tác giả phân tích ý nghĩa của hoạt đô ̣ ng trải nghiê ̣ m đối với sự hình thành, phát triển nhân cách hộc sinh, trình bày nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm ở các trường phổ thông dân tộc nội trú TTHCS & THPT và các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT như : Hình thức có tính khám phá; Hình thức có tính thể nghiệm, tương tác; Hình thức có tính cống hiến…
Quản lí hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT gồm các nội dung: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm, chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm. Trong đó, các yếu tố ảnh hưởng quản lí hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT nhà quản lí cần quan tâm, đó là tính tích cực học tập của học sinh, yếu tố giáo viên, năng lực quản lí, tổ chức, lãnh đạo của Hiệu trưởng, điều kiện cơ sở vật chất, tài chính và những thuận lợi, khó khăn về điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương nơi nhà trường đóng.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TRUNG HỌC
CƠ SỞ VÀ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BẮC QUANG, HÀ GIANG
2.1. Vài nét về trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT Bắc Quang, Hà Giang
Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT Bắc Quang được thành lập vào ngày 18 tháng 3 năm 1993 do UBND tỉnh Hà Giang ký quyết đinh. Nhiệm vụ của nhà trường là tạo nguồn, đào tạo cán bộ người dân tộc phục vụ nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của địa phương.
Khi mới thành lập năm học đầu tiên (1993 - 1994) thì tổng số cán bộ, viên chức của nhà trường là 18 người. Trong đó:
+ GV và CBQL: 8 người
+ Hành chính, phục vụ: 10 người
- Tổng số học sinh: 101 em được chia làm 4 khối lớp
Diện tích được bàn giao là 2 ha đất để xây dựng hạ tầng về lớp học, khuôn viên nhà trường. Cơ sở vật chất chủ yếu là tận dụng nhà xưởng của công ty Xây dựng số 2 - Hà Giang. Các cơ sơ vật chất phục vụ học tập còn thiếu thốn: Sách giáo khoa, đồ dùng học tập, bàn ghế, giường tủ,…
Đến nay sau 25 năm thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT đã có sự phát triển về mọi mặt. Tổng số cán bộ, viên chức của nhà trường: 78 người. Trong đó, cán bộ quản lí là 4 người, giáo viên giảng dạy là 46 người:
+ GV THPT: 28 người
+ GV THCS: 18 người
* Hành chính, phục vụ: 28 người
+ Văn phòng: 14 người
+ Nuôi dưỡng: 14 người.
- Tổng số học sinh: 650 em. Trong đó:
Bảng 2.1. Tổng số học sinh của trường năm học 2018-2019
Tổng số lớp | Số học sinh cấp THPT | Số học sinh cấp THCS | T. Số học sinh | |||||||
THPT | THCS | Lớp 10 | Lớp 11 | Lớp 12 | Lớp 6 | Lớp 7 | Lớp 8 | Lớp 9 | ||
13 | 8 | 21 | 168 | 132 | 126 | 57 | 56 | 59 | 52 | 650 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở và trung học phổ thông Bắc Quang, Hà Giang - 2
- Khái Niệm Quản Lí Hoạt Động Trải Nghiệm Ở Trường Pt Dtnt
- Ý Nghĩa Của Hoạt Động Trải Nghiệm Đối Với Sự Hình Thành, Phát Triển Nhân Cách Học Sinh
- Thực Trạng Hoạt Động Trải Nghiệm Ở Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Thcs & Thpt Bắc Quang, Hà Giang
- Thực Trạng Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Ở Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Thcs & Thpt Bắc Quang, Hà Giang
- Đánh Giá Của Cbgv Về Thực Trạng Lập Kế Hoạch Tổ Chức Hđtn Ở Trường Phổ Thông Dtnt Thcs & Thpt Bắc Quang, Hà Giang
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Nguồn: Trường phổ thông DTNT THCS & PTTH Bắc Quang
- Chất lượng giáo dục:
Thực hiện chỉ đạo của Sở GD-ĐT các trường tiểu học thục hiện tốt thông tư số 32/2009/TT-BGD&ĐT ngày 27-10-2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy định đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT.
Dạy học theo hướng cá thể: 100% các trường tiếp tục triển khai thực hiện. Việc dạy học theo hướng cá thể đã trở thành nhu cầu của GV trong quá trình giáo dục, dạy học và học có tác dụng trong việc giảm học sinh yếu kém, tăng học sinh giỏi. Kết quả cụ thể là tỷ lệ học sinh giỏi tăng lên theo từng năm học.
Bảng 2.2. Thống kê kết quả học tập của khối THCS
Học sinh | HẠNH KIỂM | HỌC LỰC | ||||||||
Tốt | Khá | TB | Yếu | Giỏi | Khá | TB | Yếu | Kém | ||
6 | 57 | 42,1 | 50,9 | 7,0 | 0,0 | 0,0 | 17,5 | 61,4 | 21,1 | 0,0 |
7 | 55 | 60,7 | 30,4 | 5,4 | 1,8 | 3,6 | 17,9 | 75,0 | 1,8 | 0,0 |
8 | 59 | 59,3 | 23,7 | 13,6 | 3,4 | 1,7 | 15,3 | 76,3 | 6,8 | 0,0 |
9 | 52 | 30,8 | 53,9 | 15,4 | 0,0 | 1,9 | 13,5 | 69,2 | 15,4 | 0,0 |
Tổng | 223 | 48,7 | 39,3 | 10,3 | 1,3 | 1,8 | 16,1 | 70,5 | 11,2 | 0,0 |
Nguồn: Trường phổ thông DTNT THCS & PTTH Bắc Quang
Bảng 2.3. Thống kê kết quả học tập của khối THPT
Học sinh | HẠNH KIỂM | HỌC LỰC | ||||||||
Tốt | Khá | TB | Yếu | Giỏi | Khá | TB | Yếu | Kém | ||
10 | 168 | 58,3 | 32,1 | 8,9 | 0,6 | 0,0 | 19,1 | 69,6 | 11,3 | 0,0 |
11 | 132 | 68,2 | 29,6 | 2,3 | 0,0 | 0,0 | 24,2 | 75,8 | 0,0 | 0,0 |
12 | 126 | 77,0 | 21,4 | 1,6 | 0,0 | 0,0 | 24,6 | 70,6 | 4,8 | 0,0 |
Tổng | 426 | 66,9 | 28,2 | 4,7 | 0,2 | 0,0 | 22,3 | 71,8 | 5,9 | 0,0 |
Nguồn: Trường phổ thông DTNT THCS & PTTH Bắc Quang