Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lí Của Hiệu Trưởng Đối Với Các Hoạt Động Trải Nghiệm A/ Mục Tiêu

3.2.2. Nâng cao hiệu quả quản lí của hiệu trưởng đối với các hoạt động trải nghiệm a/ Mục tiêu

Việc lập kế hoạch cụ thể ở từng hoạt động sẽ cho phép người CBQL hoạt động đó đi đúng mục tiêu đề ra, xác định chính xác các nguồn lực (nhân lực, cơ sở vật chất, kinh phí) và thời gian, không gian... cần cho việc hoàn thành các mục tiêu. Công tác tổ chức các HĐTN giúp cho người hiệu trưởng xây dựng cơ cấu tổ chức hoạt động trải nghiệm. Công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch của người hiệu trưởng sẽ giúp cho các hoạt động của nhà trường diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, tập hợp được các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá trong quản lí các HĐTN sẽ giúp người hiệu trưởng phát hiện, điều chỉnh kịp thời những khó khăn của người thực hiện.

b/ Nội dung và cách thức thực hiện

* Chỉ đạo lập kế hoạch quản lí chỉ đạo tổ chức hoạt động trải nghiệm

Khi xây dựng kế hoạch quản lí chỉ đạo tổ chức hoạt động trải nghiệm phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Do vậy Hiệu trưởng nhà trường cần:

- Trong kế hoạch cần phân tích thực trạng của nhà trường, những mặt thuận lợi, khó khăn, những hoạt động đã triển khai những năm học trước, đánh giá mức độ thành công để làm căn cứ xây dựng kế hoạch.

- Phân công nhiệm vụ cho giáo viên chủ nhiệm lớp, xây dựng kế hoạch tổng thể trong năm và kế hoạch cụ thể của từng hoạt động. Thảo luận, đóng góp ý kiến, thống nhất thực hiện kế hoạch đề ra.

- Chỉ đạo làm điểm, rút kinh nghiệm (có thể chọn ở mỗi khối một lớp).

- Chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức HĐTN trong toàn trường. Trong quá trình triển khai thực hiện cần chú trọng khâu chỉ đạo, giám sát tổ chức HĐTN. Kịp thời phát hiện vướng mắc, bất cập để có biện pháp hỗ trợ tháo gỡ. Đồng thời có phương án điều chỉnh kế hoạch trong những năm tiếp theo.

- Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch giúp nhà quản lí nhìn nhận lại kết quả đạt được theo kế hoạch đã đề ra, xem xét nguyên nhân dẫn đến thành công hoặc tồn tại hạn chế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Chỉ đạo xây dựng kế hoạch về thành lập các câu lạc bộ: CLB yêu thích toán; CLB Tiếng Anh, CLB ngữ văn. Từ đó huy động HS tham gia.

Chỉ đạo xây dựng kế hoạch về: Góc trải nghiệm thư viện, dành cho CBGV, HS toàn trường đóng góp SGK, tài liệu tham khảo. CBQL chỉ đạo đầu tư kinh phí để mua thêm máy vi tính có kết nối internet để tất cả GV, HS có thể tham khảo tài liệu qua mạng.

Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở và trung học phổ thông Bắc Quang, Hà Giang - 10

Chỉ đạo xây dựng kế hoạch về: Góc trải nghiệm trò chơi dân gian - thể dục thể thao: gồm 1 sân bóng chuyền, 1 sân cầu lông, và (hình vẽ, dụng cụ) các trò chơi dân gian (trên sân chính của trường) tạo điều kiện cho CBGV và HS giao lưu và luyện tập với nhau.

* Chỉ đạo tổ chức các HĐTN

- Thành lập ban chỉ đạo HĐTN gồm Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng, đại diện công đoàn, Bí thư đoàn trường, giáo viên và đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh với nhiệm vụ giúp hiệu trưởng xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm và chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch đó.

- Tổ chức những hoạt động lớn, qui mô trường và thực hiện sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức Đoàn và các lực lượng giáo dục khác ngoài nhà trường.

- Hiệu trưởng sắp xếp bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm quản lí, huy động cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho thực hiện kế hoạch.

* Chỉ đạo thực hiện kế hoạch

- Chỉ đạo giáo viên xây dựng chương trình, kế hoạch HĐTN

1. Quản lí việc xây dựng kế hoạch hoạt động thường xuyên của giáo viên: Xây dựng kế hoạch cá nhân có nội dung HĐTN cho học sinh theo từng chủ đề, chủ điểm ứng với các nội dung; xây dựng nội dung HĐTN cho học sinh và địa điểm thực hiện (hoạt động diễn ra ở đâu, của lớp nào, như thế nào? vai trò của GVCN ra sao? thời gian, hình thức, nội dung thực hiện có đúng quy định không? ý thức tự quản của học sinh ra sao?...).

2. Chỉ đạo giáo viên chuẩn bị hoạt động theo chủ điểm, chủ đề (lớp có tham gia hay không? mức độ tham gia thế nào? kết quả ra sao?...).

3. Chỉ đạo giáo viên phối hợp các lực lượng giáo dục khác để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh như: cán bộ Đoàn, cha mẹ HS.

4. Chỉ đạo giáo viên thực hiện việc kiểm tra đánh giá kết quả HĐTN cho học sinh.

- Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho HĐTN cho học sinh.

- Chỉ đạo giáo viên kiểm tra, nhận xét và đánh giá kết quả HĐTN cho học sinh.

Theo phần khảo sát thực trạng, hiện nay nhà trường chỉ tổ chức được 1 loại hình câu lạc bộ thể thao. Vì vậy, GV có thể tổ chức thêm câu lạc bộ nâng cao kĩ năng sống cho học sinh DTNT là: Văn hóa ứng xử trong trường nội trú, Nội trú là nhà, Lựa chọn hôm nay - tương lai ngày mai. Mục tiêu: tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm, rèn luyện thêm về kĩ năng giao tiếp, kĩ năng đối diện và ứng phó với khó khăn, kĩ năng xác lập mục tiêu cho bản thân. Tạo cơ hội để thầy cô và học sinh gần gũi với nhau hơn, giúp cho học sinh giữa các dân tộc khác nhau xích lại gần nhau, biết đồng cam và sẻ chia với nhau trong mọi khó khăn, để mỗi học sinh cảm thấy nội trú thực sự là nhà, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em, để cho những ai đã được gắn bó với nơi này cảm nhận được ngôi nhà thứ 2 của mình. Việc tổ chức câu lạc bộ ở trường DTNT thuận lợi hơn vì học sinh ở cả ngày, thời gian tổ chức câu lạc bộ có thể tổ chức vào các buổi tối thứ bảy ngoài những buổi sinh hoạt nội trú.

* Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá các HĐTN

Để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra - đánh giá đối với các HĐTN, người hiệu trưởng cần chú ý đến các yếu tố sau:

- Cần tạo được thông tin 2 chiều thường xuyên, kịp thời giữa hiệu trưởng và người được phân công thực hiện các hoạt động này.

- Việc đánh giá cần tạo được không khí thi đua sôi nổi, động viên, rút kinh nghiệm cho các hoạt động lần sau. Hiệu trưởng cũng nên xây dựng nguồn quỹ dành riêng cho khen thưởng các cá nhân và tập thể có thành tích tốt.

- Việc kiểm tra, đánh giá có thể được tiến hành thường xuyên bằng nhiều cách như: dự giờ, kiểm tra qua hồ sơ, sổ sách, kiểm tra qua báo cáo, kiểm tra qua kết quả đạt được, phân công cho các bộ phận kiểm tra lẫn nhau...

- Kiểm tra, đánh giá phải chính xác, công bằng, khách quan; kiểm tra, đánh giá để giúp đỡ người thực hiện và đưa hoạt động của nhà trường đi lên.

- Xác định rõ nội dung HĐTN: Nội dung củng cố, mở rộng, vận dụng, phát triển kiến thức kỹ năng đã học; nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, nội dung trải nghiệm xúc cảm tình cảm, nội dung rèn luyện kỹ năng sống, nội dung hoạt động xã hội, nội dung mô phỏng qua ứng dụng công nghệ thông tin, trò chơi, sân khấu hóa vv... Hiệu trưởng cần xác định rõ hình thức tổ chức hoạt động, quy mô của hoạt động, cách thức tiến hành, các lực lượng tham gia hoạt động và vai trò của mỗi lực lượng, các nguồn lực cần huy động, thời gian và địa điểm tiến hành, kết quả cần đạt được và các tiêu chí đánh giá. Phân công rõ trách nhiệm quản lý từng mặt cho Đoàn, Đội, GVBM, GVCN. Phân công trách nhiệm cho CB, GV trong việc tiến hành thực hiện kế hoạch HĐTN. Hiệu trưởng chỉ đạo và duyệt việc xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTN của tổ, của GV trong trường. Thu thập thông tin, xác định các điều kiện thực hiện về CSVC, tài chính, các lực lượng tham gia, những thuận lợi và khó khăn,… phân phối lực lượng tiến hành xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng bộ phận, môn học tổ chức HĐTNST. Từ những kế hoạch chi tiết của tổ, giáo viên hiệu trưởng tổng hợp thành kế hoạch HĐTNST chung cho cả năm học, từng tháng, tuần. Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên xác định rõ kế hoạch cho học kỳ, cho tháng,

mục tiêu của từng hoạt động, nội dung hoạt động, hình thức tổ chức hoạt động và các lực lượng tham gia, vai trò của giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh trong quá trình tham gia hoạt động, dự kiến về thời gian và địa điểm tổ chức hoạt động và kết quả cần đạt được, các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động.

c/ Điều kiện thực hiện

- Để nâng cao tính hiệu quả của các kế hoạch này, người hiệu trưởng cần phải xây dựng kế hoạch thật cụ thể, rõ ràng, sáng tạo, phù hợp với đặc điểm, tình hình của đơn vị; Để tránh quá tải trong việc lập kế hoạch, hiệu trưởng nên mạnh dạn phân cấp quản lí cho các bộ phận, phân công cho các bộ phận tự lập kế hoạch cho công việc mình phụ trách.

- Hiệu trưởng chỉ đạo huy động nguồn kinh phí từ sự ủng hộ của doanh nghiệp tại huyện Bắc Quang, từ phụ huynh HS, từ nguồn tài trợ của các ngân hàng trên địa bàn huyện Bắc Quang.

- Để nâng cao chất lượng chức năng tổ chức các HĐTN, người hiệu trưởng cần quan tâm, theo dõi, hướng dẫn, động viên, chỉ đạo sát sao, điều chỉnh, sửa chữa kịp thời để các HĐTN diễn ra đúng kế hoạch và đạt kết quả cao.

- Để triển khai công tác kiểm tra, đánh giá Hiệu trưởng cần: Xây dựng được bộ các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm sát với mục đích yêu cầu của các chủ đề hoạt động, trong từng thời điểm. Xây dựng được lực lượng đánh giá có uy tín đối với từng hoạt động. Việc triển khai, đánh giá phải được tiến hành thường xuyên, liên tục để kịp thời phát hiện và điều chỉnh những lệch lạc, sai sót trong quá trình thực hiện kế hoạch.

3.2.3. Phát triển chương trình hoạt động trải nghiệm phù hợp với điều kiện của nhà trường

a/ Mục tiêu

Xây dựng chương trình hoạt động trải nghiệm cho học sinh các khối lớp và toàn trường theo chương trình thí điểm giáo dục phổ thông mới của Bộ GD & ĐT quy định; phù hợp với điều kiện của trường nhằm thống nhất các lực lượng giáo dục; triển khai thực hiện theo kế hoạch của nhà trường một cách chủ động; nâng cao hiệu quả giáo dục cho từng lớp và toàn trường. Tăng cường quản lí mục tiêu nội dung chương trình HĐTN đã được kế hoạch hóa nhằm đảm bảo tính thống nhất giữa kế hoạch, mục tiêu và nội dung tổ chức thực hiện.

b/ Nội dung và cách thực hiện

- Hiệu trưởng dựa trên định hướng chương trình giáo dục của Bộ, năng lực thực hiện của nhà trường và đặc điểm trình độ nhận thức của học sinh, những yêu cầu mới đặt ra về nhân cách học sinh sau khi tốt nghiệp, đặc điểm kinh tế, xã hội vùng miền để phát triển chương trình giáo dục nhà trường nói chung và chương trình tổ chức HĐTN nói riêng. Với đặc điểm học sinh đa số là người dân tộc thiểu số, khi đến trường, các em mang theo những nét văn hóa, phong tục tập quán của

dân tộc mình. Để các em luôn giữ gìn bản sắc dân tộc mình, thông qua các hoạt động ngoại khóa, lễ hội theo chủ điểm, các nhà trường đã hướng học sinh tìm hiểu về những nét đẹp văn hóa của dân tộc mình, các phong tục cổ truyền cần được lưu truyền.Vì vậy, các hoạt động đi thực tế tại bản làng, trải nghiệm văn hóa phong tục, gặp gỡ các nghệ nhân, tìm hiểu nghề truyền thống của các dân tộc… là rất cần thiết. Để các em luôn giữ gìn bản sắc dân tộc mình, thông qua các hoạt động ngoại khóa, lễ hội theo chủ điểm, nhà trường đã hướng học sinh tìm hiểu về những nét đẹp văn hóa của dân tộc mình, các phong tục cổ truyền cần được lưu truyền. Tổ chức HĐTN về các chủ đề lễ hội, phong tục, tập quán của các dân tộc thiểu số, khuyến khích HS biểu diễn các nghi lễ cổ truyền của dân tộc mình trong các hội thi/ cuộc thi.

- Xác định rõ mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức, kết quả đạt được của chương trình giáo dục nhà trường nói chung và chương trình tổ chức HĐTN nói riêng ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT Bắc Quang.

- Xây dựng kế hoạch nội dung chương trình thực hiện toàn trường và từng khối theo năm học, từng tháng, học kỳ...

- Khảo sát nhu cầu tham gia các nội dung HĐTN của học sinh, đánh giá năng lực học sinh tại thời điểm hiện tại để xây dựng nội dung chương trình HĐTN cho phù hợp.

- Xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm thông qua các chủ đề liên môn hoặc đơn môn.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục có tính đặc thù về hoạt động trải nghiệm, chú ý đến các nội dung hoạt động giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, hoạt động câu lạc bộ theo các nội dung môn học hoặc các chủ đề hoạt động, hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh; hoạt động tham quan dã ngoại tại các di tích lịch sử, các cơ sở văn hóa, các nhà máy, doanh nghiệp.

- Hiệu trưởng chỉ đạo quán triệt mục tiêu của HĐTN trong tất cả các khâu của quá trình hoạt động từ khâu lập kế hoạch đến công tác chuẩn bị, tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện.

Trong mỗi năm học, với nhiều ngày lễ lớn, giáo viên xây dựng chương trình HĐTN cho HS với các hình thức như tổ chức hội thi/cuộc thi, tọa đàm, từ đó định hướng các em xây dựng ý tưởng chuẩn bị cho các hoạt động. Sau khi lên ý tưởng có được sự đồng thuận cao, học sinh phải định hình công việc cần làm, nơi tổ chức, người thực hiện, sắp xếp thời gian chuẩn bị cho HĐTN. Giáo viên dẫn dắt học sinh, phát huy vai trò của cán bộ lớp, làm sao các em vừa là người thu thập, xử lí thông tin, phân tích tình hình và tổ chức lớp để bàn bạc đi đến thống nhất nội dung công việc cần làm… Tuy nhiên, giáo viên không nên để cho học sinh quá tự do, ngoài khuôn khổ mà cần thường xuyên theo dõi, hướng dẫn để đảm bảo an toàn về mọi mặt: Sức khỏe, tác phong, lời nói, trang phục, đồ dùng, dụng cụ… để phục vụ tốt cho hoạt động. Trong quá trình thực hiện hoạt động, giáo viên cần quan tâm đến tình huống nảy sinh và sự sáng tạo trong cách giải quyết của học sinh; gợi ý để học sinh phát huy phẩm chất năng lực. Kết thúc công việc, học sinh tự đánh giá lại từ việc xây dựng ý tưởng đến các bước tổ chức thực hiện; đánh giá kết quả đạt được, rút ra những bài học kinh nghiệm về mọi mặt; những sáng kiến mới nào có thể áp dụng trên lớp học hoặc hoạt động ngoài lớp học tiếp theo.

c/ Điều kiện thực hiện

- Hiệu trưởng và cán bộ quản lí nhà trường phải nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình HĐTN.

- Cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh phải có nhận thức đúng HĐTN.

- Hiệu trưởng cần có những biện pháp có tính pháp lí về chỉ đạo xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình HĐTN.

- Có đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm và giáo viên trẻ nhiệt tình trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục.

- Hội cha mẹ học sinh, các tổ chức chính trị, xã hội, các doanh nghiệp quan tâm, ủng hộ các hoạt động của nhà trường.

3.2.4. Tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho GV Trường phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở và trung học phổ thông

a/ Mục tiêu

GV là những người trực tiếp tổ chức, hướng dẫn cho học sinh tham gia các HĐTN. Để tổ chức hoạt động trải nghiệm hiệu quả, người GV cần đến nhiều năng

lực tổ chức HĐTN cho HS như: Năng lực xây dựng kế hoạch trải nghiệm cho HS, năng lực tổ chức các hoạt động, năng lực xây dựng tập thể lớp, năng lực giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm, năng lực đánh giá kết quả HĐTN của HS,... Chính vì vậy, Hiệu trưởng nhà trường cần phối hợp với các cơ quan quản lý cấp trên cũng như các cơ sở đào tạo tiến hành tổ chức các lớp bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của GV nhằm cung cấp cho GV những kiến thức quan trọng để có thể tổ chức thành công HĐTN.

b/ Nội dung và cách thức thực hiện

Hiệu trưởng tiến hành đánh giá, kiểm tra năng lực tổ chức HĐTN của giáo viên, phân loại GV từ đó xác định yêu cầu bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên nhà trường về hoạt động HĐTN; đồng thời tạo ra được môi trường lành mạnh để GV tự giác thực hiện hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng. GV phải nghiên cứu kỹ nội dung, chương trình HĐTN. Qua thực tế hoạt động, GV sẽ nhận thấy những mặt mạnh yếu của mình để cùng nhau trao đổi nâng cao tay nghề. Sau đó, hình thành và rèn kỹ năng tổ chức HĐTN cho GV.

Để nâng cao chất lượng quản lí HĐTN thì một trong những việc cần thiết phải làm đó là tập huấn kỹ năng tổ chức HĐTN cho GV cụ thể là:

- Hiệu trưởng cần đề xuất với lãnh đạo Sở, Phòng mở lớp tập huấn cho giáo viên về các kiến thức, kỹ năng để tổ chức HĐTN cho HS trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT Bắc Quang.

Với đặc điểm là một trường học dành cho các học sinh dân tộc thiểu số, khi tổ chức các HĐTN, một trong những kiến thức mà GV cần phải có đó là sự hiểu biết về những giá trị văn hóa các dân tộc, các vùng miền như kiến thức về phong tục, tập quán, kiến thức về văn hóa dân gian qua các trò chơi dân gian, văn hóa dân gian,... nhằm vận dụng những giá trị tốt đẹp, những giá trị tinh hoa của văn hóa các dân tộc để giáo dục HS. GV cần tôn trọng và vận dụng sáng tạo, linh hoạt vào trong quá trình tổ chức các HĐTN. Đồng thời GV cũng phải nắm chắc đặc điểm tâm lý của học sinh phổ thông người dân tộc thiểu số. Học sinh miền núi về bản chất rất thẳng thắn, thật thà và tự trọng. Đặc điểm này cùng với việc diễn đạt bằng tiếng

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí