Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Các Trường Tiểu Học Thành Phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải cho nghiệm cho học sinh ở tiểu học TP Hạ Long

Xây dựng kế hoạch công tác giáo dục, trong đó có HĐTN là việc làm quan trọng của người làm công tác quản lý tại mỗi nhà trường. Xây dựng kế hoạch HĐTN, cần phải căn cứ vào nhiệm vụ mỗi năm học, điều kiện thực hiện của nhà trường, vì đây là cơ sở để xây dựng kế hoạch HĐTN một cách khoa học và có chất lượng, hiệu quả. Trong thực tế việc xây dựng kế hoạch HĐTN cho học sinh tiểu học còn chưa được quan tâm đúng mức, tác giả tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi với 90 CBGV của các trường tiểu học thành phố Hạ Long điểm trung bình đạt 3.6 điểm, cho thấy hoạt động này khá thường xuyên, cụ thể như sau:

Bảng 2.7: Thực trạng việc xây dựng kế hoạch HĐTN của hiệu trưởng các trường tiểu học thành phố Hạ Long‌


Tiêu chí

Rất không thường

xuyên

Không thường xuyên


Bình thường


Thường xuyên

Rất thường xuyên

Tổng số phiếu

trả lời


Điểm TB


Thứ bậc

Xây dựng kế hoạch HĐTN

chung cho toàn trường

2.5

10

20.83

20.83

20.83

90

3.63

3

Xây dựng kế hoạch HĐTN

cho từng khối lớp

2.5

6.67

14.17

21.67

30

90

3.93

1

Xây dựng kế hoạch HĐTN

gắn với nội dung học tập các môn văn hóa ngoài giờ lên lớp.


7.5


15


15


19.17


18.33


90


3.34


5

Xây dựng kế hoạch gắn với

rèn luyện đạo đức, lối sống

4.17

11.67

16.67

16.67

25.83

90

3.64

2

Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động

cho từng đơn vị lớp


5


10.83


20


23.33


15.83


90


3.46


4

Điểm trung bình chung

3.60


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 9

Kết quả chi tiết như sau:

- Tiêu chí “Xây dựng kế hoạch HĐTN cho từng khối lớp” đạt 3.93 điểm, xếp thứ nhất, 30% ý kiến đánh giá là “rất thường xuyên”, 21,67% ý kiến đánh giá là “thường xuyên”, 14,17% ý kiến đánh giá là “bình thường”, 6,67% ý kiến đánh giá là “không thường xuyên” và có 2,5% ý kiến đánh giá là “rất không thường xuyên”. Qua kết quả cho thấy công tác xây dựng kế hoạch chung HĐTN và cho từng khối lớp được nhà quản lý quan tâm thực hiện. CBQL đều cho ý kiến đây là công tác thực hiện thường xuyên, đôn đốc cả GV và HS hàng năm, có kế hoạch triển khai phù hợp từng khối.

- Tiêu chí “Xây dựng kế hoạch gắn với rèn luyện đạo đức, lối sống” đạt

3.64 điểm, có 25,83% ý kiến đánh giá là “rất thường xuyên”, 16,67% ý kiến đánh giá là “thường xuyên”, 16,67% ý kiến đánh giá là “bình thường”, 11,67% ý kiến đánh giá là “không thường xuyên” và có 4,17% ý kiến đánh giá là “rất không thường xuyên”. Các thầy cô tổ trưởng chuyên môn, TPT Đội, Bí thư Đoàn TN họ khẳng định rằng: họ là những người trực tiếp lập kế hoạch, báo cáo với lãnh đạo nhà trường bởi tổ nhóm chuyên môn không chỉ hiểu về thái độ của học sinh với môn học mình phụ trách mà còn thấy được tính cần thiết, tầm quan trọng của việc tổ chức HĐTN do vậy mà xây dựng kế hoạch gắn với rèn đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học.

- Tiêu chí “Xây dựng kế hoạch HĐTN chung cho toàn trường” đạt 3.63 điểm, có 20,83% ý kiến đánh giá là “rất thường xuyên”, 20,83% ý kiến đánh giá là “thường xuyên”, 20,83% ý kiến đánh giá là “bình thường”, 10% ý kiến đánh giá là “không thường xuyên” và có 2,5% ý kiến đánh giá là “rất không thường xuyên”. Thực sự công tác lập kế hoạch HĐTN chưa làm triệt để. Qua tìm hiểu, kế hoạch HĐTN của trường không được xây dựng từ đầu năm học bởi vì chưa có sự chỉ đạo cụ thể về hoạt động một cách thường xuyên liên tục mà chỉ theo từng đợt hoạt động kèm theo chuyên đề hoặc những khi có đoàn kiểm tra của phòng, sở. Thậm chí kế hoạch chỉ là hình thức, vì vậy rất khó khăn cho việc triển khai các hoạt động, hiệu quả của HĐTN không cao.

- Tiêu chí “Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động cho từng đơn vị lớp” đạt 3.46 điểm, có 15,83% ý kiến đánh giá là “rất thường xuyên”, 23,33% ý kiến đánh giá là “thường xuyên”, 20,0% ý kiến đánh giá là “bình thường”, 10,83% ý kiến đánh giá là “không thường xuyên” và có 5% ý kiến đánh giá là “rất không thường xuyên”. Từ việc biên soạn kế hoạch của giáo viên phụ trách lớp và môn học, nhà quản lý nắm được thời gian và các điều kiện khác cần cho việc tổ chức, cân nhắc tính khả thi và những ưu tiên cần thiết cho các HĐTN. Từ đó nhà quản lý ấn định thời gian và duyệt chi kinh phí, điều kiện tổ chức. Họ cũng khẳng định rằng: nếu kế hoạch HĐTN được xây dựng từ đầu năm, gồm kế hoạch năm, kế hoạch tháng và từng tuần. Công tác này các trường tiểu học còn chưa thực sự làm thường xuyên.

- Tiêu chí “Xây dựng kế hoạch HĐTN gắn với nội dung học tập các môn văn hóa ngoài giờ lên lớp” đạt 3.34 điểm, có 18,33% ý kiến đánh giá là “rất thường xuyên”, 19,17% ý kiến đánh giá là “thường xuyên”, 15% ý kiến đánh giá là “bình thường”, 15% ý kiến đánh giá là “không thường xuyên” và có 7,5% ý kiến đánh giá là “rất không thường xuyên”. Khi xây dựng kế hoạch người phụ trách cần thông qua thành viên các tổ nhóm chuyên môn, các giáo viên cùng thực hiện HĐTN liên môn cho học sinh để mọi người được biết, cho ý kiến đánh giá tính khả thi và những điều kiện cần để tổ chức. Tất cả kế hoạch HĐTN của tổ, nhóm, liên môn phải được ghi trong nghị quyết và báo cáo với lãnh đạo nhà trường để phê duyệt, thông qua hội nghị công nhân viên chức và được niêm yết công khai. Khi kế hoạch đã được phê duyệt, bộ phận được giao công việc đều yên tâm thực hiện. Kết quả mang lại rất khả quan: không chỉ người giáo viên chủ động về mọi mặt mà ngay cả với học sinh, các em cũng thuận lợi trong việc dành thời gian cho hoạt động này, các em được chuẩn bị tâm thế từ trước. Công tác này chưa được các trường thực hiện thường xuyên.

Như vậy, công tác lập kế hoạch HĐTN cho học sinh tiểu học đã thực hiện ngay từ đầu năm học; các tổ, nhóm chuyên môn đã phải trao đổi, thống nhất trong tổ, nhóm để lựa chọn các HĐTN trong một năm học do tổ, nhóm hoặc liên môn thực hiện và báo cáo về ban giám hiệu nhà trường để xây dựng

kế hoạch năm học. Tuy nhiên, khâu lập kế hoạch này còn mang nặng tính hình thức, năm sau theo năm trước mà chưa có sự đột phá, cải cách trong thay đổi các chương trình, nội dung, tính mới cho HĐTN.

2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn TP Hạ Long

Để tìm hiểu thực trạng công tác tổ chức thực hiện kế hoạch HĐTN cho học sinh của hiệu trưởng đã triển khai, chúng tôi tiến hành khảo sát, trao đổi với CBQL, GV nhà trường, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.8: Thực trạng việc tổ chức thực hiện kế hoạch HĐTN cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long


Tiêu chí

Rất không thường

xuyên

Không thường xuyên


Bình thường


Thường xuyên

Rất thường xuyên

Tổng số phiếu

trả lời


Điểm TB


Thứ bậc

Phân công cụ thể công

việc cho từng tổ, nhóm, cá nhân CBGV


6.67


13.33


20


21.67


13.33


90


3.29


5

Tạo điều kiện thuận lợi

để CBGV thực hiện nhiệm vụ


2.5


6.67


14.17


41.67


10


90


3.67


2

Có cơ chế phối hợp cụ

thể giữa GV và các lực lượng khác


7.5


14.17


27.5


15


10.83


90


3.1


7

Chuẩn bị mọi nguồn

lực để thực hiện

4.17

11.67

23.33

23.33

12.5

90

3.38

4

Bồi dưỡng nâng cao

năng lực cho giáo viên về HĐTN


8.33


12.5


21.67


22.5


10


90


3.18


6

Thường xuyên giám

sát, đôn đốc, nhắc nhở

5

6.67

14.17

30

19.17

90

3.69

1

Khen thưởng, xử lý kịp

thời, công bằng, chính xác

5.83

10.83

15.83

20.83

21.67

90

3.56

3

Điểm trung bình chung

3.41


Kết quả chi tiết như sau:

- Tiêu chí “Thường xuyên giám sát, đôn đốc, nhắc nhở” đạt 3.69 điểm, xếp thứ nhất, 19,17% ý kiến đánh giá là “rất thường xuyên”, 30% ý kiến đánh giá là “thường xuyên”, 14,17% ý kiến đánh giá là “bình thường”, 6,67% ý kiến đánh giá là “không thường xuyên” và có 5% ý kiến đánh giá là “rất không thường xuyên”. Hiệu trưởng và các CBQL thường xuyên yêu cầu báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác thực hiện HĐTN của trường như số lượt, số học sinh tham gia, tỷ lệ phản hồi,... từ đó có biện pháp nhắc nhở thực hiện nghiêm túc.

- Tiêu chí “Tạo điều kiện thuận lợi để CBGV thực hiện nhiệm vụ” đạt

3.69 điểm, 10% ý kiến đánh giá là “rất thường xuyên”, 41,67% ý kiến đánh giá là “thường xuyên”, 14,17% ý kiến đánh giá là “bình thường”, 6,67% ý kiến đánh giá là “không thường xuyên” và có 2,5% ý kiến đánh giá là “rất không thường xuyên”. Hiệu trưởng và CBQL tạo điều kiện về thời gian, địa điểm, kinh phí bồi dưỡng cán bộ giáo viên thực hiện nhiệm vụ HĐTN cho học sinh.

- Tiêu chí “Khen thưởng, xử lý kịp thời, công bằng, chính xác” đạt 3.56 điểm, 21,67% ý kiến đánh giá là “rất thường xuyên”, 20,83% ý kiến đánh giá là “thường xuyên”, 15,83% ý kiến đánh giá là “bình thường”, 10,83% ý kiến đánh giá là “không thường xuyên” và có 5,83% ý kiến đánh giá là “rất không thường xuyên”. Hàng năm, hiệu trưởng có thực hiện đánh giá khen thưởng các cán bộ giáo viên trong thực hiện HĐTN tại trường, nhà trường đưa ra chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ qua quy chế hoạt động nội bộ của trường, từ đó kích thích, động viên, khen thưởng kịp thời nhằm khuyến khích các giáo viên khác tham gia vào HĐTN, vì mục tiêu phát triển toàn diện cho học sinh tiểu học.

- Tiêu chí “Chuẩn bị mọi nguồn lực để thực hiện” đạt 3.38 điểm, 12,5% ý kiến đánh giá là “rất thường xuyên”, 23,33% ý kiến đánh giá là “thường xuyên”, 23,23% ý kiến đánh giá là “bình thường”, 11,67% ý kiến đánh giá là “không thường xuyên” và có 4,17% ý kiến đánh giá là “rất không thường

xuyên”. Hiệu trưởng và CBQL chuẩn bị thời gian, kinh phí, giáo viên, cơ sở vật chất, nguồn lực huy động các tổ chức tài trợ từ cá nhân, tổ chức xã hội để phát triển HĐTN trong toàn bộ chương trình hàng năm của trường. Tuy nhiên các nhà tài trợ của các cá nhân, tổ chức còn chưa nhiều, chủ yếu nguồn đóng góp của cha mẹ phụ huynh thực hiện HĐTN nên nguồn lực để thực hiện còn chưa lớn, chưa tạo ra sự quan tâm của các nhà tài trợ trên địa bàn.

- Tiêu chí “Phân công cụ thể công việc cho từng tổ, nhóm, cá nhân CBGV” đạt 3.29 điểm, 13,33% ý kiến đánh giá là “rất thường xuyên”, 21,67% ý kiến đánh giá là “thường xuyên”, 20% ý kiến đánh giá là “bình thường”, 13,33% ý kiến đánh giá là “không thường xuyên” và có 6,67% ý kiến đánh giá là “rất không thường xuyên”. Trên thực tế khi thực hiện nhiệm vụ này, các tổ, nhóm, cá nhân mới chỉ thực hiện ở khâu đó là vai trò trong môn học mình phụ trách môn học, theo lớp, chưa trở thành phong trào mạnh mẽ cho các GV trong các tổ, bộ môn khác cùng tham gia. GV đều đánh giá khi phỏng vấn: thực hiện đều có sự phân công nhiệm vụ cho GV trong tổ, nhóm thực hiện và ghi nhật ký hoạt động của từng nhóm, tổ để báo cáo cho CBQL.

- Tiêu chí “Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên về HĐTN” đạt

3.18 điểm, 10% ý kiến đánh giá là “rất thường xuyên”, 22,5% ý kiến đánh giá là “thường xuyên”, 21,67% ý kiến đánh giá là “bình thường”, 12,5% ý kiến đánh giá là “không thường xuyên” và có 8,33% ý kiến đánh giá là “rất không thường xuyên”. Hiện nay Hiệu trưởng và CBQL các trường tiểu học chưa có sự quan tâm triệt để, các giáo viên chủ yếu tham khảo các chương trình HĐTN giữa các trường để học tập kinh nghiệm thực hiện, một số giáo viên truy cập mạng internet để tìm kiếm bắt chước các trường khác và vận dụng cho trường mình, nên chất lượng HĐTN chưa hiệu quả, cơ chế chính sách cho bồi dưỡng giáo viên chưa có.

- Tiêu chí “Có cơ chế phối hợp cụ thể giữa GV và các lực lượng khác” đạt 3.10 điểm, 10,83% ý kiến đánh giá là “rất thường xuyên”, 15% ý kiến đánh giá là “thường xuyên”, 27,5% ý kiến đánh giá là “bình thường”, 14,17% ý kiến đánh giá là “không thường xuyên” và có 7,5% ý kiến đánh giá là “rất không thường xuyên”. Điều này cho thấy Hiệu trường chưa xây dựng cơ chế phối hợp giữa giáo viên và các nhà tài trợ, phụ huynh, tổ chức giáo dục trong và ngoài nước, tổ chức giáo dục trên địa bàn... trong thực hiện chương trình HĐTN.

Như vậy, tất cả các nội dung công việc trong kế hoạch HĐTN của hiệu trưởng và CBQL đều được tổ chức thực hiện nhưng thực hiện chỉ ở mức trung bình, chưa thực hiện thường xuyên, nhất là phân công cụ thể công việc cho từng tổ, nhóm, cá nhân CBGV, công tác bồi dưỡng giáo viên về HĐTN; Có cơ chế phối hợp cụ thể giữa GV và các lực lượng khác. Vì vậy trong thời gian tới hiệu trưởng nhà trường cần có những biện pháp hữu hiệu, kế hoạch quản lý tổ chức thực hiện HĐTN chi tiết cụ thể hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nói chung và HĐTN nói riêng trong các nhà trường.

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo triển khai các hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học TP Hạ Long

Để HĐTN của học sinh đạt hiệu quả cao, việc tập huấn chuyên môn cho đội ngũ giáo viên về lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ, chuẩn bị cơ sở vật chất, kinh phí, xây dựng chương trình, tổ chức thực hiện,... là hết sức quan trọng trong trường tiểu học trên địa bàn. Kết quả đánh giá về thực trạng chỉ đạo triển khai các hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn TP Hạ Long là 3.63 điểm, ở mức thường xuyên.


Bảng 2.9: Thực trạng chỉ đạo tổ chức HĐTN cho học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long



Tiêu chí

Rất không thường xuyên


Không thường xuyên


Bình thường


Thường xuyên


Rất thường xuyên

Tổng số phiếu trả lời


Điểm TB


Thứ bậc

Chỉ đạo thực hiện nội dung HĐTN theo chủ đề môn học

3.33

8.33

20.83

20.83

21.67

90

3.66

5

Chỉ đạo thực hiện nội dung HĐTN theo chủ đề liên môn

2.5

6.67

14.17

21.67

30

90

3.93

1

Chỉ đạo thực hiện nội dung HĐTN theo chủ đề tích hợp các nội dung giáo dục

4.17

6.67

15

19.17

30

90

3.86

2

Chỉ đạo thực hiện nội dung HĐTN theo chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống.

4.17

11.67

16.67

16.67

25.83

90

3.64

6

Chỉ đạo thực hiện nội dung HĐTN theo chủ đề rèn luyện KNS.

5

10.83

20

23.33

15.83

90

3.46

11

Chỉ đạo thực hiện nội dung HĐTN theo chủ đề xã hội

6.67

10.83

16.67

21.67

19.17

90

3.48

10

Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên đáp ứng yêu cầu tổ chức HĐTN

2.5

6.67

14.17

41.67

10

90

3.67

4

Phối hợp các lực lượng giáo dục trong tổ chức HĐTN

6.67

12.5

16.67

21.67

17.5

90

3.41

12

Đa dạng hóa các hình thức tổ chức HĐTN

4.17

8.33

20.83

23.33

18.33

90

3.58

8

Chỉ đạo tăng cường các điều kiện đáp ứng yêu cầu HĐTN

4.17

8.33

21.67

22.5

18.33

90

3.57

9

Chỉ đạo giáo viên xây dựng tiêu chuẩn đánh giá kết quả HĐTN

5

6.67

14.17

30

19.17

90

3.69

3

Các nội dung khác

5

10

17.5

20.83

21.67

90

3.59

7

Điểm trung bình chung

3.63



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 14/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí