Chỉ Đạo Triển Khai Các Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Ở Trường Tiểu Học

- Phối hợp các lực lượng trong và ngoài trường để thực hiện HĐTN diễn ra trong nhà trường và ngoài nhà trường, các lực lượng giáo dục có ảnh hưởng tới hoạt động đó là: các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường và ngoài nhà trường, phụ huynh, giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh

Đối với học sinh tiểu học, lứa tuổi còn nhỏ, đang phát triển hệ vận động và ý thức… nên việc lĩnh hội kiến thức, kỹ năng đối với HS cần truyền tải kiến thức, kỹ năng đúng, đủ, được phát triển một cách "nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả, hợp lý", tránh nặng nề, gây cho học sinh những áp lực tinh thần, phản tác dụng giáo dục.

Việc giáo dục học sinh cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các môi trường giáo dục, đó là: gia đình, nhà trường và xã hội. Các lực lượng tham gia phối hợp bao gồm: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh, GVCN, GVBM, Hội cha mẹ HS, các tổ chức xã hội: Đoàn phường, xã, Công an, Phụ nữ, các đơn vị kết nghĩa... Mỗi lực lượng giáo dục đều có thế mạnh riêng, vì vậy quản lý tốt việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tổ chức tốt HĐTN chính là thực hiện XHH giáo dục, tạo môi trường giáo dục tốt nhất cho HS.

1.4.3. Chỉ đạo triển khai các hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch tổ chức HĐTN là sự can thiệp của Hiệu trưởng vào toàn bộ quá trình quản lý HĐTN để bảo đảm việc thực hiện trải nghiệm sáng tạo được diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, tập hợp và phối hợp các lực lượng giáo dục sao cho đạt hiệu quả. Công tác chỉ đạo HĐTN sẽ đạt hiệu quả cao nếu trong quá trình chỉ đạo Hiệu trưởng biết kết hợp giữa sử dụng uy quyền và thuyết phục, động viên khích lệ, tôn trọng, tạo điều kiện cho người dưới quyền được phát huy năng lực và tính sáng tạo của họ.

Công tác chỉ đạo thực hiện HĐTN trong trường tiểu học được tiến hành như sau:

- Chỉ đạo giáo viên xây dựng chương trình, kế hoạch HĐTN

Hiệu trưởng chỉ đạo GVBM, GVCN, TPT Đội xây dựng kế hoạch, chương trình HĐTN dựa trên kế hoạch hoạt động và định hướng hoạt động ngoại khóa của trường tiểu học. GVBM và GVCN là người thiết kế tổ chức thực hiện các hoạt động thường xuyên tại lớp mình và là người chỉ đạo, tổ chức cho HS tiểu học tham gia các HĐTN theo chủ đề, chủ điểm và dạy các môn học. Do đó, việc quản lý được thể hiện ở những nội dung:

+ Quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động thường xuyên của giáo viên như: Xây dựng kế hoạch cá nhân có nội dung HĐTN cho học sinh theo từng chủ đề, chủ điểm ứng với các nội dung (theo môn học, liên môn, giáo dục đạo đức, lối sống, hoạt động xã hội, mô phỏng,…).

+Xây dựng nội dung HĐTN và địa điểm thực hiện (hoạt động diễn ra ở đâu, của lớp nào, như thế nào? vai trò của GVBM, GVCN ra sao? thời gian, hình thức, nội dung thực hiện có đúng quy định không? ý thức tự quản của học sinh ra sao?...).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

+ Chỉ đạo giáo viên chuẩn bị hoạt động theo chủ điểm, chủ đề (lớp có tham gia hay không? mức độ tham gia thế nào? kết quả ra sao?...).

+ Chỉ đạo giáo viên phối hợp các lực lượng khác như: cán bộ phụ trách Đội, cha mẹ HS để thực hiện chương trình và kế hoạch hoạt động trải nghiệm, phối hợp với các tổ chức xã hội trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh; chỉ đạo giáo viên thực hiện việc kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm của học sinh tiểu học.

Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 6

- Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm: hoạt động trải nghiệm càng đa dạng phong phú bao nhiêu càng có sức thu hút học sinh bấy nhiêu, vì vậy giáo viên cần phải thường xuyên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm để thu hút học sinh tham gia hoạt động để tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm ngoài thực tế và nâng cao kiến thức đã được học trong nhà trường.

- Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nội dung, chương trình hoạt động trải nghiệm Hiệu trưởng cần phải: Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của từng môn học,

nội dung giáo dục và nhiệm vụ của học kỳ và năm học; Căn cứ vào kế hoạch học tập chính khóa của học sinh theo khối lớp; Căn cứ vào đặc điểm trình độ nhận thức của học sinh tiểu học theo vùng miền; Căn cứ vào điều kiện tài chính, cơ sở vật chất của nhà trường, từ đó chỉ đạo giáo viên xây dựng chương trình kế hoạch hoạt động trải nghiệm và thực hiện kế hoạch hoạt hoạt động trải nghiệm.

Hoạt động trải nghiệm phải xác định rõ mục tiêu, nội dung, thời gian, đa dạng về hình thức, phương pháp thực hiện, giáo viên phải có nghệ thuật thu hút học sinh tham gia. Hoạt động trải nghiệm phải tạo được sân chơi cho học sinh và có tác dụng tạo môi trường cho học sinh được trải nghiệm cuộc sống thực tế gắn việc “học đi đôi hành”

Thông qua hoạt động trải nghiệm giáo viên củng cố, mở rộng tri thức đã học cho học sinh, rèn kĩ năng thực hành, khả năng thích ứng, khả năng sáng tạo trong cuộc sống cho học sinh.

- Hiệu trưởng chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho HĐTN như các điều kiện cơ sở vật chất, tài chính để HĐTN được tiến hành thuận lợi, mang lại hiệu quả thông qua huy động ngân sách của nhà nước, từ cha mẹ học sinh đóng góp hoặc do các nhà hảo tâm tài trợ.

- Chỉ đạo giáo viên nhận xét đánh giá kết quả HĐTN.

Đánh giá kết quả HĐTN có tác dụng tạo động lực cho hoạt động phát triển và hiệu quả.

Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả HĐTN nhằm phân loại, có biện pháp kích thích tính tích cực tham gia của học sinh và tạo động lực cho học sinh tham gia hoạt động có hiệu quả.

1.4.4. Kiểm tra đánh giá hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học

Kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý của Hiệu trưởng trong việc thực hiện kế hoạch tổ chức HĐTN của

giáo viên, học sinh trong nhà trường, đồng thời mở ra một chu trình quản lý mới. Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện HĐTN giúp Hiệu trưởng phát hiện và điều chỉnh những lệch lạc, sai sót trong quá trình thực hiện kế hoạch từ đó đưa ra những biện pháp kịp thời để uốn nắn, sửa chữa cần thiết. Để làm tốt công tác này, Hiệu trưởng cần:

Xây dựng được các tiêu chí đánh giá kết quả HĐTN sát với mục đích yêu cầu của từng hoạt động, trong từng thời điểm, gắn với mục tiêu chương trình biên soạn của HĐTN phù hợp với lưa tuổi tiểu học.

Xây dựng lực lượng đánh giá có uy tín đối với từng hoạt động, việc đánh giá phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trực tiếp hoặc gián tiếp để kịp thời phát hiện và điều chỉnh những thiếu sót trong quá trình thực hiện. Có thể sử dụng nhiều hình thức đánh giá như: phiếu khảo sát, quan sát thực tế, trao đổi trực tiếp, phỏng vấn ý kiến giáo viên, học sinh hoặc chuyên gia trong ngành.

Kiểm tra hoạt động học tập của học sinh về các nội dung trải nghiệm để nắm được mức độ tiếp nhận và vận dụng kiến thức chung cũng như các kiến thức mà học sinh tiểu học lĩnh hội được từ các HĐTN, cung cấp cho học sinh những phản hồi thông tin giúp điều chỉnh hoạt động của mình.

Kiểm tra hoạt động dạy học, giáo dục của giáo viên đối với việc thực hiện các mục tiêu giáo dục của tổ chức HĐTN. Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra, xem xét việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên (thông qua việc kiểm tra bài soạn của GV, dự giờ giảng của GV ở những bài học có nội dung liên quan đến HĐTN, cuộc thi giữa các đơn vị…) để đảm bảo hiệu quả công việc đã đề ra, từng bước nâng cao chất lượng HĐTN trong nhà trường.

Kiểm tra đánh giá về tinh thần thái độ, ý thức tham gia HĐTN của học sinh và mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng, hành vi của học sinh. Đánh giá bằng hình thức nhận xét kết quả tham gia hoạt động của học sinh, những năng lực đã bộc lộ và những hạn chế cần khắc phục. Đánh giá tập thể, nhóm và đánh giá cá nhân.

Kết thúc quá trình kiểm tra đánh giá Hiệu trưởng phải tổ chức rút kinh nghiệm, chỉ ra được những mặt đạt được và chưa được của hoạt động, qua đó công nhận những giá trị và những đóng góp của các tập thể và cá nhân đối với HĐTN. Do vậy việc kiểm tra, đánh giá HĐTN phải khách quan, chính xác, toàn diện, hệ thống, công khai, kịp thời, vừa sức và bám sát vào yêu cầu của chương trình, mục tiêu giáo dục cấp tiểu học. Từ đó làm sáng tỏ thực trạng để điều chỉnh quá trình giáo dục, dạy học sao cho hợp lý và đưa thông tin kết quả này đến địa chỉ có nhu cầu sử dụng.

Như vậy, quản lý HĐTN của học sinh ở trường tiểu học là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra được tiến hành bởi Hiệu trưởng và CBQL trường học trong sự phối hợp và phân công rõ ràng và đồng thời phát huy được vai trò của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà trường. Việc xác định các chức năng trong quá trình quản lý HĐTN không thể rạch ròi, riêng biệt từng chức năng mà là quá trình đan xen, kết hợp để thực hiện mục tiêu cuối cùng của một quá trình quản lý HĐTN là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh ở trường tiểu học

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

* Năng lực quản lý của Hiệu trưởng

Năng lực của Hiệu trưởng có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả quản lý và sự phát triển của toàn trường. Nhà trường có thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ trong tổ chức các hoạt động trải nghiệm của mình hay không một phần quyết định quan trọng là tùy thuộc vào những phẩm chất và năng lực của người Hiệu trưởng. Sự quyết đoán, tinh thần cầu tiến giúp cho Hiệu trưởng có khả năng tiếp cận và phát triển các hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

* Năng lực tổ chức HĐTN cho học sinh của GV, Tổng phụ trách Đội

Nguồn lực con người là yếu tố quan trọng nhất cho thành công của mọi công việc; để quản lý, tổ chức tốt HĐTN thì năng lực của đội ngũ giáo viên trực tiếp phụ trách HĐTN cho HS sẽ là yếu tố quyết định. Yêu cầu của HĐTN

với nhiều chủ đề phong phú, đa dạng, thể hiện các trạng thái động từ kiến thức đến hình thức, do vậy đòi hỏi người tổ chức phải có nhưng năng lực đặc trưng như: kỹ năng tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động, năng lực thu thập, tổng hợp thông tin, khả năng diễn đạt tốt, sự năng động, sáng tạo và tâm huyết. Nếu năng lực của giáo viên phụ trách HĐTN hạn chế thì sẽ khó có thể thu hút HS hứng thú tham gia hoạt động được và hoạt động không thể đạt kết quả tốt được.

* Nhận thức, hứng thú của HS khi tham gia hoạt động trải nghiệm

Tư duy của học sinh tiểu học đang phát triển, phát triển năng lực sở trường, phát triển năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, các em có khả năng thu thập thông tin ở các nguồn khác nhau làm giàu thêm vốn hiểu biết của bản thân. Tổ chức hoạt động trải nghiệm nếu khơi dậy nhu cầu ham học hỏi, tự tìm tòi kiến thức, khám phá cái mới đồng thời giúp các em củng cố, trải nghiệm những kiến thức đã học ở trên lớp thì chắc chắn sẽ thu hút được các em tham gia hoạt động một cách tích cực. Nếu nội dung nghèo nàn, hình thức đơn điệu không phù hợp với lứa tuổi thì sẽ khó thu hút được học sinh tham gia một cách tích cực, kết quả hoạt động sẽ hạn chế.

1.5.2. Các yếu tố khách quan

* Chính sách phát triển của Ngành

Ngành giáo dục xây dựng chính sách phát triển cho ngành về các cấp quản lý, các giáo viên và đặc biệt các em học sinh trong trau dồi kiến thức, kỹ năng,… Đối với học sinh tiểu học, hoạt động trải nghiệm cần đạt yêu cầu: Biết rung cảm với cảnh quan, di tích, truyền thống của địa phương, đất nước; Bước đầu nhận ra được ý nghĩa và giá trị của bản thân và những người thân; quan tâm đến sức khoẻ thể chất và tinh thần của bản thân và người thân; có cư xử đúng mực với bản thân và mọi người; Thể hiện trách nhiệm trong học tập và rèn luyện của bản thân, trách nhiệm với người thân và cuộc sống sinh hoạt gia đình, tuân thủ các quy định nơi công cộng; Trung thực với bản thân và người khác; Chăm chỉ, tự giác trong học tập, lao động và rèn luyện..Đây là những căn cứ bản lề giúp quá trình học tập trải nghiệm thành công, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS.

* Điều kiện tổ chức cho HĐTN

Bao gồm điều kiện về cơ sở vật chất và nguồn kinh phí thực hiện HĐTN. Đây là nhân tố có tác dụng hỗ trợ các hoạt động trải nghiệm tiến hành có môi trường một cách hiệu quả. Các nguồn kinh phí phục vụ cho các hoạt động trải nghiệm được huy động từ ngân sách nhà nước, cha mẹ phụ huynh HS, các cá nhân, tổ chức tài trợ,… Tùy vào từng địa bàn mà nguồn kinh phí dành cho các HĐTN huy động nhiều hay ít, nhất là các trường tiểu học ở vùng nông thôn, miền núi, dân tộc là rất hạn chế nguồn lực này. Khả năng huy động nguồn lực tài chính từ các tổ chức kinh tế, xã hội, các nhà hảo tâm, PHHS sẽ góp phần đem lại kết quả cho HĐTN ở các trường.

* Lực lượng tham gia tổ chức HĐTN

Hoạt động trải nghiệm là các hoạt động được tổ chức trong nhà trường, ngoài xã hội. Vì vậy nhà trường cần phối hợp với các lực lượng giáo dục khác ngoài nhà trường như: Các đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương; tổ chức chính quyền địa phương; các đơn vị kinh tế - xã hội; hội cha mẹ học sinh...

Nếu nhà trường biết cách phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường và phát huy sức mạnh của những lực lượng này, không những đảm bảo được sự phối hợp thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong quá trình giáo dục học sinh mà còn nâng cao hơn nữa trách nhiệm của gia đình, các lực lượng xã hội trong việc phối hợp, giúp đỡ nhà trường quản lý, giáo dục con em mình, đồng thời tạo những thuận lợi cho nhà trường trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

Vì vậy thực hiện có hiệu quả, sẽ tạo được sức mạnh tổng hợp, tạo điều kiện để các em được giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi. Ngoài ra, việc phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội làm cho quá trình giáo dục học sinh ở trường TH trở lên thống nhất, hài hòa và đạt hiệu quả, đồng thời vừa làm cho giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và xã hội được cộng hưởng, tạo điều kiện khép kín quá trình giáo dục, tác động đồng bộ đến nhân cách học sinh.

Kết luận chương 1


Hoạt động trải nghiệm tạo cơ hội cho học sinh: huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học và lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống gia đình, nhà trường và xã hội; tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động, từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động; trải nghiệm, bày tỏ quan điểm, ý tưởng sáng tạo, lựa chọn ý tưởng hoạt động; thể hiện và tự khẳng định bản thân, đánh giá và tự đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm và của các bạn... dưới sự hướng dẫn, tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi được tuyên bố trong chương trình tổng thể và các năng lực đặc thù của hoạt động trải nghiệm.

Chương trình hoạt động trải nghiệm mang tính linh hoạt, mềm dẻo. Các cơ sở giáo dục có thể căn cứ vào bốn nội dung hoạt động chính là hoạt động phát triển cá nhân, hoạt động lao động, hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng, hoạt động giáo dục hướng nghiệp để thiết kế thành các chủ đề hoạt động phù hợp với nhu cầu, đặc điểm học sinh, điều kiện của nhà trường, địa phương.

- Xác định một số nội dung cơ bản quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh TH như:

+ Lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học.

+ Tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học.

+ Chỉ đạo triển khai hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học.

+ Kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học.

Đồng thời thấy được những tác động, mối quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng như: trình độ năng lực của cán bộ giáo viên, học sinh trong nhà trường, sự phối kết hợp giữa các tổ chức trong và ngoài nhà trường, điều kiện kinh tế, văn hóa, sự quan tâm của các cấp để thực hiện tốt hoạt động trải nghiệm cho học sinh TH. Đây chính là những tiền đề để nghiên cứu trực tiếp thực trạng và đề ra biện pháp hợp lý, đem lại hiệu quả hoạt động trải nghiệm nói riêng, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường tiểu học nói chung.

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 14/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí