Kết Quả Khảo Sát Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp Quản Lý Hđtn Của Hs Ở Các Trường Tiểu Học Trên Địa Bàn Thành Phố Hạ Long

* Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long

Bảng 3.2: Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐTN của HS ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long‌


Biện pháp

Mức độ khả thi

Rất

khả thi

Khả

thi

Ít

khả thi

Không

khả thi

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS và điều

kiện các trường tiểu học


13


43.33


10


33.33


7


23.33


0


0

Huy động các nguồn lực để tổ chức hoạt động trải

nghiệm cho học sinh


15


50


9


30


6


20


0


Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho cán bộ quản lý và giáo viên

trường tiểu học


14


46.67


10


33.33


6


20


0


0

Chỉ đạo đa dạng hóa các loại hình hoạt động trải nghiệm cho học sinh các

trường tiểu học


17


56.67


11


36.67


2


6.67


0


0

Xây dựng cơ chế thực hiện giám sát hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các

trường tiểu học


14


46.67


12


40


4


13.33


0


0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 13

Sáu biện pháp đề xuất đều được đánh giá có tính cần thiết và mức độ khả thi cao. Có từ 43.3% đến 53.3% CBQL, CBĐ, GV được hỏi cho ý kiến đánh giá các biện pháp quản lý HĐTN là rất khả thi và từ 50 đến 73,33 cho rằng rất cấp thiết. Trong đó cao nhất là biện pháp “Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS và điều kiện các trường tiểu học” (có tỉ lệ là 73.33%); cho là rất cấp thiết còn biện pháp “Chỉ đạo đa dạng hóa các loại hình hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học” có tỉ lệ là 56,67% cho rằng rất khả thi và biện pháp “Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS và điều kiện các trường tiểu học” tỉ lệ 43.33%). Và vẫn còn khoảng từ 6.67% đến 23.33% ý kiến cho rằng các biện pháp ít có tính khả thi do phải chịu tác động của các yếu tố cả khách quan cả chủ quan. Như vậy, hầu hết người được hỏi ý kiến đều cho rằng 6 biện pháp mà đề tài đưa ra là rất khả thi và khả thi có thể áp dụng vào trong thực tế tổ chức hoạt động trải nghiệm ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Kết luận chương 3


Sau khi nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế về quản lý hoạt động trải nghiệm đề tài đã đề xuất, xây dựng hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm trên cơ sở các nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu giáo dục tiểu học nói riêng; đảm bảo tính thực tiễn, tính khả thi và tính hệ thống.

Đề tài đã đề xuất được 5 biện pháp quản lý đó là:

Biện pháp 1: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm phù hợp với đặc điểm học sinh và điều kiện thực tiễn các trường tiểu học

Biện pháp 2: Tổ chức huy động các nguồn lực để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh

Biện pháp 3: Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho cán bộ quản lý và giáo viên trường tiểu học

Biện pháp 4: Chỉ đạo đa dạng hóa các loại hình hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học

Biện pháp 5: Xây dựng cơ chế thực hiện giám sát hoạt động trải nghiệm của học sinh trường tiểu học.

Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất biện chứng qua khảo sát có tính cần thiết và khả thi cao. Đây là thuận lợi rất quan trọng để các nhà trường quan tâm phát huy, áp dụng vào thực tiễn trong quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học hoạt động có mục đích, nội dung, chương trình hướng tới mục tiêu phát triển nhân cách học sinh một cách toàn diện về trí tuệ, đạo đức, tình cảm, kỹ năng sống,… Hoạt động trải nghiệm của học sinh tiểu học phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức. Để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông mới, hiệu trưởng nhà trường phải thực hiện các công việc sau đây: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động theo nội dung chương trình, tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động đã xây dựng và được phê duyệt; kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện hoạt động trải nghiệm của giáo viên và học sinh cũng như tác động của hoạt động tới nhà trường, cộng đồng. Quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố: Năng lực quản lý, tổ chức, lãnh đạo của Hiệu trưởng; Năng lực tổ chức HĐTN cho học sinh của đội ngũ GV; Điều kiện CSVC, tài chính phục vụ cho HĐTN; Văn bản pháp quy của Nhà nước, chính phủ; Chính sách phát triển của Ngành; Thái độ, hứng thú tham gia hoạt động của học sinh.

Hiệu trưởng và cán bộ quản lý phải bám sát mục tiêu chung của cấp học và mục tiêu của từng loại hình hoạt động, chủ đề hoạt động để triển khai một cách hiệu quả. Xây dựng điều kiện tổ chức hoạt động khoa học, huy động tối đa các nguồn lực, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương để phục vụ cho hoạt động giáo dục học sinh.

Hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã được quan tâm triển khai thực hiện với mục tiêu, nội dung phù hợp với mục tiêu của cấp học và đặc điểm tâm lý học sinh vùng miền, tuy nhiên còn hạn chế ở một số nội dung, hình thức tổ chức… nguyên nhân do chưa có sự hỗ trợ của cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội, điều

kiện đảm bảo cho các hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên còn hạn chế,...

Công tác tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã được triển khai theo các chức năng quản lý, công tác lập kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo hoạt động trải nghiệm đã được tiến hành với nhiều nội dung được đánh giá từ mức thường xuyên trở lên. Bên cạnh đó có nhiều nội dung còn được đánh giá ở mức trung bình, đặc biệt hoạt động kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh chưa được tiến hành hiệu quả. Nguyên nhân của thực trạng là do năng lực quản lý của nhà trường, năng lực tổ chức hoạt động của giáo viên; năng lực phối hợp các lực lượng để tổ chức hoạt động của nhà trường và giáo viên còn hạn chế ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như điều kiện đảm bảo chất lượng cho hoạt động trải nghiệm chưa đáp ứng yêu cầu,...

Dựa trên cơ sở lý luận và kết quả khảo sát thực trạng, tác giả đề tài luận văn đề xuất 5 biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh có giá trị thực tiễn.

Các biện pháp đề xuất của đề tài đã qua khảo sát về mức độ cần thiết và tính khả thi cao; Đòi hỏi trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh cán bộ quản lý cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Phòng Giáo dục - Đào tạo thành phố Hạ Long

Phòng Giáo dục - Đào tạo thành phố Hạ Long cần có văn bản chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra giám sát hoạt động trải nghiệm tại các trường tiểu học nhằm tạo động lực cho giáo viên triển khai có hiệu quả các hoạt động.

Phòng Giáo dục - Đào tạo thành phố Hạ Long cần có kế hoạch và tổ chức triển khai bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học về tổ chức hoạt động trải nghiệm.

Phòng Giáo dục - Đào tạo thành phố Hạ Long cần định hướng cho các trường về cơ chế phối hợp với các lực lượng xã hội để tổ chức có hiệu quả hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học.

2.2. Đối với Ban giám hiệu trường tiểu học

Căn cứ tình hình cụ thể của trường phát huy thời cơ, nội lực; huy động nhiều nguồn lực trong và ngoài trường tích cực, tận tâm đối với hoạt động giáo dục thường xuyên, liên tục; thúc đẩy giáo dục phát triển. Xây dựng được kế hoạch hoạt động giáo dục cho từng năm, từng khóa học trên cơ sở chương trình chung của Bộ, có tính đến đặc thù của trường tiểu học tại địa bàn.

Xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động trải nghiệm của học sinh và cách thức triển khai tổ chức của giáo viên cũng như các điều kiện đảm bảo hoạt động.

Chi tiết và cụ thể các Chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên thành chương trình hành động có tính khả thi. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền để cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội hiểu và tham gia tích cực trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

2.3. Đối với giáo viên các trường tiểu học thành phố Hạ Long

Giáo viên cần có nhận thức đúng, đầy đủ về HĐTN; nắm vững mục tiêu, nội dung, quy trình và hình thức tổ chức, cách thức đánh giá kết quả hoạt động.

Tham gia tích cực học tập bồi dưỡng và tự bồi dưỡng các kỹ năng mềm về tổ chức hoạt động giáo dục, trong đó có hoạt động trải.

Thường xuyên liên hệ với cha mẹ học sinh, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nhân thành đạt ủng hộ vật chất, tinh thần cho các hoạt động giáo dục.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Thị Lan Anh (2016), Quản lý hoạt động trải nghiệm thực tế địa phương của sinh viên trường Đại học y dược - Đại học Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ, Đại học sư phạm Thái Nguyên.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình tổng thể GDPT (ngày 26/12/2018)

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Kỷ yếu hội thảo Tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo sáng tạo cho học sinh phổ thông và mô hình trường phổ thông gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Tài liệu tập huấn Kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động TNST trong trường học, Hà Nội.

5. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý,

Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể tháng 7/2017

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,XI, XII của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

9. Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

10. Bùi Ngọc Diệp, Hình thức tổ chức các Hoạt động trải nghiệm sáng tạo sáng tạo trong nhà trường phổ thông.

11. Trần Ngọc Giao, Đặng Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Mai Phương, Chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực: vấn đề dạy học và tổ chức dạy học.

12. H.Koontz, C.Odonnell, H.Weirich (1998), Những vấn đề cốt yếu của quản lý,

Nxb Khoa học kỹ thuật Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Thu Hoài, Tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo giải pháp phát huy năng lực người học.

14. Lê Huy Hoàng, Một số vấn đề về Hoạt động trải nghiệm sáng tạo sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

15. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ, Giáo dục học, Nxb Khoa học Kĩ thuật giáo dục, Hà Nội.

16. Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục và quản lý trường học, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội.

17. Kolb, D. (1984), Experiential Learning: experience as the source of learning and development, Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall.

18. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012) (Chủ biên), Quản lý giáo dục Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

19. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính, Tâm lý học giáo dục, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

20. Mác-Ăng-ghen toàn tập (1990), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Đặng Văn Nghĩa, Thiết kế Hoạt động trải nghiệm sáng tạo sáng tạo gắn với dạy học phát triển năng lực cho học sinh.

22. Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2017), Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo chủ đề giáo dục ở trường THPT Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ, Đại học sư phạm Thái Nguyên.

23. Nguyễn Ngọc Quang (1998), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý giáo dục-đào tạo TW1, Hà Nội.

24. Quốc hội nước cộng hoà XHCN Việt Nam, Luật giáo dục năm 2005, sửa đổi năm 2009.

25. Đinh Thị Kim Thoa (2015), Kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học, Bộ Giáo dục, Tài liệu tập huấn.

26. Đinh Thị Kim Thoa (2017), Hoạt động trải nghiệm sáng tạo sáng tạo - Góc nhìn từ lý thuyết “học từ trải nghiệm”.

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 14/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí