3.2.3. Tổ chức hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu
bài học 89
3.2.4. Xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực dạy học giáo viên
và tổ chức đánh giá theo tổ chuyên môn 92
3.2.5. Xây dựng nhà trường và tổ chuyên môn thành một tổ chức không ngừng học hỏi và đảm bảo chất lượng 95
3.3. Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 99
3.3.1. Khảo nghiệm về tính cấp thiết 100
3.3.2. Khảo nghiệm về tính khả thi 101
3.3.3. Mối tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các
biện pháp 102
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực dạy học - 1
- Các Công Trình Nghiên Cứu Về Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Trong Nhà Trường Phổ Thông
- Tổ Chuyên Môn Và Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Trung Học Phổ Thông
- Thuận L I Và Khó Khăn Trong Tổ Chức Các Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Dạy Học
Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.
Kết luận chương 3 104
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Năng lực dạy học của giáo viên trung học phổ thông 18
Bảng 2.1: Đội ngũ cán bộ quản lý 46
Bảng 2.2: Các tổ chuyên môn và tổ viên qua các năm học 46
Bảng 2.3: Số lớp và giáo viên của trường theo môn học 47
Bảng 2.4: Kết quả khảo sát thực trạng năng lực xây dựng kế hoạch
dạy học của GV 51
Bảng 2.5: Kết quả khảo sát năng lực đảm bảo kiến thức, chương trình môn học của GV 54
Bảng 2.6: Kết quả khảo sát năng lực sử dụng các phương tiện, vận dụng các phương pháp dạy học của GV 55
Bảng 2.7: Kết quả khảo sát thực trạng năng lực xây dựng môi trường
học tập của giáo viên 56
Bảng 2.8: Kết quả khảo sát thực trạng năng lực quản lý hồ sơ dạy học
của GV 57
Bảng 2.9: Kết quả khảo sát năng lực kiểm tra, đánh giá của GV 58
Bảng 2.10: Kết quả khảo sát thực trạng năng lực của giáo viên trong việc kiểm tra, đánh giá học sinh theo định hướng phát triển
năng lực 59
Bảng 2.11: Kết quả khảo sát mức độ thực hiện các hoạt động chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học 61
Bảng 2.12: Những yếu tố ảnh hưởng thuận lợi và khó khăn khi tổ chức
hoạt động chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học 64
Bảng 2.13: Kết quả khảo sát về công tác lập kế hoạch hoạt động TCM
theo hướng phát triển năng lực dạy học 67
Bảng 2.14: Kết quả khảo sát về công tác tổ chức hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học 69
Bảng 2.15: Kết quả khảo sát công tác chỉ đạo thực hiện các hoạt động của tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học
của BGH và TTCM 72
Bảng 2.16: Kết quả khảo sát công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển
năng lực dạy học 74
Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết của các biện pháp 100
Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp 100
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quốc Hội khóa XI đã ban hành Luật giáo dục trong đó chỉ rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện,… hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [22].
Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Đảng đã đề rõ mục tiêu: Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân [1].
Hiện nay thế giới đang chuyển mình vào nền cách mạng công nghiệp
4.0 với xu hướng tự động hóa và trao đổi dữ liệu cao trong công nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống thực tế ảo, internet kết nối vạn vật, điện toán đám mây… Nền công nghiệp 4.0 đem lại rất nhiều cơ hội cũng như không ít thách thức cho đất nước ta nói chung cũng như nền giáo dục của nước nhà.
Để bắt kịp với xu thế phát triển của thế giới chúng ta cần định vị một cách cụ thể cách thức, phương pháp của đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT. Theo đó, sự thay đổi về quan niệm, tư duy của quá trình dạy và học là một trong những yếu tố then chốt để tiến tới đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nói chung và đổi mới theo hướng giáo dục 4.0 nói riêng.
Đối với quá trình dạy, cần chuyển từ truyền thụ kiến thức sang hình thành phẩm chất và phát triển năng lực người học hay là tổ chức một nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp; chuyển phát triển GD và ĐT từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng cả số lượng, chất lượng và hiệu quả; chuyển từ chỉ chú trọng giáo dục nhân cách nói chung sang kết hợp giáo dục nhân cách với phát huy tốt nhất tiềm năng cá nhân; chuyển từ quan niệm cứ có kiến thức là có năng lực sang quan niệm kiến thức chỉ là yếu tố quan trọng của năng lực.
Trong những năm vừa qua việc bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý và GV ở trường THPT đã và đang được chú trọng. Tuy nhiên với đội ngũ TTCM vẫn chưa có nhiều sự quan tâm thỏa đáng, chưa có nhiều tài liệu mang tính đặc thù để bồi dưỡng, các lớp bồi dưỡng chưa nhiều. Trước yêu cầu thực tiễn hiện nay việc đào tạo, bồi dưỡng năng lực quản lý cho đội ngũ TTCM là vấn đề cấp thiết, đó cũng là một trong những giải pháp mang tính đột phá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại các nhà trường.
Để nâng cao chất lượng giáo dục ngoài Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng thì TTCM đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao và đảm bảo chất lượng giáo dục trong nhà trường
Quản lý hoạt động TCM nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay nhằm phát huy năng lực chủ động sáng tạo của HS.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở Trường Trung học phổ thông Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực dạy học”.
2. Mục đ ch nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động TCM đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động TCM ở Trường THPT Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực dạy học nhằm đáp ứng các mục tiêu giáo dục hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động của TCM ở trường THPT.
3. . ối tư ng nghiên cứu
Quản lý hoạt động TCM theo hướng phát triển NLDH ở Trường THPT Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng quản lý hoạt động TCM theo theo hướng phát triển NLDH ở Trường Trung học phổ thông Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội hiện nay ra sao?
Hoạt động TCM ở Trường THPT Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội đang đặt ra những vấn đề gì cho nhà quản lý và có thể đề xuất các biện pháp quản lý như thế nào để giải quyết các vấn đề đó?
Những biện pháp nào góp phần nâng cao năng lực quản lý hoạt động TCM theo theo hướng phát triển NLDH ở Trường THPT Tiền Phong, huyện Mê Linh hiện nay?
5. Giả thuyết nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động TCM của Trường THPT Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội đã đạt được những kết quả nhất định, về cơ bản thực hiện được các yêu cầu giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên, trước yêu cầu về đổi mới giáo dục hiện nay công tác quản lý TCM còn gặp khó khăn, đặc biệt là NLDH của giáo viên. Vì vậy, nếu có các biện pháp quản lý hoạt động TCM theo hướng phát triển NLDH thì sẽ nâng cao được chất lượng hoạt động của TCM, qua đó góp phần phát triển NLDH của GV đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý hoạt động của TCM trong trường THPT theo phát triển NLDH.
Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động của TCM Trường THPT Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động của TCM trong Trường THPT Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội theo phát triển NLDH.
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Không gian: Trường THPT Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
Giới hạn thời gian: Trong 03 năm học: 2017-2018, 2018-2019, 2019-2020. Đối tượng khảo sát: Ban giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn, Giáo viên.
8. Phương pháp nghiên cứu
Các bước phân tích kết nối các nội dung của đề tài sẽ bắt đầu từ việc làm rõ cơ sở lý luận về quản lý hoạt động TCM ở trường THPT theo hướng phát triển NLDH, từ đó xác định cách tiếp cận thực tiễn gắn với thực trạng quản lý hoạt động TCM theo theo hướng phát triển NLDH ở trường THPT Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội; nêu rõ sự cần thiết; các yếu tố tác động; xác định những điểm nghẽn, những yếu tố trọng tâm then chốt ảnh hưởng đến hoạt động quản lý TCM theo hướng phát triển NLDH; trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý hoạt động TCM theo hướng phát triển NLDH ở đơn vị công tác.
8.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp phân loại, sắp xếp các tài liệu, thông tin đa dạng thu thập được từ các nguồn, các tài liệu, thành hệ thống theo logic có kết cấu chặt chẽ giúp phát hiện các quy luật phát triển của đối tượng để xây dựng lý thuyết hoàn chỉnh giúp hiểu biết đối tượng đầy đủ và sâu sắc.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê các số liệu có được từ thống kê các tài liệu về nội dung có liên quan đến đề tài để đánh giá tình hình thực tiễn để đưa ra các ưu điểm, hạn chế, từ đó có thể đưa ra các giải pháp, kiến nghị.
8.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
* Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
* Phỏng vấn
- Đối tượng phỏng vấn: các nhà cán bộ quản lý, tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo viên trong trường.
- Nội dung phỏng vấn liên quan đến những đánh giá về tác động, hiệu quả, nội dung, quá trình xây dựng và thực thi hoạt động quản lý chuyên môn trong nhà trường nhằm phát triển NLDH.
* Phương pháp quan sát, thu thập dữ liệu từ thực tiễn hoạt động TCM và công tác quản lý hoạt động TCM ở Trường Trung học phổ thông Tiền Phong đặc biệt nhấn mạnh vào hiệu quả thông qua phát triển NLDH ở nhà trường.
8.3. Các phương pháp khác
- Đề tài sẽ sử dụng một số kỹ thuật thống kê đơn giản (tỷ lệ, tần suất, trung bình…) để phân tích số liệu.
- Phần mềm chính được sử dụng cho các thống kê đơn giản là Excel.
- Luận văn cũng sẽ sử dụng công cụ tra cứu trực tuyến thông qua mạng Internet để phục vụ cho việc tìm kiếm thông tin, tư liệu, các nguồn tư liệu, cơ sở dữ liệu và nguồn số liệu.
- Luận văn sẽ sử dụng các nguồn tư liệu sẵn có của Đảng và Nhà nước, tư liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của các cá nhân có liên quan đến nội dung luận văn.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khuyến nghị, luận văn có cấu trúc 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở Trường Trung học phổ thông theo hướng phát triển năng lực dạy học.
Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo theo hướng phát triển năng lực dạy học ở Trường Trung học phổ thông Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học ở Trường Trung học phổ thông Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về hoạt động tổ chuyên môn
Trong tác phẩm: “Phương pháp lãnh đạo và quản lý nhà trường hiệu quả” do Nguyễn Kiên Trường và nhóm dịch giả biên dịch đã đưa ra lý luận về quản lý nhà trường: “Vấn đề cải tiến và thực hiện hiệu quả các hoạt động tổ chức trong giảng dạy và học tập trong nhà trường để cải tiến trường học đề xuất hành động” [24, tr.134].
Xu KhômLinxki (1918 - 1970) và A.X.Makarenko (1888 - 1939) đều là các nhà giáo dục học hàng đầu của Xô viết đã khẳng định rằng: “Kết quả toàn bộ hoạt động quản lý của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn và hợp lý hoạt động giảng dạy của đội ngũ GV” [27, tr.28]. Muốn xây dựng đội ngũ GV, HT phải có quyền lựa chọn đội ngũ GV cho nhà trường, phân công nhiệm vụ hợp lý cho GV thông qua TCM.
Trong trường học, các GV dạy cùng môn hoặc các môn học trong một l nh vực nhất định được tổ chức thành các TCM nhằm tạo điều kiện để cùng sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm nâng cao năng lực giảng dạy [30].
Theo Johnson [30] và Sparks [31] cho rằng: TCM là một tổ chức trong trường học, nơi tập hợp GV dạy cùng môn hoặc các môn học trong một l nh vực nhất định nhằm tạo điều kiện để họ cùng sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm nâng cao năng lực giảng dạy. Johnson 2003) khẳng định: chỉ khi GV hoạt động trong TCM mới có thể nâng cao trình độ CM, cam kết cải thiện tình hình học tập của HS và đáp ứng các yêu cầu của xã hội. Trách nhiệm của TCM là trách nhiệm đối với việc nâng cao kết quả học tập của HS. Johnson