A. Thống Kê Số Trường, Lớp Và Học Sinh Thcs Thành Phố Cẩm Phả‌

nghiệm, bổ sung nhiều đầu sách mới...để phục vụ cho quá trình thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh.

c. Môi trường giáo dục

Môi trường giáo dục góp phần quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển niềm đam mê học tập, nghiên cứu khoa học cho học sinh, do vậy việc tạo ra môi trường giáo dục tốt là trách nhiệm của mỗi nhà trường. Gia đình, nhà trường và xã hội là ba môi trường liên kết, có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, đam mê học tập, nghiên cứu khoa học của mỗi học sinh. Chính vì vậy, nhà quản lý phải chú trọng, từ đó có kế hoạch và các biện pháp xây dựng được mối quan hệ tốt giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

d. Công tác thi đua, khen thưởng

Công tác thi đua, khen thưởng là một trong những yếu tố mang lại hiệu quả tích cực trong học tập và nghiên cứu khoa học của học sinh. Khen thưởng đúng, kịp thời, khách quan và thỏa đáng sẽ tạo ra động lực, động viên, cổ vũ lòng nhiệt tình sự say mê sáng tạo khoa học của mỗi học sinh. Vì vậy, trong quá trình quản lý nhà trường nói chung, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh nói riêng, nhà quản lý phải xây dựng các tiêu chí thi đua khen thưởng một cách dân chủ, rõ ràng, công khai, thỏa đáng và tổ chức phổ biến để tất cả giáo viên và học sinh trong nhà trường biết để cùng nhau phấn đấu thực hiện có hiệu quả.


Kết luận chương 1‌


Hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trung học cơ sở là những hoạt động tìm tòi, xem xét, điều tra, phát hiện những cái mới, tiến hành thử nghiệm hoặc vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống. Hoạt động này cũng có những ý nghĩa và đặc điểm riêng so với các hoạt động khác của học sinh lứa tuổi học sinh THCS thể hiện ở những lĩnh vực nghiên cứu đa dạng, phù hợp năng lực nhận thức của các em. Do đó, đòi hỏi những yêu cầu nhất định về kỹ năng nghiên cứu của học sinh cũng như kỹ năng hướng dẫn học sinh của đội ngũ giáo viên.

Hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trung học cơ sở có một số đặc trưng riêng: Học sinh sử dụng thiết bị đã được học hoặc thực hiện chúng với các

tương tác khác; Sử dụng các vật liệu trực quan như một yếu tố bài tập, hoặc thực hiện chúng với các tương tác khác để bước đầu tìm kiếm, phát hiện, sáng tạo nên những cấu trúc mới của đối tượng. Đối tượng của hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trung học cơ sở là những tình huống, những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn có mối quan hệ gần gũi với kiến thức phổ thông mà các em đã được học. Nghiên cứu khoa học của học sinh THCS bao gồm 22 lĩnh vực khác nhau. Trong đó có một số lĩnh vực nghiên cứu mới như: Hệ thống nhúng, Robot và máy thông minh, y học chuyển dịch...

Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh THCS bao gồm: Lập kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá hoạt động của đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường. Muốn thực hiện tốt việc quản lý hoạt động này đòi hỏi những yêu cầu nhất định về phẩm chất và năng lực của người Hiệu trưởng.

Có một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nghiên cứu khoa học của học sinh THCS. Trong đó, các yếu tố chủ quan bao gồm: Đặc điểm nhận thức; nhu cầu, kĩ năng nghiên cứu của học sinh; Trình độ, năng lực hướng dẫn học sinh của giáo viên; Năng lực quản lý của Hiệu trưởng. Các yếu tố khách quan bao gồm: quy chế dạy học và quy chế quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh; Cơ sở vật chất; Môi trường giáo dục và công tác thi đua, khen thưởng.

Những vấn đề lý luận trong chương 1 sẽ là căn cứ để chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

Chương 2‌

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ‌

THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH‌


2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng‌

2.1.1. Vài nét về khách thể khảo sát‌

Cẩm Phả là thành phố đông dân. Mật độ dân cư tập trung đông ở trung tâm thành phố. Ngoài ra còn có các phường xã miền núi nằm xen kẽ trong các thung lũng. Hiện tại thành phố có 15 trường THCS, đều đạt trường chuẩn quốc gia.

- Về quy mô trường, lớp:

Bảng 2.1a. Thống kê số trường, lớp và học sinh THCS thành phố Cẩm Phả‌



Bậc học

Số trường có cấp

học

Số lớp

Số học sinh

2018-

2019

2019-

2020


Tăng


2018-2019


2019-2020


Tăng

THCS

15

292

302

10

10.951

11.329

378

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh - 6

- Về xếp loại hạnh kiểm:

Bảng 2.1b. Thống kê xếp loại hạnh kiểm của học sinh THCS thành phố Cẩm Phả‌‌‌

Số học

sinh

Tốt

Khá

Trung Bình

Yếu

TB trở lên

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

11329

7656

67,58

2578

22,76

319

2,82

1

0,01

10553

93,15

- Về xếp loại học lực:

Bảng 2.1c. Thống kê xếp loại học lực của học sinh THCS thành phố Cẩm Phả‌


Số học

sinh

Giỏi

Khá

Trung Bình

Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

11329

2418

21,3

4936

43,57

2969

26,21

223

1,97

0

0

Trong những năm học qua, các trường THCS trên địa bàn đã duy trì tổ chức tốt các kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố, tham gia các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp quốc gia đạt kết quả cao, cụ thể trong năm học 2017 - 2018: Kết quả các kỳ thi và giao lưu cấp thành phố: 317 học sinh đạt giải học sinh giỏi lớp 9; 36 giải khoa học.

Cẩm Phả là thành phố xếp thứ 3 sau thành phố Hạ Long, Đông Triều về kết quả thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh các môn văn hóa.

Có 107 học sinh đạt giải học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp Tỉnh (trong đó có 02 giải Nhất, 14 giải Nhì, 44 giải Ba và 47 giải Khuyến khích); 01 giải Ba thi Khoa học kỹ thuật cấp Tỉnh.

Có 664 học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp Thành phố (27 giải Nhất, 98 giải Nhì, 197 giải Ba, 342 giải Khuyến khích).

Trong năm học 2018 - 2019, phòng GD & ĐT thành phố đã tổ chức thành công cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng thành phố Cẩm Phả năm 2019; kết quả 25/63 sản phẩm đề nghị đạt giải. Tiếp tục triển khai thực hiện Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng cấp tỉnh, tổ chức hướng dẫn các đơn vị hoàn thiện sản phẩm, đăng ký, nộp sản phẩm dự thi về Ban tổ chức cuộc thi tỉnh (26 sản phẩm).

Tổ chức các Hội nghị tập huấn và chuyên đề bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên: Tập huấn đánh giá chuẩn Hiệu trưởng và đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên; tập huấn giáo dục STEM và tổ chức thành công “Ngày hội STEM” tại trường THCS Chu Văn An.

Kết quả các kỳ thi và giao lưu cấp tỉnh: 121 học sinh đạt giải học sinh giỏi lớp 9; 4 giải điền kinh; 09 giải Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng.

Kết quả các kỳ thi và giao lưu cấp thành phố: 317 học sinh đạt giải học sinh giỏi lớp 9; 36 giải khoa học.

Như vậy, có thể thấy giáo dục cấp THCS của thành phố Cẩm Phả đã đạt nhiều thành tựu đáng kể, có sự quan tâm chỉ đạo tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Các nhiệm vụ trong tâm bên cạnh giảng dạy tốt là lựa chọn học sinh giỏi tham gia các kì thi, tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng tạo trẻ, giáo dục STEM... đã thu được những kết quả nhất định.

2.1.2. Tổ chức khảo sát‌

2.1.2.1. Mục đích khảo sát

Tiến hành khảo sát thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học và quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh THCS tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh nhằm tạo căn cứ thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp quản lí đối với hoạt động này.

2.1.2.2. Nội dung khảo sát

- Khảo sát nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh các trường THCS thành phố Cẩm Phả về hoạt động nghiên cứu khoa học.

- Khảo sát hoạt động nghiên cứu khoa học và thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh các trường THCS thành phố Cẩm Phả.

- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh các trường THCS thành phố Cẩm Phả.

2.1.2.3. Đối tượng khảo sát

Khảo sát trên các đối tượng: cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh thuộc 5 trường: THCS Bái Tử Long, THCS Cửa Ông, THCS Cẩm Thành, THCS Cẩm Thịnh, THCS Lý Tự Trọng, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Trong đó, cán bộ quản lý: 15; giáo viên: 150; học sinh: 150.

2.1.2.4. Tiến hành khảo sát

* Quy mô mẫu khảo sát: Trong điều kiện nguồn lực hạn chế, việc lựa chọn địa bàn khảo sát của đề tài cần phải đảm bảo tính khoa học, khả thi, khả dụng trong quá trình triển khai. Tác giả đã lựa chọn 315 mẫu thuộc 5/15 trường THCS: THCS Bái Tử Long, THCS Cửa Ông, THCS Cẩm Thành, THCS Cẩm Thịnh, THCS Lý Tự Trọng, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

* Phư ng pháp và hình thức khảo sát:

+ Khảo sát trực tiếp bằng phiếu hỏi đối với cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về thực trạng nghiên cứu khoa học và quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả.

+ Phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh để khai thác sâu hơn nhưng thông tin về thực trạng nghiên cứu khoa học của học sinh.

+ Thu thập các thông tin, tư liệu, báo cáo của 5/15 trường THCS, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh về thực trạng và kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh.

* Xử lý phiếu khảo sát:

- Kết quả thu được được thống kê và xử lý trên phần mềm Excel.

- Sử dụng các công thức tính: Tỉ lệ %, điểm trung bình.

- Tác giả dựa trên giá trị khoảng cách để xác định các mức độ theo giá trị trung bình:

+ Đối với thang 3 mức:

1 điểm: Không thiết thực; Không chọn; Không khó khăn; Không hứng thú 2 điểm: Ít thiết thực; Chọn ít; Ít khó khăn; Ít hứng thú

3 điểm: Thiết thực; Chọn nhiều; Khó khăn; Hứng thú

Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (3-1)/3 = 0.66.

Từ giá trị khoảng cách, xác định được các mức độ và ý nghĩa các giá trị trung bình theo 3 mức độ của thang Likert:

Mức

độ

Giá trị

trung bình

Ý nghĩa các mức độ

1

1.00 - 1.66

Không thiết

thực

Không

chọn

Không khó

khăn

Không hứng

thú

2

1.67 - 2.33

Ít thiết thực

Chọn ít

Ít khó khăn

Ít hứng thú

3

2.34 - 3.00

Thiết thực

Chọn

nhiều

Khó khăn

Hứng thú

+ Đối với thang 5 mức:

1 điểm: Không bao giờ; Kém. 2 điểm: Hiếm khi; Yếu. 3 điểm: Đôi khi; Trung bình. 4 điểm: Thường xuyên; Khá. 5 điểm: Rất thường xuyên; Tốt.

Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (5-1)/5 = 0.8

Từ giá trị khoảng cách, xác định được các mức độ và ý nghĩa các giá trị trung bình theo 5 mức độ của thang Likert:

Mức độ

Giá trị trung bình

Ý nghĩa các mức độ

1

1.00 – 1.80

Không bao giờ.

Kém

2

1.81 – 2.60

Hiếm khi

Yếu

3

2.61 – 3.40

Đôi khi

Trung bình

4

3.41 – 4.20

Thường xuyên

Khá

5

4.21 – 5.00

Rất thường xuyên

Tốt

2.2. Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh‌

2.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh ở các trường trung học cơ sở về hoạt động nghiên cứu khoa học‌

2.2.1.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên

Để đánh giá nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu khoa học đối với học sinh, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1, phụ lục 2, 3. Kết quả khảo sát được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.2. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu khoa học đối với học sinh (N=165)‌


TT


Ý nghĩa

Thiết thực

Ít thiết

thực

Không thiết

thực


ĐTB

SL

SL

SL

1

Giúp học sinh nắm vững tri thức ở

lĩnh vực nghiên cứu

99

56

10

2,54

2

Giúp học sinh củng cố, mở rộng tri

thức đã học

104

50

11

2,56

3

Giúp học sinh vận dụng tri thức đã

học vào thực tiễn

92

64

9

2,50

4

Phát huy khả năng sáng tạo của học

sinh

119

36

10

2,66

5

Hình thành và phát triển năng lực tự

học, tự nghiên cứu cho học sinh

133

19

13

2,73

ĐTB chung




2,59

Kết quả khảo sát cho thấy, đa số cán bộ quản lý và giáo viên đều đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học là thiết thực với học sinh, biểu hiện ở các nội dung đánh giá đều ở mức 3 - "Thiết thực" (ĐTB 2,59). Các nội dung được đánh giá với ĐTB dao động từ 2,50 - 2,73. Tỉ lệ lựa chọn mức độ 3- "Thiết thực" cũng khá cao. Hầu hết cán bộ quản lý, giáo viên đều có nhận thức rằng hoạt động nghiên cứu khoa học có vai trò rất thiết thực và thiết thực đối với học sinh, đồng thời muốn nâng cao chất lượng của hoạt động nghiên cứu khoa học học sinh thì điều quan trọng hơn cả là phải phát huy vai trò tự giác, tích cực, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nghiên cứu khoa học.

Hình thành phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu cho học sinh Phát huy khả năng sáng tạo của học sinh là hai nội dung được đánh giá cao nhất với ĐTB lần lượt là 2,73 và 2,66. Như vậy, cán bộ quản lý và giáo viên đều thấy được tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học đối với việc phát triển năng lực của học sinh nhiều hơn là củng cố hay nắm vững nội dung tri thức đã học, vận dụng vào trong thực tiễn.

Qua kết quả trên, chúng tôi thấy phần lớn cán bộ quản lý, giáo viên đã nhìn nhận và đánh giá đúng về vai trò, ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu khoa học. Đây là yếu tố thuận lợi trong việc tổ chức quản lý hoạt động hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh. Tuy nhiên, vẫn có một vài ý kiến cho rằng hoạt động này không thiết thực, tuy số ý kiến này chiếm tỉ lệ không nhiều nhưng đây cũng là một vấn đề đặt ra đối với cán bộ quản lý các trường THCS trong công tác nâng cao nhận thức, trách nhiệm của giáo viên đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của bản thân giáo viên và học sinh.

2.2.1.2. Thực trạng nhận thức của học sinh

Để đánh giá rõ hơn về thực trạng nhận thức về ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu khoa học đối với học sinh, chúng tôi tiến hành khảo sát trên học sinh và thu được kết quả như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/02/2023