Bảng 2.3. Nhận thức của học sinh về ý nghĩa của nghiên cứu khoa học (N=150)
Ý nghĩa | Thiết thực | Ít thiết thực | Không thiết thực | ĐTB | |
SL | SL | SL | |||
1 | Giúp học sinh nắm vững tri thức ở lĩnh vực nghiên cứu | 56 | 56 | 38 | 2,12 |
2 | Giúp học sinh củng cố, mở rộng tri thức đã học | 105 | 26 | 19 | 2,57 |
3 | Giúp học sinh vận dụng tri thức đã học vào thực tiễn | 125 | 23 | 2 | 2,82 |
4 | Phát huy khả năng sáng tạo của học sinh | 102 | 21 | 27 | 2,50 |
5 | Hình thành và phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu cho học sinh | 76 | 61 | 13 | 2,42 |
ĐTB chung | 2,48 |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Yêu Cầu Đối Với Hoạt Động Nghiên Cứu Khoa Học Của Học Sinh Trung Học Cơ Sở
- Tổ Chức Thực Hiện Hoạt Động Nghiên Cứu Khoa Học Của Học Sinh Trung Học C Sở
- A. Thống Kê Số Trường, Lớp Và Học Sinh Thcs Thành Phố Cẩm Phả
- Thực Trạng Những Khó Khăn Trong Quá Trình Nghiên Cứu Và Hướng Dẫn Học Sinh Nghiên Cứu Khoa Học Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Thành Phố Cẩm Phả
- Thực Trạng Chỉ Đạo Thực Hiện Hoạt Động Nghiên Cứu Khoa Học Của Học Sinh Thcs Thành Phố Cẩm Phả
- Về Quản Lý Hoạt Động Nghiên Cứu Khoa Học Của Học Sinh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Thành Phố Cẩm Phả
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
Qua khảo sát trên cho thấy, hầu hết các nội dung khảo sát đều ở mức 3 - Thiết thực, ĐTB chung đạt 2,48. Các nội dung được đánh giá có ĐTB dao động từ 2,12 - 2,82. Điều này cho thấy đa số học sinh đã quan tâm đến nghiên cứu khoa học, tuy nhiên nhận thức của học sinh vẫn thể hiện tính không đồng đều ở các nội dung khảo sát. Cụ thể, các em mới chú ý tới những ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu khoa học đối với việc vận dụng, củng cố tri thức đã học mà ít quan tâm tới hai vai trò quan trọng là hình thành năng lực tự học và sáng tạo của học sinh.
Đặc biệt, trong cả 5 nội dung khảo sát thì đều có học sinh đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học là không thiết thực. Đây cũng là thực trạng ở một số trường hiện nay vẫn có một bộ phận các em học sinh chưa nhận thức được vai trò của nghiên cứu khoa học và ngại tham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học.
Trở ngại lớn nhất là học sinh hiện nay chưa được trang bị tốt phương pháp nghiên cứu nên hầu hết đều loay hoay không biết bắt đầu từ đâu, làm gì và muốn đạt kết quả gì, cho ai… Nội dung ý nghĩa “nghiên cứu khoa học giúp học sinh nắm vững tri thức đã học ở lĩnh vực nghiên cứu” với ĐTB = 2,12 - mức độ 2 - "Ít thiết thực".
Trên thực tế có thể thấy hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp học sinh vận dụng tri thức đã học để nghiên cứu, khám phá tri thức mới, vận dụng tri thức đã khám phá được để cải tạo thực tiễn, thông qua và bằng cách đó hình thành phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Tuy nhiên, có một số học sinh lại chưa nhận thức được đầy đủ những ý nghĩa này, vì vậy, giáo viên cần phải giúp học sinh có nhận thức đầy đủ hơn về vai trò, ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu khoa học đối với quá trình hình thành và phát
triển năng lực nghiên cứu của học sinh. Đó sẽ là cơ sở để giúp học sinh có động lực tham gia và thực hiện có hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học.
2.2.2. Thực trạng lựa chọn các lĩnh vực nghiên cứu trong hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả
Để tìm hiểu về nội dung các lĩnh vực nghiên cứu khoa học của học sinh THCS, chúng tôi tiến hành khảo sát (sử dụng câu hỏi số 2, phụ lục 1, 2) và thu được kết quả được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.4. Thực trạng lựa chọn các lĩnh vực nghiên cứu khoa học của học sinh
Các lĩnh vực | Mức độ hứng thú học sinh | ĐTB X | Lựa chọn giáo viên | ĐTB X | |||||
Hứng thú | Ít hứng thú | Không hứng thú | Chọn nhiều | Ít chọn | Không chọn | ||||
1 | Khoa học động vật | 86 | 43 | 21 | 2,43 | 26 | 43 | 81 | 1,64 |
2 | Khoa học xã hội và hành vi | 62 | 56 | 32 | 2,20 | 126 | 15 | 9 | 2,78 |
3 | Hóa sinh | 24 | 59 | 67 | 1,71 | 115 | 13 | 22 | 2,62 |
4 | Y sinh và khoa học sức khỏe | 41 | 35 | 74 | 1,78 | 66 | 28 | 56 | 2,07 |
5 | Kĩ thuật Y Sinh | 38 | 23 | 89 | 1,66 | 42 | 20 | 88 | 1,69 |
6 | Sinh học tế bào và phân tử | 85 | 47 | 18 | 2,45 | 39 | 26 | 87 | 1,68 |
7 | Hóa học | 38 | 66 | 46 | 1,95 | 96 | 29 | 25 | 2,47 |
8 | Sinh học trên máy tính và Sinh - Tin | 23 | 36 | 91 | 1,55 | 84 | 47 | 19 | 2,43 |
9 | Khoa học Trái đất và Môi trường | 81 | 47 | 22 | 2,39 | 89 | 40 | 21 | 2,45 |
10 | Hệ thống nhúng | 21 | 61 | 68 | 1,69 | 32 | 43 | 75 | 1,71 |
11 | Năng lượng Hóa học | 44 | 43 | 63 | 1,87 | 33 | 36 | 81 | 1,68 |
12 | Năng lượng Vật lí | 47 | 51 | 52 | 1,97 | 71 | 46 | 33 | 2,25 |
13 | Kĩ thuật cơ khí | 26 | 73 | 51 | 1,83 | 101 | 25 | 24 | 2,51 |
14 | Kĩ thuật môi trường | 29 | 75 | 46 | 1,89 | 88 | 29 | 33 | 2,37 |
15 | Khoa học vật liệu | 28 | 56 | 66 | 1,75 | 93 | 23 | 34 | 2,39 |
16 | Toán học | 37 | 44 | 69 | 1,79 | 90 | 27 | 35 | 2,36 |
17 | Vi sinh | 46 | 41 | 63 | 1,89 | 82 | 43 | 25 | 2,38 |
18 | Vật lí và Thiên văn | 80 | 51 | 19 | 2,41 | 93 | 23 | 34 | 2,39 |
19 | Khoa học Thực vật | 75 | 54 | 21 | 2,36 | 98 | 29 | 23 | 2,50 |
20 | Rô bốt và máy thông minh | 88 | 47 | 15 | 2,49 | 97 | 28 | 25 | 2,48 |
21 | Phần mềm hệ thống | 53 | 36 | 61 | 1,95 | 63 | 35 | 52 | 2,07 |
22 | Y học chuyển dịch | 87 | 42 | 21 | 2,44 | 19 | 19 | 112 | 1,38 |
Đánh giá kết quả khảo sát của 22 lĩnh vực nghiên cứu, chúng tôi chia thành các nhóm:
Thứ nhất, nhóm lĩnh vực nghiên cứu mà học sinh có hứng thú cao và lựa chọn nghiên cứu nhiều, như: Khoa học trái đất và môi trường; Vật lí thiên văn; khoa học thực vật; Rô bốt và máy thông minh với ĐTB từ 2,36 - 2,49, ở mức 3 – hứng thú.
Thứ hai, nhóm lĩnh vực nghiên cứu mà học sinh có ít hứng thú (ĐTB từ 1,55- 2,20) nhưng được lựa chọn nhiều (ĐTB ở mức 3, từ 2,39 - 2,78), cụ thể như một số lĩnh vực tiêu biểu: Khoa học xã hội và hành vi; Hóa sinh; Sinh học trên máy tính và Sinh - Tin; Khoa học vật liệu; Kĩ thuật cơ khí...
Thứ ba, nhóm lĩnh vực nghiên cứu mà học sinh có hứng thú (ĐTB là 2,44 ở mức 3 – không hứng thú) nhưng lựa chọn ít (ĐTB là 1,38 mức 2 – ít lựa chọn), chẳng hạn như: Y học chuyển dịch; Khoa học động vật; Sinh học tế bào và phân tử; Hóa học...
Thứ tư, nhóm lĩnh vực nghiên cứu mà học sinh vừa có ít hứng thú vừa ít lựa chọn (ĐTB 1,69) như: Y sinh; Hệ thống nhúng; Năng lượng hóa học; Y sinh và khoa học sức khỏe.
Đối với nhóm thứ nhất, học sinh có hứng thú cao với một số lĩnh vực nghiên cứu như thiên văn, địa lí, thực vật và xã hội. Bởi đây là những lĩnh vực vừa gần gũi lại kích thích tính tò mò, ưa khám phá của lứa tuổi học sinh THCS. Và chính vì điều này nên có khá nhiều học sinh lựa chọn những đề tài nghiên cứu liên quan đến những điều các em yêu thích, say mê.
Đối với nhóm thứ hai, mặc dù có một số lĩnh vực các em ít hứng thú nhưng vẫn được lựa chọn nhiều và đối với nhóm thứ ba, nhiều em có nhiều hứng thú với các lĩnh vực nghiên cứu nhưng lại ít lựa chọn. Sở dĩ có sự chênh lệch như vậy, bởi vì, nhiều học sinh khi lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu còn mang tính chất cảm tính, chưa tìm hiểu rõ ràng về lĩnh vực được nghiên cứu, một số em nghe thấy tên lĩnh vực là đã thấy thích, thấy hứng thú tìm hiểu. Tuy nhiên, sau khi gặp và trao đổi với giáo viên hướng dẫn, học sinh sẽ xác định được cụ thể cái gì nghiên cứu được và phù hợp với khả năng của mình. Do đó, việc lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu có sự thay đổi khá nhiều so với lúc đầu.
Đối với nhóm thứ tư, có một số lĩnh vực nghiên cứu còn mới, học sinh chưa có cơ hội tìm hiểu nhiều nên chưa có hứng thú cũng như sẽ ít có sự lựa chọn hơn.
Qua sự phân tích trên, có thể khẳng định vai trò rất lớn của giáo viên trong định hướng sự lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu sao cho phù hợp với nhận thức, năng lực, sở trường và hứng thú của học sinh. Điều này cũng đòi hỏi người giáo viên phải có sự hiểu biết sâu rộng với nhiều lĩnh vực khác nhau để có thể tư vấn, hỗ trợ học sinh lựa chọn đúng lĩnh vực nghiên cứu phù hợp.
2.2.3. Thực trạng về các kĩ năng nghiên cứu khoa học của học sinh các trường trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả
Khi thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học thì các kĩ năng nghiên cứu đóng vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng và sự thành công của đề tài. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát (sử dụng câu hỏi 3, phụ lục 1, 2) và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.5a. Tự đánh giá của học sinh về các kĩ năng nghiên cứu khoa học của học sinh các trường THCS Cẩm Phả (N=150)
Các kĩ năng | Các mức độ | ||||||||
Tốt | Khá | TB | Yếu | Kém | ĐTB | ||||
1 | Phát hiện, lựa chọn vấn đề nghiên cứu và xây dựng tên đề tài | 47 | 49 | 51 | 3 | 0 | 3,94 | ||
2 | Xác định các nhiệm vụ nghiên cứu | 27 | 26 | 81 | 16 | 0 | 3,41 | ||
3 | Xây dựng đề cương nghiên cứu | 39 | 51 | 49 | 11 | 0 | 3,83 | ||
4 | Xây dựng kế hoạch nghiên cứu | 28 | 62 | 35 | 24 | 1 | 3,64 | ||
5 | Thu thập thông tin qua tiếp xúc trực tiếp, phỏng vấn và tài liệu sách báo. | 27 | 30 | 61 | 28 | 4 | 3,43 | ||
6 | Xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu | 18 | 24 | 74 | 31 | 3 | 3,22 | ||
7 | Lựa chọn, vận dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu thích hợp | 45 | 31 | 57 | 14 | 3 | 3,73 | ||
8 | Phân tích nghiên cứu | kết | quả | 22 | 30 | 65 | 26 | 7 | 3,44 |
9 | Viết các nghiên cứu | công | trình | 24 | 42 | 59 | 21 | 4 | 3,51 |
ĐTB chung | 3,54 |
Với 5 mức độ kĩ năng: Tốt, khá, trung bình, yếu và kém, kết quả khảo sát cho thấy tự đánh giá về các kĩ năng trong nghiên cứu khoa học của các em ở mức độ Khá (ĐTB chung = 3,54). Tuy nhiên, có sự chênh lệch trong tự đánh giá về các kĩ năng khác nhau của các em, nhưng chênh lệch không lớn, ĐTB đạt từ 3,22 - 3,94. Cụ thể:
Có 8/9 kĩ năng được các em tự đánh giá ở mức độ Khá (ĐTB từ 3,41 - 3,94). Trong số 8 kĩ năng này, kĩ năng xây dựng kế hoạch nghiên cứu được các em đánh giá ở mức độ Khá nhiều nhất.
Riêng kĩ năng Xây dựng c sở lí luận cho đề tài nghiên cứu ĐTB chỉ đạt 3,22. Điều này cho thấy, trong khi thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học, việc phân tích, hệ thống hóa các nội dung lí thuyết để làm cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu của học sinh còn thực hiện chưa tốt. Có thể lí giải vì, ở độ tuổi này học sinh cũng khó có thể tìm hiểu sâu hoặc có những lập luận, khái quát ở mức độ cao, vốn từ khoa học vẫn còn hạn chế. Để có thể thực hiện tốt kĩ năng này, đòi hỏi sự quan tâm, hướng dẫn của giáo viên để giúp các em tìm đúng, đủ nguồn tài liệu, phân tích, hình thành các khái niệm công cụ cần thiết làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu, thử nghiệm sau này của học sinh.
Kết quả khảo sát trong bảng 2.5b cũng cho thấy, nhìn chung giáo viên đánh giá mức độ các kĩ năng của học sinh trong nghiên cứu khoa học cũng chưa cao, chỉ đạt mức Trung bình (Với ĐTB chung = 3,37), tỉ lệ lựa chọn các kĩ năng ở mức độ Trung bình vẫn cao hơn các mức độ còn lại. Sự chênh lệch trong đánh giá ở các kĩ năng cũng không lớn. Có 4/9 kĩ năng của học sinh được đánh giá ở mức độ Khá (ĐTB từ 3,50 - 3,70).
So sánh với tự đánh giá của học sinh, giáo viên đánh giá có phần khắt khe hơn nhưng cũng thừa nhận là học sinh đã biết phát hiện, lựa chọn vấn đề nghiên cứu và đặt tên cho đề tài (ĐTB = 3,70), bước đầu biết vận dụng và phối hợp các phương pháp nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài (ĐTB = 3,57), biết cách xác định các nhiệm vụ nghiên cứu (ĐTB = 3,53), Lựa chọn, vận dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu thích hợp (ĐTB = 3,50). Tuy nhiên, học sinh vẫn còn hạn chế ở một số kĩ năng như: Xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài, phân tích kết quả nghiên cứu, viết công trình nghiên cứu...do đó cần có sự hỗ trợ nhiều từ giáo viên hướng dẫn.
Bảng 2.5b. Đánh giá của giáo viên về các kĩ năng nghiên cứu khoa học của học sinh các trường THCS Cẩm Phả (N=150)
Các kĩ năng | Các mức độ | ||||||
Tốt | Khá | TB | Yếu | Kém | ĐTB | ||
1 | Phát hiện, lựa chọn vấn đề nghiên cứu và xây dựng tên đề tài | 37 | 44 | 59 | 7 | 3 | 3,70 |
2 | Xác định các nhiệm vụ nghiên cứu | 34 | 39 | 56 | 14 | 7 | 3,53 |
3 | Xây dựng đề cương nghiên cứu | 27 | 36 | 60 | 19 | 8 | 3,37 |
4 | Xây dựng kế hoạch nghiên cứu | 20 | 27 | 64 | 24 | 15 | 3,09 |
5 | Thu thập thông tin qua tiếp xúc trực tiếp, phỏng vấn và tài liệu sách báo. | 32 | 42 | 48 | 25 | 3 | 3,50 |
6 | Xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu | 28 | 35 | 47 | 27 | 13 | 3,25 |
7 | Lựa chọn, vận dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu thích hợp | 36 | 49 | 40 | 14 | 11 | 3,57 |
8 | Phân tích kết quả nghiên cứu | 21 | 39 | 54 | 23 | 13 | 3,21 |
9 | Viết các công trình nghiên cứu | 19 | 43 | 49 | 21 | 18 | 3,16 |
ĐTB chung | 3,37 |
Như vậy, kết quả khảo sát ở trên cũng cho thấy học sinh THCS thành phố Cẩm Phả cơ bản đã có ý thức và bước đầu hình hình thành được một số kĩ năng và kinh nghiệm khi tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, các em còn gặp nhiều khó khăn do các yếu tố chủ quan và khách quan mang lại. Một phần có thể do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, do mới bắt đầu làm quen với hoạt động nghiên cứu khoa học hoặc các kỹ năng nghiên cứu còn hạn chế. Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với cán bộ quản lý, giáo viên là phải tăng cường rèn luyện các kỹ năng nghiên cứu khoa học cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh. Ngoài ra, cũng cần có quan tâm của các cấp, sự hướng dẫn của các giáo viên để các em khắc phục được một số khó khăn. Từ đó, học sinh sẽ tích lũy, học hỏi kinh nghiệm và hoàn thiện dần các kĩ năng nghiên cứu khoa học.
2.2.4. Thực trạng năng lực hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học của đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả
Để tìm hiểu đầy đủ hơn về vấn đề trên, chúng tôi khảo sát năng lực hướng dẫn của giáo viên trên cơ sở đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh (sử dụng
câu hỏi số 5, phụ lục 1; câu hỏi số 5, mục II, phụ lục 2; câu hỏi số 2, mục II, phụ lục 3). Kết quả thể hiện trong bảng sau:
* Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên :
Bảng 2.6a. Đánh giá của cán bộ quản lý và tự đánh giá của giáo viên về năng lực hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học (N = 165)
Các nội dung | Các mức độ | ||||||
Tốt | Khá | Trung bình | Yếu | Kém | ĐTB | ||
1 | Năng lực hướng dẫn học sinh lựa chọn vấn đề nghiên cứu | 39 | 62 | 55 | 9 | 0 | 3,79 |
2 | Năng lực hướng dẫn học sinh xây dựng đề cương nghiên cứu | 31 | 59 | 62 | 13 | 0 | 3,65 |
3 | Năng lực hướng dẫn học sinh thu thập tài liệu nghiên cứu | 28 | 47 | 71 | 19 | 0 | 3,51 |
4 | Năng lực hướng dẫn học sinh lựa chọn, phân tích, tư liệu, viết đề án | 30 | 54 | 67 | 14 | 0 | 3,61 |
5 | Năng lực hướng dẫn học sinh trình bày kết quả nghiên cứu | 33 | 44 | 65 | 23 | 0 | 3,53 |
ĐTB chung | 3,62 |
Qua việc khảo sát việc tự đánh giá năng lực hướng dẫn của giáo viên cho thấy, các thầy, cô đều khá tự tin về năng lực hướng dẫn của mình (ĐTB chung đạt 3,62 - mức Khá). Điểm trung bình khảo sát ở các năng lực đạt từ 3,51 - 3,79. Không có sự chênh lệch quá lớn trong việc đánh giá các năng lực hướng dẫn học sinh thực hiện nghiên cứu khoa học.
Có hai năng lực giáo viên đánh giá có ĐTB tương đương nhau là: Năng lực hướng dẫn học sinh thu thập tài liệu nghiên cứu và năng lực hướng dẫn học sinh trình bày kết quả nghiên cứu (ĐTB đạt 3,51 và 3,53). Tuy nhiên, năng lực hướng dẫn học sinh thu thập tài liệu nghiên cứu có ĐTB thấp hơn so với năng lực hướng dẫn học sinh trình bày kết quả nghiên cứu. Điều này cho thấy, giáo viên còn có những hạn chế nhất định trong quá trình hướng dẫn học sinh thu thập tài liệu nghiên cứu. Trên thực tế, đây cũng là những khó khăn mà giáo viên gặp phải trong quá trình hướng dẫn học sinh của mình khi mà trình độ nghiên cứu và kinh nghiệm của học sinh còn nhiều hạn chế.
Thực tế cho thấy, giáo viên phải thực hiện khá nhiều công việc, ngoài các giờ lên lớp. Một số giáo viên vẫn còn phải cùng một lúc đảm nhiệm nhiều môn học nên không có nhiều thời gian để tập trung nghiên cứu khoa học cũng như hướng dẫn học sinh của mình. Ngoài ra, năng lực hướng dẫn học sinh không đồng đều giữa các giáo viên cũng là trở ngại lớn trong việc hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học.
* Đánh giá của học sinh:
Bảng 2.6b. Đánh giá của học sinh về năng lực hướng dẫn của giáo viên trong hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh (N=150)
Các năng lực | Các mức độ | ||||||
Tốt | Khá | TB | Yếu | Kém | ĐTB | ||
SL | SL | SL | SL | SL | |||
1 | Năng lực hướng dẫn học sinh lựa chọn vấn đề nghiên cứu | 104 | 21 | 22 | 3 | 0 | 4,51 |
2 | Năng lực hướng dẫn học sinh xây dựng đề cương nghiên cứu | 82 | 34 | 30 | 4 | 0 | 4,29 |
3 | Năng lực hướng dẫn học sinh thu thập tài liệu nghiên cứu | 94 | 23 | 31 | 2 | 0 | 4,39 |
4 | Năng lực hướng dẫn học sinh, lựa chọn, phân tích, tư liệu, viết đề án | 48 | 36 | 63 | 3 | 0 | 3,86 |
5 | Năng lực hướng dẫn học sinh trình bày kết quả nghiên cứu | 40 | 36 | 70 | 4 | 0 | 3,75 |
ĐTB chung | 4,15 |
Kết quả thể hiện trong bảng số liệu cho thấy, hầu hết các em học sinh đều đánh giá năng lực hướng dẫn của giáo viên ở mức Khá trở lên (ĐTB chung đạt 4,15 điểm). Trong số các năng lực của giáo viên, có 3/5 năng lực được học sinh đánh giá ở mức độ Tốt. Đó là: Năng lực hướng dẫn học sinh lựa chọn vấn đề nghiên cứu (ĐTB =