Thực Trạng Những Khó Khăn Trong Quá Trình Nghiên Cứu Và Hướng Dẫn Học Sinh Nghiên Cứu Khoa Học Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Thành Phố Cẩm Phả‌

4,50) và năng lực hướng dẫn học sinh xây dựng đề cương nghiên cứu (ĐTB = 4,29). Năng lực hướng dẫn học sinh thu thập tài liệu nghiên cứu (ĐTB = 4,39). Hai năng lực còn lại đều được đánh giá ở mức độ Khá (ĐTB từ 3,74 - 3,86).

Trong 5 mức độ đánh giá, số học sinh đánh giá năng lực hướng dẫn của giáo viên ở mức Khá và Tốt có ĐTB tương đối cao, không có năng lực nào bị đánh giá ở mức Kém, mức Yếu cũng có rất ít. Tuy nhiên, điều này cũng rất đáng quan tâm vì nó thể hiện sự không đồng đều về năng lực của các giáo viên hướng dẫn. Do đó, lãnh đạo nhà trường cần chú ý bồi dưỡng thêm năng lực cho đội ngũ giáo viên để họ có thể làm tốt việc hướng dẫn học sinh làm nghiên cứu khoa học.

Tóm lại, trong hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh, giáo viên hướng dẫn vừa đóng vai trò người hỗ trợ, hướng dẫn nghiên cứu vừa đóng vai trò chỗ dựa về tinh thần, tạo cảm hứng cho học sinh. Nếu không có sự định hướng cũng như hướng dẫn từ phía giáo viên thì học sinh khó có thể tự mình xác định nội dung nghiên cứu cũng như hiểu được cách viết một báo cáo khoa học phải như thế nào.

2.2.5. Thực trạng những khó khăn trong quá trình nghiên cứu và hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học ở các trường trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả‌

Trong quá trình thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học, học sinh gặp những khó khăn cả về chủ quan và khách quan, bên cạnh đó giáo viên là những người hướng dẫn học sinh, họ cũng gặp những khó khăn nhất định. Tìm hiểu vấn đề này chúng tôi tiến hành điều tra trên đội ngũ giáo viên và học sinh, thu được kết quả như sau:

* Đối với giáo viên

Bảng 2.7. Thực trạng những khó khăn đối với giáo viên trong quá trình nghiên cứu và hướng dẫn học sinh thực hiện nghiên cứu khoa học (N = 150)‌


STT


Các lĩnh vực/vấn đề

Khó khăn

Ít khó khăn

Không khó

khăn


ĐTB

1

Thiếu nguồn ý tưởng

94

42

14

2,53

2

Năng lực nghiên cứu của học sinh hạn

chế

80

36

44

2,23

3

Thiếu thời gian hướng dẫn

104

34

12

2,61

4

Chế độ đãi ngộ chưa phù hợp

25

53

87

1,62

5

Kinh phí dành cho hoạt động còn thấp

105

26

19

2,57

6

Chưa có tiêu chuẩn rõ ràng về đánh giá

đề tài khoa học của học sinh

116

23

11

2,70

ĐTB chung


2,38

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh - 8

Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết giáo viên được hỏi đều trả lời là gặp khó khăn khi hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, mặc dù đó chưa phải là những khó khăn quá lớn nhưng phần nào ảnh hưởng đến việc nghiên cứu khoa học của học sinh (ĐTB chung đạt 2,38). Cụ thể:

Những khó khăn mà giáo viên gặp phải chủ yếu là: việc thiếu thời gian hướng dẫn (ĐTB = 2,61), thiếu nguồn ý tưởng (ĐTB = 2,53); Kinh phí hoạt động còn thấp (ĐTB = 2,57); Tiêu chuẩn đánh giá đề tài khoa học của học sinh (ĐTB = 2,70) đã có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học. Trao đổi thêm với chúng tôi, thầy giáo Nguyễn Văn T., giáo viên trường THCS Cẩm Thịnh cho biết: "Nhiều khi hướng dẫn học sinh thực hiện nghiên cứu, chúng tôi phải bỏ cả tiền túi để hỗ trợ thêm cho các em, chứ các em tâm huyết như vậy, phải ủng hộ các em làm khoa học...".

Do đó, vấn đề đặt ra cho các nhà quản lí cần quan tâm về xây dựng tiêu chí đánh giá đề tài nghiên cứu của học sinh, hỗ trợ thêm kinh phí trong quá trình thực hiện nghiên cứu, tạo điều kiện về mặt thời gian để làm tốt việc hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học. Đối với cán bộ, giáo viên hướng dẫn học sinh phải tăng cường rèn luyện các kỹ năng cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trường THCS.

* Đối với học sinh

Nghiên cứu khoa học là một hoạt động còn tương đối mới đối với các em học sinh. Do đó, trong quá trình nghiên cứu học sinh gặp những khó khăn nhất định. Để tìm hiểu những khó khăn này chúng tôi đã tiến hành khảo sát (sử dụng câu hỏi số 4, phụ lục 1). Kết quả như sau:

Bảng 2.8. Thực trạng những khó khăn của học sinh gặp phải trong quá trình nghiên cứu khoa học (N=150)‌


TT


Các lĩnh vực/vấn đề

Khó khăn

Ít khó khăn

Không

khó khăn


ĐTB

1

Phương pháp nghiên cứu

119

23

8

2,74

2

Kinh nghiệm nghiên cứu

107

30

13

2,63

3

Tài liệu nghiên cứu

54

72

24

2,20

4

Sự hướng dẫn của giáo viên

46

71

33

2,09

5

Thời gian

73

50

27

2,31

6

Phương tiện, thiết bị phục vụ cho

việc nghiên cứu

97

37

16

2,54

7

Tài chính

66

52

32

2,23

ĐTB chung


2,39

Kết quả khảo sát thấy, các em học sinh cơ bản đều gặp khó khăn khi thực hiện nghiên cứu khoa học (ĐTB chung đạt 2,39). Cụ thể:

Khó khăn lớn nhất của học sinh ở đây chính là phương pháp nghiên cứu (ĐTB = 2,74). Qua tìm hiểu chúng tôi thấy hoạt động nghiên cứu khoa học là lĩnh vực mới được triển khai trong các trường THCS, có tính ứng dụng rất cao cùng với đó là lứa tuổi học sinh THCS các em còn nhỏ tuổi nên các em chưa có phương pháp và kinh nghiệm nghiên cứu.

Ngoài ra những khó khăn khác mà các em gặp phải là: Kinh nghiệm nghiên cứu (ĐTB = 2,63), phương tiện, thiết bị hỗ trợ cho nghiên cứu và sự hỗ trợ về mặt tài chính (ĐTB = 2,54). Ngoài ra, thời gian và điều kiện về tài chính cũng là những khó khăn mà các em gặp phải. Trên thực tế quỹ thời gian cho việc học trên lớp chiếm khá nhiều nên học sinh phải biết sắp xếp thời gian nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, việc nghiên cứu sẽ khó thực hiện tốt nếu dành ít thời gian, công sức và chi phí thực hiện không có.

Những khó khăn trên của học sinh đòi hỏi sự quan tâm của nhà trường, giáo viên trong việc bồi dưỡng thêm năng lực và kinh nghiệm nghiên cứu cũng như tạo điều kiện về mặt thời gian để giúp học sinh thực hiện tốt các công trình nghiên cứu khoa học của mình.

2.2.6. Thực trạng kết quả nghiên cứu khoa học của học sinh trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả‌

Trong những năm vừa qua với sự cố gắng của thầy và trò ở các trường THCS, hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trên địa bàn thành phố đã đạt được những kết quả nhất định. Kết quả thống kê được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.9. Kết quả đạt được trong hội thi sáng tạo KHKT các cấp‌


Trường

Năm học

Đạt giải cấp thành phố

Đạt giải cấp tỉnh

THCS Bái Tử Long

2017 - 2018

2

2

2018 - 2019

1

1

THCS Cửa Ông

2017 - 2018

1

0

2018 - 2019

1

1

THCS Cẩm Thành

2017 - 2018

1

0

2018 - 2019

1

0

THCS Cẩm Thịnh

2017 - 2018

1

0

2018 - 2019

2

1

THCS Lý Tự Trọng

2017 - 2018

1

1

2018 - 2019

1

1

Tổng

12

7

Kết quả bảng trên cho thấy: Trong ba năm từ 2017 đến 2019, kết quả thống kê 5 trường THCS trong thành phố Cẩm Phả có 19 giải nghiên cứu khoa học của học sinh đạt từ khuyến khích trở lên ở cả cấp thành phố và cấp tỉnh.

Dù mới là những bước đi ban đầu với vô vàn những khó khăn nhưng hoạt động nghiên cứu khoa học đã thu hút được nhiều học sinh trong nhà trường quan tâm và tham gia. Nhiều học sinh cảm thấy hứng thú, say mê và thực hiện nghiêm túc.

Nhiều nghiên cứu của học sinh đã có những tìm tòi khá mới, sáng tạo thể hiện khả năng và mong muốn được chinh phục những đỉnh cao của tri thức. Những công trình đạt giải đã phản ánh phần nào sự nỗ lực, sáng tạo của học sinh và sự tham gia hướng dẫn nhiệt tình của đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm. Nhìn chung, kết quả đạt được trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học của học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả còn khá hạn chế, đòi hỏi cán bộ quản lý nhà trường cần quan tâm hơn nữa để nâng cao chất lượng của lĩnh vực hoạt động này, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả‌

2.3.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả‌

Để tổ chức tốt hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh, lãnh đạo nhà trường cần phải xây dựng kế hoạch một cách cụ thể, chi tiết dựa trên tình hình thực tế của nhà trường. Để tìm hiểu rõ vấn đề này, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên ở các trường THCS thành phố Cẩm Phả (sử dụng câu hỏi số 1, mục III, phụ lục 2, 3). Kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.10. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ở các trường THCS thành phố Cẩm Phả (N=165)‌


TT


Nội dung khảo sát

Mức độ thực hiện


ĐTB

Rất


thường xuyên


Thường xuyên


Đôi khi


Hiếm khi

Không bao giờ


1

Xác định mục tiêu tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học cho học

sinh


114


24


27


0


0


4,53


2

Dự kiến chỉ tiêu cho từng loại hình nghiên cứu khoa học của học

sinh.


65


34


41


25


0


3,84


3

Xây dựng đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn, có kĩ năng hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa

học


51


35


41


34


4


3,58


4

Xây dựng, sử dụng và bảo quản các thiết bị phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa

học của học sinh.


42


31


47


37


8


3,38


5

Dự kiến nguồn lực để đạt được các mục tiêu quản lý hoạt động nghiên cứu khoa

học của học sinh.


53


32


44


36


0


3,62


6

Dự kiến các biện pháp phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường để quản lý tốt hoạt động nghiên cứu khoa học của

học sinh.


73


25


56


11


0


3,97


7

Khảo sát nhu cầu nghiên cứu khoa học của học sinh, làm cơ sở lập kế

hoạch


35


39


38


42


11


3,27


8

Lấy ý kiến đóng góp của

toàn thể cán bộ, giáo viên cho bản dự thảo kế hoạch


61


27


59


18


0


3,79

ĐTB chung

3,75

Kết quả bảng trên cho thấy, nhìn chung việc thực hiện các nội dung trong xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ở mức độ Thường xuyên (ĐTB chung đạt 3,75). Tuy nhiên cũng có sự đánh giá khác nhau ở mức độ thực hiện các nội dung cụ thể trong xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh. Cụ thể:

Xác định mục tiêu tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học cho học sinh là việc làm Rất thường xuyên (ĐTB đạt 4,53). Việc xác định mục tiêu có ý nghĩa rất lớn đến việc triển khai tổ chức thực hiện các nội dung trong nghiên cứu khoa học của học sinh, đồng thời nó cũng là căn cứ để đánh giá kết quả thực hiện nghiên cứu khoa học của học sinh, đánh giá được phần nào sự hình thành những phẩm chất và năng lực của các em trong hoạt động này.

Những nội dung được đánh giá thực hiện ở mức Thường xuyên là: Dự kiến các biện pháp phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường để quản lý tốt hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ĐTB = 3,97). Dự kiến chỉ tiêu cho từng loại hình nghiên cứu khoa học của học sinh (ĐTB =3,62). Thực hiện tốt hai nội dung này sẽ giúp người quản lý nhà trường biết được số lượng đăng ký các đề tài để chỉ đạo giáo viên hướng dẫn học sinh làm khoa học, đồng thời làm cơ sở để phân công nhiệm vụ cho các bộ phận liên quan, đội ngũ cán bộ, giáo viên trong trường nhằm thực hiện tốt việc tổ chức và hỗ trợ học sinh thực hiện nghiên cứu khoa học.

Bên cạnh đó, hiệu trưởng nhà trường cũng đã thường xuyên thực hiện việc lấy ý kiến đóng góp của toàn thể cán bộ, giáo viên cho bản dự thảo kế hoạch (ĐTB

=3,79). Điều này thể hiện thái độ cầu thị, tính dân chủ trong việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh THCS.

Việc xây dựng đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn, có kĩ năng hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học (ĐTB =3,62) cũng luôn là yêu cầu bắt buộc đối với nhà trường nói chung, giáo viên nói riêng. Muốn tổ chức tốt hoạt động nghiên cứu khoa học cho học sinh, Hiệu trưởng nhà trường cần quan tâm tới việc rèn luyện, bồi dưỡng trình độ và năng lực chuyên sâu của mỗi giáo viên, phát huy được năng lực của họ.

Trong số các nội dung trên, việc khảo sát nhu cầu nghiên cứu khoa học của học sinh, làm cơ sở lập kế hoạch quản lý lại ít được quan tâm thực hiện thường xuyên, nội dung này chỉ ở mức "Đôi khi" với ĐTB = 3,32. Trong khi đó, hiệu quả quản lý các nội dung trong hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh cần phải dựa trên nhu cầu nghiên cứu của học sinh là nhiều hay ít để lập kế hoạch quản lý cũng như dự trù các nguồn lực để hỗ trợ quá trình thực hiện hoạt động này thực sự có chất lượng.

Như vậy, qua bảng khảo sát cho thấy việc xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học trong từng nội dung cụ thể của các trường THCS trên địa bàn thành phố Cẩm Phả đã được quan tâm và thực hiện thường xuyên nhưng chưa thật đồng đều ở tất cả các nội dung. Việc xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh là rất quan trọng vì nó quyết định lớn đến quá trình tổ chức, chỉ đạo và đánh giá hoạt động này của người quản lý. Do đó, trong công tác quản lý, cần chú ý đầu tư kĩ lưỡng vào việc lập kế hoạch quản lý hoạt động này một cách hiệu quả nhất.

2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả‌

Để tìm hiểu thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh các trường THCS thành phố Cẩm Phả, chúng tôi đã tiến hành khảo sát cán bộ quản lý và giáo viên (sử dụng câu hỏi số 2, mục III, phụ lục 2, 3). Kết quả thống kê được thể hiện như sau:

Bảng 2.11. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học của các trường THCS thành phố Cẩm Phả


TT


Nội dung khảo sát

Mức độ thực hiện


ĐTB

Rất thường

xuyên

Thường xuyên

Đôi khi

Hiếm khi

Không bao

giờ


1

Thành lập ban chỉ đạo hoạt

động nghiên cứu khoa học của học sinh


92


66


7


0


0


4,52


2

Phân công các thành viên phụ trách chỉ đạo thực hiện các lĩnh vực cụ thể hoạt động nghiên

cứu khoa học


81


75


9


0


0


4,44


3

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận liên quan để tổ chức, sắp xếp hoạt động hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho

học sinh hợp lý


24


32


58


41


10


3,12


4

Chuẩn bị các nguồn lực trong

triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh


45


58


40


19


3


3,75


5

Hướng dẫn việc báo cáo kết quả và tiến trình triển khai thực hiện các nội dung đối với từng thời điểm theo kế hoạch đề ra

để kịp thời điều chỉnh


47


51


55


12


0


3,81

ĐTB chung

3,92

Nhìn chung, các nội dung được khảo sát trong việc tổ chức thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học cho học sinh THCS trên địa bàn thành phố đều được đánh giá là thực hiện thường xuyên (ĐTB chung đạt 3,92). Trên thực tế, ở các trường

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 27/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí