Những Yêu Cầu Đối Với Hoạt Động Nghiên Cứu Khoa Học Của Học Sinh Trung Học Cơ Sở‌

lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục THCS; tạo cơ hội để học sinh THCS giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của mình; tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các địa phương và hội nhập quốc tế.

1.3.4. Những yêu cầu đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trung học cơ sở‌

Theo chúng tôi, hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh THCS cần có những yêu cầu sau:

a) Đối với giáo viên:

* Để hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học hiệu quả, thì bản thân giáo viên cũng phải biết và biết nhiều hơn trong nghiên cứu so với học sinh, có như vậy mới là "thầy hướng dẫn". Đồng thời, phải nhận thức rõ việc giáo viên tham gia hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ khách quan, tất yếu. Như vậy, để trở thành giáo viên thực hiện tốt trách nhiệm hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học mỗi thầy giáo, cô giáo cần hội tụ 3 phẩm chất:

- Thứ nhất, giáo viên chuyên nghiệp (pro-professor).

- Thứ hai, nhà khoa học (Scientist).

- Thứ ba, nhà chuyên gia (Expert).

Ba phẩm chất này như kiềng ba chân cần hội tụ đủ trong một giáo viên.

Giáo viên hướng dẫn phải yêu khoa học, biết làm khoa học và biết hướng dẫn cho học sinh thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học, phải tận tụy với học sinh, sẵn lòng giúp đỡ, chia sẽ kinh nghiệm và kiến thức với học sinh.

Giáo viên hướng dẫn phải có uy tín về khoa học: Truyền cho học sinh lòng đam mê nghiên cứu khoa học; có định hướng nghiên cứu cho chính mình hiện tại và trong tương lai; gợi ý được cho học sinh một số đề tài phù hợp. Đồng thời, giáo viên hướng dẫn cũng cần tích lũy một số kết quả và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học nhất định để học sinh tin tưởng, phấn đấu hết mình tham gia vào hoạt động sáng tạo khoa học.

Bên cạnh đó, thành tích nghiên cứu khoa học của học sinh phải được tôn vinh, lan tỏa và phải được đề cao về mặt tinh thần. Ngoài việc hỗ trợ tài chính, cấp giấy chứng nhận,... còn phải được tôn vinh về mặt tinh thần như đưa các hình ảnh và sản

phẩm nghiên cứu khoa học vào thư viện, phòng truyền thống, từ đó lan tỏa niềm đam mê, tình yêu của học sinh với hoạt động nghiên cứu khoa học.

* Các năng lực hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học mà giáo viên trung học cơ sở cần phải có là:

- Năng lực hướng dẫn học sinh lựa chọn vấn đề nghiên cứu

- Năng lực hướng dẫn học sinh xây dựng đề cương nghiên cứu

- Năng lực hướng dẫn học sinh thu thập tài liệu nghiên cứu

- Năng lực hướng dẫn học sinh lựa chọn, phân tích, tư liệu, viết đề án

- Năng lực hướng dẫn học sinh trình bày kết quả nghiên cứu

b) Đối với học sinh:

* Học sinh khi tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học cần:

- Chọn đề tài phù hợp với khả năng và nguyện vọng của học sinh.

- Thực sự say mê và có khả năng tập trung làm việc cao.

- Có tâm lý vững vàng, kiên định khi gặp những khó khăn trong khi thực hiện các đề tài nghiên cứu.

- Phù hợp với chương trình, nội dung dạy học trong nhà trường và đòi hỏi thực tiễn của xã hội.

- Phù hợp với định hướng hoạt động giáo dục của các trường phổ thông.

- Không ảnh hưởng đến việc học tập chính khóa của học sinh.

- Có môi trường và phương tiện nghiên cứu tối thiểu, như: phòng làm việc, điện thoại, Internet, học liệu... và phải làm chủ các phương tiện đó. Để làm tốt được được điều này thì cần sự phối hợp, hỗ trợ từ nhà trường đến gia đình và các tổ chức cá nhân có liên quan đến đề tài nghiên cứu của học sinh.

* Những kỹ năng nghiên cứu khoa học mà học sinh trung học cơ sở cần phải có:

- Phát hiện, lựa chọn vấn đề nghiên cứu và xây dựng tên đề tài

- Xác định các nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng đề cương nghiên cứu

- Xây dựng kế hoạch nghiên cứu

- Thu thập thông tin qua tiếp xúc trực tiếp, phỏng vấn và tài liệu sách báo.

- Xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu

- Lựa chọn, vận dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu thích hợp

- Phân tích kết quả nghiên cứu

- Viết các công trình nghiên cứu

1.3.5. Các lĩnh vực nghiên cứu khoa học của học sinh trung học cơ sở

Bảng 1.1. Các lĩnh vực nghiên cứu khoa học của học sinh THCS [28].


STT

Lĩnh vực

Lĩnh vực chuyên sâu


1


Khoa học động vật

Hành vi; Tế bào; Mối liên hệ và tương tác với môi trường tự nhiên; Gen và di truyền; Dinh dưỡng và

tăng trưởng; Sinh lí; Hệ thống và tiến hóa...

2

Khoa học xã hội và hành

vi

Điều dưỡng và phát triển; Tâm lí; Tâm lí nhận

thức; Tâm lí xã hội và xã hội học;...

3

Hóa sinh

Hóa - Sinh phân tích; Hóa - Sinh tổng hợp; Hóa

- Sinh - Y; Hóa - Sinh cấu trúc;…


4

Y sinh và khoa học sức khỏe

Chẩn đoán; Điều trị; Phát triển và thử nghiệm dược liệu; Dịch tễ học; Dinh dưỡng; Sinh lí học

và Bệnh lí học;…

5

Kĩ thuật Y Sinh

Vật liệu Y Sinh; Cơ chế sinh học; Thiết bị Y

Sinh; Kĩ thuật tế bào và mô; Sinh học tổng hợp.

6

Sinh học tế bào và phân

tử

Sinh lí tế bào; Gen; Miễn dịch; Sinh học phân

tử; Sinh học thần kinh;...

7

Hóa học

Hóa phân tích; Hóa học trên máy tính; Hóa môi

trường; Hóa vô cơ; Hóa hữu cơ; Hóa vật liệu; Hóa


8


Sinh học trên máy tính và Sinh - Tin

Kĩ thuật Y sinh; Dược lí trên máy tính; Sinh học mô hình trên máy tính; Tiến hóa sinh học trên máy tính; Khoa học thần kinh trên máy

tính; Gen;....

9

Khoa học Trái đất và Môi

trường

Khí quyển; Khí hậu; Ảnh hưởng của môi

trường lên hệ sinh thái; Địa chất; nước;...

10

Hệ thống nhúng

Vi điều khiển; Giao tiếp mạng và dữ liệu;

Quang học; Cảm biến; Gia công tín hiệu;…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh - 4

Lĩnh vực

Lĩnh vực chuyên sâu


11


Năng lượng: Hóa học

Nhiên liệu thay thế; Năng lượng hóa thạch;

Phát triển nhiên liệu tế bào và pin; Vật liệu năng lượng mặt trời;…


12


Năng lượng: Vật lí

Năng lượng thủy điện; Năng lượng hạt nhân;

Năng lượng mặt trời; Năng lượng nhiệt; Năng lượng gió;…


13


Kĩ thuật cơ khí

Kĩ thuật hàng không và vũ trụ; Kĩ thuật dân dụng; Cơ khí trên máy tính; Lí thuyết điều khiển; Hệ thống vận tải mặt đất; Kĩ thuật gia công công nghiệp; Kĩ thuật cơ khí; Hệ thống

hàng hải;…


14


Kĩ thuật môi trường

Xử lí môi trường bằng phương pháp sinh học; Khai thác đất; Kiểm soát ô nhiễm; Quản lí chất

thải và tái sử dụng; Quản lí nguồn nước;…


15


Khoa học vật liệu

Vật liệu sinh học; Gốm và Thủy tinh; Vật liệu composite; Lí thuyết và tính toán; Vật liệu điện

tử, quang và từ; Vật liệu nano;Pô-li-me;…


16


Toán học

Đại số; Phân tích; Rời rạc; Lý thuyết Game và Graph; Hình học và Tô pô; Lý thuyết số; Xác

suất và thống kê;…


17


Vi Sinh

Vi trùng và kháng sinh; Vi sinh ứng dụng; Vi khuẩn; Vi sinh môi trường; Kháng sinh tổng

hợp; Vi-rút;…


18


Vật lí và Thiên văn

Thiên văn học và Vũ trụ học; Vật lí nguyên tử, phân tử và quang học; Lý - Sinh; Vật lí trên máy tính; Vật lí thiên văn; Vật liệu đo; Từ, Điện từ và Plasma; Cơ học; Vật lí hạt cơ bản và hạt nhân; Quang học; La-de; Thu phát sóng

điện từ; Lượng tử máy tính; Vật lí lí thuyết;…

STT

Lĩnh vực

Lĩnh vực chuyên sâu


19


Khoa học Thực vật

Nông nghiệp; Mối liên hệ và tương tác với môi trường tự nhiên; Gen và sinh sản; Tăng trưởng và phát triển; Bệnh lí thực vật; Sinh lí thực vật;

Hệ thống và tiến hóa;…

20

Rô bốt và máy thông

minh

Máy sinh học; Lí thuyết điều khiển; Rô bốt

động lực;…

21

Phần mềm hệ thống

Thuật toán; An ninh máy tính; Cơ sở dữ liệu;

Hệ điều hành; Ngôn ngữ lập trình;…


22


Y học chuyển dịch

Khám bệnh và chuẩn đoán; Phòng bệnh; Điều trị; Kiểm định thuốc; Nghiên cứu tiền lâm

sàng….

STT


1.3.6. Các hoạt động của nhà trường trung học cơ sở trong việc hỗ trợ học sinh nghiên cứu khoa học và cách thức tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học cho học sinh

a, Nhà trường cần tuyên truyền rộng rãi mục đích, ý nghĩa của công tác NCKH của học sinh trung học nói chung và học sinh THCS nói riêng và các quy định, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT về cuộc thi đến cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội.

b, Nhà trường cần lập kế hoạch, tổ chức triển khai các hoạt động NCKH; tổ chức cuộc thi KHKT tại cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, đặc điểm của địa phương, đối tượng học sinh, chương trình, nội dung dạy học của đơn vị và tham gia dự thi cấp huyện. Trong quá trình thực hiện, quan tâm tổ chức các hoạt động sau:

- Tổng kết, đánh giá các hoạt động NCKH và tham gia cuộc thi KHKT của học sinh; biểu dương, khen thưởng học sinh và cán bộ hướng dẫn có thành tích cao trong năm học; phát động phong trào NCKH và tham gia cuộc thi KHKT cho năm học tiếp theo.

- Tổ chức tập huấn về hoạt động NCKH, cuộc thi KHKT cho cán bộ, giáo viên và học sinh; tạo điều kiện để học sinh, giáo viên tham gia NCKH và áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.

- Khai thác hiệu quả tiềm lực của đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên có năng lực và kinh nghiệm trong công tác NCKH, giáo viên đã hướng dẫn học sinh NCKH, giáo viên đã thực hiện đề tài NCKH sư phạm ứng dụng; đưa nội dung hướng dẫn học sinh NCKH vào sinh hoạt của tổ/nhóm chuyên môn; giao nhiệm vụ cho giáo viên trao đổi, thảo luận về những vấn đề thời sự, những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn trong quá trình học tập, các buổi sinh hoạt lớp, chào cờ, ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm sáng tạo để định hướng, hình thành ý tưởng về dự án nghiên cứu của học sinh.

- Phối hợp với các tổ chức, cơ sở nghiên cứu, sản xuất, các cá nhân trong xã hội, cha mẹ học sinh trong việc hướng dẫn và đánh giá các dự án khoa học của học sinh; tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị cho học sinh NCKH và tham gia cuộc thi KHKT.

- Hiệu trưởng phân công giáo viên hỗ trợ, đồng thời là người hướng dẫn học sinh NCKH. Giáo viên bảo trợ học sinh NCKH được tính giảm số tiết dạy trong thời gian hướng dẫn (theo quy định tạo Điểm c, Điểm d, Khoản 2, Điều 11 Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 về quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông) để có thời gian cho việc nghiên cứu, hướng dẫn học sinh, đi thực tế, thực hành, xây dựng báo cáo, chuẩn bị và tham dự cuộc thi, … Đối với giáo viên có đóng góp tích cực và có học sinh đạt giải trong cuộc thi có thể được xem xét nâng lương trước thời hạn, được ưu tiên xét đi học tập nâng cao trình độ, xét tặng giấy khen, bằng khen và ưu tiên khi xét tặng các danh hiệu khác.

c, Nhà trường cần thường xuyên giao các nội dung ở các bộ môn và hướng dẫn học sinh các lớp tự nghiên cứu và viết chuyên đề sau đó báo cáo trước tập thể lớp, đồng thời tổ chức hội thảo chuyên môn ở các khối lớp do giáo viên bộ môn hướng dẫn và tổ chuyên môn chủ trì. Hằng năm, nhà trường tổ chức các hội thi sáng tạo khoa học cấp trường, thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn. Sản phẩm của học sinh được nghiệm thu bởi giáo viên hướng dẫn, được lựa chọn để trình bày trước tập thể lớp và tổ chuyên môn, được phản biện và rút kinh nghiệm.

d, Nhà trường cần thành lập Hội đồng thẩm định để đánh giá, tư vấn cho các Dự án tham gia, đạt giải cấp trường và dự thi cấp huyện. Ngoài các thành viên của nhà trường, có thể mời thêm những cá nhân có kinh nghiệm cũng như có chuyên môn, những chuyên gia liên quan đến lĩnh vực của dự án tại địa phương.

e, Mỗi trường THCS cần thành lập một Câu lạc bộ KHKT nhằm tạo môi trường cho học sinh nghiên cứu, chia sẻ về kiến thức, kỹ năng và các sản phẩm NCKH; giúp đỡ học sinh trong việc tiếp cận và vận dụng các phương pháp NCKH và sản phẩm khoa học vào thực tiễn; rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho hoạt động NCKH, trong học tập và trong cuộc sống.

Chủ tịch có thể là thành viên trong Ban giám hiệu mở rộng hoặc là giáo viên cốt cán bộ môn, các thành viên của Câu lạc bộ gồm các giáo viên được giao nhiệm vụ hướng dẫn học sinh và các học sinh đăng kí theo tinh thần tự nguyện.

Việc xây dựng Kế hoạch, tổ chức sinh hoạt và các hoạt động của Câu lạc bộ do Trưởng Câu lạc bộ cùng các thành viên phụ trách. Câu lạc bộ KHKT được nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất (các phòng thực hành, phòng máy tính, …), hỗ trợ thêm về kinh phí để hoạt động đảm bảo hiệu quả. Các nhà trường cũng phối hợp với Ban Đại diện CMHS kêu gọi sự ủng hộ, giúp đỡ về vật chất cũng như hỗ trợ về mặt kiến thức, kỹ thuật của các bậc phụ huynh, các cơ quan doanh nghiệp trên địa bàn trong hoạt động nghiên cứu khoa học của các em học sinh.

1.4. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ở trường trung học cơ sở

1.4.1. Hiệu trưởng trường trung học cơ sở với quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh‌

Hiệu trưởng với vai trò lãnh đạo, hướng dẫn thực hiện chương trình và các nội dung giáo dục trong nhà trường. Trong quá trình đổi mới giáo dục hiện nay rất cần khả năng lãnh đạo và hướng dẫn của hiệu trưởng, người đứng đầu tập thể; người chịu trách nhiệm cả về chất lượng và hiệu quả giáo dục tại đơn vị mình.

Hiệu trưởng là người sẽ giám sát việc lên kế hoạch chương trình giảng dạy, giúp triển khai các hoạt động dạy học, giải pháp, quản lí, đánh giá chất lượng giáo dục.

Đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trong trường THCS, vai trò của hiệu trưởng thể hiện rõ trong việc quản lý hoạt động đó có hiệu quả. Cụ thể: Hiệu trưởng thực hiện quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động, tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện, kiểm tra và đánh giá hiệu quả của quá trình thực hiện hoạt động của cả giáo viên và học sinh.

Ngoài ra, hiệu trưởng còn giữ vai trò quan trọng trong kết nối các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong việc tham gia thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh.

Để phát huy hết các vai trò quan trọng đó của hiệu trưởng, đòi hỏi những yêu cầu cần thiết về phẩm chất và năng lực chuyên môn cao trong quá trình lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ trong nhà trường, trong đó có việc tổ chức thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh.

1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ở trường trung học cơ sở‌

1.4.2.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trung học c sở

Xây dựng kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu phát triển giáo dục và quyết định những biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó. Xây dựng kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh THCS là đưa toàn bộ hoạt động vào công tác kế hoạch, trong đó chỉ rõ các bước đi, thời gian thực hiện, biện pháp thực hiện và bảo đảm các nguồn lực để đạt tới các mục tiêu chung của tổ chức (kể từ khâu lập kế hoạch cho đến khi tổ chức thực hiện xong kế hoạch).

Khi xây dựng kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học cho học sinh THCS, Hiệu trưởng nhà trường cần tiến hành các công việc sau:

- Xác định mục tiêu tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học cho học sinh.

- Dự kiến chỉ tiêu cho từng loại hình nghiên cứu khoa học của học sinh.

- Xây dựng đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn, có kĩ năng hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học.

- Xây dựng, sử dụng và bảo quản các thiết bị phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/02/2023