Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh - 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT‌



Viết là

Đọc là

ĐTB


Điểm trung bình

GD & ĐT


Giáo dục và đào tạo

KHKT


Khoa học kĩ thuật

SL


Số lượng

THCS


Trung học cơ sở

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG‌

Bảng 1.1. Các lĩnh vực nghiên cứu khoa học của học sinh THCS 17

Bảng 2.1a. Thống kê số trường, lớp và học sinh THCS thành phố Cẩm Phả 33

Bảng 2.1b. Thống kê xếp loại hạnh kiểm của học sinh THCS thành phố Cẩm Phả ...33 Bảng 2.1c. Thống kê xếp loại học lực của học sinh THCS thành phố Cẩm Phả 33

Bảng 2.2. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu khoa học đối với học sinh (N=165) 37

Bảng 2.3. Nhận thức của học sinh về ý nghĩa của nghiên cứu khoa học (N=150) 39

Bảng 2.4. Thực trạng lựa chọn các lĩnh vực nghiên cứu khoa học của học sinh 40

Bảng 2.5a. Tự đánh giá của học sinh về các kĩ năng nghiên cứu khoa học của học sinh các trường THCS Cẩm Phả (N=150) 42

Bảng 2.5b. Đánh giá của giáo viên về các kĩ năng nghiên cứu khoa học của học sinh các trường THCS Cẩm Phả (N=150) 44

Bảng 2.6a. Đánh giá của cán bộ quản lý và tự đánh giá của giáo viên về năng lực hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học (N = 165) 45

Bảng 2.6b. Đánh giá của học sinh về năng lực hướng dẫn của giáo viên trong hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh (N=150) 46

Bảng 2.7. Thực trạng những khó khăn đối với giáo viên trong quá trình nghiên

cứu và hướng dẫn học sinh thực hiện nghiên cứu khoa học (N = 150) 47

Bảng 2.8. Thực trạng những khó khăn của học sinh gặp phải trong quá trình nghiên cứu khoa học (N=150) 48

Bảng 2.9. Kết quả đạt được trong hội thi sáng tạo KHKT các cấp 49

Bảng 2.10. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học của

học sinh ở các trường THCS thành phố Cẩm Phả (N=165) 51

Bảng 2.11. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa

học của các trường THCS thành phố Cẩm Phả 54

Bảng 2.12. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động hoạt động nghiên cứu khoa

học của học sinh các trường THCS thành phố Cẩm Phả (N=165) 56

Bảng 2.13. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh các trường THCS thành phố Cẩm Phả 58

Bảng 2.14. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh THCS 60

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp 81

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp 82

MỞ ĐẦU‌

1. Lý do chọn đề tài‌

Giáo dục phổ thông giữ một vai trò quan trọng trong việc tạo dựng mặt bằng dân trí, đáp ứng yêu cầu phát triển chất lượng nguồn nhân lực và kinh tế - xã hội của một quốc gia. Trong thời đại ngày nay, với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ, việc nhanh chóng hòa nhập vào cộng đồng khu vực và thế giới, đòi hỏi giáo dục phổ thông phải có những bước tiến mới mạnh mẽ, giúp học sinhphát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, hình thành nhân cách toàn vẹn con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị cho các em tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động sáng tạo, tham gia xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Để đáp ứng những yêu cầu đó, ngành giáo dục đang đứng trước thách thức to lớn có tính chất sống còn trong lịch sử là phải tìm ra con đường sáng tạo để có thể hội nhập và bắt kịp các nước trong khu vực và thế giới, xây dựng và phát triển đất nước trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin. Trong bối cảnh đó yếu tố con người - nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quyết định để phát triển kinh tế xã hội. Do vậy, các ngành khoa học nói chung và khoa học kỹ thuật nói riêng có vai trò và vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và trong sự phát triển của đất nước. Nắm bắt được nhu cầu này, Đảng và nhà nước ta đã có những chính sách chế độ ưu tiên dành cho sáng tạo khoa học, do đó ngày 04 tháng 11 năm 2013 Đảng ta đã có Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan…Đáp ứng yêu cầu đó Ngành giáo dục đã phát động các cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh phổ thông nhằm khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ, kỹ thuật và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống. Đồng thời, góp phần thúc đẩy đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập; nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục phổ thông; tăng cường giáo dục về khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học trong giáo dục phổ thông, và đây là tiền đề quan trọng góp phần tích cực đổi mới giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh theo đúng tinh thần Nghị Quyết 29/NQ-TW.

Hiện nay vấn đề chất lượng các sản phẩm khoa học ở các trường THCS nói chung và các trường THCS thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh nói riêng tuy đã được quan tâm nhưng chưa thực sự đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu cầu của ngành, của thực tiễn cuộc sống đề ra. Sản phẩm khoa học của học sinh THCS thành phố Cẩm Phả trong những năm gần đây chất lượng không cao so với các huyện thành phố khác trong tỉnh. Công tác quản lý theo dõi, hỗ trợ, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật ở một số nhà trường chưa có điều kiện thực hiện đầy đủ, kịp thời; quy trình thẩm định và đánh giá các dự án khoa học của học sinh còn một số bất cập, chưa tương quan với các môn học khác trong nhà trường. Nhìn chung, hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trong các nhà trường còn hạn chế.

Xuất pháp từ những lý do trên đây chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ở các trường THCS thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh”.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ở các trường THCS thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, đề xuất các biện pháp quản lý để nâng cao hiệu quả của hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ở các trường THCS thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các trường THCS thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu‌

3.1. Khách thể nghiên cứu: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ở trường THCS.

3.2. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ở các trường THCS thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu‌

4.1. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh THCS.

4.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ở các trường THCS thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

4.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh THCS thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

5. Giả thuyết nghiên cứu‌

Hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh THCS thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh còn có những hạn chế mà một trong những nguyên nhân cơ bản là công tác quản lý còn yếu kém. Nếu thực hiện các biện pháp quản lý một cách khoa học, đồng bộ dựa trên những cơ sở lý luận và thực tế xác đáng thì chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh THCS thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh sẽ từng bước được nâng cao, đáp ứng được mục tiêu giáo dục của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.

6. Phạm vi nghiên cứu‌

Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng các trường THCS thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh.

Chúng tôi triển khai nghiên cứu tại 5 trường THCS của thành phố Cẩm Phả, đó là các trường: THCS Cẩm Thịnh, THCS Cửa Ông, THCS Lý Tự Trọng, THCS Bái Tử Long, THCS Cẩm Thành.

Đề tài khảo sát trên 315 khách thể, trong đó: cán bộ quản lý là 15; giáo viên : 150; học sinh: 150.

7. Phương pháp nghiên cứu‌

7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận

Chúng tôi thu thập và đọc các tài liệu lý luận, các văn bản pháp qui, các công trình nghiên cứu khoa học về quản lý giáo dục, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học. Từ đó phân tích và tổng hợp các vấn đề lý luận để xây dựng khung lý thuyết cho đề tài.

7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Chúng tôi sử dụng bảng hỏi dành cho cán bộ quản lý, giáo viên về thực trạng nghiên cứu khoa học của học sinh và quản lý hoạt động đó trong nhà trường; Bảng hỏi học sinh về những nội dung liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học tại nhà trường.

- Phương pháp chuyên gia: Chúng tôi xin ý kiến các chuyên gia về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.

- Phương pháp phỏng vấn: Chúng tôi tiến hành phỏng vấn học sinh để làm rõ thực trạng việc tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học và việc hướng dẫn của giáo viên, đồng thời phỏng vấn cán bộ quản lý và giáo viên để làm rõ thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh.

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm của hoạt động: Phân tích những sáng kiến về công tác hướng dẫn và quản lý nghiên cứu khoa học của giáo viên, cán bộ quản lý.

7.3. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu

Sử dụng phương pháp thống kê trong toán học để xử lý và phân tích các số liệu từ các bảng hỏi thu thập được.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục; luận văn được cấu trúc thành 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ở trường THCS.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ở các trường THCS Thành phố Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh.

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ở các trường THCS Thành phố Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh.

Chương 1‌

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ‌

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề‌

1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài

Xuyên suốt chiều dài lịch sử phát triển của nền giáo dục, thế giới đã rất coi trọng việc giáo dục đào tạo gắn liền với thực tiễn, trong đó việc tổ chức các hình thức nghiên cứu khoa học cho học sinh, sinh viên và người được giáo dục đào tạo được coi là quan trọng nhất.

Ở Trung Quốc, tại Điều 10, Chương I của Luật giáo dục Cao đẳng có ghi: “Nhà nước bảo đảm tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học nghệ thuật và các hoạt động văn hóa khác trong các trường cao đẳng theo đúng pháp luật…”, trong đó có quyền và nghĩa vụ nghiên cứu khoa học của sinh viên, coi đây là một biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo [dẫn theo 10].

Các tác giả M.T.Lubixưna và A.A. Gơroxepxki (Năm 1971) trong chuyên khảo “Tổ chức công việc tự học của sinh viên” cho rằng nghiên cứu khoa học của sinh viên đại học là một trong những hình thức hoàn thiện nhất về mặt đào tạo khoa học, có hiệu quả thiết thực đối với việc nâng cao trình độ của sinh viên [dẫn theo 10].

Tại Hoa Kỳ, một trong những quốc gia có nền giáo dục phát triển hàng đầu thế giới, đã xác định những vấn đề ưu tiên tổ chức cho sinh viên nghiên cứu khoa học trong chiến lược 1998 - 2000 của Bộ Giáo dục đã ghi nhận nghiên cứu khoa học giáo dục góp phần cải thiện nền giáo dục quốc gia.

Singapore, một trong những nước có nền giáo dục phát triển hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á, hai tác giả Keith Howard và John A.Sharp năm 1983 đã biên soạn tài liệu “The management of a student research project” nhằm giúp sinh viên biết cách quản lý kế hoạch nghiên cứu [dẫn theo 10]. Các tác giả đã trình bày những vấn đề về chọn lựa đề tài, xây dựng kế hoạch nghiên cứu, tập hợp, phân tích, xử lý và đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học.

Năm 1990, Gary Anderson (New York), trong tác phẩm “Fundamentals of educational research”, chú trọng đến việc tìm tòi các nguyên tắc, phương pháp

cũng như công cụ, kỹ thuật nghiên cứu khoa học để huấn luyện cho học sinh sinh viên [dẫn theo 10].

Qua những dẫn chứng trên cho thấy nhiều tác giả trên thế giới không chỉ quan tâm về việc bồi dưỡng phương pháp luận mà còn đặc biệt chú trọng đến việc tự nghiên cứu của học sinh trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật ngay trong trường phổ thông và giảng đường đại học.

1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước

Hiện nay đã có nhiều đề tài, bài viết phân tích về yêu cầu của giáo dục đào tạo gắn liền với nghiên cứu khoa học đã được triển khai, cụ thể:

Năm 1991 Viện nghiên cứu phát triển giáo dục được Bộ GD&ĐT giao cho chủ trì đề tài: “Nghiên cứu những biện pháp để phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động KHCN và lao động sản xuất trong nhà trường” mã số B91-38- do Vũ Tiến Trinh làm chủ nhiệm [28]. Năm 1995, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục được Bộ GD&ĐT giao cho chủ trì đề tài: “Điều tra đánh giá hiện trạng tiềm lực khoa học và công nghệ trong nhà trường”…[28].

Các đề tài có tên trên được tiến hành nghiên cứu và đã có những đóng góp cho công tác quản lý hoạt động KHCN của ngành giáo dục cũng như điều tra thống kê nguồn lực KHCN của các trường đại học. Các biện pháp được đề ra cũng chỉ giới hạn trong một chừng mực nhất định do sự nghiệp đổi mới quản lý kinh tế xã hội có nhiều thay đổi đang đặt ra nhiều yêu cầu mới.

Tác giả Phan Huy Lê trong bài viết iệc b i dư ng phư ng pháp nghiên cứu khoa học cho sinh viên đại học, đã đề xuất cách bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu cho sinh viên khi giảng dạy là kết hợp giảng kiến thức với phương pháp để họ không chỉ nâng cao kiến thức mà còn được rèn luyện tư duy, bồi dưỡng phương pháp khoa học [dẫn theo 10].

Đối với lĩnh vực quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, cũng có những đề tài tập trung nghiên cứu trên các đối tượng khác nhau. Có thể kể đến một số đề tài nghiên cứu như: Các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên (Ngô Giang Nam, 2008); Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của giảng viên trường Đại

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 27/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí