Mức Độ Cần Thiết Của Biện Pháp Tạo Lập Môi Trường Thuận Lợi Để Thực Hiện Công Tác Ktnb Trường Học


Bảng 3.10. Mức độ cần thiết của biện pháp tạo lập môi trường thuận lợi để thực hiện công tác KTNB trường học


TT


Nội dung

CBQL

GV/NV

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

C6.1

Hiệu trưởng tạo điều kiện làm việc thuận lợi,

có tiêu chí đánh giá ban kiểm tra.

2,69

0,466

2,67

0,471

C6.2

Hiệu trưởng chỉ đạo ứng dụng công nghệ

thông tin, phần mềm quản lý khi kiểm tra

2,46

0,539

2,63

0,483


C6.3

Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch KTNB quy định rõ thời gian hoàn thành các đầu việc, người phụ trách và yêu cầu cho các sản phẩm

của từng đầu việc


2,64


0,503


2,57


0,529

Trung bình chung

2,60

2,62

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông quận Bình Thạnh thành phố Hồ Chí Minh - 16

CBQL đánh giá biện pháp Tạo lập môi trường thuận lợi để thực hiện công tác KTNB ở mức rất cần thiết với điểm trung bình chung 2,6 trên thang điểm 3. Cả 3/3 biện pháp đều đạt mức rất cần thiết, trong đó nội dung Hiệu trưởng tạo điều kiện làm việc thuận lợi, có tiêu chí đánh giá ban kiểm tra có ĐTB cao nhất 2,69, tiếp theo là nội dung Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch KTNB quy định rõ thời gian hoàn thành các đầu việc, người phụ trách và yêu cầu cho các sản phẩm của từng đầu việc có ĐTB 2,64 và thấp nhất là nội dung Hiệu trưởng chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý khi kiểm tracó ĐTB 2,46.

GV đánh giá biện pháp Tạo lập môi trường thuận lợi để thực hiện công tác KTNB ở mức rất cần thiết với điểm trung bình chung 2,62. Cả 3/3 biện pháp đều đạt mức rất cần thiết, trong đó nội dung Hiệu trưởng tạo điều kiện làm việc thuận lợi, có tiêu chí đánh giá ban kiểm tra có ĐTB cao nhất 2,67, tiếp theo là nội dung Hiệu trưởng chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý khi kiểm tra có ĐTB 2,63 và thấp nhất là nội dung Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch KTNB quy định rõ thời gian hoàn thành các đầu việc, người phụ trách và yêu cầu cho các sản phẩm của từng đầu việc có ĐTB 2,57.


Như vậy, kết quả khảo sát chỉ ra biện pháp Tạo lập môi trường thuận lợi để thực hiện công tác KTNB rất cần thiết đối với công tác quản lý HĐ KTNB.

Bảng 3.11. Mức độ khả thi của biện pháp tạo lập môi trường thuận lợi để thực hiện công tác KTNB trường học

TT

Nội dung

CBQL

GV/NV

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

K6.1

Hiệu trưởng tạo điều kiện làm việc thuận lợi, có

tiêu chí đánh giá ban kiểm tra.

2,41

0,495

2,36

0,504

K6.2

Hiệu trưởng chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông

tin, phần mềm quản lý khi kiểm tra

2,40

0,567

2,29

0,504


K6.3

Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch KTNB quy định rõ thời gian hoàn thành các đầu việc, người phụ trách và yêu cầu cho các sản phẩm của từng

đầu việc


2,41


.551


2,29


0,490

Trung bình chung

2,41

2,31

CBQL đánh giá biện pháp Tạo lập môi trường thuận lợi để thực hiện công tác KTNB ở mức rất khả thi với điểm trung bình chung 2,41. Cả 3/3 biện pháp đều được đánh giá rất khả thi, và đó ĐTB xấp xỉ nhau 2,41 và 2,40.

GV đánh giá biện pháp Tạo lập môi trường thuận lợi để thực hiện công tác KTNB ở mức rất khả thi với điểm trung bình chung 2,31. Cả 3/3 biện pháp đều đạt mức rất khả thi, trong đó nội dung Hiệu trưởng tạo điều kiện làm việc thuận lợi, có tiêu chí đánh giá ban kiểm tra có ĐTB cao nhất 2,36. Hai nội dung còn lại làHiệu trưởng chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý khi kiểm tra vàHiệu trưởng xây dựng kế hoạch KTNB quy định rõ thời gian hoàn thành các đầu việc, người phụ trách và yêu cầu cho các sản phẩm của từng đầu việc cùng có ĐTB 2,29.

Như vậy, biện pháp Tạo lập môi trường thuận lợi để thực hiện công tác KTNB được đánh giá rất khả thi, hơn nữa, mức độ khả thi của các nội dung khá tương đồng với mức độ cần thiết. Nội dung Hiệu trưởng tạo điều kiện làm việc thuận lợi, có tiêu chí đánh giá ban kiểm tra được đánh giá cần thiết nhất và khả thi nhất. Thật vậy, khi


Hiệu trưởng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ban kiểm tra như được tập huấn nghiệp vụ đầy đủ, tiêu chí đánh giá rõ ràng, phương tiện/thiết bị hỗ trợ công việc kiểm tra, sự hợp tác từ các bộ phận/đối tượng kiểm tra, được cung cấp những điều kiện vật chất, tinh thần cho hoạt động kiểm tra thì sẽ phát huy được ở họ tính tự giác, tích cực chủ động, tinh thần trách nhiệm đối với hoạt động KTNB. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng phải thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của ban kiểm tra để kịp thời có những định hướng và điều chỉnh kịp thời. Điều này sẽ giúp họ làm việc nghiêm túc, khoa học, sáng tạo để đảm bảo hoạt động kiểm tra đạt hiệu quả cao.

Ứng dụng công nghệ thông tin và các phần mềm quản lý tiên tiến vào hoạt động KTNB sẽ giúp ban kiểm tra thực hiện công việc khoa học, nhanh chóng cũng như đảm bảo tính chính xác và tin cậy của kết quả kiểm tra đánh giá. Do đó, Hiệu trưởng cần phải tăng cường trang bị các phương tiện/thiết bị hiện đại, các phần mềm quản lý tiên tiến cũng như tập huấn cho các thành viên ban kiểm tra ứng dụng công nghệ/phần mềm hiện đại vào hoạt động kiểm tra.

Việc xây dựng kế hoạch KTNB chi tiết, cụ thể, trong đó có quy định rõ về thời gian hoàn thành các đầu việc, người phụ trách và yêu cầu cho các sản phẩm của từng đầu việc ngay từ đầu năm học sẽ giúp Hiệu trưởng dễ dàng trong việc chỉ đạo triển khai các hoạt động kiểm tra cũng như trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động của ban kiểm tra. Ngoài ra còn giúp các thành viên của ban kiểm tra hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ và những công việc cần thực hiện. Có như vậy, hiệu quả của hoạt động kiểm tra càng được nâng cao.

Các giá trị độ lệch chuẩn nằm trong khoảng đồng bộ cho phép cho thấy có sự tập trung về quan điểm nhận thức của cả nhóm CBQL và nhóm GV, nhân viên khi đưa ra đánh giá liên quan đến mức độ cần thiết và mức độ khả thi của biện pháp Tạo lập môi trường thuận lợi để thực hiện công tác KTNB.

Ngoài ra, kết quả phân tích tương quan cho thấy chỉ có hai nội dung Hiệu trưởng tạo điều kiện làm việc thuận lợi, có tiêu chí đánh giá ban kiểm tra Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch KTNB quy định rõ thời gian hoàn thành các đầu việc, người phụ trách và yêu cầu cho các sản phẩm của từng đầu việc là có sự khác biệt


trong kết quả đánh giá của CBQL giữa các trường về mức độ cần thiết với cùng độ tin cậy 99%. Về phía GV thì không có khác biệt.

Phân tích tương quan kết quả đánh giá mức độ khả thi cho thấy cả 3/3 có nội dung đều không có sự khác biệt trong kết quả đánh giá của cả CBQL và GV giữa các trường.

Kết quả phỏng vấn CBQL chỉ ra rằng các thầy cô đều đồng tình việc Hiệu trưởng tạo lập môi trường thuận lợi để thực hiện công tác KTNB trường học là rất quan trọng đối với công tác quản lý hoạt động KTNB. CBQL6 thuộc trường H cho rằng: “Việc quy định rõ yêu cầu, nội dung, thời gian kiểm tra sẽ giúp các thành viên trong ban kiểm tra và người được kiểm tra có căn cứ rõ ràng để tiến hành việc kiểm tra thì công việc sẽ được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả. Đồng thời khi có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, các phần mềm quản lý kiểm tra đánh giá thì công việc kiểm tra sẽ tiến hành nhanh chóng và cho kết quả chính xác, tin cậy.” CBQL 3 của trường X có ý kiến như sau: “Hiệu trưởng cần nâng cao hơn nữa chất lượng KTNB bằng cách sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc cho phù hợp, trong đó có tổ chức thực hiện công tác KTNB đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tình hình thực tế của đơn vị. Kế hoạch kiểm tra phải cụ thể, chi tiết, tập trung vào những nội dung trọng điểm. Đồng thời phải thường xuyên đánh giá, sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện công tác KTNB để kịp thời rút kinh nghiệm.” Trong khi đó, CBQL1 của trường Y lại nhấn mạnh vào nội dung kiểm tra công việc của ban kiểm tra: “Cần phải có tiêu chí đánh giá hoạt động của ban kiểm tra. Thường xuyên rà soát việc thực hiện công tác KTNB cuối mỗi tháng. Kế hoạch kiểm tra trong mỗi tháng phải hoàn tất ngay trong tháng kể cả hồ sơ lưu. Gặp gỡ GV bị kiểm tra để trao đổi thông tin để nắm bắt việc thực hiện có thực chất không hay chỉ là hình thức. Có thể gặp đột xuất 1 đến 2 trường hợp để nắm thông tin.”


Kết luận Chương 3

Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực trạng quản lý hoạt động KTNB tại các trường THPT trên địa bàn quận Bình Thạnh người nghiên cứu đã đề xuất sáu biện pháp quản lý hoạt động KTNB trường học, bao gồm:

- Nâng cao nhận thức và xây dựng thái độ tích cực về KTNB trường học cho đội ngũ CBQL, GV, NV.

- Hoàn chỉnh kế hoạch KTNB.

- Triển khai hoạt động KTNB.

- Đánh giá hoạt động KTNB.

- Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa Hiệu trưởng với các lực lượng.

- Tạo lập môi trường thuận lợi để thực hiện công tác KTNB

Tác giả luận văn đã trưng cầu ý kiến của CBQL và GV các trường về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp trên cho kết quả như sau:

- Về phía CBQL: cả 6/6 biện pháp đều được CBQL các trường đánh giá rất cần thiết và rất khả thi.

- Về phía GV: cả 6/6 biện pháp đều đều được đánh giá rất cần thiết; 5/6 biện pháp được đánh giá rất khả thi, ngoại trừ biện pháp Đánh giá HĐ KTNB chỉ được đánh giá ở mức khả thi.

Như vậy, cả 6 biện pháp đều có thể vận dụng vào công tác quản lý hoạt động KTNB tại các trường THPT quận Bình Thạnh, TP. HCM đạt hiệu quả.


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ‌

1. Kết luận

1.1. Về lí luận

Trên cơ sở tổng quan vấn đề nghiên cứu, tác giả luận văn đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường THPT quận Bình Thạnh, TP.HCM”. Đây là một vấn đề quản lý rất quan trọng trong các nhà trường phổ thông hiện nay. Từ chỗ xác định khái niệm chính của đề tài, tác giả đã tổng luận và làm rõ lí luận hoạt động KTNB trường học, trong đó gồm: vai vị, chức năng, nhiệm vụ của HĐ KTNB, xác định nguyên tắc, nội dung, phương pháp và hình thức KTNB trường học. Và đặc biệt, xác định mục tiêu quản lý, phân cấp quản lý, phương tiện quản lý và nội dung quản lý HĐ KTNB trường học; đồng thời, xem xét các yếu tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến quản lý HĐ KTNB trường học.

1.2. Về thực tiễn

Trên cơ sở lí luận về quản lý HĐ KTNB ở trường THPT, tác giả luận văn đã tiến hành điều tra thực trạng hoạt động kiểm tra nội bộ và quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường THPT bằng các phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn thông qua phiếu điều tra và bảng hỏi phỏng vấn.

Tác giả đã tiến hành điều tra ở các lĩnh vực: hoạt động kiểm tra nội bộ và quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ; cả các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý HĐ KTNB trường THPT quận Bình Thạnh

Từ kết quả đánh giá thực trạng thuộc vấn đề nghiên cứu, tác giả luận văn đã rút ra những nhận định khái quát gồm những ưu điểm và hạn chế, bất cập trong công tác quản lý hoạt động KTNB trường THPT quận Bình Thạnh, TP.HCM, tác giả đã xác định những nguyên nhân của những hạn chế, bất cập về phía quản lý. Đây là những cơ sở thực tiễn quan trọng cho việc đề xuất biện pháp quản lý ở chương 3.

Căn cứ vào cơ sở lý luận quản lý HĐ KTNB trường học và thực trạng quản lý hoạt động KTNB tại các trường THPT trên địa bàn quận Bình Thạnh người nghiên cứu đã đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động KTNB trường học, bao gồm:


(1) Nâng cao nhận thức và xây dựng thái độ tích cực về KTNB trường học cho đội ngũ CBQL, GV, NV.

(2) Hoàn chỉnh kế hoạch KTNB.

(3) Triển khai hoạt động KTNB.

(4) Đánh giá hoạt động KTNB.

(5) Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa Hiệu trưởng với các lực lượng.

(6) Tạo lập môi trường thuận lợi để thực hiện công tác KTNB

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Khi ban hành các quy định, quy chế về công tác thanh tra giáo dục, Bộ GDĐT có đề cập đến công tác kiểm tra nội bộ trường học, nhưng chưa xác định rõ những nội dung cho Hiệu trưởng trong việc kiểm tra nội bộ trường THPT. Vì vậy, đề nghị Bộ có văn bản quy định cụ thể và đầy đủ về các nội dung Hiệu trưởng cần phải tổ chức thực hiện khi kiểm tra nội bộ nhà trường (kể cả các mẫu biên bản).

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho CBQL từ Hiệu trưởng đến tổ trưởng chuyên môn, tổ trưởng hành chính quản trị các trường về nghiệp vụ KTNB.

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM

Có hướng dẫn các trường xây dưng, thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ đảm bảo yêu cầu quy định của Quy chế 11/1998/TCCP-CCVC và Quy chế 06/2006/QĐ- BNV của Bộ Nội vu theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo vì đây là các văn bản quy phạm pháp luật chưa có văn bản khác thay thế (vẫn còn nguyên giá tri thực hiện).

Xây dựng chuyên đề Kiểm tra nội bộ cấp tỉnh/thành phố để việc thực hiện công tác kiểm tra nội bộ được thống nhất và phù hợp vơi tình hình đội ngũ, kinh tế, chính trị địa phương.

Tổ chức thanh tra thường xuyên chuyên đề Kiểm tra nội bộ để giúp đỡ có hiệu quả việc thực hiện ở cơ sở. Có quy định cụ thể việc sử dụng hồ sơ Kiểm tra nội bộ trong công tác cán bộ, thanh tra và các chế độ chính sách đội ngũ của ngành.


Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra ở từng nội dung.

2.3. Đối với các trường THPT tại quận Bình Thạnh, TP. HCM

Hoàn thiện kế hoạch KTNB trường học hằng năm và tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch KTNB trường học.

Thường xuyên kiểm tra, đánh giá công tác KTNB trường học để kịp thời đề ra các biện pháp uốn nắn hoạt động KTNB trường học.

Nghiên cứu và vận dụng các biện pháp quản lý HĐ KTNB trường THPT của luận văn này./.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/02/2023