Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Hoạt Động Ktnb Ở Trường Thcs

+ Nghiên cứu kỹ các văn bản chỉ đạo của cấp trên, tình thình thực tế của địa phương, nhà trường, mức độ hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong năm học trước, đội ngũ và hệ điều kiện thực hiện nhiệm vụ giáo dục để xác định đúng, đủ các nhiệm vụ trong tâm, nhiệm vụ cụ thể của hoạt động KTNB trong năm học.

+ Xác định các nội dung KTNB, xây dựng các biện pháp chỉ đạo, thực hiện, thời gian và hệ điều kiện đảm bảo việc thực hiện các nội dung kiểm tra

+ Phân cấp trong quản lý hoạt động KTNB.

- Thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động kiểm tra. Xác định chuẩn mực trong quản lý hoạt động KTNB trường THCS. Muốn kiểm tra phải căn cứ vào những chuẩn từ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan quản lý có thẩm quyền để so sánh, đối chiếu, đo lường, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của đối tượng kiểm tra, qua đó phát hiện những ưu điểm và tồn tại làm căn cứ ra các quyết định điều chỉnh cần thiết trong kiểm tra đồng thời tư vấn, thúc đẩy đối với đối tượng kiểm tra nói riêng, đối với hoạt động quản lý, giáo dục của đơn vị nói chung.

- Chỉ đạo thực hiện kế hoạch KTNB đã xây dựng: Bố trí và sử dụng lực lượng làm nhiệm vụ KTNB một cách khoa học, hiệu quả nhằm phát huy tiềm lực và thế mạnh của từng thành viên trong tổ kiểm tra trong việc thực hiện kế hoạch KTNB. Thường xuyên theo sát hoạt động KTNB nhằm quản lý tốt chất lượng KTNB đồng thời có sự điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đã xây dựng nếu thấy cần thiết. Tạo điều kiện thuận lợi để lực lượng kiểm tra và đối tượng kiểm tra điều kiện chủ động, tự tin, tự giác trong các hoạt động kiểm tra nhằm khắc phục các biểu hiện tiêu cực trong hoạt động KTNB.

- Đánh giá kết quả quản lý hoạt động KTNB là giai đoạn cuối cùng của quản lý hoạt động kiểm tra, đây là đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu đặt ra từ trước. Từ đó giúp cho nhà quản lý có các quyết định phù hợp với công tác kiểm tra.

1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động KTNB ở trường THCS

1.4.3.1. Yếu tố chủ quan

- Nhận thức của đội ngũ giáo viên, CBQL, trong nhà trường (chủ thể kiểm tra, đối tượng kiểm tra) đối với hoạt động kiểm tra nội bộ trường học. Đây là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả quản lý hoạt động KTNB các trường THCS.

- Phẩm chất, trình độ, năng lực của độ ngũ giáo viên, CBQL ở các trường THCS có ảnh hưởng trực tiếp đế chất lượng và hiệu quả quản lý hoạt động KTNB.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục, trực tiếp là Phòng giáo dục và đào tạo trong việc quan tâm chỉ đạo hoạt động KTNB thường xuyên, kịp thời và có những biện pháp uốn nắn, khắc phục khách quan, trung thực góp phần nâng cao nhận thức, cách tổ chức thực hiện cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường THCS trong quá trình thực hiện quy chế chuyên môn, quy chế thi, kiểm tra đánh giá, quy chế chi tiêu nội bộ,... nêu cao vai trò tự chủ đối với các nhà trường.

- Những điển hình tiên tiến trong quản lý, những kinh nghiệm quản lý ở các trường THCS đạt chuẩn quốc gia; chất lượng giáo dục ở các trường THCS, phẩm chất đạo dức của đội ngũ giáo viên, CBQL; điều kiện cơ sở vật chất, môi trường sư phạm tác động đến hoạt động KTNB và quản lý hoạt động KTNB các nhà trường.

Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục - 6

1.4.3.2. Yếu tố khách quan

- Yêu cầu về đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học theo tinh thần Nghị quyết 29/NQ-TW: đổi mới về nội dung chương trình (dạy học theo chủ đề, dạy học tích hợp liên môn, đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các bậc học, các chương trình

giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của mọi người); đổi mới phương pháp dạy học (theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực), đổi mới hình thức dạy học (chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học), đổi mới kiểm tra đánh giá bảo đảm trung thực, khách quan (việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội). Những yêu cầu đổi mới này đòi hỏi phải có sự đổi mới mạnh mẽ của quản lý hoạt động NTNB trường học.

- Các văn bản pháp quy đề cập đến hoạt động kiểm tra nội bộ trường học hiện nay chưa nhiều, đã lạc hậu; các văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục các cấp liên quan đến hoạt động thanh tra, kiểm tra giáo dục mới chủ yếu tập trung đề cập đến các hoạt động thanh tra giáo dục vì vậy việc quản lý và chỉ đạo hoạt động kiểm tra nội bộ từ cơ quan quản lý giáo dục cấp trên tới các nhà trường gặp những khó khăn nhất định.

- Nguồn lực phục vụ cho các hoạt động kiểm tra nội bộ trường học còn rất hạn hẹp, nhất là nguồn kinh phí nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức triển khai các hoạt động KTNB trong nhà trường.

1.4.4. Tầm quan trọng của quản lý hoạt động KTNB ở trường THCS theo yêu cầu đổi mới giáo dục

Nghi quyết 29/NQ-TƯ về “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” với mục tiêu tổng

quát “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”[7]. Mục tiêu cụ thể đối với giáo dục THCS là „„Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015. Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020‟‟[7].

Để thực hiện được mục tiêu giáo dục, cần phải có sự đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ quản lý giáo dục, trong đó đặc biệt chú trọng đến đổi mới quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Sự kiểm tra việc thực hiện được đặt ra một cách đúng đắn là ngọn đèn pha giúp cho làm sáng tỏ tinh thần hoạt động bộ máy trong bất kỳ thời gian nào, chín phần mười những chỗ hỏng, chỗ hở đều do thiếu sự kiểm tra. Thanh tra và kiểm tra thường xuyên đúng đắn, chắc chắn những chỗ hỏng, chỗ hở đều có thể ngăn ngừa được.

Chức năng kiểm tra là chức năng cuối cùng của một quá trình quản lý, nó có vai trò giúp cho chủ thể quản lý biết được mọi người thực hiện các nhiệm vụ ở mức tốt, vừa, xấu như thế nào, đồng thời cũng biết được những quyết định

quản lý ban hành có phù hợp với thực tế hay không, trên cơ sở đó điều chỉnh các hoạt động, giúp đỡ hay thúc đẩy các cá nhân, tập thể đạt được các mục tiêu đã đề ra. Như vậy, chức năng kiểm tra thể hiện rõ vai trò cung cấp thông tin và trợ giúp các cá nhân và đơn vị hoàn thành nhiệm vụ theo mục tiêu kế hoạch đã xác định. Với vai trò đặc biệt như vậy, chức năng kiểm tra không chỉ đơn thuần là chức năng cuối cùng trong một quá trình quản lý mà còn là tiền đề cho một quá trình quản lý mới tiếp theo. Chức năng kiểm tra là một trong những chức năng hết sức quan trọng của quá trình Quản lý, có nhiều vai trò trong việc giúp hoàn thành các nhiệm vụ của các đối tượng quản lý.

Kết luận chương 1


Trong công tác quản lý giáo dục nói chung, quản lý trường THCS nói riêng, Quản lý hoạt động KTNB trong nhà trường đóng vai trò hết sức quan trọng, nó cung cấp thông tin và trợ giúp các cá nhân và đơn vị hoàn thành nhiệm vụ theo mục tiêu kế hoạch đã xác định. Trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện, cần phải có sự đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ quản lý giáo dục, trong đó đặc biệt chú trọng đến đổi mới quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học.

Trên cơ sở tổng quan vấn đề nghiên cứu và một số khái niệm cơ bản liên quan đến quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, kiểm tra, kiểm tra nội bộ; quản lý trường THCS; nội dung quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học; quản lý hoạt động KTNB trường THCS; chức năng, nhiệm vụ quản lý của Hiệu trưởng trường THCS; nguyên tắc, phương pháp kiểm tra nội bộ trường học; các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm tra nội bộ trường học; tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra nội bộ trường THCS theo yêu cầu đổi mới giáo dục... là cơ sở khoa học để nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động KTNB ở các trường THCS huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình ở chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ

HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA NỘI BỘ Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN HƯNG HÀ TỈNH THÁI BÌNH

2.1. Khái quát về kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục

2.1.1. Về kinh tế - xã hội

Huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình được thành lập từ năm 1969 trên cơ sở sáp nhập 2 huyện Duyên Hà - Hưng Nhân và 5 xã của huyện Tiên Hưng cũ. Huyện nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Thái Bình, cách Thành phố Thái Bình khoảng 27 km. Tọa độ địa lý nằm trong khoảng 20030'37' đến 20040'37' vĩ độ Bắc và từ 106006'00' đến 106019'22' kinh độ Đông. Phía Bắc tiếp giáp huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam, phía Nam giáp huyện Vũ Thư, phía Đông giáp huyện Quỳnh Phụ và Đông Hưng. Tổng diện tích đất tự nhiên là 20.041,9 ha, dân số 255.084 người (2013), trong đó dân số trong độ tuổi lao động là 108.835 người, được phân bố ở 33 xã và 2 thị trấn.

- Về sản xuất nông nghiệp: Huyện Hưng Hà luôn đạt năng suất bình quân 13 tấn/ha, luôn là huyện có năng suất lúa dẫn đầu toàn tỉnh. Năm 2013 năng suất lúa đạt 136,15 tạ/ha. Người dân Hưng Hà tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào gieo cấy, chăm sóc bảo vệ lúa, đưa nhanh các giống lúa có năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện của từng địa phương vào sản xuất. Vì vậy, huyện Hưng Hà trong hàng chục năm qua năng suất lúa đạt cao và luôn ổn định. Cùng với hai vụ lúa, màu trong năm, Hưng Hà vẫn tiếp tục phát huy thế mạnh của mình là sản xuất vụ đông, là địa phương luôn luôn dẫn đầu toàn tỉnh về diện tích, giá trị sản xuất. Hàng năm diện tích vụ đông đều tăng, năm 2011-2012 diện tích gieo trồng đạt 6.390 ha chiếm 52% diện tích canh tác, vụ đông 2012-2013 điện tích là 7.618,8 ha chiếm 62% diện

tích canh tác, điều đáng nói là cơ cấu cây trồng trong sản xuất vụ đông ngày càng phát triển đa dạng theo chiều hướng tích cực. Nhiều loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao được đưa vào gieo trồng như: Bí đao, dưa quả các loại, cà chua Mỹ, cải xanh xuất khẩu, và đặc biệt là diện tích cây đậu tương tăng mạnh ở tất cả các xã, thị trấn.

- Về chăn nuôi: Hưng Hà đã được khai thác có hiệu quả. Đàn gia súc, gia cầm phát triển mạnh, một số vật nuôi có giá trị hàng hoá cao được đưa nhanh vào chăn nuôi như bò lai Sin, tổng đàn bò năm 2013 có 15.110 con, chủ yếu là bò lai Sin; tổng đàn lợn 155.610 con (không kể lợn sữa ). Toàn huyện hiện có trên 1.371 trang trại, gia trại. Tận dụng thế mạnh người dân Hưng Hà đã đẩy mạng việc nuôi trồng thuỷ sản, mạnh dạn thả nuôi các loại giống mới như cá chép lai 3 dòng, cá Rô phi đơn tính... Diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2013 là

1.400 ha giá trị sản xuất đạt gần 70 tỷ đồng.

- Về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Trong nhiều năm qua Hưng Hà đã tập trung vào phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Vì thế luôn là huyện dẫn đầu khối huyện của tỉnh, về giá trị thu nhập trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Nhờ phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mạnh mẽ nên cơ cấu kinh tế đã bước phát triển theo hướng tích cực, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh, thu hút được nhiều lao động vào làm việc. Hiện nay toàn huyện có 165 doanh nghiệp các loại, có 42 làng, 2 xã được tỉnh công nhận là làng nghề, xã nghề. Hiện nay toàn huyện đã có 3 cụm công nghiệp đang hoạt động và ngày càng được mở rộng: Cụm công nghiệp Phương La, cụm công nghiệp Đồng Tu - Phúc Khánh, cụm công nghiệp thị trấn Hưng Nhân và đang tiếp tục quy hoạch một số điểm công nghiệp: xã Minh Tân, xã Điệp Nông... Nhờ có hệ thống làng nghề và hàng vạn lao động sản xuất trong các làng nghề và doanh nghiệp, nên năm 2013 giá trị thu từ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản đạt 1.547,4 tỷ đồng tăng 25,15% so với 2012 chiếm 48,23% giá trị kinh tế toàn huyện.

2.1.2. Về văn hóa - Giáo dục

Hưng Hà là huyện có bề dày truyền thống văn hoá, văn hiến, yêu nước và cách mạng, trong nhiều năm qua những truyền thống đó luôn được khai thác và phát huy. Hệ thống các thiết chế văn hoá trong toàn huyện được xây dựng và ngày càng hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân: Toàn huyện có 35/35 xã, thị trấn có nhà văn hoá, 234 nhà văn hoá thôn làng, trên 400 câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, TDTT các loại, gần 300 tổ nhóm văn nghệ.

Phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở Hưng Hà phát triển khá vững chắc, được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng, trở thành phong trào sâu rộng trong huyện. Hết năm 2013 toàn huyện có 78 thôn làng, 64 cơ quan đơn vị với 253 lượt được công nhận đơn vị văn hoá. Hàng năm có từ 65-70% số hộ trong huyện đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, hàng trăm dòng họ có từ đường, xây dựng được quy ước và công nhận là dòng họ văn hoá.

Hưng Hà là địa phương có nền giáo dục khá phát triển, nơi đây có truyền thống văn hiến, truyền thống hiếu học. Thời phong kiến trong tổng số 111 vị đại khoa của Thái Bình thì Hưng Hà có 21 người chiếm 18,92% của tỉnh. Đặc biệt trong đó có 2 người đỗ đầu 3 kỳ thi (thi Hương, thi Hội, thi Đình) thì đều ở Hưng Hà đó là Tam nguyên Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ quê ở làng Hải Triều xã Tân Lễ, Tam nguyên Bảng nhãn Lê Quý Đôn quê ở làng Phú Hiếu xã Độc Lập. Truyền thống hiếu học của người dân Hưng Hà xưa thể hiện khá rõ nét không chỉ ở việc học hành khoa cử mà cón ở việc quan tâm của xã hội tới việc học, nhiều người nhờ có học mà thành danh.

Quy mô, mạng lưới trường học: Toàn huyện có 36 trường mầm non, 38 trường Tiểu học, 34 trường THCS, 5 trường PTTH, 1 trung tâm GDTX và hướng nghiệp, 1 trung tâm dạy nghề, 35 trung tâm học tập cộng đồng. Mầm non có 216 nhóm trẻ với 4.075 cháu và 320 lớp mẫu giáo với 10.018 cháu; Tiểu học có 630 lớp với 18.443 học sinh; THCS có 419 lớp 13.680 học sinh;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/02/2023