Thực Trạng Hoạt Động Đánh Giá Ngoài Trường Thpt Theo Tiêu Chuẩn

chịu trách nhiệm viết toàn bộ báo cáo tự đánh giá của nhà trường, kết quả phỏng vấn cho thấy lý do của nguyên nhân này là thư ký hội đồng không nắm bắt được những hoạt động chính, những việc làm được của trường so với tiêu chí đó và không có minh chứng nên viết không trúng điểm mạnh, điểm yếu của nhà trường để xây dựng kế hoạch cải tiến để nâng cao chất lượng.

Về lập kế hoạch cải tiến chất lượng theo từng tiêu chí

Qua kết quả bảng khảo sát ta có ĐTB = 21.7, có 33% ý kiến cho dễ và 35% ý kiến cho là trung bình, 32% ý kiến cho là khó và rất khó. Điều đó cho thấy các trường đều đã đưa ra được kế hoạch cải tiến chất lượng của trường trên cơ sở điểm mạnh và điểm yếu. Tuy nhiên, kế hoạch cải tiến chất lượng chưa được đánh giá ở mức độ tốt. Việc lập kế hoạch cải tiến chất lượng theo từng tiêu chí này phụ thuộc vào việc phát hiện ra đúng điểm mạnh để phát huy và điểm yếu để cải tiến tốt hơn.

Về thực hiện kế hoạch phát huy điểm mạnh và cải tiến điểm yếu theo báo cáo tự đánh giá

Có ĐTB = 2.54, 33.9% ý kiến cho là khó, và 20% ý kiến nhận xét là rất khó qua kết quả khảo sát, cho thấy các trường chưa thực hiện tốt kết hoạch cải tiến chất lượng theo báo cáo tự đánh giá. Nguyên nhân do nhà trường chưa giám sát được việc cải tiến chất lượng của nhà trường sau khi thực hiện báo cáo tự đánh giá. Tìm hiểu sâu hơn chúng tôi tiến hành phỏng vấn 70% ý kiến của hiệu trưởng cho rằng có những điểm yếu rất khó cải tiến như diện tích đất của nhà trường (đạt 6m2/1 em học sinh) hay sĩ số lớp không vượt quá 45 học sinh/1 lớp… đây điểm yếu mà tự thân nhà trường khó có thể cải tiến vì phụ thuộc vào ngân sách của cơ quan quản lý cấp trên để sửa chữa cải thiện cơ sở vật chất trường lớp…

Về hoàn thiện báo cáo tự đánh giá

Qua kết quả khảo sát ĐTB = 1.61 có thể nhận xét rằng nhà trường dễ dàng hoàn thiện báo cáo tự đánh giá, tuy nhiên chất lượng chưa tốt và còn gặp nhiều khó khăn.

Để hoàn thiện báo cáo tự đánh giá, nhà trường cần trung bình khoảng 12 tháng (đối với các trường tích cực). Nhà trường chưa có sự đầu tư, chỉ đạo triệt để, chưa lường hết sự vất vả của việc tự đánh giá theo tiêu chuẩn. Hoạt động tự đánh giá nằm ngoài kế hoạch năm học nên cũng tạo cho trường những khó khăn. Ngoài ra, qua

phỏng vấn hiệu trưởng thì đa số họ cho rằng cần phải có kinh phí chi cho hoạt động tự đánh giá trong nhà trường. Bởi lẽ, hiện nay chưa có qui định cho hoạt động này do đó cũng dẫn đến không ít khó khăn cho hiệu trưởng trong việc điều hành thực hiện báo cáo tự đánh giá. Thực tế, chúng tôi đã phỏng vấn trực tiếp các hiệu trưởng nhà trường. Có 67% các hiệu trưởng đều cho rằng đã có nhận thức đúng về sự cần thiết của kiểm định chất lượng và 23% hiệu trưởng chưa thật sự quan tâm vấn đề này bởi ngại khó khăn. Chính vì vậy việc các trường nộp báo cáo tự đánh giá về Sở GD và ĐT còn mang tính hình thức, đối phó.

* Thực trạng báo cáo tự đánh giá trường trung học phổ thông theo tiêu chuẩn

Sau khi đọc, phân tích, đánh giá và tổng hợp 25 báo cáo tự đánh giá của các trường THPT gửi về Sở GD&ĐT, chúng tôi có kết quả sau: Mặt được, các báo cáo tự đánh giá đã cơ bản đáp ứng yêu cầu theo qui định của Bộ GD&ĐT về hình thức và nội dung. Tuy nhiên, các báo cáo tự đánh giá còn tồn tại rất nhiều hạn chế như việc phân tích điểm yếu còn sơ sài, chưa mạnh dạn chỉ ra điểm yếu, việc đề xuất các biện pháp khắc phục cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục còn chung chung, chưa cụ thể, chưa đủ mạnh để khắc phục tồn tại. Phân tích dưới đây sẽ chỉ rõ những điểm hạn chế của các báo cáo tự đánh giá:

Về nội dung

Về số liệu kê khai ở phần cơ sở dữ liệu

Chưa khớp, đúng với thực trạng và chưa biết cách sử dụng số liệu từ bảng cơ sở dữ liệu để đánh giá các tiêu chí.

Về nội dung minh chứng

Không thể thu thập được minh chứng mặc dù hoạt động (sự kiện), con người, thời gian, không gian là có thật; Chưa biết thiết kế các công cụ khảo sát để điều tra, đánh giá định tính; Chưa tổng hợp và xử lý minh chứng theo yêu cầu của nội hàm của các chỉ số; Minh chứng thu thập được chưa đủ sức thuyết phục để chứng minh cho chỉ số đạt được, đôi khi mang tính đối phó; Hội đồng tự đánh giá chưa phân tích được các dữ liệu tính và định lượng của các minh chứng để chứng minh trong phần mô tả. Hơn nữa, là còn nhầm lẫn các văn bản chỉ đạo của cấp trên và những văn bản hoạt động của trường.

Về nội dung viết báo cáo

Phần nội dung mô tả chưa bám sát nội hàm của từng chỉ số (a, b, c) trong tiêu chí; Chưa phân tích được điểm mạnh trên thực tế so với yêu cầu của các chỉ số; Minh chứng chưa phù hợp với nhận định đứng trước nó. Phần đánh giá điểm mạnh: điểm mạnh chưa được phân tích dựa trên mô tả; Điểm mạnh chưa đáp ứng với nội hàm tiêu chí; Phần những tồn tại (điểm yếu): điểm yếu chưa bám sát nội hàm tiêu chí; Điểm yếu chưa nêu rõ nguyên nhân; Phần kế hoạch cải tiến chất lượng: kế hoạch chưa thể hiện phát huy điểm mạnh nổi bật và khắc phục tồn tại trong phạm vi từng tiêu chí; Kế hoạch chưa nêu thời gian nguồn lực để thực hiện và chưa mang tính khả thi. Lập kế hoạch thường theo kiểu nghị quyết: “Đẩy mạnh hơn nữa…”, “Cố gắng phấn đấu…”, đôi khi viết biện pháp khắc phục không phù hợp với điểm yếu, thiếu con người, tài chính, thời gian để thực hiện, kế hoạch không khả thi. Lý do một là sai từ phần vạch ra điểm yếu ở trên, hai là người viết không hiểu điều cần cải tiến là liều thuốc để chữa bệnh yếu kém. Thiếu tầm nhìn và chiến lược trong toàn bộ hệ thống. Làm lộ rõ yếu kém của người viết và thiếu nghiêm túc của người duyệt. Văn phong viết báo cáo còn nặng cảm tính, thiếu phân tích bình luận giống các bảng viết báo cáo thành tích năm học.

Về kết quả đánh giá tiêu chí

Để đánh giá một tiêu chí đạt hay chưa đạt của hội đồng tự đánh giá chưa có độ tin cậy cao, bởi lẽ hầu hết các tiêu chí là đánh giá định tính, cần phải có lập luận, phải có minh chứng phù hợp, phải có khảo sát và lấy ý kiến nhiều người.

Tóm lại, qua khảo sát tất cả các trường THPT về việc triển khai thực hiện tự đánh giá cho thấy đây là việc làm còn mới. Chưa quen với cách tiếp cận của chuẩn mực và minh chứng. Hơn nữa, để có báo cáo tự đánh giá tốt cần có sự tổ chức, điều hành này từ hiệu trưởng nhà trường.

Về hình thức

Chưa thực hiện đúng thông tư 01/BNV-2011 về quy định hình thức trình bày văn bản như phông chữ, canh lề, viết hoa… Chưa thực hiện đầy đủ các yêu cầu theo mẫu báo cáo tự đánh tự giá của Bộ GD&ĐT. Lỗi chính tả, câu văn diễn đạt chưa có chủ ngữ, dài dòng, ngắt câu chưa hợp lý. Văn phong chưa rõ ràng, thuyết phục, chưa biết cách viết báo cáo khoa học. Nhầm lẫn giữa văn nói và văn viết. Chưa có lập luận và hành văn trôi chảy. Chưa biết cách sử dụng từ ngữ khoa học và dẫn liệu khoa học.

2.3.4. Thực trạng hoạt động đánh giá ngoài trường THPT theo tiêu chuẩn

* Thực trạng về năng lực làm việc của trưởng đoàn đánh giá ngoài

Để hiểu rõ hơn năng lực làm việc của trưởng đoàn, chúng tôi đã tiến hành khảo sát qua phiếu hỏi với các nội dung theo Bảng 2.11. Kết quả có 285 ý kiến trả lời của CBQL, GV, NV trường THPT và cán bộ đoàn đánh giá ngoài.

Bảng 2.11. Thực trạng thực hiện nhiệm vụ của trưởng đoàn đánh giá ngoài


T T


Tiêu chí đánh giá

Mức độ thực hiện

X

Thứ bậc

Chưa đạt

TB

Khá

Tốt

1

Xây dựng kế hoạch làm việc của đoàn, kế hoạch

làm việc phải được Sở GDĐT phê duyệt.

00%

00

00%

00

24%

68

76%

217

3.76


2


2

Điều hành các hoạt động của đoàn đánh giá ngoài, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở GDĐT về hoạt

động của đoàn và kết quả đánh giá ngoài.

00%

00

22%

63

22%

63 1

56%

59


3.34


7

3

Phân công nhiệm vụ cho các thành viên của đoàn.

00%

00

00%

00

22%

50

78%

197

3.78

1


4

Chỉ đạo việc xây dựng báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ đánh giá, báo cáo kết quả khảo sát tại

cơ sở giáo dục và báo cáo đánh giá ngoài.

00

00

21%

60

14%

40

65%

165


3.44


5


5

Thay mặt đoàn thông báo và thảo luận với cơ sở giáo dục về kết quả khảo sát, những nhận định và

khuyến nghị của đoàn đối với cơ sở giáo dục.

00%

00

6%

17

46%

131

48%

137


3.42


6


6

Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu phục vụ việc giải trình các yêu cầu, khiếu nại hoặc chất vấn của cơ quan quản lý giáo dục, của cơ sở giáo dục được

đánh giá ngoài và của xã hội.


00%

00


5%

14


26%

74


69%

197


3.64


3


7

Tập hợp toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan đến

hoạt động của đoàn và chuyển về Sở GDĐT để lưu trữ sau khi kết thúc đánh giá ngoài.

00%

00

8%

23

21%

60

71%

202


3.63


4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông ở tỉnh Lào Cai - 9

Kết quả khảo sát Bảng 2.11 ta thấy ĐTB của tất cả các yếu tố khảo sát về năng lực của trưởng đoàn được đánh giá ở mức cao với trị trung bình từ 3.34 đến

3.79 (Min=1, Max=4). Điều đó chứng tỏ năng lực làm việc của trưởng đoàn đáp ứng được yêu cầu công việc. Tuy nhiên, có 22% ý kiến cho là trung bình ở việc điều hành các thành viên và 21% ý kiến đánh giá trung bình về yêu cầu trưởng đoàn chỉ đạo việc xây dựng báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ đánh giá, báo cáo kết quả khảo sát tại cơ sở giáo dục và báo cáo đánh giá ngoài. Điều đó chứng tỏ các trưởng đoàn vẫn còn bỡ ngỡ trong công tác chỉ đạo và điều hành, vì vậy cần phải tổ chức tập huấn nâng cao năng lực và những yêu cầu riêng cho các trưởng đoàn để điều hành tốt đoàn đánh giá ngoài.

* Năng lực làm việc của đoàn đánh giá ngoài

Để nhận xét về năng lực của đoàn đánh giá ngoài, chúng tôi tiến hành khảo sát đến thành viên của đoàn đánh giá ngoài và cán bộ Sở GD&ĐT, CBQL, GV, NV trường THPT. Tổng số người tham gia trả lời cho Bảng khảo sát 2.12 và Bảng 2.13 là 285 người, kết quả cụ thể:

Bảng 2.12. Bảng khảo sát năng lực làm việc của đoàn đánh giá ngoài


T

T

Tiêu chí đánh giá

Mức độ thực hiện


X

Thứ

bậc

Kém

TB

Khá

Tốt

1

Phân tích, nhận xét về mức độ phù hợp của

báo cáo tự đánh giá.

00%

00

19%

46

62%

153

19%

46

3.00

7


2

Đánh giá việc mô tả hiện trạng, xác định điểm mạnh, điểm yếu, xác định kế hoạch cải tiến chất lượng của nhà trường dựa trên báo cáo tự

đánh giá và khảo sát thực tế.


00%

00


15%

37


58%

142


27%

66


3.12


6

3

Cách xem xét, tiếp cận và nhận định minh

chứng hay hoạt động thực tế.

00%

00

00%

00

46%

113

54%

132

3.54

4


4

Đánh giá một tiêu chí được xem là đạt hay chưa đạt dựa trên báo cáo tự đánh giá, lập

luận và quan sát thực tế.

00%

00

6%

15

26%

64

68%

166


3.62


3

5

Cách đặt câu hỏi của đoàn đánh giá ngoài.

00%

00

10%

25

50%

123

40%

97

3.29

5

6

Đối tượng phỏng vấn phù hợp.

00%

00

00%

00

36%

88

64%

157

3.64

2

7

Nội dung và thời gian phỏng vấn phù hợp.

00%

00

00%

00

23%

56

77%

189

3.77

1

8

Thiết kế các phiếu khảo sát đánh giá chất

lượng các hoạt động giáo dục của nhà trường.

00%

00

60%

147

30%

73

10%

25

2.50

9

9

Cách lập luận và hành văn viết báo cáo đánh

giá ngoài.

00%

00

56%

137

24%

59

20%

49

2.64

8

(Nguồn cán bộ Sở GD&ĐT, BCQL, GV, NV trường THPT nhận xét)

Bảng 2.13. Bảng khảo sát năng lực làm việc của đoàn đánh giá ngoài


T T

Tiêu chí đánh giá

Mức độ thực hiện


X

Thứ bậc

Kém

TB

Khá

Tốt

1

Phân tích, nhận xét về mức độ phù hợp của báo cáo tự đánh giá.

00%

00

20%

8

59%

24

21%

8

3.0

7


2

Đánh giá việc mô tả hiện trạng, xác định điểm mạnh, điểm yếu, xác định kế hoạch

cải tiến chất lượng của nhà trường dựa trên báo cáo tự đánh giá và khảo sát thực tế.


00%

00


15%

6


58%

23


27%

11


3.13


6

3

Cách xem xét, tiếp cận và nhận định minh

chứng hay hoạt động thực tế.

00%

00

00%

00

44%

18

56%

22

3.55

4

Tiêu chí đánh giá

Mức độ thực hiện


X

Thứ bậc

Kém

TB

Khá

Tốt


4

Đánh giá một tiêu chí được xem là đạt hay chưa đạt dựa trên báo cáo tự đánh giá, lập

luận và quan sát thực tế.

00%

00

5%

2

25%

10

70%

28


3.65


3

5

Cách đặt câu hỏi của đoàn đánh giá ngoài.

00%

00

8%

3

50%

20

42%

17

3.35

5

6

Đối tượng phỏng vấn phù hợp.

00%

00

00%

00

32%

13

68%

27

3.68

2

7

Nội dung và thời gian phỏng vấn phù hợp.

00%

00

00%

00

20%

8

80%

32

3.80

1


8

Thiết kế các phiếu khảo sát đánh giá chất

lượng các hoạt động giáo dục của nhà trường.

00%

00

70%

28

20%

8

10%

4


2.40


9

9

Xử lý và viết báo cáo đánh giá ngoài.

00%

00

56%

22

24%

10

20%

8

2.65

8

T T

(Nguồn thành viên đoàn đánh giá ngoài đánh giá ngoài tự nhận xét)

Kết quả Bảng 2.12 và Bảng 2.13 cho thấy:

Mặc dù đối tượng khác nhau đánh giá năng lực của đoàn đánh giá ngoài, nhưng kết quả chung cho thấy điểm trung bình và xếp hạng thứ bậc của mỗi nội dung đánh giá gần như nhau, có vài nội dung thì đoàn đánh giá ngoài tự nhận xét mình ở mức điểm cao hơn. Từ đó có thể nhận thấy:

Về việc phân tích, nhận xét mức độ phù hợp của báo cáo tự đánh giá với quy định tại hướng dẫn tự đánh giá đều có ĐTB = 3.00 được đánh giá ở mức độ khá. Điều này đúng với thực tế mà chúng tôi quan sát và đọc các báo cáo đánh giá ngoài. Nếu các thành viên tham gia đánh giá ngoài đã thực hiện tốt bảng báo cáo tự đánh giá của trường mình, hoặc là thành viên đánh giá ngoài đến từ trường THPT đã được kiểm định thì yêu cầu này đối với họ được đáp ứng rất tốt. Còn những thành viên chưa thực hiện tự đánh giá tại trường thì gặp khó khăn nhiều hơn. Tuy nhiên, qua phỏng vấn đều ghi nhận được các ý kiến là việc tham gia đánh giá ngoài, giúp các thành viên về thực hiện tự đánh giá của trường mình tốt hơn.

Về cách nhận xét việc mô tả hiện trạng, xác định điểm mạnh, điểm yếu xác định kế hoạch cải tiến chất lượng của nhà trường dựa trên báo cáo tự đánh giá và khảo sát trực tiếp có ĐTB = 3.12 và 3.13 được đánh giá ở mức độ khá. Thực tế năng lực của đánh giá viên rất cần kinh nghiệm, những thành viên đi đánh giá ngoài lần nhất thường chưa nhận xét tốt về việc này, phần lớn họ đồng ý với cách

đánh giá của nhà trường và ít phát hiện ra các điểm mạnh hay điểm yếu mới của nhà trường qua khảo sát thực tế.

Về cách xem xét, tiếp cận và nhận định minh chứng hay hoạt động thực tế được đánh giá ở mức độ tốt, có ĐTB = 3.54 và 3.55. Qua đó, ta thấy việc này các thành viên của đoàn đánh giá làm tốt. Nhưng cần phải chỉ đạo thêm về việc nên xem xét và yêu cầu các minh chứng cốt lõi của các chỉ số. Không nên kiểm tra tất cả minh chứng vì như vậy sẽ không tập trung và tốn nhiều thời gian.

Về cách đánh giá một tiêu chí được xem là đạt hay chưa đạt dựa trên báo cáo tự đánh giá, lập luận và quan sát thực tế được đánh giá ở mức độ tốt, có ĐTB

= 3.62 và 3.65. Việc này, cần kinh nghiệm trong quản lý chuyên môn thực tế của trường mình, các đánh giá viên phải hiểu biết thêm lý thuyết về đánh giá định lượng và đánh giá định tính. Qua phân tích bộ tiêu chuẩn ta thấy hơn 70% các chỉ số là định tính, do vậy việc đánh giá chỉ số đạt hay không đạt rất cần người đánh giá có cách nhìn khách quan, đúng chuyên môn và nhận định được nhiều người đồng tình.

Về việc đặt câu hỏi, lựa chọn đối tượng phỏng vấn, nội dung phỏng vấn được đánh giá ở mức độ tốt, có ĐTB từ 3.29 đến 3.80. Những nội dung này, đoàn đánh giá ngoài tự nhận xét mình ở mức điểm cao hơn. Tuy vậy, qua quan sát thực tế theo các đoàn đánh giá ngoài, chúng tôi thấy rằng việc sử dụng kết quả phỏng vấn để bổ sung vào việc đánh giá các tiêu chí có liên quan thì các thành viên đánh giá ngoài còn làm chưa chặt chẽ. Thiếu logic giữa kết quả phỏng vấn và đánh giá tiêu chí.

2.3.5. Thực trạng về việc duy trì và cải tiến chất lượng sau đánh giá ngoài

Nhận thấy việc duy trì và cải tiến chất lượng sau đánh giá ngoài là khâu quan trọng trong quá trình KĐCLGD. Sở GD&ĐT đã ban hành văn bản số 1763/SGD&ĐT-KT&KĐ ngày 13 tháng 10 năm 2017 việc tăng cường chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ KĐCLGD và nâng cao chất lượng công tác kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông sau đánh giá ngoài.

Các trường THPT cũng đã thực hiện cải tiến các chỉ số không đạt, duy trì các chỉ số đạt, cập nhật lưu giữ minh chứng. Tuy nhiên, thời gian chưa đủ nhiều. Hầu hết các trường THPT vừa thực hiện xong việc đánh giá ngoài nên chưa khảo sát sâu hơn được các trường về việc duy trì và cải tiến chất lượng như thế nào.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông ở tỉnh Lào Cai

Để khảo sát thực trạng quản lý cấp Sở GD&ĐT về quản lý hoạt động KĐCLGD trường THPT, chúng tôi đã khảo sát thông việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá hoạt động tự đánh giá và đánh giá ngoài trường THPT.

2.4.1. Xây dựng kế hoạch KĐCLGD (tự đánh giá và đánh giá ngoài)

Thực trạng việc xây dựng kế hoạch tự đánh giá và đánh giá ngoài trường THPT được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.14. Khảo sát việc lập kế hoạch KĐCLGD (tự đánh giá và đánh giá ngoài)


TT

Tiêu chí đánh giá

Mức độ thực hiện



X

Thứ

bậc

Chưa đạt

Đạt

Khá

Tốt


1

Xác định mục đích tự đánh giá, đánh giá ngoài trường THPT.

00%

00%

10%

28

90%

252

3.90

1


2

Thiết lập các chỉ tiêu hoàn thành báo cáo tự đánh giá, đánh giá ngoài trường THPT.

29%

81

25%

70

26%

73

20%

56

2.37

3


3

Huy động các nguồn lực thực hiện tự đánh giá, đánh giá ngoài trường THPT.

23%

64

27%

76

31%

87

19%

53

2.46

2


4

Xây dựng lộ trình và qui định thời gian thực hiện tự đánh giá, đánh giá ngoài trường THPT.

11%

31

39%

109

50%

140

00%

2.39

4


Kết quả khảo sát từ bảng 2.14 cho thấy:

Về xác định mục đích tự đánh giá, đánh giá ngoài trường THPT có ĐTB=3.90 xếp hạng cao nhất, cho thấy việc xác định mục đích tự đánh giá và đánh giá ngoài được thực hiện rất rõ ràng và được đánh giá cao (xếp hạng 1 và 90% ý kiến đánh giá rất tốt).

Về thiết lập các chỉ tiêu hoàn thành báo cáo tự đánh giá, đánh giá ngoài trường THPT có ĐTB = 2.37, ở mức cao. Tuy nhiên cũng có 29% ý kiến cho là chưa đạt yêu cầu. Vì thực tế, các chỉ tiêu này thường Sở GD&ĐT áp dụng chỉ tiêu được giao từ Bộ GD&ĐT nên chưa có sát với tình hình thực tiễn tại địa phương.

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 25/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí