Điểm trung bình chung của mức độ khả thi là 2.26. Điểm số này nằm ở thang chia khoảng khả thi. Căn cứ vào kết quả khảo sát người nghiên cứu nhận thấy các nội dung đề xuất là hoàn toàn hợp lý đối với việc nâng cao chất lượng hoạt động tự kiểm tra và kiểm định chất lượng tại trường ĐH Luật TPHCM hiện nay.
Kết luận chương 3
Dựa trên cơ sở lý luận về đề xuất các biện pháp, đồng thời căn cứu vào tình hình thực tế những hoạt động kiểm đinh chất lượng giáo dục đã khảo sát ở chương 2, người nghiên cứu tiến hành đề xuất một số các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục tại trường.
Trong các biện pháp đề xuất người nghiên cứu nhận thấy có một số nội dung cần thiết cho việc nâng cao chất lượng hoạt động KĐCL GD tại trường và có tính khả thi cao khi áp dụng vào thực tế nhưng cũng có một số nội dung cần phải thực hiện đồng bộ từ nhiều khâu khác nhau thì mới có hiệu quả thực sự ví dụ như hoạt động “Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho CBQL, GV, CV về vai trò, ý nghĩa của tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục” đây là nội dung đòi hỏi nhiều bộ phận phòng, ban, các khoa tham gia khi thực hiện cùng với sự tự nhận thức của cán bộ giảng viên trong toàn trường về hoạt động này thì kết quả mới đạt được như mong muốn. Hay nội dung “Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục”. Để thực hiện nội dung này cần có cơ chế về tài chính chi cho hoạt động bồi dưỡng. Nhưng trên thực tế hoạt động này không nằm trong các nội dung chi tài chính thường xuyên hàng năm của trường nên việc tìm các nguồn tài chính nhằm phụ vụ cho hoạt động nâng cao trình độ chuyên môn gặp một số khó khăn nhất định. Tuy nhiên, nhìn chung các nội dung đề xuất các biện pháp hoàn toàn phù hợp cả về mức độ cần thiết và tính khả thi.
Các nhóm biện pháp được đề xuất ở chương ba là kết quả phân tích số kiệu khảo sát ở chương hai và dựa trên cơ sở lý luận về các nguyên tắc đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm định giáo dục tại trường ĐH Luật HCM hiện nay.
1. Kết luận
Có thể bạn quan tâm!
- Chủ Trương Của Đảng, Nhà Nước, Định Hướng Chiến Lược Phát Triển Gd&đt Trong Thời Kỳ Cnh-Hđh
- Các Biện Pháp Quản Lí Hoạt Động Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Tại Trường Đại Học Luật Tp Hồ Chí Minh.
- Tăng Cường Kiểm Tra, Giám Sát Trong Công Tác Thực Hiện Kế Hoạch Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục.
- Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục tại trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh - 18
- Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục tại trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh - 19
Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Quan phân tích số liệu khảo sát và quá trình lấy ý kiến của các đối tượng có liên quan, người nghiên cứu nhận thấy đề tài hoàn toàn phù hợp với giả thiết đã nêu ra trong chương 1. Mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và các giải pháp đưa ra dựa trên thực trạng hoạt động tự đánh giá và kiểm định chất lượng tại trường ĐH Luật TP.HCM là hoàn toàn hợp lý.
Do đặc điểm đề tài chỉ thực hiện trong phạm vi hẹp nên cơ sở lý luận và các khái niệm công cụ trình bày trong luận văn còn nhiều hạn chế. Một số nội dung người nghiên cứu vừa tham khảo tài liệu vừa xây dựng cơ sở lý luận nên chưa thực sự hoàn chỉnh. Hoạt động tự đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục tại trường ĐH Luật TP.HCM mới được thực hiện nên kinh nghiệm về các hoạt động như thu thập minh chứng, xử lý số liệu, cử cán bộ tham gia và tài chính chi cho công tác này còn hạn chế nên kết quả thực hiện trong những lần trước đây chưa cao. Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động kiểm định chất lượng không được đồng bộ và thiếu ở một số khâu nên trong quá trình thực hiện còn có những khó khăn nhất định.
Chương trình đào tạo có sự thay đổi cho phù hợp với yêu cầu mới về mục tiêu và sứ mệnh của trường nên giáo trình, tài liệu tham khảo chưa kịp hoàn thiên nên gây không ít khó khăn cho quá trình thu thập các minh chứng trong đào tạo. Mặt khác do nhà trường đang hoàn thiện cơ sở vật chất đặc biệt là mua sắm trang thiết bị công nghệ cao nhằm đáp ứng hoạt động dạy học hiện đại nên có ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động kiểm định chất lượng.
Những số liệu khảo sát trong chương hai đã phần nào khái quát được thực trạng quản lí các hoạt động tự đánh giá và kiểm định chất lượng tại trường. Quá trình phân tích và bình luận số liệu người nghiên cứu đã nhận thấy được một số vấn đề cần khắc phục nhằm cải tiết hoạt động này. Trong đó nổi lên một số điểm cần chú ý sau đây; Nhận thức của cán bộ giảng viên về
kiểm định chưa thực sự cao, trình độ chuyên môn của các bộ phận chuyên trách còn hạn chế, cơ sở vật chất và tài chính chi cho hoạt động này không nhiều và việc ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các phần mềm chuyên dụng vào phân tích số liệu chưa được thực hiện triệt để. Những vấn đề này có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lí của lãnh đạo nhà trường và các phòng ban trong hoạt động kiểm định chất lượng.
Từ số liệu phân tích ở chương 2 người nghiên cứu đã có những đề xuất các biện pháp nhằm cải tiến chất lượng hoạt động quản lí kiểm định giáo dục. Các biện pháp dựa trên cơ sở lý luận về nguyên tắc đề xuất biện pháp và dựa vào kết quả khảo cứu tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.
Do đây là đề tài được thực hiện trong phạm vi hẹp, cơ sở lý luận hạn chế, hoạt động này lại mới được thực hiện triển khai tại trường nên quá trình thực hiện còn có một số khó khăn nhất định. Những vấn đề mà đề tài chưa giải quyết được người nghiên cứu sẽ tiếp tục thực hiện ở một đề tài khác trong tương lai gần.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bộ Giáo dục cần bổ sung một số tiêu chí về kiểm định cho phù hợp với tính đặc thù của các trường mang tính chuyên biệt cao nhằm đánh giá một các khách quan trung thực nhất, tạo sự công bằng cho các trường khi công bố kết quả kiểm định và xếp hạng.
Cục khảo thí và đảm bảo chất lượng cần có kế hoạch bồi dưỡng định kỳ và thường xuyên cho các bộ phận chuyên trách của các trường nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực thực hiện liên quan đến hoạt động tự đánh giá và kiểm định.
Cần có cơ chế về tài chính, cơ sở vật chất và hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho các trường làm cơ sở triển khai thực hiện.
2.2. Đối với trường Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh
- Nhà trường cần xem hoạt động KĐCL GD là một trong những hoạt động ưu tiên, trong đó khâu tự đánh giá là khâu đầu tiên phải thực hiện, phải được tiến hành nghiêm túc và liên tục.
- Công tác tuyên truyền cần phải làm tốt hơn
- Hoàn thiện các hướng dẫn dựa trên quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác tự đánh giá và kiểm định chất lượng đưa về cho các bộ phận có trách nhiệm thực hiện, trách tình trạng không được thông suốt về mục đích nên quá trình thực hiện còn gặp nhiều lúng túng.
- Cần bổ sung đội ngũ CB cho Ban TT-KT-ĐBCL đủ về số lượng, mạnh về chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện tốt chức năng tham mưu và điều phối các hoạt động liên quan đến công tác TĐG và KĐCL GD.
- Quan tâm kịp thời, cử CB đi học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác KĐCL và ĐBCL GD trong và ngoài nước.
- Xây dựng mạng lưới cán bộ kiêm nhiệm công tác KĐCL và ĐBCL. Trong đó, mỗi khoa, phòng có một CB chuyên trách về công tác KĐCL và lãnh đạo đơn vị là người chịu trách nhiệm về công tác KĐCL của đơn vị mình.
- Tiếp tục đầu tư cơ sở cật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác tự đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục.
- Tăng cường nguồn kinh phí chi để phục vụ việc triển khai các hoạt động TĐG và KĐCL. Có chế độ chính sách cho CB tham gia công tác ĐG, KĐCL GD.
- Tích hợp hoạt động ISO vào hoạt động Tự đánh giá trong KĐCL.
- Có cơ chế đãi ngộ xứng đáng đối với các tổ chức và cá nhân trong toàn trường khi hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.
2.3. Đối với các phòng, khoa, trung tâm
Nâng cao nhận thức của cán bộ, giảng viên về hoạt động tự đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục.
Các đơn vị cần có bộ phận phụ trách về ISO và KĐCL trong đó phân công một lãnh đạo phụ trách
Tích cực nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hoạt động kiểm định cho cán bộ, giảng viên .
Các đơn vị, các Khoa cần hướng dẫn cho cán bộ, giảng viên của đơn vị mình hiểu rõ các yêu cầu của tiêu chí, tiêu chuẩn để từ đó có cách thức làm việc, giảng dạy đáp ứng với yêu cầu.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển giáo viên THPT và TCCN tháng 1/2010 Hướng dẫn tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên THPT trình độ đại học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công văn số 462/KTKĐCLGD-KĐĐH, hướng dẫn tự đánh giá trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số: 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/ 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nguyễn Kim Định (2010), Quản trị chất lượng, Nxb Tài chính.
Trần Khánh Đức (2009), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục Việt Nam.
Nguyễn Kim Dung (2007), Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đại học: Đánh giá đầu vào hay đầu ra, Viện Nghiên cứu Giáo dục - Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.
Nguyễn Kim Dung (2007), Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đại học: Đánh giá đầu vào hay đầu ra, Viện Nghiên cứu Giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.
Nguyễn Kim Dung và Phạm Xuân Thanh (2003), Về một số khái niệm thường dùng trong đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, Tạp chí Giáo dục, số 66, tháng 9/2003.
Nguyễn, Đức Chính. (2000). Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo dùng cho các trường ĐH Việt nam. Paper presented in the Conference of Quality Assurance in Training in Vietnam on April 4th in Da lat, Vietnam.
Nguyễn Quang Giao (2010), Đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng - Số 4(39).2010.
Nguyễn Quang Giao (2011), Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng quá trình dạy học các môn chuyên ngành ở trường Đại học Ngoại ngữ, Luận văn tiến sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Bùi Minh Hiền (2006), Quản lí giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
Phạm Ngọc Hoa (2013), Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc TP.HCM, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trần Bá Hoành (1991), Đánh giá trong giáo dục - giáo trình đại học, Hà Nội:
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế TP.HCM (2011), Quản trị học, Nxb Phương Đông.
Khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế TP.HCM (2011), Quản trị học, Nxb Phương Đông.
Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục và quản lí trường học, Viện Khoa học giáo dục Hà Nội.
Nguyễn Lộc, Lý luận về quản lí, Nxb Đại học Sư phạm. Nguyễn Lộc, Lý luận về quản lí, Nxb Đại học Sư phạm.
Phạm Thành Nghị (2000), Quản lý chất lượng giáo dục đại học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lí giáo dục, Trường CBQL GD-ĐT I, Hà Nội.
Phạm Xuân Thanh (2007), Đánh giá chất lượng các cơ sở giáo dục (phần 2).
Phạm Xuân Thanh (2005), Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học: Sự vận dụng vào thực tiễn của Việt Nam, Tạp chí Giáo dục, số 115, kỳ 1 tháng 6/2005.
Thông tư số: 62 /2012/TT-BGDĐT Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp ngày 28/12/2012).