Những Khó Khăn Gây Ảnh Hưởng Trực Tiếp Đến Quá Trình Tự Đánh Giá‌


đánh giá diễn ra là kịp thời và có hiệu quả cao. Công tác chỉ đạo phối hợp giữa các nhóm chuyên trách với nhau và việc chia sẻ khó khăn giữa các cá nhân khi có sự chỉ đạo của ban giám hiệu góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy nhanh quá trình hoàn thiện thu thập thông tin và tổng hợp báo cáo. Đa số các ý kiến được hỏi đều nhất trí nội dung này có ảnh hưởng rất nhiều đến cả quá trình. Xếp hạng 2 và có điểm trung bình 4.08 là nội dung “Hệ thống văn bản quy định và hướng dẫn hoạt động TĐG của Bộ GD&ĐT đầy đủ, rõ ràng”. Sự chuẩn bị đầy đủ các văn bản pháp quy, những hướng dẫn thực hiện và các tiêu chí đánh giá đã tạo thuận lợi không nhỏ cho cá nhân và các nhóm chuyên trách trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Khảo sát cho thấy hoạt động này có ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ hoàn thành mục tiêu trước đánh giá. Nó cũng góp phần không nhỏ vào chất lượng của báo cáo sau khi hoành thành quá trình tự đánh giá. Độ lệch chuẩn 0.830 cho thấy không có nhiều ý kiến khác biệt về nhận định đây là yếu tố rất ảnh hưởng đến các hoạt động của nhà trường trong quá trình thực hiện tự đánh giá.Nội dung “Nhà trường có đơn vị chuyên trách quản lí hoạt động TĐG” có điểm trung bình 3.92 xếp hạng 3. Điểm trung bình cho thấy đa số các ý kiến được hỏi đều thống nhất việc nhà trường có đơn vị chuyên trách quản lí và điều hành các hoạt động tự đánh giá là một thuật lợi lớn. Thông qua bộ phận chuyên trách này các hoạt động của kế hoạch tự đánh giá được thực hiện thống nhất và tập trung hơn. Mặt khác việc có phòng chuyên trách nơi tập hợp những người có hiểu biết và thành thạo công tác thu thập thông tin, xử lý thông tin và thống kê các số liệu sẽ giúp cho các phòng ban dễ dàng hơn trong việc cung cấp các minh chứng cho đoàn khảo sát. Nội dung nhận được đa số sự đồng tình về yếu tố thuận lợi là “Có sự hỗ trợ từ việc quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn ISO” điểm trung bình

3.88 xếp hạng 4. Căn cứ vào các tiêu chuẩn ISO mà nhận được sự tư vấn về việc chuẩn bị các tiêu chí nhằm đáp ứng các điều kiện trong kiểm định chất lượng là thuật lợi lớn cho các nhà quản lí. Đồng tình với quan điểm đó các ý


kiến được hỏi đều cho rằng đây là yếu tố thuật lợi của quá trình tự đánh giá diễn ra tại trường. Xếp hạng 5 và điểm trung bình là 3.83 là nội dung “Thành viên các Nhóm chuyên trách có trình độ, năng lực trong hoạt động TĐG”. Đây cũng được xem là yếu tố thuật lợi nhưng không thực sự nhận được sự đồng tình cao của đa số cá ý kiến được hỏi. Mặc dù năng lực của các thành viên nhóm chuyên trách có ảnh hưởng nhất định đến quá trình hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng còn có những yếu tố khác có ảnh hưởng lớn hơn nội dung này nên các ý kiến được hỏi chưa thống nhất cao đây là yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến hoạt động tự đánh giá của nhà trường. Nhận được ít sự đồng thuận nhất bảng về yếu tố thuận lợi là nội dung “Nhà trường đã có kinh nghiệm về hoạt động TĐG” mục này có điểm trung bình là 3.67 xếp hạng 6 thứ hạng thấp nhất bảng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các ý kiến khảo sát không cho rằng nhà trường đã có kinh nghiệm trong hoạt động tự đánh giá là yếu tố thuận lợi. trên thực tế đây là hoạt động còn mới so với đơn vị, nên bước đầu thực hiện còn nhiều vướng mắc khó khăn.

Kết quả phỏng vấn có một số ý kiến như sau: Về nhận thức trong nội bộ của nhà trường; Mã số phỏng vấn TV1 cho rằng hầu hết cán bộ trong trường đều nhận thức được tầm quan trọng vì đây là dịp “tổng kiểm tra sức khỏe” toàn điện và chi tiết từng nội dung liên quan đến cơ cấu và tổ chức của nhà trường. Thông qua các báo cáo đánh giá cán bộ quản lí các cấp có địp xem lại những điểm mạnh điểm yếu phòng ban, bộ phận mình phụ trách. Trên cơ sơ đó có kế hoạch xây dựng các phương án nhằm phát huy thuận lợi về cơ hội và khắc phục những khó khăn còn tồn tại. Về mặt hiệu ứng xã hội mã số phỏng vấn này nhận định; Đây cũng là dịp “thử thách” khả năng “chịu lực” của trường trước những lựa chọn của xã hội mặt khác thông qua đây nhà trường cũng có những cam kết mạnh mẽ về chất lượng sản phẩm đối với các nhà sử dụng lao động và với xã hội.


Kết quả phỏng vấn ở các Trưởng nhóm phù với nội dung này như sau:

TV2: Sự quan của lãnh đạo Trường; sự tích cực, trách nhiệm của toàn thể Trung tâm AQAC, khôi lượng hoạt động thực tế tại Trường và chất lượng các hoạt động phong phú, phù hợp cho hoạt động minh chúng trên thực tế.

CV1,2,3: Quan tâm, chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo Trường, phân chia công việc hợp lý của trưởng nhóm.

Tóm lại, điểm trung bình chung của bảng khá cao 3.95. Điều này cho thấy những yếu tố thuận lợi đã nêu trên là có ảnh hưởng tới quá trình hoạt động tự đánh giá diễn ra tại trường. Mức độ ảnh hưởng theo khảo sát là nhiều. Độ tin cậy của thang đo cho thấy khảo sát trên là hoàn toàn tin tưởng được.

2.5.2. Những khó khăn gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tự đánh giá‌

Bảng 2.13. Những khó khăn‌



Stt


Nội dung

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Thứ hạng

1

Thời gian thực hiện hoạt động TĐG kéo dài

3.54

1.250

4

2

Cách tiếp cận thu thập minh chứng, viết báo

cáo dựa trên tiêu chí, tiêu chuẩn còn mới

3.29

1.042

7

3

Việc thu thập thông tin, minh chứng từ bên

ngoài

3.46

1.021

5

4

Thành viên Hội đồng TĐG và nhóm công tác

kiêm nhiệm các vai trò khác trong nhà trường

4.13

0.612

1

5

Kinh phí cho hoạt động TĐG còn hạn chế

3.63

0.924

3


6

Nhận thức của cán bộ, giảng viên trong toàn

trường về tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động TĐG chưa cao


3.67


0.761


2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục tại trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh - 13



Stt


Nội dung

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Thứ hạng

7

Thù lao chưa tương xứng với công sức và thời

gian thực hiện TĐG

3.42

1.018

6

8

Tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Nhà

trường đối với xã hội thể hiện chưa rõ

3.25

0.847

8

Trung bình chung

3.55

Khoảng điểm trung bình

Từ 2.8 đến 3.6 (không

ý kiến)

Độ tin cậy của thang do(Cronbach's Alpha)

0.764

Bảng 2.13 là kết quả khảo sát về các nội dung gây ảnh hưởng đến sự khó khăn của hoạt động tự đánh giá. Nội dung nhận được nhiều sự đánh giá mức độ khó khăn là “Thành viên Hội đồng TĐG và nhóm công tác kiêm nhiệm các vai trò khác trong nhà trường” điểm trung bình 4.13 xếp hạng 1. Điểm trung bình cho thấy các ý kiến được hỏi đều thống nhất việc cử người kiêm nhiệm trong công tác tự đánh giá có ảnh hưởng nhất định đến quá trình hoạt động. Vì trình độ chuyên môn nghiệp vụ về đánh giá còn hạn chế hơn nữa lại bị chi phối bởi công việc chính nên mức độ thời gian dành cho công việc kiêm nhiệm bị ảnh hưởng và sự ảnh hưởng này còn thể hiện ở các mặt như tiến độ thực hiện, chất lượng công việc và độ vững chãi của các kết luận khi thực hiện tự đánh giá. Độ lệch chuẩn của nội dung này là 0.612 cho thấy các ý kiến được hỏi đều chủ yếu tập trung vào lựa chọn đây là yếu tố gây cản trở khó khăn rất nhiều đến hoạt động. Nội dung “Nhận thức của cán bộ, giảng viên trong toàn trường về tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động TĐG chưa cao” điểm trung bình 3.67 xếp hạng 2. Hoạt động TĐG là hoạt động phải huy động tất cả các nguồn lực của toàn đơn vị chứ không chỉ riêng chỉ có bộ phận


chuyên trách, vì nó liên quan đến tất cả các đơn vị trong toàn trường. Nếu nhận thức không thông suốt điều này sẽ gây cản trở không nhỏ đến quá trình cung cấp thông tin và các minh chứng cho bộ phận chuyên trách thực hiện. Độ lệch chuẩn 0.761 cho thấy đa số các ý kiến khảo sát đều cho rằng đây cũng là yếu tố gây ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động tự đánh giá. Mức độ ảnh hưởng theo các khảo sát là rất ảnh hưởng. Nội dung xếp thứ 3 về mức độ ảnh hưởng gây khó khăn cho công tác này là “Kinh phí cho hoạt động TĐG còn hạn chế” trung bình là 3.63 độ lệch chuẩn 0.924. Nhận định này hoàn toàn có cơ sở vì kết hợp với kết quả khảo sát tại Bảng 2.6 có thể thấy rằng việc kinh phí hạn chế dẫn đến việc phân bổ đến các hoạt động khác không nhiều không tạo được động lực làm việc cho các cá nhân sẽ làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng của Báo cáo TĐG. Nội dung xếp hạng 4 về mức độ khó khăn là “Thời gian thực hiện hoạt động TĐG kéo dài” điểm trung bình là 3.54 độ lệch chuẩn 1.250. Xuất phát từ thực tế khi xây dựng kế hoạch ban đầu hoạt động này thường kéo dài từ 6 tháng đến 8 nhưng trên thực tế tại trường ĐH Luật TP.HCM hoạt động này trong lần KĐCL lần 1 năm 2007 và năm 2016 đều kéo dài trên 1 năm. Chính vì thời gian thực hiện kéo dài như vậy gây cho các cá nhân, đơn vị cảm giác mệt mỏi, đồng thời việc lấy số liệu sinh viên và các số liệu liên quan khác luôn phải thay đổi. Điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của toàn trường. Nội dung “Việc thu thập thông tin, minh chứng từ bên ngoài” có điểm trung bình 3.46 xếp hạng 5. Điểm số của khảo sát cho thấy đây cũng là nội dung gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thu thập minh chứng. Vì có những thông tin minh chứng liên quan đến trường nhưng do các đơn vị khác ban hành như các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, thành phố hoặc của các sở ban ngành nên cần phải đến tận nơi để xin trích lục, trong khi đó nhân sự và kinh phí hạn chế đồng thời những đơn vị này không phải lúc nào cũng hợp tác nên đây cũng là một trở ngại không nhỏ trong quá trình TĐG. Những đánh giá xếp cuối bảng là hai nội dung “Thù lao


chưa tương xứng với công sức và thời gian thực hiện TĐG” và “Cách tiếp cận thu thập minh chứng, viết báo cáo dựa trên tiêu chí, tiêu chuẩn còn mới” có điểm trung bình và thứ hạng lần lượt là 3.42 xếp hạng 6 và 3.29 xếp hạng 7. Điểm trung bình khảo sát cho thấy mức độ ảnh hưởng của khó khăn cũng là những yếu tố không nhỏ có những tác động nhất định đến quá trình thực hiện hoạt động tự đánh giá tại trường.

Ý kiến phỏng vấn các nội dung này của nhóm CBQL như sau:

TV1, 2: Công tác đánh giá mặc dù được chuẩn bị chu đáo công phu nhưng quá trình thực hiện gặp không ít khó khăn như cách tiếp cận thông tin thu thập minh chứng, việc thu thập thông tin từ bên ngoài. Do phải kiêm nhiệm nên còn có những thành viên của hội đồng còn hạn chế về năng lực chuyên môn ở một số nội dung cần năng lực chuyên môn hóa cao.

TV6: Thành viên chuyên trách cho công tác chưa nhiều. Mức kinh phí có vẽ rất hạn chế, phòng chuyên dụng chưa có, trường lần đầu thực hiện nên còn bỡ ngỡ. Thực hiện kiêm nhiệm nên nhiều lúc khó khăn về thời gian

Điểm trung bình khảo sát của bảng là 3.55 cho thấy đa số các ý kiến khảo sát đều phân vân giữa lựa chọn mức độ ảnh hưởng của các khó khăn ít nhiều nên đa số các lựa chọn đều nằm ở mức không ý kiến. Căn cứ số liệu nội dung của bảng 2.13 người nghiên cứu nhận thấy đa số các ý kiến được hỏi đều đồng ý những nội dung trên là những khó khăn có những tác động nhất định đến hoạt động tự đánh giá tại trường. Tuy nhiên, chỉ số thống kế Cronbach’s Alpha chỉ đạt 0.764 cho thấy mức độ tin cậy của các nội dung khảo sát của bảng trên chỉ nằm ở mức chấp nhận được.

2.6. Đánh giá chung‌

Từ kết quả phân tích và đánh giá thực trạng quản lí hoạt động KĐCL theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng tại trường ĐH Luật TP.HCM, tác giả có thể khái quát một số vấn đề về hoạt động này như sau:


2.6.1. Điểm mạnh‌

- Ban giám hiệu Nhà trường đã nhận thức được vai trò cũng như ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng giáo dục và tham gia KĐCL giáo dục, đã xem hoạt động TĐG là một công cụ để quản lý các công việc của Nhà trường. Đây có thể xem là một điều kiện quan trọng cho việc triển khai đồng bộ và nhất quán quan điểm chỉ đạo trong toàn nhà trường trong hoạt động đảm bảo chất lượng, KĐCL giáo dục nói chung và hoạt động TĐG nói riêng.

- Nhà trường đã thành lập được đơn vị chuyên trách là Trung tâm Đảm bảo chất lượng và Phương pháp giảng dạy với chức năng tham mưu, tư vấn cho Ban Giám hiệu về công tác đảm bảo chất lượng, KĐCL giáo dục. Tuy số lượng cán bộ làm công tác này còn rất hạn chế (chỉ có 4 thành viên) nhưng những cán bộ trong Trung tâm là những cán bộ chuyên trách có những thành viên được đào tạo bồi dưỡng về hoạt động kiểm định và là Kiểm định viên nên đây cũng là thế mạnh, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động TĐG.

- Nhà trường đã từng trải qua một đợt Kiểm định trước đây nên bộ máy nhân sự tham gia hoạt động TĐG và các thành viên tham gia hoạt động TĐG cũng có nhiều thành viên có kinh nghiệm và có sự đoàn kết nhất trí, tinh thần trách nhiệm cao trong công tác được giao.

- Bên cạnh đó nhà trường đã xây dựng được hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn ISO nên đây cũng là một lợi thế.

2.6.2. Hạn chế‌

- Năng lực tổ chức, triển khai thực hiện của một số CBQL còn hạn chế, nên thông tin chuyên môn và chỉ đạo chưa kịp thời đến người thực hiện. Chính điều này đã ảnh hưởng không những đến nhận thức mà còn làm hạn chế tính thống nhất và làm chậm tiến độ thực hiện chung của toàn trường.

- Đội ngũ CB tham gia hoạt động KĐCL của Trường được bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ chuyên môn sâu không nhiều.


- Công tác tuyên truyền của Nhà trường chưa được rộng rãi và thường xuyên.

- Nhà trường vẫn chưa có biện pháp giám sát khoa học để quản lý chặt chẽ và có chỉ đạo kịp thời trong quá trình thực hiện hoạt động TĐG.

- Công tác quản lý lưu trữ của nhà trường chưa được khoa học làm khó khăn trong việc thu thập thông tin minh chứng.

- Nhiều CBQL là Trưởng nhóm và GV chưa được trang bị đủ kiến thức, kỹ năng về hoạt động TĐG, KĐCL GD nên chưa đáp ứng được hoạt động TĐG trong KĐCL GD.

- Chưa có chế độ chính sách, khen thưởng thoả đáng, kịp thời cho đội ngũ CB tham gia hoạt động TĐG.

- Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động TĐG chưa được đảm bảo.

2.6.3. Thời cơ‌

- ĐBCL và KĐCL GD đã được đưa vào Luật giáo dục 2012 (Chương 7) và một số các văn kiện của Đảng, văn bản của Chính phủ, Bộ Giáo dục - Đào tạo.

- Mục đích chính của KĐCL giáo dục nhằm để đăng ký KĐCL và để cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục. Như vậy, các nhà trường muốn tồn tại và phát triển bền vững đều phải thông qua KĐCL.

- Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ban hành hệ thống các văn bản đầy đủ và rõ ràng quy định về KĐCL GD nói chung và hoạt động TĐG trong KĐCL GD nói riêng.

- Ban giám hiệu Nhà trường đã quan tâm, nhận thức được tầm quan trọng của KĐCL GD đối với sự phát triển Nhà trường.

- Nhiều trường ĐH và CĐ trên cả đã thực hiện hoạt động này theo các tiêu chuẩn quốc tế vì vậy đây cũng là một kênh để Trường ĐH Luật TP.HCM

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/02/2023