Chủ Trương Của Đảng, Nhà Nước, Định Hướng Chiến Lược Phát Triển Gd&đt Trong Thời Kỳ Cnh-Hđh‌


có thể học hỏi kinh nghiệm và tranh thủ sự giúp đỡ của các trường bạn để triển khai hoạt động KĐCL GD.

2.6.4. Thách thức‌

- Những yêu cầu cấp bách của XH về việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Đây là một nhiệm vụ rất lớn đặt ra cho ngành giáo dục Việt Nam.

- Nhu cầu lựa chọn Trường học có chất lượng tốt của phụ huynh, học sinh thông qua các phương tiện truyền thông đa dạng ngày càng cao.

- Sự cạnh tranh gay gắt trong công tác tuyển sinh của các trường ĐH trên cả nước cũng như khu vực.


Kết luận chương 2‌

Công tác quản lí hoạt động TĐG tại các đơn vị giáo dục theo đúng quy trình hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay cho thấy các cơ sở giáo dục ĐH gặp không ít khó khăn, thách thức. Đây là một hoạt động hòi hỏi chuyên môn cao nhưng còn rất nhiều cơ sở GDĐH chỉ tập trung bồi dưỡng nâng cao chuyên môn cho bộ một số cán bộ chuyên trách mà bỏ qua đội ngũ CBQL ở các đơn vị khác, vì vậy khi triển khai thực hiện hoạt động này ở các trường còn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, hoạt động này đòi hỏi phải huy động được toàn thể các bộ phận tham gia cung cấp thông tin và các minh chứng nhưng thực tế nhận thức của một số bộ phận không nhỏ chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này. Chính những vấn đề đó gây không ít khó khăn phức tạo cho quá trình quản lí hoạt động tự đánh giá tại các cơ sở giáo dục ĐH nói chung và tại trường ĐH Luật TP.HCM riêng.

Nhằm tìm hiểu thực trạng liên quan đến công công tác quản lí hoạt động tự đánh giá, người nghiên cứu tiến hành khảo sát một số nội dung liên quan đến hoạt động quản lí chuẩn bị cho công tác kiểm định chất lượng. Qua kết quả khảo sát đã được phân tích trên đây, người nghiên cứu nhận thấy một số điểm cần lưu ý sau đây;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

Về nhận thức của cán bộ giảng viên đối với tầm quan trọng của hoạt động tự đánh giá tại trường đa số đều nhận nhận thức được ý nghĩa của hạt động này liên quan mật thiết đến uy tính và chất lượng đào tạo. Nhưng cũng có một số trường hợp chưa thực sự quan tâm dẫn đến quá trình thu thập và xử lý thông tin còn gặp không ít khó khăn.

Về mức độ thực hiện các nội dung quản lí như; quản lí lập kế hoạch, quản lí các hoạt động của nhóm chuyên trách, quản lí các nguồn lực, quản lí việc thu thập thông tin… theo đánh giá của khảo sát đều đạt ở mức thực hiện khá. Tuy nhiên, còn một số vấn đề cần khắc phục như: vấn đề quy hoạch bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực của các nhóm chuyên trách; chế độ chính sách

Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục tại trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh - 14


cho cán bộ tham gia hoạt động tự đánh giá; định kỳ kiểm tra, đánh giá hoạt động thu thập thông tin minh chứng… Theo khảo sát thì chưa nhận được nhiều sự đánh giá cao. Ngoài ra còn một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hoạt động tự đánh giá như: thành viên Hội đồng TĐG và nhóm công tác kiêm nhiệm các vai trò khác trong nhà trường; nhận thức của cán bộ, giảng viên trong toàn trường về tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động TĐG chưa cao… cũng cần được quan tâm và giải quyết một cách thấu đáo nhằm thực hiện tốt cho những hoạt động tương tự trong tương lai.

Như vậy, qua kết quả khảo sát người nghiên cứu đánh giá các nội dung tiến hành thăm dò về hoạt động quản lí công tác tự đánh giá tại trường ĐH Luật TPHCM được thực hiện ở mức độ khá. Để hoạt động này được cải thiện người nghiên cứu đề nghị các nhà quản lí cần lưu tâm khắc phục những tồn tại mà nghiên cứu đã chỉ ra nhằm đảm bảo cho hoạt động quản lí thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ mà yêu cầu về công tác tự đánh giá mong đợi.


Chương 3‌

ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

TỰ ĐÁNH GIÁ TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp‌

Trên cơ sở đổi mới chương trình giảng dạy nhằm tiếp cận năng lực của người học và đáp ứng các nhu cầu đòi hỏi của cuộc sống trong thời đại công nghiệp lần thứ tư. Căn cứ vào hướng dẫn của bộ giáo dục và đào tạo về công tác kiểm định chất lượng. Các biện pháp đề xuất còn dựa vào mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, cấu trúc chương trình dạy học, chất lượng đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động tự đánh giá và kiểm định chất lượng.

Các biện pháp được đề xuất là một chỉnh thể thống nhất có sự hỗ trợ lẫn nhau cả về nội dung và hình thức thực hiện nhằm thực hiện sứ mạng của nhà trường phù hợp với xu thế phát triển của giáo dục đại học.

Cơ sở đề xuất các biện pháp còn căn cứ vào chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước về pháp triển giáo dục đại học nhằm cung cấp nguồn lực chất lượng cao cho xã hội.

3.1.1. Chủ trương của Đảng, Nhà nước, định hướng chiến lược phát triển GD&ĐT trong thời kỳ CNH-HĐH‌

Đảng và nhà nước luôn coi giáo dục và đào tạo là quốc sát hàng đầu. Cho nên trong các chính sách có liên quan đến giáo dục và đào tạo luôn được Đảng và Nhà nước ưu tiên phát triển.

Nghị quyết TW3 khóa 7 Đảng đã nhận định; khoa học và công nghệ cùng với giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Muốn đất nước không bị tụt hậu về kinh tế, văn hóa, xã hội thì đầu tư cho giáo dục và chăm lo cho các


bậc học là ưu tiêu hàng đầu hiện nay của các cấp chính quyền vì đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển.

Nghị quyết TW 2 khóa VIII nhận định “Nền tảng của mọi sự phát triển bắt nguồn từ giáo dục, phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, đây vừa là nền tảng vừa là động lực của sự phát triền kinh tế văn hóa - xã hội”.

Đến nghị quyết TW8, khóa XI khẳng định “GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH”.

Ngày 2/11/2005 Chính phủ ban hành nghị quyết số 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 trong đó coi kiểm định chất lượng là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực với mục tiêu “Xây dựng và hoàn thiện các giải pháp bảo đảm chất lượng và hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục”. Ngày 2/8/2006 Chính phủ ban hành nghị định số 75/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục, trong đó có một chương về kiểm định và đánh giá chất lượng giáo dục. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009 đã bổ sung các quy định về kiểm định chất lượng giáo dục, trong đó quy định rõ hơn nội dung quản lí nhà nước về kiểm định chất lượng giáo dục, các nguyên tắc về đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục, đồng thời hướng dẫn tổ chức quá trình đánh giá kiểm định.

Ngày 27/2/2010 Thủ tướng chính phủ ban hành chỉ thị số 296/CT-TTg về điều chỉnh, đổi mới chương trình giáo dục đại học nêu rõ “Đẩy mạnh việc đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục đại học theo hướng đẩy nhanh tiến độ tự đánh giá của các trường đại học và cao đẳng, triển khai từng bước việc kiểm định các trường đại học, cao đẳng; xây dựng tiêu chuẩn và hình thành một số cơ quan KĐCL giáo dục đại học”


Ngày 19/6/2010 Quốc hội ban hành Nghị quyết số 50/2010/QH12 thực hiện chính sách về đầu tư cho cho các cơ sở giáo dục, trong đó nhấn mạnh “Đẩy mạnh công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục đại học theo hướng đẩy nhanh tiến độ và công khai kết quả các cơ sở giáo dục đại học,... hình thành một số tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học độc lập”.

Ngày 20/09/2010 bộ giáo dục đào tạo ban hành Quyết định số 4138/QĐ- BGDĐT phê duyệt đề án xây dựng và phát triển hệ thống kiểm định chất lượng và đánh giá đối với giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp, trong đó nhấn mạnh một số điểm sau đây “Củng cố và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về KĐCL giáo dục đối với GDĐH - TCCN, tạo môi trường và hành lang pháp lý cho sự phát triển ổn định hệ thống KĐCL giáo dục. Xây dựng và phát triển hệ thống KĐCL giáo dục để triển khai đánh giá các cơ sở giáo dục và chương trình GDĐH, các trường TCCN đạt tiêu chuẩn chất lượng, góp phần vào việc đảm bảo và nâng cao chất lượng GDĐH - TCCN. Xây dựng chính sách để phát triển đội ngũ chuyên gia đánh giá ngoài có đủ trình độ và số lượng để triển khai các hoạt động KĐCL giáo dục đối với GDĐH - TCCN. Tăng cường hợp tác quốc tế với các nước trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực KĐCL giáo dục đối với GDĐH - TCCN”.

Với quan điểm xem giáo dục và đào tạo là nguồn gốc của mọi sự phát triển nên nhà nước đã đầu tư ngân sách vào phát triển giáo dục là rất lớn chiếm 20% tổng thu nhập quốc dân. Ngoài ra luật giáo dục cũng được chỉnh sửa cho phù hợp với từng thời kỳ và giai đoạn phát triển của đất nước. Hệ thống văn bằng chứng chỉ không ngừng được nâng cao về chất lượng và uy tính đào tạo.

Nội dung chường trình đào tạo thường xuyên được các cơ sở chỉnh sửa, cập nhật cho phù hợp với tình hình hội nhập của đất nước. Nguồn nhân lực cao thông qua đào tạo bước đầu đã phát huy tác dụng ở các thị trường lao động trong trong khu vực và trên thế giới.


3.1.2. Cơ sở đề xuất biện pháp‌

3.1.2.1. Cơ sở lý luận

Kiểm định chất lượng giáo dục là hoạt động còn mới so với lịch sử hình thành các trường đại học ở Việt Nam.

Hoạt động kiểm địch chất lượng đã được các trường đại học trong nước tiến hành như là một tiêu chí nhằm khẳng định vị thế và duy trì chất lượng đã được cam kết của mình đối với xã hội. Ngoài ra đây còn là một công cụ nhằm định lượng chuẩn mực đào tạo của đơn vị đào tạo với các đơn vị sử dụng nguồn nhân lực.

Kiểm định chất lượng giáo dục còn giúp các cơ sở giáo dục xem xét quá trình đào tạo của cơ sở có đáp ứng đúng các yêu cầu về tiêu mục đích, tiêu chí đã đề ra cho từng thời kỳ giai đoạn phát triển của nhà trường hay không. Từ đó có những điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đảm bảo đầu ra phù hợp với nhu cầu của xã hội.

Kiểm định chất lượng giáo dục còn nhằm đáp ứng các yêu cầu của luật giáo dục, luật giáo dục đại học về đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội.

3.1.2.2. Cơ sở thực tiễn

Kiểm định chất lượng giáo dục là một trong những điều kiện cần thiết để làm cơ sở cho người học lựa chọn cơ sở đào tạo và nhà sử dụng lao động lựa chọn nguồn nhân lực.

Kiểm định chất lượng giáo dục còn giúp các cơ quan quản lí nhà nước phân tầng và xếp hạng chất lược đào đạo.

Kết quả kiểm địch chất lượng một mặt phản ánh chất lượng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học của nhà trường mặt khác khẳng định vị thế và uy tín của trường đối với xã hội. Đây cũng là cơ sở làm căn cứ cho hoạt động tự chủ tự chịu trách nhiệm của cở sở đào tạo.

Căn cứ vào kết quả kiểm định nhà trường có cơ sở để nhận sự hỗ trợ đầu tư từ các nguồn lực khác nhau.


Các cơ quan quản lí nhà nước, các tổ chức, cá nhân của xã hội căn cứ kết quả kiểm định chất lượng đào tạo để giám sát các hoạt động của nhả trường.

3.2. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp‌

3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn‌

Căn cứ vào quá trình khảo sát thực trạng hoạt động tự đánh giá và kiểm định chất lượng của trường người nghiên cứu sẽ đề xuất những nhóm biện pháp cải tiến quá trình thực hiện hoạt động này tại cơ sở. Những đề xuất dựa trên các điều kiện khách quan và các điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, các nguồn lực về tài chính hiện có của nhà trường. Nhằm đảm bảo tính thực thi của hoạt động này được đảm bảo.

Các biện pháp đề xuất còn căn cứ vào các văn bản pháp quy của Đảng và Nhà nước về giáo dục đào tạo. Ngoài ra người nghiên cứu lấy các tiêu chí trong các nghị định, chỉ thị, quyết định của chính phủ, bộ giáo dục và đào tạo hướng dẫn về các thức tiến hành và các tiêu chí trong kiểm định đánh giá chất lượng giáo dục.

Trên cơ sở thực trạng hoạt động Tự đánh giá trong kiểm định chất lượng đã thực hiện của trường người nghiên cứu sẽ đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hoạt động này trong những năm kế tiếp.

3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ‌

Hoạt động kiểm định chất lượng là một hệ thống thống nhất các bộ phận, bao gồm nhiều tiêu chí, chỉ tiêu được tổng hợp thành một chỉnh thể thống nhất. Các bộ phận này có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau về cả nội dung và cách thức tiến hành nên trong quá trình đề xuất các biện pháp, người nghiên cứu sẽ chú trọng đến tính đồng bộ của các biện pháp. Sự tương hỗ, chi phối giữa các biện pháp với nhau là điều kiện không thể thiếu khi tiết hành đề xuất.

Xem tất cả 157 trang.

Ngày đăng: 27/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí