Kết Quả Khảo Sát Mức Độ Cần Thiết Và Mức Độ Khả Thi Của Các Biện Pháp Đề Xuất

2.9

2.85

2.8

2.75

2.7

2.65

2.6

2.55

2.5

2.45

2.4

2.35

Mức độ cần thiết

Mức độ khả thi

2.84

2.8

2.82

2.78

2.74

2.69

2.67

2.63

2.59 2.6

2.54 2.55

Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Biện pháp 6

Biểu đồ 3.1: Kết quả khảo sát mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất

3.4.3. Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất

Bảng 3.3. Đánh giá về mức độ phù hợp giữa mức độ cần thiết với mức độ khả thi của các biện pháp


CÁC BIỆN PHÁP

Điểm mức độ cần

thiết

Điểm mức độ khả thi

Thứ bậc X

Thứ bậc Y


D


D2

1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, SV nhà trường về vị trí và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục y

đức cho sinh viên


2,84


2,69


1


2


-1


1

2. Tăng cường công tác giáo dục y đức

cho SV thông qua các môn học trên lớp


2,8

2,78


3

1

-2

4

3. Tổ chức đa dạng các hình thức giáo dục y đức cho SV thông qua các hoạt

động ngoại khóa


2,74


2,63


4


4


0


0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 15

CÁC BIỆN PHÁP

Điểm mức độ cần

thiết

Điểm mức độ khả thi

Thứ bậc X

Thứ bậc Y


D


D2

4. Phối hợp chặt chẽ với các cơ sở thực tập trong việc rèn luyện tay nghề và đạo

đức nghề nghiệp cho SV nhà trường


2,82


2,67


2


3


-1


1

5. Chỉ đạo công tác phối hợp giáo dục y đức cho SV giữa nhà trường, gia đình và

xã hội


2,59


2,54


6


6


0


0

6. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác giáo

dục y đức cho SV


2,6


2,55


5


5


0


0



Để xác định mức độ phù hợp tương quan giữa mức độ thực hiện với độ khả thi của 6 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục y đức cho SV trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên đã đề xuất ở trên, đề tài sử dụng công thức.

6D2

Công thức: r 1N (N 2 1)

Trong đó:

r: Hệ số tương quan thứ bậc

D: Hiệu số thứ bậc giữa 2 đại lượng đem so sánh N: Số đơn vị được nghiên cứu

Với hệ số tương quan r = 0,83 cho phép rút ra kết luận tương quan trên là tương quan thuận, rất chặt chẽ. Có nghĩa là giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý đã đề xuất trong đề tài là phù hợp nhau. Như vậy, các biện pháp quản lý được nhận thức cần thiết ở mức độ nào thì khả thi ở mức độ đó và nếu các biện pháp đề xuất được thực hiện một cách thường xuyên, nghiêm túc thì sẽ đem lại hiệu quả trong công tác quản lý giáo dục y đức cho SV trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên.

Kết luận chương 3

Xuất phát từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác quản lý GD y đức cho SV trường Cao đẳng y tế Thái Nguyên để nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý GD y đức cho SV đề tài đề xuất các biện pháp quản lý sau:

1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, SV nhà trường về vị trí và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên

2. Tăng cường công tác giáo dục y đức cho SV thông qua các môn học trên lớp

3. Tổ chức đa dạng các hình thức giáo dục y đức cho SV thông qua các hoạt động ngoại khóa

4. Phối hợp chặt chẽ với các cơ sở thực tập trong việc rèn luyện tay nghề và đạo đức nghề nghiệp cho SV nhà trường

5. Chỉ đạo công tác phối hợp giáo dục y đức cho SV giữa nhà trường, gia đình và xã hội

6. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác giáo dục y đức cho SV

Bằng việc xin ý kiến của các chuyên gia, chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp. Kết quả khảo nghiệm cho thấy: Các biện pháp quản lý đề xuất trên đều có tính cần thiết và khả thi cao.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài đã được trình bày trong luận văn, chúng tôi xin được rút ra một số kết luận như sau:

Trong luận văn này, chúng tôi đã phân tích những khái niệm cơ bản về công tác quản lý, về y đức, giáo dục y đức và quản lý hoạt động giáo dục y đức. Về ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của GDSKSSVTN ở nhà trường hiện nay, và các nội dung cụ thể trong công tác quản lý GD y đức cho SV góp phần vận dụng khoa học quản lý, giáo dục vào thực tiễn.

Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận, đề tài đã khảo sát và đánh giá thực trạng công tác quản lý GD y đức cho SV trường Cao đẳng y tế Thái Nguyên. Có thể thấy đa số CBQL và GV trường Cao đẳng y tế Thái Nguyên đều có nhận thức đúng đắn, tích cực về tầm quan trọng, ý nghĩa và nội dung của công tác GD y đức cho SV và quản lý GD y đức cho SV. Bên cạnh dó vẫn có một số nhận thức chưa cụ thể, rõ ràng và tích cực. Các nội dung, các hoạt động trong công tác quản lý GD y đức cho SV trường Cao đẳng y tế Thái Nguyên đã được tổ chức, diễn ra nhưng chưa thường xuyên, liên tục và hiệu quả chưa cao.

Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực trạng quản lý GD y đức cho SV, đề tài đưa ra 6 biện pháp quản lý GD y đức cho sinh viên trường Cao đẳng y tế Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên hiện nay.

Đề tài đã khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất và nhận được kết quả khá cao. Tin tưởng rằng nếu các biện pháp đề xuất được tổ chức thường xuyên, tích cực thì sẽ thu được hiệu quả cao.

Để phát huy hiệu quảđòi hỏi người hiệu trưởng khi chỉđạo thực hiện các biện pháp phải phối hợp thực hiện đồng bộ, thường xuyên, vận dụng một cách khéo léo, sáng tạo vào thực tế nhà trường, tạo thêm điều kiện, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp, huy động được sức mạnh của tập thể CB, GV, NV trong trường.

2. Khuyến nghị

2.1. Với Bộ Y tế

- Cần xây dựng hệ thống văn bản pháp quy, các văn bản chỉ đạo cụ thể việc quản lý hoạt động giáo dục y đức.

- Cần có các chính sách đãi ngộ phù hợp để khuyến khích tinh thần học tập, nghiên cứu và làm việc của các Cán bộ y tế.

- Xử lý nghiêm minh, công bằng, minh bạch đối với những trường hợp vi phạm về y đức.

- Quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy chế chuyên môn trong hệ thống y tế nhà nước và việc hành nghề y dược tư nhân.

2.2. Với nhà trường

- Nhà trường cần xác định việc giáo dục y đức cho SV là một mục tiêu đào tạo và trách nhiệm giáo dục của nhà trường và phổ biến đến CBGV, SV trong nhà trường.

- Cần xây dựng kế hoạch xây dựng y đức cho SV một cách thường xuyên và cụ thể.

- Xây dựng chế độ khen thưởng đối với những cá nhân, tập thể thực hiện tốt công tác giáo dục y đức một cách minh bạch, khách quan, và thường xuyên. Đồng thời có hình thức kỉ luật, phê bình nghiêm khắc với những trường hợp vi phạm.

- Đẩy mạnh công tác “xã hội hóa giáo dục”, huy động kinh phí từ nhiều nguồn đầu tư cho công tác giáo dục y đức của nhà trường. Có sự đầu tư về tài chính cho công tác giáo dục y đức cho SV.

- Chủ động, tăng cường phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động sức mạnh từ các lực lượng này.

2.3. Với các cơ sở y tế trong tỉnh

- Các cơ sở y tế trong tỉnh cần phát động thi đua kêu gọi các cán bộ y tế đang công tác tại cơ sở đều phải thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, của Bộ Y tế về nhưng giá trị phẩm chất đạo đức của người làm nghề y.

- Quan tâm đến đời sống của các cán bộ y tế đang làm việc tại cơ sở

- Phối hợp chặt chẽ với các trường đào tạo y khoa tại địa bàn trong công tác giáo dục y đức cho SV

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm về các giá trị y đức. Đồng thời có những hình thức tuyên duyên, khen thưởng và động viên những tấm gương đạo đức tốt trong nghề nghiệp và trong cuộc sống.

- Tổ chức các hoạt động tập thể, văn hóa, văn nghệ tại đơn vị để tăng cao tinh thần đoàn kết giữa các cán bộ y tế công tác trong đơn vị.

2.4. Với GV trong trường

- Giáo viên cần là tấm gương tốt về đạo đức nghề nghiệp và về lối sống lành mạnh để sinh viên noi theo.

- Giáo viên cần tự ý thức trong việc trau dồi kiến thức, kĩ năng chuyên ngành và các vấn đề xã hội.

- Thường xuyên và tích cực tham gia các hoạt động giáo dục y đức cho SV và các chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về kỹ năng giáo dục y đức cho học sinh - sinh viên.

- Cần có sự quan tâm, gần gũi đến và chia sẻ với SV về đời sống, về tâm tư nguyện vọng của các em.

2.6. Với SV trong trường

- SV cần có ý thức không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn và ý thực rèn luyện hoàn thiện phẩm chất nhân cách của bản thân.

- SV cần tích cực tham gia các hoạt động giáo dục y đức do nhà trường tổ

chức.

- SV cần từ hình thành cho mình một lối sống văn mình, lành mạnh, tránh

xa các tệ nạn xã hội và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, của nhà trường và của cơ sở y tế thực tập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2007), Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia - Hà Nội.

2. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2007), Một số lời dạy và mẩu chuyện về tâm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia

- Hà Nội.

3. Đặng Quốc Bảo(1997), Những vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục - Trường quản lý CB Giáo dục và đào tạo - Hà Nội

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Các văn bản pháp quy về giáo dục và đào tạo, NXB Giáo dục Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003),Điều lệ trường CĐ và Điều lệ trường Trung cấp chuyên nghiệp.

6. Bộ Y tế, Các văn bản pháp quy về Y tế.

7. Bộ Y tế (1996), Quản lý Điều dưỡng, NXB Y học Hà Nội.

8. Bộ Y tế (1996), Sơ lược lịch sử y tế Việt Nam, NXB Y học Hà Nội.

9. Bộ Y tế (1998), Bàn về y đức, Hà Nội.

10. Bộ Y tế (1999), Quy định về y đức và tiêu chuẩn phấn đấu, NXB Y học Hà Nội

11. Bộ Y tế (2000), Kỷ yếu pháp quy về y tế, NXB Y học Hà Nội.

12. Bộ Y tế (2001), Giáo dục và đào tạo nhân lực y tế, NXB Y học Hà Nội.

13. Bộ Y tế (2001),Việt Nam 1945-2000 NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội .

14. Cac Mac và Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Hoàng Đình Cầu (1982), Y xã hội học, NXB Y học Hà Nội.

16. Phạm Khắc Chương (2000), Đạo đức học, NXB Giáo dục.

17. Nguyễn Hữu Công, “Tìm hiểu quan điểm giáo dục toàn diện của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Tạp chí giáo dục và thời đại số 11/2000.

18. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc - Trích phần nói về công tác Y tế trong Nghị quyết các kỳ Đại hội toàn quốc lần thứ III, IV, V, VI, VII, VIII, IX, X.

19. Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở của khoa học quản lý, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Nguyễn Trọng Đệ (chủ biên) (1997), Truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo - Hội Tâm lý - Giáo dục học Việt Nam tỉnh hội Nghệ An.

22. Đ.I Paxerep: Những vấn đề cơ bản của đạo đức Y học,NXB Y học 1972.

23. Harold Koontz, Cyril O’Donnell, Heinz Weirich (1992), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội.

24. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (2001),Về phát triển toàn diện con người thời kì CNH- HĐH, NXB Chính trị quốc gia 2001.

25. Nguyễn Thị Hằng (2013), Giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y Hà Nội hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia.

26. Nguyễn Văn Hiền (1992), Đạo đức học và y đức Việt Nam, NXB Y học.

27. Học viện Quản lí Giáo dục (2006), Quản lí Giáo dục và Đào tạo - Phần III- Quyển III.

28. Phan Văn Kha(2007), Giáo trình Quản lý Nhà nước về Giáo dục, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

29. Trần Hậu Kiêm (1997), Giáo trình đạo đức học, NXB Chính trị quốc gia.

30. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lí Giáo dục - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Giáo dục.

31. Nguyễn Thế Kiệt (chủ biên) (2005), Đạo đức người cán bộ lãnh đạo chính trị hiện nay thực trạng và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia.

32. Mai Hữu Khuê (1993), Tâm lý học trong quản lý Nhà nước, Học viện hành chính quốc gia.

33. Nguyễn Văn Lê (2000), Một số sự kiện hàng ngày ở Bệnh viện, NXB TB Hồ Chí Minh 2000.

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 03/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí