Đầu tư phát triển kinh tế Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2007-2011 và tầm nhìn đến 2020 - 17


d) Chính sách quản lý nhà nước về đầu tư phát triển còn nhiều bất cập

Đây có thể nói là một nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư phát triển kinh tế Viêng Chăn thời gian qua. Mặc dù lãnh đạo Thủ đô đã cố gắng tìm tòi các hướng đi để thu hút đầu tư phát triển kinh tế, song sự thụ động trong việc ban hành các chính sách được thể hiện rõ nét trong hệ thống các chính sách quản lý nhà nước về đầu tư phát triển kinh tế như đã phân tích ở phần thực trạng, cụ thể như sau:

Thứ nhất, các chính sách do nhà nước ban hành được áp dụng khá cứng nhắc trên địa bàn Thủ đô trong khi chưa cân nhắc đến những điều kiện khác biệt và đặc trưng cụ thể của Viêng Chăn dẫn đến việc nảy sinh một số khúc mắc chưa giải quyết được như chính sách về đền bù, giải phóng mặt bằng, thuế…

Thứ hai, chậm trễ trong việc sửa đổi chính sách khi nảy sinh các bất cập trong việc thực hiện các chính sách của nhà nước như chính sách đất đai, chính sách tài chính, tín dụng, huy động vốn, một số quy hoạch phát triển kinh tế biển, kinh tế thủy sản, kinh tế công nghiệp…

Thứ ba, chưa đánh giá và dự báo chính xác xu hướng phát triển kinh tế để kịp thời ban hành các chính sách quản lý nhà nước về đầu tư phát triển kinh tế của chính quyền cấp tỉnh, nhiều chính sách được “vận dụng lại” hoặc dập khuôn của các Tỉnh, thành phố khác của Việt Nam mà không tính đến lợi thế riêng có của Viêng Chăn dẫn đến nội dung của chính sách còn hời hợt, chưa sát và gắn kết với thực tiễn của Thủ đô, chất lượng ban hành chính sách chưa cao.

e) Nguồn vốn cho đầu tư phát triển còn bị hạn chế, bị động:

CHDCND Lào nói chung, Thủ đô Viêng Chăn nói riêng bị phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn nước ngoài, những chương trình phát triển kinh tế xã hội của Viêng Chăn có thể không tương thích với mục tiêu của các nhà tài trợ (vốn ODA) và các nhà đầu tư nước ngoài (vốn FDI)., mặt khác khi nguồn vốn


ODA có xu hướng giảm dần (Vì Lào đã trở thành nước có thu nhập trung bình) thì tích lũy trong nước chưa đủ để bù đắp dần khoản thiếu hụt này. Khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng rất lớn đến luồng vốn nước ngoài vào Viêng Chăn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Việc huy động các nguồn vốn (trong nước và nước ngoài) cũng còn nhiều khó khăn do công tác xúc tiến đầu tư của Thủ đô còn yếu, các nhà đầu tư còn gặp nhiều khó khăn không những khi tiếp cận các thông tin về đầu tư của Thủ đô mà còn cả khi triển khai đầu tư.

2.4.3 Hạn chế và yếu kém

Đầu tư phát triển kinh tế Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2007-2011 và tầm nhìn đến 2020 - 17

1- Sự định hướng trong quản lý nhà nước về đầu tư của thành phố chưa tốt dẫn đến đầu tư phát triển kinh tế còn dàn trải, một số ngành, lĩnh vực chưa có trọng tâm.

Mặc dù tổng lượng vốn đầu tư phát triển kinh tế của Thành phố tăng lên, song vốn đầu tư chưa tập trung, mỗi ngành đầu tư một ít. Các ngành chiến lược được nằm trong quy hoạch chưa được đặt thành trọng tâm đầu tư như vận tải biển (mới đầu tư đường bộ vào cảng, chưa tập trung vào phương tiện bốc xếp, vận tải cũng như đào tạo nâng cao tay nghề công nhân). Chủ trương xây dựng cảng vươn ra biển đã có, song chưa được đầu tư để lập kế hoạch cụ thể nhằm thu hút đầu tư từ các nguồn khác nhau. Ngành du lịch cũng được đầu tư, song chưa tạo thành mạng lưới du lịch hoàn chỉnh. Các ngành công nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố cũng chưa được định hình cụ thể.

Thành phố đã có các định hướng quy hoạch đầu tư về không gian, thời gian. Song, qua nhiều lần điều chỉnh, đầu tư phát triển kinh tế vào khu vực công nghiệp khai thác và các ngành công nghiệp còn chiếm tỷ trọng thấp. Định hướng tăng cường đầu tư vào các vùng sâu, nông thôn còn chưa đạt mục tiêu.

Có thể nói, đầu tư phát triển kinh tế còn dàn trải và công tác định hướng


của thành phố chưa tốt thể hiện hiệu quả trong quản lý nhà nước về hoạt động này của chính quyền thành phố là chưa cao.

2- Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về đầu tư phát triển kinh tế của chính quyền địa phương cấp Tỉnh còn nhiều hạn chế và chưa rõ ràng

Phân cấp quản lý đầu tư phát triển kinh tế đối với Viêng Chăn còn chưa tương xứng với tầm vóc và vai trò của một thủ đô, một thành phố có nhiều lợi thế như Viêng Chăn vẫn không được quyết định một số dự án (mặc dù không bị cấm, không bị hạn chế, nhưng thuộc lại thuộc quy mô do Thủ tướng quyết định). Viêng Chăn chưa có một cơ chế mở với một hành lang pháp lý đủ để đảm bảo cho phép vừa tự quyết sách các vấn đề về đầu tư, vừa tự chủ về vốn và chính sách quản lý mang lại hiệu quả cao cho đất nước, lại vừa bảo vệ được các nhà đầu tư, tạo cho họ lòng tin khi đầu tư làm ăn kinh doanh tại thành phố. Mặt khác, do trình độ quản lý của các cơ quan trực thuộc còn hạn chế nên đôi khi “sợ” trách nhiệm, đùn đẩy trách nhiệm... do đó đã thiếu sự sáng tạo, quyết đoán trong “vận dụng” các chính sách của Đảng và nhà nước trong quá trình quản lý nhà nước về đầu tư phát triển kinh tế.

Điều trên cho thấy Viêng Chăn cần một cơ chế mở để thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế. Việc thu hút đầu tư phát triển kinh tế không phải là vấn đề khó khăn đối với một thành phố tiềm năng và nhiều lợi thế địa lý kinh tế như Viêng Chăn song một cơ chế tự chủ đối với thành phố là hết sức cần thiết nhằm giúp cho Viêng Chăn có thể tự ban hành các quyết sách về đầu tư phát triển kinh tế trong khuôn khổ pháp luật. Muốn vậy, chính quyền thành phố cần chủ động, vận dụng các quy định và chính sách của trung ương, đồng thời tăng cường ban hành các chính sách phù hợp với đặc điểm riêng có của thành phố. Có như vậy mới khai thác triệt để tiềm năng kinh tế biển, cũng như khai thác triệt để các lợi thế của Viêng Chăn.

3- Tạo dựng môi trường đầu tư đã thông thoáng hơn, song chưa có điểm


khác biệt với các địa phương khác nên thiếu hấp dẫn đối với nhà đầu tư

Có thể nói so với trước đây, môi trường đầu tư tại Viêng Chăn được đánh giá là đã thông thoáng hơn rất nhiều. Song môi trường đầu tư vẫn còn nhiều bất cập, thiếu mặt bằng “sạch” làm hạn chế khả năng thu hút đầu tư. Cụ thể việc triển khai nhiều công trình, dự án đầu tư còn chậm tiến độ, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn nhiều vướng mắc chậm được tháo gỡ. Phát triển đô thị mới đi vào chiều rộng, chưa đi vào chiều sâu, đầu tư cho chỉnh trang đô thị, duy tu bảo dưỡng công trình công cộng, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường nội đô chưa đáp ứng yêu cầu của thủ đô, còn gây bất tiện cho sinh hoạt của nhân dân, xây dựng quy hoạch phát triển các lĩnh vực giao thông còn chậm.

Cơ chế hấp dẫn đầu tư chưa thật sự hấp dẫn, chưa có sự phân loại và xác định chính xác nhu cầu đầu tư, lợi thế kinh tế và khó khăn của từng khu vực như hải đảo, nông thôn, vùng sâu, xa của thành phố.

Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chậm do các vướng mắc về thủ tục và sự đùn đẩy giữa các đơn vị quản lý hành chính. Mặc dù đã có cơ chế một cửa, song chưa có sự thống nhất và kết nối giữa các bộ phận dẫn đến thủ tục vẫn chồng thủ tục, thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị chậm lại ảnh hưởng đến quyền lợi và tâm lý của nhà đầu tư.

Quản lý nhà nước về đầu tư phát triển kinh tế trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản được quan tâm chỉ đạo song chuyển biến chậm, còn nhiều tồn tại, yếu kém; tình trạng gây ô nhiễm môi trường còn diễn ra phổ biến. Thành phố đã có một số chương trình, cơ chế nhằm thu hút đầu tư, song các chương trình đưa ra vẫn mang tính văn bản, giấy tờ, thực tế chưa phát huy và thuyết phục được các nhà đầu tư. Việc chậm trễ này đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc thu hút đầu tư và triển khai các dự án trên địa bàn thành phố và tác động đến hình ảnh môi trường đầu tư của Viêng Chăn.


Môi trường đầu tư ở Viêng Chăn thiếu hấp dẫn do các ưu đãi đầu tư của Viêng Chăn chưa có sự khác biệt so với các tỉnh, thành khác trong cả nước; quản lý Nhà nước về kinh tế, đất đai, tài nguyên môi trường...còn bất cập, nhiều vụ kiện tụng về đất đai, về giải phóng mặt bằng… ngày một tăng lên;

Thành phố chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài; quản lý nhà nước về xây dựng cơ bản, quy hoạch, đô thị còn bất cập; chưa có công nghệ xử lý rác thích hợp, thiếu hụt lao động có trình độ tay nghề, cải cách hành chính chưa đạt yêu cầu.

Với những lợi thế riêng có trong những cơ hội chung của đất nước, chính quyền thành phố cần đổi mới tư duy trong huy động vốn đầu tư của toàn xã hội, không trông chờ vào ngân sách.

Thành phố đã chú ý đến giáo dục dạy nghề, đời sống việc làm của nông dân, song mức đầu tư phát triển cho lĩnh vực này còn khiêm tốn, mặt khác đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu công việc đòi hỏi thành phố cần đổi mới hệ thống giáo dục và đào tạo nghề; trong lĩnh vực thành tra, kiểm tra, một số vụ việc về đầu tư phát triển kinh tế được phát hiện song chưa được xử lý nghiêm minh, chưa công khai những vụ việc tham nhũng, tiêu cực đã gây bất bình, hoặc thiếu lòng tin đối với công chúng và nhà đầu tư.

Đa số cơ sở hạ tầng của thành phố đã được nâng cấp khá tốt và kịp tiến độ, song quá trình sử dụng và khai thác còn hạn chế như khai thác bừa bãi, tràn lan dẫn đến nhiều công trình vừa nâng cấp đã vội vàng xuống cấp. Một số công trình đầu tư chưa theo đúng quy định, gây thất thoát lớn mà không quy trách nhiệm được cho ai.

Ngoài ra, thành phố còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế như GDP tăng trưởng cao nhưng chưa bền vững; số lượng doanh nghiệp, dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng trong những năm qua tăng khá song kết quả sản xuất kinh doanh chậm phát huy hiệu quả, chưa mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân


sách, thu nội địa tăng chưa tương xứng với tiềm năng, đặc biệt là thu từ các doanh nghiệp nhà nước không đạt kế hoạch. Thiếu các doanh nghiệp có số thu nộp ngân sách lớn.

4- Công tác chỉ đạo, điều hành của thành phố còn hạn chế

Việc xây dựng các chuyên đề, đề án trong chương trình công tác quản lý nhà nước về đầu tư phát triển kinh tế còn dàn trải, thiếu những biện pháp đồng bộ để thực hiện. Việc chỉ đạo còn chưa bám sát chương trình đề ra từ đầu năm, còn điều hành công việc theo chương trình ngắn hạn (hàng tuần). Nhiều công việc giải quyết còn chậm, chưa dứt điểm. Còn nặng giải quyết sự vụ, chưa triệt để thực hiện các quy định về chế độ họp trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Chưa tập trung cao, chỉ đạo quy hoạch chi tiết làm cơ sở công khai, minh bạch cho giới thiệu địa điểm, thu hút đầu tư phát triển kinh tế. Công tác chỉ đạo tiến độ các dự án, công trình trọng điểm, nhất là khâu bồi thường, tái định cư khi thu hồi đất còn chậm. Còn chưa kiên quyết, tập trung cao cho công tác quản lý thực hiện pháp luật về lao động, công tác bảo vệ môi trường. Một số lĩnh vực chưa được tập trung cao chỉ đạo như hậu kiểm doanh nghiệp, chương trình nước sạch nông thôn, trường chuẩn quốc gia... Công tác chỉ đạo cải cách hành chính chưa đi vào chiều sâu, mới quan tâm ở khâu thủ tục, chưa mạnh dạn cải cách bộ máy và thay thế cán bộ hạn chế về năng lực; công tác hiện đại hóa công sở, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính còn chưa được quan tâm đầu tư.

2.4.4 Nguyên nhân của các hạn chế

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nêu trên có nhiều nhưng trước hết là do nguyên nhân chủ quan, mặc dù đã được chỉ ra song chưa được khắc phục tốt. Do khối lượng công việc nhiều; một số công việc lớn được chuẩn bị từ những năm trước đây bắt đầu được triển khai thực hiện, tập trung giải quyết đồng thời với một số vụ việc tồn tại của những năm trước. Bên cạnh đó,


công tác tham mưu, triển khai thực hiện nhiệm vụ của thành phố ở một số Sở, ngành còn thiếu chủ động, kỷ luật công vụ còn chưa nghiêm, sự kết hợp của các ngành, các cấp thiếu chặt chẽ, còn tư tưởng ỷ lại, chông chờ vào sự chỉ đạo đôn đốc của lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố mới thực hiện dù đó là nhiệm vụ theo chức năng, thẩm quyền của ngành đã được thành phố phân công. Một số cán bộ, công chức năng lực còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, còn có biểu hiện quan liêu, nhũng nhiễu, phiền hà, tiêu cực chậm bị xử lý và thay thế. Một số nguyên nhân chính như:

1- Công tác quy hoạch và dự báo chưa tốt

Mặc dù thành phố đã xây dựng và phê duyệt các quy hoạch và dự báo, song một số quy hoạch vẫn treo, một số quy hoạch không sát thực tế.

2- Các chính sách quản lý nhà nước về đầu tư phát triển kinh tế chưa phát huy tác dụng do chưa sát với thực tế, chưa đến được với nhà đầu tư.

Thành phố đã ban hành ban hành cơ chế chính sách ưu đãi, song mức ưu đãi, khuyến khích chưa có gì vượt trội so với các địa phương khác.

3- Chính quyền thành phố chưa chủ động trong việc áp dụng, vận dụng và triển khai các chính sách của nhà nước, chưa nắm bắt kịp sự biến động và xu hướng phát triển của kinh tế Viêng Chăn.

Đây có thể nói là một nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư phát triển kinh tế Viêng Chăn thời gian qua. Mặc dù lãnh đạo thành phố đã cố gắng tìm tòi các hướng đi để thu hút đầu tư phát triển kinh tế, song sự thụ động trong việc ban hành các chính sách được thể hiện rõ nét trong hệ thống các chính sách quản lý nhà nước về đầu tư phát triển kinh tế như đã phân tích ở phần thực trạng, cụ thể như sau:

Thứ nhất, các chính sách do nhà nước ban hành được áp dụng khá cứng nhắc trên địa bàn thành phố trong khi chưa cân nhắc đến những điều kiện khác biệt và đặc trưng cụ thể của Viêng Chăn dẫn đến việc nảy sinh một số khúc


mắc chưa giải quyết được như chính sách về đền bù, giải phóng mặt bằng,… Thứ hai, chậm trễ trong việc sửa đổi chính sách khi nảy sinh các bất cập

trong việc thực hiện các chính sách của nhà nước như chính sách đất đai, chính sách tài chính, tín dụng, huy động vốn, một số quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản, kinh tế công nghiệp…

Thứ ba, chưa đánh giá và dự báo chính xác xu hướng phát triển kinh tế để kịp thời ban hành các chính sách quản lý nhà nước về đầu tư phát triển kinh tế của chính quyền cấp tỉnh, nhiều chính sách được “vận dụng lại” hoặc dập khuôn của các Tỉnh, thành phố khác mà không tính đến lợi thế riêng có của Viêng Chăn dẫn đến nội dung của chính sách còn hời hợt, chưa sát và gắn kết với thực tiễn của thành phố, chất lượng ban hành chính sách chưa cao.

4- Công tác thanh tra, kiểm tra chưa triệt để, đôi khi còn cả nể, né tránh. Trong thời gian qua, chính quyền thành phố Viêng Chăn đã từng bước thể hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình đối với quản lý nhà nước về đầu tư phát triển kinh tế thành phố. Chức năng thanh tra, kiểm tra cũng từng bước thực hiện vai trò của mình trong quá trình phát triển của thành phố.

Kết luận chương: Nghiên cứu viết chương 2, tác giả đã nêu ra thực trạng đầu tư phát triển kinh tế trên địa bản thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2007- 2011 như: khái quát về kinh tế xã hội, phân tích tình hình đầu tư phát triển ở thủ đô những năm gần đây, nêu ra và phân tích thực trạng quản lý hoạt động đầu tư phát triển kinh tế ở thủ đô Viêng Chăn. Thủ đô Viêng Chăn là trung tâm văn hóa kinh tế Chính trị, giáo dục Quốc phòng của đất nước CHDCND Lào, có vị trí quan trọng về kinh tế đối nội và kinh tế đối ngoại. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này luôn đạt từ 10%-13%. Sau đó đánh giá thực trạng đầu tư phát triển kinh tế thủ đô Viêng Chăn giại đoạn 2007-2011 chẳng hạn như đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư và những tồn tại, nguyên nhân và hạn chế, yếu kém.

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 07/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí